người con gái

27 năm vi đi sng thc vt

Văn Quang

 

 

 



 

 

 

 

 

Rời Sài G̣n trên chuyến xe đ̣ cuối cùng vào 5 giờ chiều một ngày đầu mùa mưa cuối tháng 4-2000, chúng tôi đến thị trấn An Lộc vào lúc gần 8 giờ tối. Thành phố nhỏ, heo hút ánh đèn vàng, hai bên đường trùng điệp những vườn tiêu, vườn cây ngút ngàn nhấp nhô trên những sườn đồi dưới ánh trăng mười sáu mờ đục. Chiếc xe đ̣ thả hai chúng tôi xuống trước trụ sở của Hạt Kiểm Lâm An Lộc. Nhà chị Thụy Vũ ở bên kia con dốc, sát bên Quốc lộ 13.


(Tôi xin phép được nhắc sơ qua về nhà văn Thuỵ Vũ: - Nguyễn Thị Thụy Vũ, sinh năm1937. Tên thật Nguyễn Thị Băng Lĩnh. Tác giả nhiều tác phẩm nổi tiếng ở miền Nam VN trước những năm 1975. Tác phẩm: Mèo Đêm (tập truyện ngắn đầu tay); Nhang tàn thắp khuya; Chiều xuống êm đềm; Khung rêu (giải thưởng văn học toàn quốc); Thú hoang; Lao vào lửa và một số tác phẩm đă đăng trên các báo nhưng chưa xuất bản. Công tác với các báo Dân Chủ Mới, Bút Thép.)

 
Nghe tiếng xe dừng giữa đường, chắc Thụy Vũ đă đoán ra nhà ḿnh có khách đường xa tới thăm. Chị đứng chờ sẵn ngoài hiên, khom ḿnh dưới tấm rèm cũ, nheo mắt nh́n hai chúng tôi bước vào sân và chị nhận ngay ra chúng tôị Nét vui mừng hiện rất rơ trên khuôn mặt gầy guộc của chị:

- Trời ơi, ông định làm tôi vỡ tim chắc? Bất ngờ quá.
Rồi chị nắm áo Ngân:

-Sáng nay điện thoại sao không nói ǵ?


Ngân chỉ tôi:

 
-Tại cái nhà ông này, bốc đồng lên rủ người ta đi, chứ tui thăm bà làm cái ǵ khi chưa có tiền.

 
Tôi hiểu là hai người đàn bà này thân với nhau lắm, thân hơn chị em ruột. Khi c̣n ngồi ở nhà tôi, điện thoại cho Thụy Vũ xong, Ngân bỗng nói:


“Em phải đi thăm con nhỏ này, nhớ nó quá rồi, chịu hết nổi”.

Thế là hai chúng tôi ra xe. Thụy Vũ đưa chúng tôi vào căn pḥng khách nhỏ đă dăng sẵn cái mùng trên tấm nệm mút mỏng dính. Có lẽ ở những nơi xa xôi như thế này người ta có thói quen đi ngủ sớm. Chị đăi chúng tôi bữa cháo. Đang cơn đói, không cần đợi chị mời, tôi ăn uống ngon lành. Bỗng tai tôi chói lên v́ một tiếng hú. Tiếng hú của một con thú nào đó từ rừng hoang vọng lại nhưng rất gần, sát bên chỗ chúng tôi đang ngồi. Tôi ngơ ngác, nhưng mọi người th́ vẫn b́nh thản như không có chuyện ǵ xảy ra. Chị Thụy Vũ lặng lẽ đứng dậy, Ngân thấy tôi nh́n qua khung cửa sổ bèn mỉm cười nói ngay:

-Nó khóc đấy!

