thơ du t

nguyn vy khanh

 

          Nhà thơ Du Tử Lê (1942-) suốt hai giai đoạn văn học, miền Nam 1954-1975 và hải ngoại, đă có những đóng góp trong việc cách tân, thử nghiệm làm mới thi-ca qua chính sáng tác của ḿnh, nhưng sự đón nhận h́nh như không được đồng đều và không được giới làm văn học nói đến một cách công bằng. Trước 1975, ông được giải Văn học nghệ thuật toàn-quốc năm 1973 với một phiếu đa số, theo báo chí thời bấy giờ th́ hội-đồng truyển-trạch môn thơ thích thi-ca có vần điệu hơn là những cách tân kiểu của ông trong tập Thơ Du Tử Lê (1). Bộ Văn Học Miền Nam của Vơ Phiến chỉ có nhắc qua loa tên của Du Tử Lê hai lần, trong khi một bài thơ của một nữ sinh đăng báo Tết của trường trung học cao nguyên đă được Vơ Phiến ghi nhận như một đóng góp đáng ghi vào văn học sử (2). Bù lại, từ hai thập niên trở lại đây, đă có những nghiên cứu, tŕnh bày và giới thiệu thơ ông. Trong số những nhà thơ Việt Nam hiện đại năng nổ làm mới thơ, Thanh Tâm Tuyền nổi lên một lần với thơ Tự-do trong một khoảng thời-gian ngắn rồi ngưng và sau trở về nguồn, Du Tử Lê đă liên tục thử nghiệm, canh tân, suốt cuộc đời làm thơ và có vẻ không lùi bước! Ông muốn làm mới ngôn ngữ, biến hóa cấu trúc, cách đặt câu, chấm câu, làm mới cách diễn tả thơ (và văn) trên trang giấy, đem thị giác mới đến với thơ.

*

          Thơ Du Tử Lê (1964), tác phẩm đầu tay của ông, không gây tiếng vang, tập thứ hai, T́nh Khúc Tháng Mười Một xuất bản năm 1965 và thứ ba, Tay Gơ Cửa Đời (1967), bắt đầu gây chú ư, cho người thưởng ngoạn một số dấu chỉ rằng nhà thơ họ Lê muốn khai phá một con đường thi-ca khác lối đă quen, ở ngôn ngữ, ở cách diễn tả và ở những bất ngờ t́nh ư :

"tôi từ đó nhỏ nhoi như châu chấu

như cào cào vỗ cánh chả bay xa

người yêu tôi là thảm cỏ mượt mà

khi tôi đậu nàng uốn ḿnh cảm động

(...) tôi từ đó khật khừ như bọ ngựa

t́nh đam mê không dấu nổi mọi người

hồn đắm đuối làm sao che sự thật

tôi từ đó ải ḍn như củi mục

như mảnh bom miếng đạn vỡ trên không

người tôi yêu đêm nước mắt đanh tṛng

tôi chợt nhớ từ lâu đă già trước tuổi"

(Giao Khúc Tháng Sáu, T́nh Khúc Tháng Mười Một).

          Tập thứ tư, Thơ Du Tử Lê 1967-1972  xuất bản năm 1972 được giải Văn học nghệ thuật năm 1973. Tập gồm những bài thơ đầy bi phẩn đối với cuộc đời, cuộc chiến, tâm t́nh chán chường - những "con vi trùng không tên / đục rỗng tôi tự đó .." (tr. 109), t́nh ái bi luỵ hoặc hồn nhiên cao cả, t́nh riêng nhẹ bên cạnh t́nh quê hương đất nước. Bài Vở Ḷng Cho Một Người Con Gái Mỹ nói lời tuyệt biệt người nữ Donna, như một khẳng định một chỗ để Về - trong vế Đi với Về , một  ư thơ thân thương của ông: "Không bao giờ đâu Donna, Donna / dù anh có yêu em / hơn bất cứ một thứ ǵ trên dất Mỹ / th́ anh cũng vẫn trở về / anh vẫn phải trở về quê hương anh ..." (tr. 71).

          Tập thơ cuối xuất bản trong nước, Đời Măi Ở Phương Đông (1974), đă cống hiến cho người thưởng ngoạn nhiều bài thơ hay và sau này được phổ nhạc. Có thể nhờ t́nh yêu, nhà thơ lạc quan hơn dù nỗi đau chung, thân phận chung vẫn không thoát khỏi được. Có những vần thơ t́nh yêu trẻ trung:

"Khi ta đến nhỏ ở đâu hỡi nhỏ

dưng ḷng ta suối bỏ núi qua rừng

thương mắt nhỏ bóng chim buồn ngủ đó

tiếc ǵ nhau? đời kể đă như không ...".

