đi ra đi vào và đi luôn

Tưởng Năng Tiến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trăm năm trong cơi người ta
Ở đâu cũng được đi ra đi vào
Xa xôi như xứ Bồ Đào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Đen đủi như An - Go -La
Người ta cũng được đi ra đi vào
Chậm tiến như ở nước Lào
Người ta cũng được đi vào đi ra
Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào

Những câu "ca dao tân thời" vừa dẫn, tôi được nghe từ Lê Đ́nh Điểu - khi ông ấy mới từ Việt Nam sang, và chúng tôi đang trên đường đi Sacramento (thủ phủ của tiểu bang California) để đưa ông B́nh Nguyên Lộc đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Thuở ấy, chúng tôi đều c̣n trẻ nên đi đưa ma mà chả đứa nào buồn. Cả đều cười sằng sặc khi nghe hai câu cuối:

Chỉ riêng có ở nước ta
Người ta không được đi ra đi vào!

 

Và từ cái "thuở ấy" đến nay, thấm thoát, đă gần hai mươi năm chẵn. Biết bao nhiêu là nước mắt, nước máy, nước mưa, nước sông, nước suối, nước rănh ... đă (ào ào) chẩy qua cầu và qua cống rồi. Lê Đ́nh Điểu không c̣n nữa. Những câu ca dao tân thời (thượng dẫn) cũng không "trụ" được với thời gian, và đă trở nên … . lỗi thời - ít ra là phân nửa.

Ở nước ta, bây giờ, tuy đi ra vẫn c̣n bị ngăn cấm và kết tội là "vượt biên trái phép" nhưng đi vào th́ không những đă được chấp thuận mà c̣n được đón chào (nồng nhiệt) - theo như tường thuật của báo Nhân Dân, số ra ngày 5 tháng hai năm 2002. Ngày hôm đó có hai "buổi gặp mặt thân mật giữa các vị lănh đạo Đảng, Nhà nước… với kiều bào Việt Nam về thăm quê hương nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ" ở cả Hà Nội lẫn Sài G̣n.

Tại Hà Nội, "những người có mặt rất phấn khởi và xúc động lắng nghe Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đọc bài phát biểu gửi toàn thể bà con Việt Kiều." C̣n ở Sài G̣n, vẫn theo (nguyên văn) số báo vừa dẫn, phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm và bí thư thành ủy Nguyễn Minh Triết đă thay mặt đảng và nhà nước "bầy tỏ sự tin tưởng và mong muốn cộng đồng kiều bào Việt Nam ở nước ngoài - một bộ phận không thể tách rời của dân tộc - tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa vào quá tŕnh xây dựng và phát triển đất nước." (Thiệt, nghe mà cảm động muốn rớt nước mắt)!

Tôi có liếc qua tên tuổi của những vị lănh đạo Đảng đến đón tiếp và chung vui với "bà con Việt Kiều" hôm 5 tháng 2 năm 2002, và đếm được đâu chừng vài chục mạng (toàn là cỡ Ủy Viên Trung Ương, cấp bộ trưởng trở lên). Đông th́ chắc chắn là phải vui rồi. 

Tui chỉ hơi buồn chút đỉnh khi chợt nhớ tới bữa "đón tiếp" những người trở về, mới đây, qua cửa khẩu Lệ Thanh - ở tỉnh Gia Lai. Không khí bữa đó, ngó bộ, không vui ǵ cho lắm. Báo Nhân Dân, số ra ngày 16 tháng 3 năm 2002, có đề cập đến chuyện này bằng một mẩu tin thật ngắn - như sau:

" Ngày 15 tháng 3, tại cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, các cơ quan chức năng của tỉnh tiếp nhận 35 người vuợt biên trái phép sang Cam-pu-chia trở về quê hương… Những người trở về vui mừng xúc động khi được trở về tổ quốc. Nhiều người khóc v́ ân hận đă bị kẻ xấu lừa bịp. Họ bầy tỏ sự biết ơn với Đảng, Chính phủ …

Không thấy có vị lănh đạo Đảng nào tới dự, cỡ huyện ủy hay xă ủy cũng không luôn. Nói chi tới tổng bí thư, thủ tướng, phó thủ tướng hay những ông những bà bộ trưởng bộ này bộ nọ.