Tôi vẫn ngớ mặt:

-Nó là cái ǵ? Con khỉ hay con heo rừng hay con chó sóỉ
-Con Thụy, con gái chị Thụy Vũ đấy, anh không biết sao?
-Chỉ nghe nói chị Vũ có một người con bị bệnh bại liệt thôi.
-Không phải bại liệt mà cháu sống như cây cỏ từ 27 năm nay rồi. Cháu nằm đó mà không hề hay biết ǵ hết. Năm nay cháu 29 tuổi. Em đă từng chăm sóc cháu ngay từ khi cháu c̣n nhỏ. Lúc đó th́ c̣n có thể bồng bế cháu dễ dàng, đưa lên xe lăn, đẩy cho cháu ra ngoài chơi. Nhưng bây giờ th́ cháu lớn quá rồi, không ai trong nhà này bế nổi cháu lên xe nữa, đành chịu vậy thôi. Mỗi lần đi đâu, em nhớ và thương nó không thể xa nó lâu được.

 
Tôi hiểu rằng câu Ngân nói khi c̣n ở Sài G̣n là nhớ con bé con chị Thụy Vũ chứ không phải nhớ chị. Tôi nh́n Ngân và hỏi lảng:

-Vậy ra cơ thể cháu phát triển b́nh thường?
-Vâng, cháu phát triển như những người con gái khác, chỉ có đôi chân không di chuyển được nên cứ teo tóp lại. Người cháu rất nặng.

Tôi hỏi đến nguyên nhân có phải là thứ bệnh bẩm sinh không. Ngân lắc đầu:

-Hồi nhỏ, cháu rất xinh đẹp. Đến năm 2 tuổi, cháu đă biết đ̣i nghe nhạc, rất duyên dáng. Có lẽ là do một chị người làm trông nom đă làm cháu ngă, đầu va vào góc thành giường nên từ đó cháu nằm liệt luôn và không biết ǵ nữa. Chị Vũ nuôi cháu trong một hoàn cảnh rất cơ cực. Sau năm 1975, c̣n sống ở làng Báo Chí Thủ Đức, không có cả bo bo mà ăn. Chúng em đă buôn thúng bán bưng đủ các thứ nghề để nuôi cháu. Chị Vũ làm lơ xe buưt đường Sài G̣n - Thủ Đức, suốt ngày chỉ đứng có một chân trên 10 chuyến xe như thế cho đến tối mịt mới về đến nhà. Mệt quá lăn ra ngủ, bữa đói bữa no. Con cái nhốt lại cho đứa lớn coi đứa nhỏ. Sau một thời gian chịu không nổi, chẳng biết sống bằng ǵ, chị Vũ đưa ba đứa con về đây sống với mẹ. Căn nhà này là của bà mẹ chị để lại, bà cụ mới mất cách đây vài năm. Anh thấy nhà cửa coi bộ khang trang nhưng chỉ có cái xác nhà chứ bản thân chị Vũ th́ chẳng bao giờ có đồng xu dính túi.

Tôi nh́n căn nhà, gọi là khang trang chứ thật ra chẳng có ǵ đáng kể. Chỉ có phía trước mới được sửa sang lại tí đỉnh cho đám cưới đứa con gái út của chị cách đây vài tháng, c̣n phía sau, nơi chúng tôi ngồi ăn th́ vẫn lợp tôn tuềnh toàng. 25 năm trôi qua, người khác đă có thể vượt qua cơn khốn quẫn, ít ra có bát ăn bát để, nhưng chị dường như vẫn vậy. Vẫn sống bữa nay chưa biết bữa mai. Ngân kể tiếp:

-Thằng con lớn của chị đă có vợ, nhưng chị cũng chẳng nuôi nổi. Cháu phải đưa vợ vào tuốt trong rừng làm cái lán ở, trông nom miếng đất trồng trọt cho người ta lấy công. Một nơi không có điện, không có nước, sống như người rừng. Đứa con gái út mới lấy chồng. Nhà chỉ c̣n lại ḿnh chị với đứa con nhỏ bệnh tật. Chị có miếng đất bỏ hoang phía sau nhà, mấy người bạn thương hại, đầu tư cho chị chút vốn trồng vài trăm gốc tiêu, ít cây ăn trái. Nhưng mới chỉ là ban đầu. Một ḿnh chị đóng cọc, làm cỏ, tưới cây, chăm bón và khi nghe tiếng con hú lại tất tả chạy về. Nguồn thu lợi chính của chị là dạy học thêm cho chừng hơn 10 đứa học tṛ nhỏ, tháng được vài trăm ngàn, không đủ tiền ăn cho hai mẹ con chứ đừng nói đến tiền thuốc thang cho cháu. Chị cũng chẳng thể làm ǵ hơn trong hoàn cảnh như thế này và ở một nơi chốn như thế này.