          Ra hải ngoại ông liên tục sáng tác và xuất bản các tuyển tập thơ: Thơ T́nh (1984) gồm những sáng tác thời 1976-1984, Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu (1985-1989) với phụ tập trường khúc Mẹ Về Biển Đông (1989), Đi Với Về Cùng Một Nghĩa, Như Nhau (1991), Chấm Dứt Luân Hồi : Em Bước Ra (1993), Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà (1996), V́ Em, Tôi Đă Làm Sa Di (2001),... Ngoài ra ông c̣n xuất bản những tuyển tập thơ song ngữ hoặc dịch ra tiếng Anh, như Nh́n Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi (1994), Chỉ Như Mặt Khác Tấm Gương Soi (1997), Hoa Nào Tin Quả Đắng Đến Không Ngờ! (1999), Mẹ Về Biển Đông, v.v. cũng như nhiều CD nhạc phổ thơ ông và một số tiểu thuyết, tuyển tập tùy bút, hồi kư và truyện. Các bài viết về Du Tử Lê và tác phẩm của ông được thu góp và in thành tuyển tập, những Du Tử Lê Tác Giả Và Tác Phẩm, đă ra đến tập thứ IV (2000), loại tuyển tập trước và sau ông ở hải ngoại có Nguyên Sa, Luân Hoán và Thái Tú Hạp.

*

          Nhà thơ Du Tử Lê thử nghiệm một số biến cải thể loại lục bát mà ông đă bắt đầu trước 1975, ở hải ngoại ông đi xa hơn và lập luận làm nền cho chủ trương của ḿnh. Trong bài viết Vài Nỗ Lực Canh Tân Thể Lục Bát Và Quan Niệm Hoán Vị / Conversion Concept (3), Du Tử Lê cho rằng đời sống hiện nay như những mảnh vụn, nên xử dụng những dấu chấm, phẩy để cắt vụn câu thơ. Chủ trương tiếp là dùng dấu gạch chéo slash / tức gạch đi tới trước, c̣n để cho phép người đọc đổi vị trí chữ theo ư riêng. Đây là ư niệm hoán vị (conversion concept) làm nhịp đi  của câu thơ được ngắt lại; tính và chiều đi tới của câu thơ được cởi bỏ để thơ có tự do chuyển động hai chiều và hoán vị, - tức "thay đổi vị trí trước đây vốn cố định", người đọc tự do đổi vị trí các chữ hoặc nhóm chữ đứng trước gạch chéo đến một vị trí khác trong câu thơ nếu muốn. Với ư sau này, ông tạo cơ hội cho người đọc thực sự trở thành tác giả thứ hai (4). Du Tử Lê chủ trương gạch slash / nói là để tạo cảm thông, chia xẻ; một chữ hay một nhóm chữ sẽ hoắn đổi vị trí trong câu, di chuyển theo hai chiều thuận nghịch. Tiếp đó, ông đi xa hơn nữa khi đề nghị đổi Chủ thể (Subject) với Khách thể (Object) về ư nghĩa trong câu viết. Ông dẫn thử nghiệm trong Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà là tập có nhiều áp dụng này:

"t́nh yêu / đường xá / ghế, bàn / ngọn đèn / đêm tối :

hát cho tôi nghe

bởi chúng thấy tôi 

vật lăng quên, lớn nhất" (tr. 83).

Cuối cùng là chủ trương thay thế giới tự (preposition) với thí dụ "Rừng / tôi / sâu / thở / nốt chân trời" (Chấm Dứt Luân Hồi: Em Bước Ra), trong đó ba chữ Tôi / Sâu / Thở có thể đổi vị trí để thành những câu và ư nghĩa khác câu nguyên bản.

          Để ngắt lại nhịp đi của câu thơ và cách tân lục bát, ông chủ trương xử dụng các dấu có sẵn như phẩy, chấm, để tạo cho câu lục bát những "nhịp lẻ, nhịp chỏi" khác thường và bất thường khác nhịp đă quen - nghĩa là đều, chẵn và cân đối. Kế đó là ư kiến "chẻ chữ để thêm nghĩa" như đau, khổ; buồn, rầu; như "chia, ly; khô, héo": "Sương, trần thân mây chia, ly / nhập chung nỗi chết : sầu khô, héo về" (Khúc 19 Tháng 9, Chấm Dứt Luân Hồi : Em Bước Ra, tr. 50). Thứ ba, bỏ âm trắc ở chữ thứ tư,...  mà câu tiêu biểu thường được nhắc nhở là "tôi Lê. Lê. Lê. Lê nào ?", ở đây câu sáu chấm dứt bài Tôi Nào? (Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà, tr. 112). Hay:

"Và, ngày cù sương: bay lên / nắng thâu phế liệu; em truyền nhiễm, thơ / (...) và chiều cù ta: ch́m, rơi / ai /vai / bồ tát / tim / ngồi ghế sau" (Sông Núi Người Thơm Nỗi Nhớ Nhà, tr. 60).

