thơ lc bát mi

ca trn phù thế

Thiếu Khanh

 

 

 

nhà thơ Trần Phù Thế

 

 

Rất tiếc là con sâu Conficker hại tôi. Khi sửa xong máy tính để có thể vào mạng nhận được tập thơ GỌI KHAN GIỌNG T̀NH của nhà thơ Trần Phù Thế do nhà thơ Uyên Hà chuyển lại lần thứ hai bằng email, th́ tôi chỉ c̣n được hai ngày để nhâm nhi tập thơ. Tuy vậy, ngay những bài thơ lục bát đầu tiên trong tập thơ của Trần Phù Thế đă khiến tôi cảm thấy thú vị, bèn lăn chuột đếm thử số bài thơ trong tập. Trần Phù Thế làm nhiều thơ lục bát. Với sáu mươi tám tựa bài () trong tập GỌI KHAN GIỌNG T̀NH của anh, tôi đếm thấy năm mươi hai tựa là thơ lục bát, chỉ có mười sáu bài thể thơ bảy chữ, tám chữ hay phá cách. Có một bài (ĐÊM QUA) chỉ gồm hai câu bảy chữ.
Tâm hồn người Việt Nam nói chung ưa chuộng sự thủy chung, dịu dàng và tṛn trịa. Câu thơ lục bát, một thể thơ độc đáo của dân tộc dường như phản ảnh tính cách dễ thương đó. Cả hai câu thơ lục và bát đều đi đến vần bằng ở cuối câu một cách êm ái như một câu chuyện kể có hậu. Và nếu âm thanh trong thơ cũng có vị, th́ vị của câu thơ lục bát là ngọt ngào. Nó khác với các thể thơ cổ của Tàu mà nhiều người Việt quen thuộc có câu dừng lại với một vần trắc gập ghềnh và chói gắt.

Với các thể thơ Tây phương, người ta có thể làm một bài thơ chỉ vỏn vẹn một câu (**), nhưng một bài thơ lục bát ngắn nhất phải gồm ít nhất là hai câu: một câu lục và một câu bát. Và bài thơ lục bát dài nhất được nhiều người biết cho đến nay gồm 3.254 câu. Đó là Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.

Ví dụ đầu tiên về những bài thơ lục bát hai câu là những câu ca dao, những bài thơ lục bát dân gian tuyệt vời; ví dụ thứ nh́ ở đây là những bài “Cổ Loa Thành,” “Dỗ T́nh,” và một số bài dưới tựa chung “Lục Bát Không Đề” trong tập thơ GỌI KHAN GIỌNG T̀NH của Trần Phù Thế. Dù mỗi bài được phân thành nhiều ḍng, nhưng thật ra chỉ là hai câu lục bát.

* Chiều lên
nắng chết
bên cồn
ven sông b́m bịp
gọi hồn nước dâng

hay:

* Muộn màng
em nở đoá hoa
ta sinh sau muộn
chiều tà kiếp xưa

hoặc phân ḍng cách khác:

* Là em
gió độc
bộn bề
lỡ tin anh mắc lời thề trăm năm

(Lục Bát Không Đề)

Ở đây dường như nhà thơ muốn thử nghiệm một h́nh thức thơ lục bát mới: hoán đổi trật tự hai câu thơ: bát trên lục dưới.

* Nhẹ tênh
tiếng mơ
tay gh́ hồn đau
đất trời
mây nước
lộn nhào
….

* Em c̣n
chơi ác
vô t́nh
lẳng lơ
mặt anh lúc đó chắc khờ.


* Nửa đêm
bóng lẻ
chính ḿnh hồn ma
xác c̣n hồn đă tan ra.


(Lục Bát Không Đề)

Tuy ít nhất phải có đủ hai câu, sáu chữ và tám chữ, th́ mới thành một bài thơ lục bát, nhưng một bài thơ lục bát không nhất thiết kết thúc với số câu chẳn. Nhà thơ có thể chấm dứt thi phẩm của ḿnh một cách lửng lơ ở cuối một câu lục. Cho nên một bài thơ lục bát có thể gồm, thông thường là từ bốn, hay năm câu trở lên. Như thế, một vài thơ lục bát có thể có số câu lẻ, nhưng có lẽ không có nhiều người làm thơ lục bát chỉ vọn vẹn ba câu. Trong số người chắc là “ít có” đó có nhà thơ Trần Phù Thế với những bài thơ lục-bat-ba-câu:

một hôm lịch sử rụng đầu
cha Long Quân hởi
mẹ Âu Cơ hời
con Rồng phiêu bạt khắp nơi


(LỊCH SỬ)

hoặc

chiều nghiêng cánh rớt hoàng hôn
bóng đêm đuổi kịp
bước c̣n quanh đây
thời gian đă giết một ngày


(THỜI GIAN)

hay

hôm qua vác phảng ra đồng
thấy con c̣ trắng
rỉa lông bạn t́nh
đất trời lúc đó lặng thinh.


