S NHM LN

CA THY MNH

Thiếu Khanh

 

Thầy Mạnh này không phải là thầy Mạnh tử. Thầy Mạnh tử mà có nhầm lẫn hay sơ suất điều ǵ th́ hơn hai ngàn năm nay thiên hạ đă mổ xẻ… góp ư hết rồi, không tới lượt tôi “hô hoán.” Đây là thầy Nguyễn Đăng Mạnh, “nguyên giáo sư đại học”, tác giả cuốn Hồi kư mà nghe nói ông chỉ viết riêng cho ḿnh đọc thôi, chớ không định in hay phổ biến (người ta có nhầm không? Viết riêng cho ḿnh th́ thầy viết Nhật kư chớ, sao lại là Hồi kư?). Nhưng không hiểu sao có kẻ nào tung nó lên mạng Internet khiến thầy Mạnh gặp rầy rà chút chút (dường như là với đồng nghiệp cũ của thầy và một số vị “nguyên” lănh đạo).

Tôi có một bản pdf cuốn hồi kư này do một người bạn có hảo ư chuyển cho, nhưng tôi bận “chuyện sinh nhai” chưa có dịp đọc cuốn sách cho đến đầu đến đũa mà chỉ đọc “nhảy cóc” theo lối hú họa. Và tôi bắt gặp một vài đoạn như thế này:

(Tất cả các phần và chữ in nghiêng trong bài viết này là nguyên văn trong cuốn hồi kư của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, những chữ in nghiêng đậm là do người viết bài này nhấn mạnh)

“Vào khoảng 1997, 1998 ǵ đó, Nguyễn Hưng Quốc về nước có đến thăm tôi. Anh vốn là học sinh ở Sài G̣n dưới thời Nguyễn Văn Thiệu. Sau 30-4- 1975, anh ở lại thành phố và học văn ở Đại học sư phạm Sài G̣n. Tốt nghiệp, anh được giữ lại làm cán bộ giảng dạy. ít lâu sau, anh vượt biên sang Pháp rồi sang Úc và hiện đang làm việc ở đấy.

Anh nói, sở dĩ anh vượt biên không phải v́ sợ khổ mà cảm thấy tương lai mù mịt. Anh kể tôi nghe một chuyện thật tội nghiệp .

Hồi ấy c̣n chế độ bao cấp, mọi thứ thực phẩm đều được phân phối theo tem phiếu, mà tiêu chuẩn th́ rất hạn chế. Tuy nhiên do sự tháo vát của công đoàn, thỉnh thoảng anh em cũng được mua thêm ít thịt, ít cá ngoài tiêu chuẩn.

Anh nhớ hôm ấy công đoàn kiếm đâu được một mớ thịt đem về chia đều cho mỗi người một suất. Tất nhiên dù chia cẩn thận đến thế nào vẫn không thể đều nhau tuyệt đối được. Trong khi chia thịt, mọi người đứng vây xung quanh. Không ai bảo ai nhưng người nào cũng chăm chăm quan sát các suất thịt xem miếng nào ngon hơn, miếng nào nhỉnh hơn.

Chia xong, bắt đầu nhận phần. ưu tiên nhận trước phải dành cho bậc cao niên nhất trong khoa, ấy là thầy Viễn - Lê Trí Viễn. Do đă nhằm sẵn, nhằm kỹ trước rồi nên được lệnh, thầy chộp ngay lấy một miếng ngon nhất và có phần nhỉnh hơn các miếng khác một chút.

“ Ôi! - Nguyễn Hưng Quốc nói tiếp - em phấn đấu đến bao giờ mới thành giáo sư Viễn để được chộp lấy miếng thịt kia! Phải vượt biên thôi! Vượt biên thôi!”

T́nh cảnh cán bộ, trí thức hồi ấy, giờ nghĩ lại, muốn rớt nước mắt.