"... tôi ngồi, lưng mỏi thân xiêu / nhủ tôi cơm áo c̣n nhiều đắng cay / tôi ngồi, tôi gọi : Lê ơi / bỗng nghe tiếng vọng từ đồi nghĩa trang / tôi ngồi, tôi ngắm tôi tan," (Khi Trở Lại Làm Việc Ở Collins Radio, Thơ T́nh). Bài thơ chấm dứt ở câu sáu và với dấu phẩy.

Ngoài thể lục bát, họ Lê thử nghiệm cả cho những thể thơ tự do hoặc bảy chữ (chân tiếng), như biến đổi với cách ngắt câu, chấm câu, dùng dấu gạch ngang, gạch nối và những ngoặc đơn :

"riêng em biết: tôi, đêm và quá khứ

đă chia thành trận tuyến mỉa mai

biển kư ức lồi, cong: người cận ảnh

lá / h́nh dung / cây /: - chỗ kín nào?

riêng em biết: linh hồn tôi khẩm nước

thuyền / thịt xương khôn chở hết chiều, / bầm/ (...)"

(Riêng Em Biết: Tôi Chưa Hề Có Tuổi Khi Yêu Người Tôi Mới Lớn)

"(. ..) ai nhan sắc? - Cầm trên tay Thánh Giá / trả Giáo Đường câm lặng, tắt theo kinh / đôi hàng ghế uy nghiêm chờ hối cải / cửa tôi buồn. Bưng bít. Phúc Âm / ai nhan sắc? - Như một lời chúc phúc / giữa-chiều-em: quân dữ bỗng quy hàng / tên ngoại giáo gửi xác, hồn lại Chúa / đưa nhau đi: dựng một Giáng Sinh, nàng".

(Đưa Nhau Đi : Dựng Một Giáng Sinh, Nàng).

          Họ Lê áp dụng thơ "biến dịch" (interactive poetry / self-serve, một cách nói khác của hoán vị) ở lục bát vô các thể loại khác, để ngắt, đổi vị trí các chữ trong câu để có thể có nhiều cách đọc ngược xuôi :

"Mây kiệt sức kéo chiều lên đỉnh núi

Mặt trời rơi, hẫng, nhớ nhung / đen /

Cát xúc động xô sông về / mắt / cuối /

Sóng lênh đênh / oải / muộn / lăng quên, quen.

Dẫu điểm đứng chỗ nào trong vũ trụ

Em cách ǵ một lúc: - ở hai nơi

Chỉ tôi biết: - tôi vô cùng loăng, nhẹ

Sống phân thây từng miếng / vụn / hôi / mùi

Búp nghi hoặc: - có chăng đời lá: chết!

Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...".

Hoặc :

"em, thanh tẩy : mối sầu / tôi / đóng váng

như môi người thánh hóa tiếng kêu, riêng

ngực thánh hóa một lần, tôi, sáu ngón

ấu thơ trôi, tay ở lại lưng, gần

Em, thanh tẩy : cây đời / tôi / giả dạng

(như vai người mang nắng, biển đi, xa)

 (...) em thánh hóa tim tôi : bằng hạt lệ"

(Khúc Tháng  Sáu).

Các dấu / : - ( ) ,  của Du Tử Lê là một thử thách cho người đọc  - tức không phải là tác giả ! Cũng như tựa đề nhiều bài thơ mà thứ tự đứt đoạn, viết tắt, danh xưng người được tặng gửi cũng nhảy nằm trên tựa!

*

          Nh́n chung, các h́nh thức mà Du Tử Lê thử nghiệm chưa đủ thuyết phục giới thưởng ngoạn thi-ca, ngoài lối châm câu bất ngờ và sự xử dụng những dấu gạch đi tới / . Thơ là một văn bản, một toàn thể, do đó có thể tạo thành với ư, nhạc tính và cả thị giác. Những thử nghiệm  của Du Tử Lê nhắm cải đổi chân điệu (âm- điệu, pied rythmique) và số tiếng (âm-tiết, chân tiếng, pied-mot) trong câu ở thơ cũ vốn đều đặn, nhất định, nay sẽ biến đổi khiến thơ có nét bất ngờ và mới! Xưa nay vần cho âm-điệu, nhưng âm điệu có thể có mà không hẳn cần đến vần, âm điệu sẽ tự do, đa dạng. Một số người làm thơ trẻ thời 1995-96 đă phê b́nh họ Lê làm xấu phần h́nh thức với những dấu gạch tới (5). Nhưng nay với những thử nghiệm Tân H́nh Thức và thơ cụ thể gần đây, những dấu gạch chéo slash / của Du Tử Lê không c̣n là trở ngại, nếu không dùng thái quá.