Sáng hôm sau, khi Thụy Vũ mải làm cỏ cho đám cây mới lớn ngoài vườn, tôi nhờ Ngân đưa vào thăm cháu Khôi Thụỵ Trong căn pḥng nhỏ hẹp, trên chiếc giường lạt tre thưa thớt, một thân h́nh con gái trắng nhễ nhại với chiếc quần cụt, chiếc áo thung ngắn tay nằm ngay đơ trên chiếu chỉ trải có nửa giường. Bởi nơi đó là nơi cháu vừa ăn ở, vừa đi vệ sinh, vừa làm chỗ tắm. Cháu không thể nằm nệm v́ chẳng có thứ nệm nào chịu cho nổi. Phải nằm nửa giường lạch tre thưa để tiện cho mọi công việc ăn uống, tắm rửa. Hơi thở thoi thóp, cái thân h́nh con gái căng đầy, cặp chân nhỏ xíu chẳng cân xứng chút nào với thân h́nh. Cháu không hề biết ḿnh sống hay chết, không biết đói no, không biết ǵ hết ngoài hơi thở là của con người. Cho ăn th́ ăn, ăn bất cứ thứ ǵ được mẹ hay các cô d́, bạn của mẹ đưa vào miệng. Không cho ăn, cháu cũng chẳng đ̣i. Thỉnh thoảng cháu hú lên không phải v́ đói mà v́ một lẽ ǵ đó không ai biết. Tiếng hú như tiếng kêu của một oan hồn hơn là một con thú hoang. Nghe tiếng hú, tay tôi cầm chiếc máy h́nh run lên, nước mắt tôi bỗng trào ra, nḥe nhoẹt ống ngắm. Tôi chẳng nh́n thấy ǵ ngoài cái tiếng kêu ấy. Biết đâu cháu chẳng có một chút tri thức nhỏ nhoi nào đó c̣n sót lại trong cái đời sống thực vật kia. Biết đâu chẳng phải là tiếng nói nghẹn lại trong nỗi ẩn ức vô cùng không thể diễn tả thành lời. Cứ nghĩ như thế tôi lùi dần ra ngoài cánh cửa gỗ mùi hôi nồng tanh tưởi c̣n đọng lại mặc dù căn pḥng được lau rửa hàng ngày. Những người quanh cháu đă quen với cái thứ mùi này rồi nên không để ư, nhưng người mới tới lần đầu là thấy ngay. Ngân phải cầm máy h́nh, chụp giúp tôi vài tấm. Thú thật là ngay lúc đó tôi chưa biết phải làm ǵ với mấy tấm h́nh đó. Tôi chỉ cảm thấy cần phải có vài tấm h́nh của cháu mà thôi. Ngân chỉ chiếc xe lăn bên cạnh pḥng:

-Có vài chiếc xe lăn của mấy người bạn chị Vũ ở nước ngoài gửi về cho cháu như anh Triển cùng chị Triều Giang, chị Trùng Dương. Nhưng đă bán hết, nay chỉ c̣n lại một chiếc c̣n để đó, chẳng ai trong nhà này bế cháu lên nổi xe lăn nữa.

Suốt ngày hôm đó, cái h́nh ảnh cháu Khôi Thụy ám ảnh tôi không rời. Buổi trưa tôi ngồi với Ngân ngay trên sàn gạch nhà ngoài. Tôi nghe pḥng bên văng vẳng tiếng cười rúc rích của Thụy Vũ, tiếng chị nựng nịu, tiếng nước chảy ào ào rửa nhà và tiếng hát ru của chị vẳng lên giữa núi rừng. Tôi có cảm tưởng như chị sống rất hồn nhiên, vui vẻ bên đứa con thơ hai ba tuổi. Càng nghe chị cười, chị thủ thỉ với con, tôi càng thấy nghẹn ngào. Đôi mắt Ngân chớp mau, cô nói như để che lấp nỗi ḷng ḿnh:

-Anh thấy không, đó là nét đặc biệt nhất của Thụy Vũ.
Chị luôn coi đứa con chị như khi c̣n hai tuổi và chị cứ h́nh dung cháu không hề bị bệnh, chị vẫn nựng nịu cháu, cười đùa hồn nhiên với cháu. Có miếng ǵ ngon chị cũng để phần cho cháu, dù chị biết rơ hơn ai hết rằng nó không hề phân biệt được cái ǵ là thức ăn chứ đừng nói đến ngon dở. Nhưng đó là tấm ḷng bao la của người mẹ

-Phải nói rằng một người mẹ tuyệt vời và một tấm ḷng can đảm vô bờ bến.