Hoàng Ngọc Hiến, sau 1975, có vào Sài G̣n, đến thăm một người họ hàng. Anh nói, khi trở về Bắc, chỉ mong người ta tặng cho mấy thứ đồ điện như tivi, tủ lạnh hay quạt máy. Nhưng do kính trọng ông giáo sư Bắc Hà quá, người ta lại chỉ gửi ra toàn đồ mỹ phẩm đắt tiền để tặng bà giáo.

Anh Lê Quang Long vào Huế cũng gặp phải một trường hợp được kính trọng một cách tai hại như thế. Năm 1977, tôi và anh được mời vào dạy cho Đại học sư phạm Huế - gọi là thỉnh giảng. Trường cao đẳng sư phạm ở gần kề trường đại học mời anh sang nói chuyện. Họ đón tiếp rất long trọng: tặng hoa, và giới thiệu giáo sư bằng những lời lẽ rất to tát, sang trọng. Nhưng chẳng thấy đưa phong b́ ǵ cả. Đợi măi mấy hôm cũng không thấy ǵ. Té ra ở trường này có một anh bạn cũ của Lê Quang Long dạy học ở đấy từ trước 1975. Người bạn này một hôm đến gặp anh Long và nói: “ Bọn giám hiệu Cao đẳng nó ngu quá! Nó định đưa tiền cho anh đấy. Tôi vội gạt đi: “ Đừng làm thế, bất lịch sự! Ông ấy là giáo sư đấy!” Lê Quang Long nói với tôi: “ Ḿnh chỉ mong nó khinh ḿnh, chứ kính trọng thế th́ tai hại quá!”

….

Hồi giải phóng Thủ đô, ta đă đốt sách đốt vở rất nhiều. Sách vở dưới chính quyền nguỵ đều bị coi là văn hóa nô dịch, phải phát động thanh niên, học sinh tập trung lại, đốt hết. Tưởng việc làm quá khích và dại dột ấy không lặp lại một lần nữa, khi giải phóng Sài G̣n. Té ra vẫn thế. Vẫn tập trung và đốt. Tôi đă được chứng kiến những kho sách tịch thu được gom lại ở sở Văn hoá Sài G̣n. Nhiều sách báo rất quư lẽ ra đưa vào thư viện để nghiên cứu đă bị quăng hàng đống dưới đất, chắc rồi sẽ bị huỷ hoại hết. Nghe nói nhiều người dân Sài G̣n sợ liên luỵ, ban đêm đă phải lén lút đem sách vở của thư viện gia đ́nh vất đi. Một hiện tượng thật vô văn hoá, phản tri thức.

Trở lại với chuyến đi Sài G̣n của tôi cuối năm 1975.

Về đời sống vật chất, trong tương quan với Hà Nội lúc bấy giờ, Sài G̣n thật là giầu có, phồn vinh. Hàng hoá đầy ắp các cửa hiệu, tràn cả ra hè phố, cả ḷng đường. Toàn những thứ miền Bắc rất khan hiếm, đặc biệt là quần áo, vải vóc và đồ dân dụng. Xe máy rất nhiều, trong khi miền Bắc xe đạp cũng không dễ có.

Vào Sài G̣n ngay sau 1975, người miền Bắc quả đă bị choáng ngợp. Nếu có chê th́ chê theo một định kiến cũ kỹ về mặt đạo đức. Thí dụ, đàn bà con gái mặc áo dài không có áo lót, hở ra bên hông (Ông Vũ Thuần Nho gọi là triangle sexuel.) Nhiều cô mặc áo như cái maillot, có cô mặc quần soóc đi ngoài đường…vv… Giờ th́ những cách ăn mặc như thế rất phổ biến ở ngoài Bắc.

Tôi ở Sài G̣n với bà chị ít lâu rồi trở lại Hà Nội, xin được bà chị cái tivi nhỏ xíu 9 inch, và mua được một ít quần áo và đồ gia dụng lặt vặt.