Cùng là dân "vượt biên trái phép" hết trơn, và ai cũng ra đi chỉ v́ "nghe lời bọn xấu" (chỉ trừ mấy cái cột đèn, v́ không có tai nên mới ở lại thôi) nhưng cái cách đảng và nhà nước đón tiếp những người trở về tại Sài G̣n hay Hà Nội - rơ ràng- đ́nh đám hơn những kẻ nơi bản làng xa. Sao kỳ vậy há? Mà Cao Miên cũng là nước ngoài, chớ bộ?

Tôi không tin là có sự kỳ thị Kinh-Thượng trong vụ này. Tôi cũng không dám nghĩ là có sự đối xử phân biệt giữa "Việt Kiều" và "Thượng Kiều" ở nước ta đâu. Nghĩ như vậy (lỡ trật) mang tội chết mẹ, và đi cải tạo như không!

Do đó, tôi phỏng đoán, sự dị biệt (chả qua) là v́ vấn đề phong tục. Thượng Kiều về không đúng lúc, không phải dịp Tết, vậy thôi. Tết mới vui chớ. Ngày thường, ai cũng bận, làm sao mà lên tới tuốt Gia Lai để đón tiếp người về cho được.

Nếu không v́ phong tục th́ (có lẽ) cũng chỉ v́ vấn đề phong thổ mà thôi. Tại Thượng Kiều về không đúng chỗ mà.(Wrong time and wrong place, too). Thay v́ đi bằng xe tải đến tỉnh Gia Lai, nếu họ dùng phản lực cơ, đáp cái ào xuống phi trường Tân Sơn Nhất … (với chút đỉnh tiền đô kẹp hờ trong visa) th́ chuyện đón tiếp - không chừng- đă khác!

Và khác có chút xíu vậy thôi mà đă khiến không ít kẻ … phật ḷng. Họ giận. Ai mà dè đồng bào Thượng lại nhậy cảm quá Trời, như vậy. Chín trăm lẻ năm (905) Thượng Kiều đang sống ở Cao Miên đă quyết định không về nữa. Họ đi luôn. "Most of refugees have already said they want to live in the United States" - theo như tường thuật của kư giả Ker Munthit, thuộc hăng tin AP, gửi đi từ Ang Snuol (Cambodia), hôm 31 tháng 3 năm 2002.

Trong bản tin này, Ker Munthit cũng có ghi lại nguyên văn lời tuyên bố của thủ tướng Hun Sen rằng "Cao Miên sẽ không tiếp nhận người tị nạn nữa. Từ đây về sau, ai vượt biên nữa sẽ bị trả về, ráng chịu".("Whoever will come in the future will be sent back")!

Tôi nghĩ rằng ông Hun Sen chỉ nói cho vui vậy thôi (thằng chả an ủi để mấy đồng chí ở Hà Nội …bớt buồn chút đỉnh mà) chớ chuyện đời (e) không giản dị thế đâu. Cuộc di dân nào cũng cần hai yếu tố: lực đẩy và lực kéo. Cả hai đều đă có. Do đó, chuyện dài của những người bỏ phiếu bằng chân để bầy tỏ sự ghê sợ và kinh tởm chủ nghĩa cộng sản chưa chấm dứt đâu. C̣n lâu.

Và đây cũng không phải "chuyện riêng" của Hà Nội, Nam Vang, Hoa Thịnh Đốn… hay Cao Ủy Tị Nạn. Nó c̣n là vấn đề lương tâm và đạo lư (cũng như chiến thuật đấu tranh) của tập thể nguời Việt tị nạn cộng sản nữa, những vấn đề mà đám người Kinh ở hải ngoại đă cố t́nh quên lăng từ hơn một năm qua - kể từ khi có cuộc nổi dậy của những người dân sơn cước ở Việt Nam (vào tháng Hai năm 2001).

Làm mất đất, cũng như làm mất dân, đều là những chuyện khiến cho cả làng Ba Đ́nh, ở Hà Nội vô cùng bối rối - trước công luận, trong lúc này. Và đây là điều cần phải được khai thác tới cùng. Chửi cho tụi nó tắt bếp. "Uưnh" cho thấy mẹ tụi nó luôn. Đừng bỏ qua, uổng lắm.

Tưởng Năng Tiến