          Tiếng Việt có những đặc điểm mà ngôn ngữ nước khác không có. Du Tử Lê cho người đọc cảm tưởng ông dùng ngôn ngữ Việt làm vật liệu để thí nghiệm với cấu từ pháp và tính riêng của tiếng Anh-Mỹ  - chúng tôi không t́m thấy dấu vết ảnh hưởng văn hóa và ngôn ngữ Pháp trong thơ ông. Theo thiển ư ngôn ngữ Việt Nam, nói cũng như viết, đang có một số thử thách và khủng hoảng, v́ hoàn cảnh chiến tranh, lịch sử, phân cách địa lư Nam Bắc, trong ngoài nước. Trong nước áp đặt nhiều từ vựng Trung quốc để diễn tả những chuyện mà tiếng Việt thuần đă có chữ để dùng - y như Nam-Phong tạp chí thời thập niên 1930 xử dụng tiếng Hán bác học để dịch và dùng thay thế những chữ nôm na đă có trong tiếng Việt, đă trừu tượng hóa ngôn ngữ triết và khoa học. Bên cạnh đó, các nhà văn thơ không ngừng canh tân, nghệ thuật hóa ngôn ngữ. Du Tử Lê là một trong những nghệ sĩ liên tục thử nghiệm ngôn ngữ thi-ca  - cũng như văn xuôi. Nhiều tựa tác phẩm (Vốn Liếng, Một Đời; Với Nhau Một Ngày Nào; Đi Với Về Cùng Một Nghĩa, Như Nhau; V́ Em, Tôi Đă Làm Sa Di; Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé; Chấm Dứt Luân Ḥi: Em Bước Ra;  ... ) cũng như tựa những bài tùy bút, tản mạn của ông - ngoài những dấu chấm, phẩy, gạch c̣n có những mă hiệu, mă tự viết tắt tên người, khiến không dễ theo dơi, nếu không từ tiên khởi, chấp nhận tṛ chơi chữ nghĩa của ông hoặc ở trong quĩ đạo ngôn ngữ của ông! Tuy nhiên, Du Tử Lê nhiều khi cố t́nh ghi dấu chấm ở những tựa đề không cần thiết, như "Yêu dấu, cần chăng, một lời nào, khác, nữa?"(6), nếu bỏ hết dấu, "Yêu dấu cần chăng một lời nào khác nữa?" cũng chỉ nói lên một nội dung mà c̣n chứng tỏ khả năng gợi cảm và đơn mà đa dạng của câu văn tiếng Việt, không cần chia động từ quá khứ tương lai hiện tại cũng không cần bỏ giống và bỏ số ! Cùng trường hợp với các tựa đề Đi Với Về Cùng Một Nghĩa, Như Nhau; V́ Em, Tôi Đă Làm Sa Di; Thơ T́nh, Gửi Yêu Dấu, Đầu Thiên Kỷ, Mới ; v.v.! Những dấu phết, hai chấm,... không cần thiết ở tựa đề. Riêng cái tựa Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé họ Lê viết cố t́nh bỏ dấu và từng bị phê sai cả ngữ pháp (7), những kỹ thuật có thể gây ấn tượng nhưng nếu viết không bỏ dấu c̣n hàm xúc thêm ư nghĩa ba trong một - ông đă đánh mất cái tinh túy đó ! Tựa này và tựa Người Nhón Gót: Thả Điều Chưa Nói Hết, ... (2002), v.v.  th́ quả thật, hơi quá ! Hơn nữa các bài giới thiệu và phê b́nh phần nhiều viết sai tựa mà họ Lê cố t́nh đặt cho những tác phẩm ấy! Riêng thử nghiệm thay đổi vị trí tiên khởi để có vị trí mới mang âm hưởng và ư nghĩa khác tùy theo suy nghĩ, ư tưởng của người đọc qua câu thí dụ "rừng / tôi / sâu / thở / nốt chân trời" th́ các nhà ngôn ngữ học Việt Nam đă nhiều lần dẫn thí dụ để chứng minh cho sự phong phú và tính hoán chuyển tài t́nh của ngôn ngữ Việt.