Dọc đường trở ra Hà Nội, thấy một h́nh ảnh rất phổ biến và cũng rất tiêu biểu của những cán bộ, bộ đội được nghỉ phép trở về Bắc: người nào cũng khuân theo một khung xe đạp và một con búp bê nhựa. Lính th́ đi bộ, gánh một đầu cái khung xe, một đầu con búp bê. Khung xe cho bố mẹ, búp bê là quà cho con. Sĩ quan th́ đi xe ô tô. Đến các bến phà th́ lính cũng như quan dừng cả lại để chờ phà sang sông. Lính nḥm vào xe quan, thấy không phải khung xe đạp, mà ti vi, tủ lạnh, quạt điện…

Hồi ấy có câu: “ Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”. Một cách chơi chữ thật thần t́nh.

Sau chuyến đi này, tôi c̣n có nhiều dịp vào Sài G̣n và các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Nh́n chung người nông dân miền Nam ăn ở rất luộm thuộm, tuỳ tiện. Nhà nếu không lợp tôn th́ lợp lá. Mái rất mỏng, vách cũng ghép bằng lá. Nền đất lụp sụp, tối tăm, ẩm thấp. Chung quanh cỏ mọc um tùm. Nhà vệ sinh làm ngay cạnh đường đi quay lưng ra những kênh rạch. Không kín đáo ǵ cả. Người ngồi hở mặt nh́n ra đường. Ngay ở Sài G̣n cũng vậy. ở những xóm nghèo, thấy nhiều nhà chỉ ghép bằng những mảnh gỗ thùng, đóng đinh. Chỗ đi tiểu có khi đặt ngay giữa nhà. Đồ đạc bên trong th́ đủ cả ti vi, tủ lạnh, xe máy, nhưng nhà cửa th́ cứ tạm bợ vậy. Những con kênh chảy qua thành phố th́ hôi thối. Bờ kênh chen chúc những túp lều dựng ngay trên những đống rác, chuột bọ chạy lung tung. Cầu tiêu bắc ngay ra giữa kênh, đàn bà đi tiêu giữa ban ngày, chỉ lấy cái nón che…

Quan sát cảnh vật và sinh hoạt của con người từ Bắc vào Nam, tôi nảy ra ư khái quát này: từ Bắc vào Nam là đi từ miền đất nghèo đến nơi giầu có, từ chỗ hàng năm hễ gặp hạn hán hay lụt lội là đói khát, đến nơi dường như sờ đâu cũng có cái ăn, cây trái, tôm cá ê hề, muốn chết đói cũng khó.

Nhưng mặt khác, đi từ Bắc vào Nam là đi từ nơi văn hoá cao đến nơi văn hoá thấp.”

Đọc đến đây tôi bèn chột dạ: Khẩu khí của một giáo sư đại học ở “nơi văn hóa cao“ có khác. Đó là khẩu khí của một bậc đại trí thức ở đất kinh kỳ ngàn năm văn vật nh́n về miền đất tuổi đời non nớt mới ba trăm năm, một cách bao dung và rộng lượng, như một hoàng đế ở trung nguyên nh́n ra man di bốn cơi. Phục quá.

Tôi nghĩ ḿnh nên “tranh thủ” đọc cuốn Hồi kư của thầy Mạnh cho có “hệ thống,” như một cách ngưỡng mộ một vị sĩ phu Bắc Hà mà v́ lư do nào đó đă có “nhiều dịp” “đi từ nơi văn hóa cao đến nơi văn hóa thấp.” Tuy vậy, cũng do “cơm áo không đùa với”… người đọc hồi kư thiên hạ, tôi lại đọc nhảy cóc vào Chương V: “Những bước thăng trầm của công cuộc đổi mới và những vụ “đánh đấm” “qui kết, chụp mũ” của cánh bảo thủ và cơ hội chủ nghĩa” để xem trong hành trạng của một bậc sĩ phu có khẩu khí lỗi lạc như thế kia đă xảy ra những chuyện ǵ không hay cho thầy.