Ngân tiếp:

-Suốt bao nhiêu năm sống bên cạnh chị Vũ, em chưa hề nghe chị phàn nàn một tiếng nào trong việc phải cực khổ trông nom nuôi nấng đứa con bệnh tật đau khổ này.
Tôi buột miệng hỏi:

-C̣n cha nó? Có thăm nom ǵ không?

-Cha nó ở bên Mỹ, nhưng từ ngày ra đi, ông quên mẹ con chị Vũ rồi. Mặc dù bạn bè ai cũng biết, mấy mẹ con chị sống khổ cực cay đắng đến như thế nào 25 năm qua, cho đến bây giờ đời sống vẫn vậy. Không đủ tiền cho con ăn, lấy tiền đâu uống thuốc? Sống hôm nay biết hôm nay, ngày mai nói chuyện sau. Tính chị Vũ vẫn vậy. Hôm sau tôi hỏi lại chị Vũ về việc này cho rơ ràng . Chị chỉ gật đầu:

-Đúng thế. Tôi không hề biết địa chỉ của anh ấy. Thỉnh thoảng mấy đứa con anh ấy về chơi, chúng rất có cảm t́nh với tôi. Có lẽ v́ thấy ....


Chị bỏ lửng câu nói ở đấy rồi bắt sang chuyện khác. Tôi cúi đầu, một nỗi đau tràn đầy, niềm tủi buồn dâng ngập.
Và đêm đó tôi lại nghe tiếng hú của cháu vang lên trong đêm dài giữa núi rừng An Lộc lộng gió. Cái bóng âm thầm của chị Thụy Vũ vọt dậy, lặng lẽ đến với đứa con, tiếng hát ru nhè nhẹ của chị sợ làm kinh động giấc ngủ của khách và nhà hàng xóm. Tôi làm sao mà ngủ lại được! Ngày hôm sau, chị Vũ đưa hai chúng tôi ra trước cửa trụ sở của Hạt Kiểm Lâm đứng đón xe đ̣ trở về Sài G̣n. Chiếc xe chuyển bánh, người đàn bà gầy g̣ đứng chơ vơ trên sườn đồi đất đỏ. Chị cúi đầu trở lại với công việc làm cỏ khu vườn tiêu và với đứa con bệnh tật cùng với cuộc sống vô cùng thiếu thốn cô đơn của chị. Cái h́nh ảnh ấy khiến tôi ngồi dại đi. Ngân cũng chẳng hơn ǵ tôi, mặc dầu với tôi đây là lần đầu tiên tôi đến thăm Thụy Vũ, nhưng với Ngân đây là lần tạm chia tay với mẹ con Thụy Vũ không biết là lần thứ bao nhiêu rồi. Tôi biết rằng tôi phải làm một cái ǵ đó. Một lát sau, tôi nói với Ngân:

 -Anh phải viết một bài về chị Thụy Vũ và cháu Khôi Thụy. Nhưng không biết có chạm đến ḷng tự ái của chị Thụy Vũ hay không. Bởi chị là người không hề than thở với ai điều ǵ bao giờ, chị luôn luôn t́m tiếng cười trong cuộc đời vô cùng bất hạnh của chính ḿnh.

Ngân suy nghĩ một chút rồi nói:

-Nếu anh hỏi ư kiến th́ chị Vũ có thể sẽ từ chối đấỵ Nhưng anh hăy làm cái ǵ mà anh thấy cần làm. Em sẽ nói với chị ấy sau. Anh tin vào t́nh thân của em với chị Vũ th́ cứ làm.
Tôi nói với Ngân:

-Bạn bè anh ở nước ngoài đă có một số biết về t́nh cảnh của chị Thụy Vũ và đă có “yểm trợ”. Nhưng c̣n một số anh chị em khác vẫn chưa biết.