          Câu thơ của Du Tử Lê c̣n thêm khía cạnh v́ đánh dấu nhiều, hà tiện chữ hoặc cố t́nh để dư thừa chữ, có thể v́ muốn cách tân nhưng cũng có thể v́ động cơ làm dáng, mà câu thơ trở nên mơ hồ, tối nghĩa hoặc thiếu chất khẳng định - trong các tùy bút và văn xuôi khác, tính chất này c̣n rơ rệt hơn nữa! Ngoài những bài với nội dung rơ rệt như sẽ phân tích trong phần sau, thơ "cách tân" của ông có thể thích hợp cho thử nghiệm và suy nghĩ  làm mới, nghệ thuật thuần túy ai muốn hiểu sao th́ hiểu, hơn là thích hợp cho học đường, cho việc nghiên cứu ngôn ngữ Việt - là những môi trường cần mẫu mực! Trong bài "Yêu dấu, cần chăng, một lời nào, khác, nữa?" viết gần đây nhất, 2002, Du Tử Lê tỏ ra lạc quan với các thử nghiệm của ông, nhưng thiển nghĩ, phần lớn các kỹ thuật làm mới của ông sẽ có thể khiến tiếng Việt rỗng nội dung, mất hồn, vong bản và dần mất đi những cái độc đáo riêng của tiếng Việt. Có thể nói ở một tŕnh độ nào đó, chủ trương của Du Tử Lê khiến ngôn ngữ Việt Nam phần nào sẽ trở thành một loại chữ á-rập - ví dụ kinh Coran có nhiều cách đọc và hiểu, người đạo Hồi quá khích sẽ đọc Coran khác Salman Rusdie (The Satanic Verses), người trí thức đọc và hiểu khác dân giả chỉ tụng kinh, v.v. Các nhà ngữ học từ trước nay với nhiều phương-pháp và tiếp cận, đều muốn phân tích và hệ thống hóa tiếng nói của người Việt, ngữ-nghĩa và ngữ-dụng đều được xem là quan trọng. Nghệ sĩ và văn nhân cũng như mọi tầng lớp dân chúng, mỗi ngày, mỗi thời đại và mỗi miền, đều đóng góp liên tục cho gia tài ngôn ngữ sung túc và thẩm mỹ hơn. Dĩ nhiên những lập dị, hoặc không được số đông nh́n nhận hoặc xử dụng, sẽ biến mất !

         Những cách tân và thử nghiệm của Du Tử Lê có tồn tại với thời gian không hay rồi cũng như những cách tân h́nh thức của Nguyễn Vỹ thời tiền chiến và những thử nghiệm của thơ cụ thể, sự vật của các nhà thơ nhất là ở hải ngoại cuối thế kỷ XX? Chúng tôi nghĩ Du Tử Lê sẽ c̣n được nhắc đến như một nhà thơ có nội dung và có thi tính đặc biệt. Một số chủ đề được Du Tử Lê khai thác như đời lưu vong, ánh sáng măi ở phương đông, tôn giáo,... là những đề tài hợp tâm thức nhiều người đọc !

          Từ những năm 1973, thơ Du Tử Lê đă đụng đến Hư vô, bằng chứng qua Một Bài Thơ Nhỏ :"Người về như bụi / vàng trang sách xưa / người về như mưa / soi t́m dấu cũ / Tôi buồn như cỏ  / một đời héo khô / tôi buồn như gió / ngang qua thềm nhà / thấy ai ngồi đợi / bóng h́nh chia đôi / sầu tôi lụ khụ (...)". Cuộc t́m kiếm cái Tôi đó, liên lũy : "Như con chim bói cá / Trên cọc nhọn trăm năm / Tôi t́m đời đánh mất / Trong vũng nước cuộc đời. / Như con chim bói cá / Tôi thường ngừng cánh bay / Ngước nh́n lên huyệt lộ / Bầy quạ rỉa xác người... (Khúc Thụy Du).

          Hư Vô v́ hiểu cả cái Ta chỉ là hạt bụi. Trong cuộc t́m kiếm chính ḿnh, chính bản chân diện mục, cái Tôi sâu thẳm và thực, có khi nhận ra cái Tôi bị động, tan nát, v́ tâm động chẳng hạn : 

" cơi tôi, cơi nát, cơi tàn

cơi hoang mang, vội, cơi bàng hoàng, qua

cơi vui thân thể cỗi già

cơi lang thang mượn mái nhà hư không

cơi xanh, cơi lạnh, cơi cùng

cơi con muốn bỏ, cơi chồng vợ, xa

cơi em muốn dạt chân về

cơi đau nhân thế, cơi thề thốt, quên

cơi nào, cơi thật, tôi riêng?

cơi đêm máu chảy, cơi thương nhớ trùng

cơi tôi, cơi mịt, cơi mùng

thôi em có ghé xin đừng nghỉ lâu

cơi đời đó, có chi đâu!"

(Cơi Tôi, Thơ T́nh tb 1996, tr. 139).

         Những tra vấn trở thành thường trực, tác giả dùng h́nh ảnh cụ thể, hiện thực để chạm đến cơi siêu h́nh :

"tiền thân tôi ở cơi nào

tiếng kêu lay lắt dạt dào lời thưa

bóng ngồi cuối dốc nghe mưa

trên không cánh vạc bỗng ngơ ngác nh́n

(...) hôm nay tôi bỗng nghi ngờ

tiền thân tôi phải bóng cờ trong sương?"