Mà quả thật là không hay, trong mấy mươi năm làm cái nghề cao quí là giảng dạy ở đại học và viết sách phê b́nh văn học, thầy Mạnh phải vất vả chống chọi lại những trận đấu đá khốc liệt, có lần suưt tí nữa thầy không được phong hàm phó giáo sư. Là một bậc trí thức danh vọng, nên mỗi điều thầy Mạnh nói đều rơ ràng chính xác với tên người, chức vụ, học hàm, học vị, và thời gian xảy ra sự việc... Tất cả đều trong giới trí thức của thầy – dĩ nhiên bao gồm nhiều giáo sư đại học và nhiều nhà văn hóa văn nghệ lớn nhỏ - mà dù muốn dù không phải được coi là giới tiêu biểu cho đỉnh cao trí tuệ ở nơi văn hóa cao của đất nước.

Tôi thực sự ngỡ ngàng đọc thấy trong cuốn hồi kư thầy Mạnh kể ra trong số đỉnh cao văn hóa đó có hàng lô hàng lốc những “y” những “hắn” những “thằng” những “bọn” “vừa ngu vừa đểu” , những “thằng đểu,” “thợ đánh,” chuyên “đánh dẹp,” “đánh đấm”, những “ tiểu nhân” “có biệt tài dối trá, xỏ xiên, bịa đặt, nguỵ biện… giảo hoạt” , những “đầu gấu nổi tiếng phản bội (phản chúa, phản đảng, phản vợ, phản bạn, phản chủ, “phản thơ”, “phản phê b́nh,”) những “loại người bỉ ổi,” “vô lại,” trở cờ” “trở mặt,” những “Xuân tóc đỏ” “bệnh hoạn” “phản bội” “bất chấp đạo lư làm người” chuyên “đánh hơi” “xuyên tạc, qui chụp có vẻ tinh vi hơn, nghĩa là xảo quyệt hơn.” Và c̣n nhiều nữa những kẻ mà thầy Mạnh gọi là “trí thức,” “lương tâm tắt ngấm” bị “cuốn vào con đường danh lợi” và suy nghĩ “những điều nông cạn, hời hợt.” Nhiều kẻ trong số đó “vẫn bắt tay tôi – tức Thầy Mạnh - và tṛ chuyện rất thân mật” mỗi khi thầy Mạnh và họ có dịp tiếp xúc với nhau để thảo luận các vấn đề trí thức quan trọng.

Ngoài ra c̣n có “Những ông to đầu”“Tŕnh độ văn hoá, tŕnh độ nhận thức thấp tất đẻ ra lối lănh đạo văn hoá một cách thô bạo. Chẳng hiểu ǵ cả mà dám can thiệp sâu vào chuyên môn, lại dựa theo ư kiến một tên vô lại.” “…lănh đạo khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ”, và dùng lối chăn vịt, “lănh đạo văn nghệ theo lối chăn vịt đàn.” vân vân.

Những chuyện kể của thầy Mạnh có lẽ không hoàn toàn giống cách “cầm đuốc mà rê… cát bụi chân ai” như nhà văn Tô Hoài.

Hóa ra ở “nơi văn hóa cao” đó, thầy Mạnh buộc phải sống trong một môi trường mà chính thầy cũng nói “con người mà bị khinh bỉ măi th́ tự nhiên cũng thấy ḿnh nhỏ bé lại, cũng hèn...” Có người “chỉ mong nó khinh ḿnh” nữa cơ. Tội cho thầy!.

Ngạn ngữ Tây có câu "Dis moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es." Nhưng nhất định thầy Mạnh là một loại sen trong đầm (không phải trong bùn v́ một nơi văn hóa cao không thể nói là có bùn được.) Giá như thầy Mạnh là… Thầy Mạnh, ắt thầy đă được mẫu thân dời nhà đi tới chỗ khác sống từ khi thầy c̣n nhỏ; biết đâu nhờ vậy mà thầy không phải nh́n thấy các vị đồng nghiệp trí thức khả kính của thầy vội vàng chộp ngay lấy miếng thịt sau khi đă nh́n “chăm chăm quan sát các suất thịt xem miếng nào ngon hơn, miếng nào nhỉnh hơn,” hoặc các vị đường đường trịnh trọng chỉ mong người ta tặng cho vài món vật dụng hay đưa phong b́ , hoặc chỉ mong nó khinh ḿnh, mà khi được kính trọng th́ thật tai hại. Nhất là thầy sẽ không có dịp chứng kiến cái điều quá khích và dại dột mà thầy cho là Một hiện tượng thật vô văn hoá, phản tri thức.