(YÊU)

Hay

ngó đời
sắc khổ
mong manh
trái tim vực thẳm
tan tành hồn đau
vỗ tay tiếng động muôn màu.


(ÂM THANH)

giọt t́nh buồn
rơi khoảng không
giọt đời buồn trơi mênh mông vô bờ
giọt nào
là giọt bơ vơ


(GIỌT T̀NH)

Tuy mỗi bài thơ được phân thành nhiều ḍng, nhưng tựu trung chỉ là hai câu lục trên dưới và một câu bát ở giữa.
Đă không có nhiều người làm thơ lục-bát-ba-câu, c̣n thơ lục-bát-ba-câu bắt đầu và kết thúc bằng hai câu bát với câu lục đặt ở giữa th́ dường như tôi gặp lần đầu tiên một cách thú vị trong thơ Trần Phù Thế.

lênh đênh chín cửa trăm năm cơi người
một lần lỡ bước rong chơi
ta thân phù thế một đời như không.


(BẠT)

Hoặc như

nghe ra hoảng hốt
cho ṃn hư vô
cỏ sương đắp liệm nắm mồ
đất hoang
hồn lạnh
đâu bờ tử sinh


(TỬ SINH)

Tuy thơ lục bát đă có được chỗ đứng sang trọng và rực rỡ trong thi ca Việt Nam với tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du, và với thành tựu của một số nhà thơ xuất sắc hiện đại, nhưng những thử nghiệm “phá cách” của nhà thơ Trần Phù Thế không phải là không cần thiết. Có lẽ thời gian sẽ giúp khẳng định giá trị của sự t́m ṭi của anh, ít nhất là về h́nh thức xếp đặt mới cho thể thơ quen thuộc này mà nhiều nhà thơ từng ngậm ngùi nhận xét: thơ lục bát dễ làm mà khó hay!
Một điều nữa trong tác phẩm GỌI KHAN GIỌNG T̀NH của thi sĩ Trần Phù Thế khiến tôi đặc biệt thích thú: Ngôn ngữ miền Nam “rặt ṛng” trong thơ anh.
Có một điều gần như hiển nhiên mà có lẽ ít người lưu ư. Trong văn học văn nghệ trong nước hiện nay gần như hoàn toàn vắng bóng tiếng địa phương miền Nam. Trong tất cả sách báo đều dùng rặt từ miền Bắc(). Cho nên đọc những câu thơ của anh với ngôn ngữ miền Nam “đặc sệt” tôi có cảm giác gặp lại người thân quen, hoặc thậm chí gặp lại… chính ḿnh!

cầm ly đập bể tan tành
nghe trong tiếng bể quách thành ngă xiêu.

như con nước những ḍng sông Hậu

rớt bên đời bóng biệt tăm.

nhắc em chút đỉnh dần dần đỡ quên

nắng xiên trứng cá trên cành cây khô.

ờ th́ hồi đó tới giờ

vân vân,

Tôi không phải là người chuyên làm công việc phân tích hay phê b́nh văn học, nhất là với thơ. Vả lại đọc một tập thơ chỉ trong vài ngày, dù là một tác phẩm rất hấp dẫn mà mới nh́n qua đă có thể cảm nhận được nhiều điều khiến ḿnh thích thú như thi tập “Gọi Khan Giọng T́nh” này của anh Trần Phù Thế, không khác ǵ một cách “ăn sống nuốt tươi”. Cho nên những nhận xét hời hợt vội vàng này chính là v́ vậy.

 

 

 CHÚ THÍCH

 

(*)- Đếm trên máy tính, không biết có đúng không? Tôi đếm tựa, chớ không đếm bài, và có tựa bài như “Lục Bát Không Đề” gồm nhiều bài thơ lục bát hai câu.