(Tiền Thân).

Kiếm t́m buồn bă đó sẽ ngừng lại ở cái Chết, đề tài đi về nhiều lần trong thơ Du Tử Lê :

"Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển

đời lưu vong không cả một ngôi mồ

vùi đất lạ thịt xương e khó ră

hồn không đi sao trở lại quê nhà

Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển

nước ngược ḍng sẽ đẩy xác trôi đi

bên kia biển là quê hương tôi đó

rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh ŕ

(... ) Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết

đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn"

(Khi Tôi Chết Hăy Đem Tôi Ra Biển, Thơ T́nh, tr 94-96).

         Một cái chết non, tức tưởi, v́ trang sử bị xé, v́ cuộc sống đọa đày chịu bao đứt đoạn, chia ĺa! Ư thơ lạ lẫm, mấy ai đă dám nói đến cái chết khi đang yêu sống, ngoại trừ những kẻ lưu vong tuyệt vọng. Những dặn ḍ cho ai không nói rơ, hay cho con người, cho đồng loại, những người cùng thế hệ, cùng chung phần nào quá khứ và thương đau! Trong tập Thơ Du Tử Lê 1967-1972  xuất bản trước 1975 có bài Vở Ḷng Cho Một Người Con Gái Mỹ, Du Tử Lê đă nói lời tuyệt biệt người nữ Donna khi có dịp sang Hoa-kỳ tu nghiệp, tuyệt biệt v́ tiếng gọi  quê nhà. Nay quê nhà phải tử biệt v́ có thể đến chết vẫn chưa có thể quy hồi cố hương. Thành thử sống bí lối, xác thân khi chết may ra có mỗi phương tiện bỏ tro hay bỏ xác trôi hy vọng biển mênh mông sẽ đẩy về biển đông!

         Trước 1975, Du Tử Lê đă có một số sáng tác nói đến cái chết như bài Lúc Người Chết trong tập Thơ Du Tử Lê 1967-1972, nhưng cái chết ở đó trừu tượng, chung chung, không đặc thù như khi ông viết trong t́nh cảnh lưu vong tập thể ! Nhà thơ bi quan, hay băn khoăn ở vào thế kẹt, đối với người yêu, với đời, ông ngập ngừng giữa Đi với Về qua tập Đi Với Về Cùng Một Nghĩa Như Nhau và ở nhiều bài khác !

          Tâm thức Lưu Vong gắn liền với cái Chết, v́ không gian đă khác và thời gian lưu vong trước hay sau ǵ cũng vậy thôi, cũng cùng hoàn cảnh đổi đời, mất cả quá khứ hay cứ tưởng rằng hăy c̣n vướng vất chút nào đó :

"(...) Chính v́ tan tác nên nhăng nhố

đến cả sân chơi cũng bẩn rồi

Cố mà chơi nốt tṛ chơi dở

đến lúc đi th́ đi thảnh thơi.

(...) đừng buồn ta nhé. Nghe, ông bạn

- ta sống như là xác chửa chôn

có đâu tổ quốc mà than thở

ngựa nhỏng bờm bay cùng âm dương

nhớ lấy từng hồi chuông báo tử

rộn ră từ lâu. Đừng giả lơ

thiên đàng? Địa ngục ? Rồi sao chứ?

Sống tựa ma hời. Chết cũng ma..."

(Lưu-Vong Khúc, ĐVVCMN,NN, tr. 111).

          Vui sống sót nhưng buồn nhiều hơn vui, buồn đến trở thành quay cuồng. Trong t́nh cảnh đó, những hội ngộ bạn hữu là những cơ hội lớn để nh́n thấy lại quê nhà, dù trong đớn đau :

"(... ) nh́n nhau chợt thấy ra sông núi

có chút ǵ nghe rất thốn đau

hẹn bay về chết trong tay mẹ

tổ quốc ngh́n năm bỏ được sao?"

(Nh́n Nhau Chợt Thấy Ra Sông Núi).

         Nỗi nhớ nhung quê nhà đó sẽ da diết, trong từng sự vật cụ thể, nhỏ nhoi :

"... Nhớ nghĩa trang quê hương bạn bè

Nhớ pho tượng lính buồn se bụi đường

Đêm về theo vết xe lăn

Tôi trăng viễn xứ sầu em bến nào ?"

(Đêm, Nhớ Trăng Sài G̣n).

          Hội-nhập trở thành dị ứng với Du Tử Lê, dù ông thử nghiệm và cập nhật thi-ca theo trào lưu Âu-Mỹ. Ông sống quá khứ xuyên suốt qua cuộc đời hiện thực hôm nay!