Trong giới trí thức của thầy Mạnh có rất nhiều vị tiến sĩ và phó tiến sĩ, nhưng dường như đạt được những học vị này không cần phải tốn nhiều công đèn sách cho lắm hay sao mà, đến nỗi, “Ông Hoàng Ngọc Hiến nói, dắt con ḅ sang Liên Xô nó cũng đỗ phó tiến sĩ kia mà!” Rất may, dường như thầy Mạnh không có học vị tiến sĩ. Tuy vậy, thầy Mạnh được phong giáo sư đại học. “Tiêu chuẩn phong phó giáo sư, giáo sư” không phải chỉ căn cứ vào “thành tích” và thâm niên sống lâu lên lăo, mà chủ yếu là không có vấn đề về chính trị, “phải thông qua đảng uỷ của cơ quan công tác về tư tưởng,” và được ḷng lănh đạo. Có lần thầy đă suưt không được phong học hàm phó giáo sư, không phải v́ thầy dạy học dở mà chỉ v́ có kẻ “đâm thọc,” “tiếng đồn về bài viết của thầy đă vang đến đảng uỷ trường đại học Sư phạm và đảng bộ khoa văn” nơi thầy Mạnh có biên chế, đến nỗi thầy Mạnh phải hốt hoảng chạy vạy một phen giải bày vất vả. Hú hồn.

Nhưng lẽ nào đối với một vị giáo sư, một bậc trí thức khả kính như Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, những biểu hiện như trên kia trong bộ phận ưu tú của thượng tầng kiến trúc của xă hội lại phản ánh tinh thần “văn hóa cao” của phần đất nước mà từ đó thầy vừa bước lên xe làm chuyến Nam du trong giai đoạn “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng” (chữ trong hồi kư của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh)? Nhất là trong đó nhiều lần xảy ra cái “hiện tượng” mà chính thầy cho là “vô văn hóa, phản tri thức.”

Trên đường từ Hà Nội vào Sài G̣n, ngay khi c̣n ở bờ bắc nh́n sang bờ nam sông Bến Hải, điều đầu tiên thầy Mạnh thấy được là “Ở đâu con tố cha vợ tố chồng?” và thầy hăm hở “thấy ḿnh có cái say sưa hào hứng như là đại diện cho một dân tộc chiến thắng đang tiến quân vào Sài G̣n…” Trong tinh thần say sưa như thế, thầy không trông thấy ǵ nữa ngoài “người nông dân miền Nam ăn ở rất luộm thuộm, tuỳ tiện. Nhà nếu không lợp tôn th́ lợp lá. Mái rất mỏng, vách cũng ghép bằng lá. Nền đất lụp sụp, tối tăm, ẩm thấp. Chung quanh cỏ mọc um tùm...” “Đồ đạc bên trong th́ đủ cả ti vi, tủ lạnh, xe máy, nhưng nhà cửa th́ cứ tạm bợ vậy. Những con kênh chảy qua thành phố th́ hôi thối. Bờ kênh chen chúc những túp lều dựng ngay trên những đống rác, chuột bọ chạy lung tung…” Và, với khả năng “khái quát hóa” cao của một nhà trí thức lớn, thầy Mạnh bèn “khái quát” ngay đó là miền Nam “văn hóa thấp” của Mỹ ngụy tương phản với cả một xă hội “văn hóa cao” mà trong đó thầy đă từng tả xung hữu đột để ngoi lên và sống sót (Sống là chiến đấu mà!) Dù sao thầy Mạnh cũng không thấy ai ở miền Nam ăn cơm bằng gáo dừa, và đi dép mo cau. Chỉ có điều có người dại dột nói cho thầy Mạnh biết nhược điểm của người miền Nam văn hóa thấp là họ không khinh bỉ các bậc trí thức – dù là trí thức Bắc Hà – mà trái lại quá coi trọng các vị ấy đến nỗi họ có quan niệm “tai hại” đưa phong b́ cho giáo sư là “ngu”“bất lịch sự.” Cho nên “Nếu có chê th́ thầy Mạnh chỉ chê theo một định kiến cũ kỹ về mặt đạo đức” mà thôi. Đạo đức? Có lẽ theo đạo đức xă hội chủ nghĩa. Chắc vậy.