(**)- Chẳng hạn, câu nói cửa miệng của nhiều người Pháp “Partir, c’est mourir un peu...” được cho là một bài thơ một câu của nhà thơ và nhà trào phúng Pháp Alphonse Allais (Có người gán thêm cho nó phần sau “... Mais mourir, c’est partir beaucoup!” Có lẽ cho hợp với tính trào phúng của tác giả chăng?)

Hoặc mười bài thơ một câu của một nhà thơ Hungary được dịch giả Trương Đăng Dung dịch ra tiếng Việt đăng trên báo Văn Nghệ (VN) ngày 21 – 1 – 1989, và tên tác giả cũng được phiên âm ra tiếng Việt là Vơ-Rê-Sơ Sen-Đô-Rơ, như sau:

1. Bụi vội vàng, đá rỗi răi.
2. Gieo thịt gặt xương
3. H́nh hài nỗi nhớ là cái bóng
4. Quá khứ là h́nh, tương lai là hương của hiện tại
5. Kẻ dối trá luôn ŕnh người trung thực
6. Anh chỉ là cái khung của chính ḿnh
7. Chúa trên người anh là nước mắt không vơi
8. Chúa trong anh là nụ cười vô tận
9. Kẻ điên xét đoán anh bằng đầu của hắn
10. Người thông thái xét đoán anh bằng đầu của anh
11. Người thông thái xét đoán anh bằng đầu của anh

Đọc thơ-một-câu tôi chỉ thấy ư tưởng , mà không thấy ư thơ đâu cả! iii Trong sách báo ở Việt Nam, ngoài những “thuật ngữ cách mạng” mới phổ biến từ sau năm 1975 như “sự cố”, tranh thủ,” triển khai,” “thí điểm, “quá tŕnh”, “phấn đấu”, “thủ trưởng,” vân vân, và nhiều nữa, ta có thể thấy những từ được dùng b́nh thường khác như “thuyền” (thay cho ghe, xuồng ), “hoa” (thay bông ) “quả” (đôi khi cũng viết trái ), “vỡ” (thay cho bể ), “chứ” (thay chớ ), “đánh rơi” (thay cho làm rớt ) v.v…. Những sự “thay thế” đó hoàn toàn không phải là điều ngẫu nhiên. Dường như có một chủ trường cho tiếng miền Bắc là ngôn ngữ văn học chính thức. Cho nên, tác phẩm của tất cả nhà văn hay dịch giả người miền Nam đều cùng dùng chung những từ miền Bắc. Sở dĩ như thế là v́ trước khi được in ra, tất cả tác phẩm (không riêng văn học) đều qua tay chỉnh sửa của các biên tập viên (editor) được huấn luyện cùng một sách.
Không riêng ǵ sách báo, ngay trong ngâm thơ và ca hát, người ta cũng nghe các ca sĩ và ngâm sĩ người miền Nam hát và ngâm toàn giọng miền Bắc, không có ngoại trừ. Gần mười năm trước, Bé Xuân Mai gốc gác Sai G̣n cứ hát “Bay lên bay lên Zồng Zống Tiến Zồng!” Trước đó nữa có ca sĩ sau khi hát xong đă “Cám ơn bà con cô bát !”
Nhưng đừng tưởng chỉ sau năm 1975 mới có t́nh trạng đó. Trước năm ’75, hầu hết ca sĩ miền Nam cũng hát giọng Bắc đó chớ! Trong một “sô” tṛ chuyện trên TV ở Sài G̣n mới đây, ca sĩ Phương Dung kể lại, khi chị học hát hơn năm mươi năm trước, thầy dạy hát của chị buộc chị phải tập hát đúng giọng Bắc. Có lẽ đó là lư do mà ca sĩ Nhật Trường ngày trước, người đồng hương B́nh Thuận thân mến của tôi từng hát “Za về men ziệu đắng hồn cay…!” Các ca sĩ khác cũng thế. Có điều sách báo miền Nam thời đó không phải qua “khâu biên tập” (từ ngữ sau 75 đó!) như bây giờ nên các tác giả có thể giữ được sắc thái ngôn ngữ riêng và tiếng địa phương của ḿnh trong tác phẩm. Và cụ Vương Hồng Sễnh giữ được cái giọng ề à rất đặc trưng của cụ. Sau này khi cuốn Sài G̣n Năm Xưa của cụ được tái bản, một biên tập viên đă bào chuốc nó nhẵn nhụi “theo đúng tiêu chuẩn” khiến cụ phải phẫn nộ.

Thiếu Khanh

Sài G̣n, 17.4.2009