-Em hiểu, thỉnh thoảng chị Thụy Vũ cũng có được những ngày vui, đầy đủ với con cáị Nhưng chỉ ít ngày sau là lại túng thiếu. V́ thế vấn đề bây giờ là phải làm sao cho chị ấy có vốn để buôn bán hoặc trồng trọt, tính đến cuộc sống lâu dài, chị ấy cũng 63 tuổi rồi chứ ít sao. Chị ấy thường lo rằng nếu chị ấy chết trước th́ cháu Khôi Thụy sẽ khổ hơn nữa. Anh em nó cũng chẳng ai đủ sức lo cho nó được. Chị thường nói: "Nếu hai mẹ con chết cùng một lượt th́à vui biết mấy".


Nghe câu “vui biết mấy” mà tôi muốn dựng tóc gáy. Đó cũng là tính cách đặc biệt của Thụy Vũ. Đau buốt ruột mà vẫn giỡn đấy, giỡn đấy mà là giỡn thiệt chứ không phải mỉa mai. Tôi đă đề nghị chị viết lại một tập hồi kư về đời ḿnh. Chị lắc đầu:

-Thèm viết lắm, nhưng làm ǵ c̣n th́ giờ, c̣n tâm trí đâu mà viết nữa. Vả lại bỏ nghề lâu rồi chẳng biết ḿnh viết nữa th́ sẽ ra sao.


Tôi hiểu rằng chính cái thiếu thốn trăm bề khiến chị không c̣n th́ giờ đâu mà ngồi vào bàn viết. Tôi phải bàn với Ngân t́m tạm một cơ hội nào đó cho chị rảnh rang chân tay để cho có được một tác phẩm chắc chắn là sẽ rất hay. Ngân đồng ư là sẽ hết sức cố gắng làm công việc này. Thuyết phục măi, chị Thụy Vũ hứa là sẽ tiếp tục việc viết lách. Và tôi rất hy vọng sẽ có một tác phẩm mới của Thụy Vũ vào một ngày không xa. Chính v́ vậy, tôi nghĩ đến việc thông tin cho các bạn tôi ở nước ngoài. Nhưng như tôi đă nói với Ngân:

- Các bạn tôi ở nước ngoài cũng là những người chẳng dư giả ǵ, có ông c̣n đói dài. Nhưng họ vẫn gửi về giúp đỡ anh em mỗi khi cần đến. V́ sự nhún nhường thường có của các anh chị em, tôi không tiện kể tên ra đây. Tuy nhiên nếu tôi lên tiếng đề nghị th́ chắc chắn sẽ lại có anh em tiếp tay ngay. Nhưng ở đây, tôi xin gửi đến tất cả độc giả thông tin này để nếu có thể tiếp tay cùng anh chị em chúng tôi lo cho đời sống của mẹ con chị Thụy Vũ một cuộc sống vững vàng hơn. Và nếu như có một cơ quan từ thiện nào sẵn ḷng giúp đỡ cho cháu Khôi Thụy được đi chữa bệnh th́ vấn đề sẽ được giải quyết tốt đẹp hơn rất nhiều. Sau cùng, tôi xin lỗi chị Thụy Vũ v́ đă viết bài này mà chưa hề biết ư kiến của chị. Tôi chỉ làm một công việc mà tôi thấy cần phải làm. Tôi đă hỏi ư kiến của bạn bè thân ở Sài G̣n và ở nước ngoài, hầu hết anh em thân thuộc đều cho phép tôi được viết bài này. Tôi hy vọng sẽ có rất nhiều bạn đọc có tấm ḷng sẵn sàng giúp đỡ và để khỏi phải qua một trung gian nào, xin liên lạc thẳng với chị Thụy Vũ theo địa chỉ sau:

Nguyễn Thị Băng Lĩnh,

 Hộp Thư 08 - Bưu điện Lộc Ninh –

Tỉnh B́nh Phước.

 

VĂN QUANG