T́nh yêu là một đề tài lớn đối với Du Tử Lê. T́nh ở ông đa dạng, thường trong t́nh cảnh éo le, bất ngờ. Ở ông, hệ luỵ dục t́nh có mặt nhưng khá mờ nhạt bên cạnh những cao cả, tuyệt vời của t́nh yêu. Có lúc nhà thơ âu yếm gọi người yêu là "nhỏ": "Khi ta đến nhỏ ở đâu hỡi nhỏ / dưng ḷng ta suối bỏ núi qua rừng ..."; "Anh đă hứa em an ḷng hỡi nhỏ / ta sẽ về tới chốn của riêng nhau ..." (Đời Măi Ở Phương Đông); "... Con sóc nhỏ mang hồn lên núi lạ / ta chim rừng cánh đă mỏi thương đau / hương cỏ dại mát chân người ngà ngọc / em bảng đen vôi trắng giết đời nhau (...)"(Thơ Cho Nhỏ).

          T́nh yêu nhẹ nhàng, chút ngây thơ, nhiều mộng, với cánh bướm và tiếng con dế hát :

"...Ta ở đó đời ta không có tuổi

em sẽ thành cánh bướm lúc mơ vui

em sẽ thành con dế lúc khuya nguôi

cất tiếng hát ... phân ưu t́nh ai dang dở"

(Đời Măi Ở Phương Đông).

          Kẻ ṇi t́nh tự hứa biến thành ngọn lửa để sưởi ấm người t́nh và sẽ biến thành vần điệu nếu nàng muốn có thơ tô điểm cho đời :

"... Khi em lạnh tôi biến thành ngọn lửa

củi thương yêu. Than đỏ hực ân t́nh

em cần thơ cho sáng dậy thơm hơn

tôi lập tức hóa thân thành vần điệu

(...) Hiến Chương viết ngày t́nh yêu vô lượng

của hai người ? - Vâng, của chúng ta thôi

mặc ai cười ? mặc ai đó bĩu môi

họ ghen đấy. Bởi em là Thánh Nữ

Ta sẽ chết. Nhưng t́nh ta bất tử

v́ mở đầu nhân loại : cuộc chơi riêng"

 (Hiến Chương T́nh Yêu Ngày 14-2, ĐVVCMN,NN, tr. 11, 14)

          Bên cạnh "cuộc chơi riêng", hiếm, nhưng họ Lê có những lời t́nh cha con cảm động :

"cho con một góc mộ phần

 cơi an vui rất cận gần với cha

 cho con một góc mù loà

 trái cây nhân thế chát lè môi non

 cho con một chút núi sông

(chút thôi cũng đă buồn muôn năm rồi) (...)"

(Thơ Ở Du Và Chó Xù).

*

          Đến chốn linh thiêng, thoạt nh́n có người sẽ cho rằng Du Tử Lê ngạo mạn khi thần thánh hóa một số người t́nh của ông thành "em vô nhiễm", "Thánh nữ", "từ mẫu", "Mẹ" viết hoa, "Bồ Tát", Phật, v.v. Nhưng cũng có thể xem Du Tử Lê là một con người hèn mọn, tội lỗi nhiều do đó đă t́m đến những đấng thiêng liêng, dù có khi hăy để lộ nhiều dùng dằng, phật ư.  Nhiều lần ông tự nhận ông là "tên ngoại giáo", kẻ "từ chối chọn thiên đàng", là Giu-đa kẻ đă bán Chúa đổi lấy một nén bạc bạc vô nghĩa và cuối cùng làm "kẻ tân ṭng""tôn thờ một Chúa"! Tất cả cũng chỉ v́ yêu, qua người yêu! T́nh yêu có khi cao cả, quá tầm tay hay không giữ được lâu, thành huyền diệu, cao quư. Nh́n chung, ông có một tâm hồn rất Việt Nam, ở phẩm tính tổng hợp và cởi mở đối với các tôn giáo và giao thương địa lư, nhân t́nh!

          Tuyên ngôn t́nh yêu thấm đượm tín ngưỡng đă được Du Tử Lê công bố lần đầu qua bài Phúc Âm Nàng trong tập Thơ Du Tử Lê 1967-72. Người yêu Thụy Châu đưa nhà thơ đến gần Chúa, qua nhiều chặng tâm linh, từ nhập môn "xin những điều vớ vẩn" quỳ dưới chân nàng thay v́ những đấng tối cao hơn, đến chỗ hiểu được thế nào là mầu nhiệm :