Người ta nói ban đêm con cú có thể trông thấy một con chuột nhỏ từ cách xa hai cây số, nhưng ban ngày nó không thể trông thấy núi Thái Sơn ngay trước mắt. Thầy Mạnh không phải là con chim cú nên không thể nói ban ngày thầy Mạnh không thấy ǵ; thầy cũng không như Trần Dần, “không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cở đỏ.” Thầy Mạnh không vào Sài G̣n và Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và miền Nam nói chung, bằng máy bay E Lai – hồi đó chưa có – Thầy cũng không đi ban đêm mà, tuy thầy Mạnh không nói nhưng người đọc biết là thầy đi ban ngày, và thầy có “nhiều dịp” ở lại đó ban ngày. Không kể từ giới tuyến 17 trở ra, từ Trị - Thiên trở vào thầy Mạnh phải đi qua các tỉnh Nam – Ngăi – B́nh – Phú rồi Khánh – Ninh – B́nh dọc duyên hải miền Nam, rồi đến Long Khánh, Biên Ḥa trước khi vào đến thành phố Sài G̣n. “Vào Sài G̣n ngay sau 1975, người miền Bắc quả đă bị choáng ngợp,” nhưng riêng với thầy Mạnh, thầy không thấy ǵ cả. Thầy “không thấy phố, không thấy nhà.” Đáng tiếc, thầy Mạnh đứng trên bờ kênh (Nhiêu Lộc chăng?) thấy một “nơi văn hóa thấp,” không đáng so với một nửa nước “văn hóa cao” “Những ông to đầu”“Tŕnh độ văn hoá, tŕnh độ nhận thức thấp tất đẻ ra lối lănh đạo văn hoá một cách thô bạo. Chẳng hiểu ǵ cả mà dám can thiệp sâu vào chuyên môn, lại dựa theo ư kiến một tên vô lại.” “…lănh đạo khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ”, và dùng lối chăn vịt, “lănh đạo văn nghệ theo lối chăn vịt đàn,” và ở đó người ta “thà bị khinh bỉ hơn là được kính trọng” “chẳng thấy đưa phong b́ ǵ cả.”

Cuốn Hồi kư của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có lẽ đáng đọc v́ ít ra– theo bảng Mục lục – tác giả đề cập nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới giáo sư đại học, các nhà văn hóa và văn nghệ sĩ miền Bắc, thành phần trí thức ưu tú của mỗi quốc gia, chắc là cung cấp được nhiều tư liệu sống động, và nóng hổi có tính văn hóa cao, ngoài “những kẻ xỏ xiên, đểu giả, phản trắc vẫn c̣n không ít trong xă hội ta hôm nay. “ Tôi chỉ mới đọc được có chừng đó. Rồi thôi, không đọc nữa.

Dường như hoặc là Khổng Tử (?) nói sai, hoặc Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh có sự nhầm lẫn. Khổng Tử nói (?) “Tứ thập nhi bất hoặc.” Đến tuổi bốn mươi người ta không c̣n nhầm lẫn nữa. Thầy Mạnh nay đă cách xa cái tuổi cổ lai hy.

 

Thiếu Khanh