"(...) vâng chúng tôi thường gặp nhau vào mỗi chiều thứ sáu

ngày chúa bị đóng đinh

ngày giáo dân không được phép ăn thịt

(để tưởng nhớ đến ngài)

tôi là kẻ đă tự đặt ḿnh ra ngoài ṿng tín ngưỡng

nhưng đôi khi cũng bàng hoàng

chợt nhận ra dù ḿnh vô thần nhưng cuối cùng đă mặc nhiên tôn thờ một Chúa :

(...) tôi thích được qú dưới chân nàng

để xin những điều vớ vẩn

(...) tôi không tin thượng đế

nhưng lại chắc một điều là hận thù có thật

cũng như tôi tin nàng tuyệt vời

hơn bất cứ một người đàn bà nào hiện đang có mặt

(...)  nàng tin nơi t́nh yêu

như giáo dân tin nơi phép nhiệm mầu của chúa

hăy tin ôi hăy tin

nước sẽ rút về bờ kia tuyệt vọng (...)"

(tr. 50-1),

         Đến tập Ở Chỗ Nhân Gian Không Thể Hiểu,  lời xin đă hướng thượng, tâm linh đă mở, linh hồn đă sẵn sàng, báo trước con đường tâm linh mà nhà thơ sẽ đi, qua những người nữ khác nhau, tiếp nhau :

"Ở chỗ nhân gian không thể hiểu

tôi xin người sớm phục sinh tôi"

(tr. 16).

" ... Hỏi Chúa đi, ngài sẽ trả lời trong tay Thánh Nữ có đời tôi... "

(Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi, tr. 71).

         Nguyên trọn phần thứ nhất của tập Đi Với Về Cùng Một Nghĩa, Như Nhau họ Lê dùng để tung hô Thánh Nữ Ca : "cây thánh giá có một đầu rất nhẹ / Chúa không kêu ai vác hộ bao giờ / em quay mặt khước t́nh tên ngoại giáo / đâu biết rằng Chúa khổ biết bao nhiêu"(Thập Tự Nàng); ở những dịp khác, là những bài thơ chỉ với tựa đề  đă thấy hoặc sự thành khẩn hoặc đam mê dứt khoát : Phúc Âm Nàng, Phúc Âm Ngoại Đạo, Thập Tự Nàng, v.v.

         Du Tử Lê đă thi-ca hóa một số quan niệm và h́nh ảnh tôn giáo, một số biểu tượng, cách sống đạo : phục sinh, thiên đàng, địa ngục, chén đắng, ruộng máu, bánh thánh, Tin Mừng, v.v. Ông đă kéo đạo xuống với con người rất trần tục, những kẻ ṇi t́nh, đam mê! Tro than là một trong những biểu tượng từ Thánh Kinh được ng̣i bút họ Lê dùng rất nhuyễn :

"đời muôn cửa tôi chọn về địa ngục

thiên đàng em bỏ lại đă hoang tàn

ai nắng gió trên cảnh đời kẻ đó?

Mà tôi ngồi điếng lặng giữa tro than"

(Thơ Ở Tro Than. ỞCNGKTH, tr. 26).

"trên tay Chúa dấu đinh người bị đóng / cuối đời tôi than củi đă thành tro / em chẻ nhỏ khối t́nh tôi lỡ gửi / nhóm nổi không một ngọn lửa oan cừu..." (Thịt Xương Tôi Đấy Xin Người Nhận, ỞCNGKTH, tr. 109).

"em vô nhiễm. Bị đinh đời đóng suốt

bởi chọn tôi, một kẻ giống Giuđa

tôi bán ḿnh, nhưng không bán thiên thu

hồn ẩn mật đă gửi người trước đó ..."

(Hồn Ẩn Mật Đă Gửi Người Trước Đó, ỞCNGKTH tr. 114).

          Chúa như một bảo đảm  cho con người không chỗ bám víu. Hết hối người t́nh hỏi Chúa th́ khi trầm lắng vẫn là Chúa như đảm bảo cuộc đời  :

" Hỏi Chúa đi rồi em sẽ hay

tôi buồn như phố cũ như tay

bàn chân từng ngón ngưng không thở

lạc mất đường đi tạnh dấu bay

Hỏi Chúa đi, ngài sẽ trả lời

trong tay Thánh Nữ có đời tôi... "

(Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi, ỞCNGKTH, tr. 71).

          Nơi nhân gian không thể hiểu, nơi đó có t́nh yêu, một t́nh yêu có thể khác thường, ngang trở :

"Ở chỗ nhân gian không thể hiểu

đôi mắt người hồ như biển đông

có mưa-tôi-cũ về ngang đó

tự buổi thiên đàng chưa lập xong

(...) Ở chỗ nhân gian không thể hiểu

tôi xin người sớm phục sinh tôi"

(Bài Nhân Gian Thứ Nhất , ỞCNGKTH, tr. 16)

*

Ṇi t́nh, nhà thơ lại có cơ duyên với những t́nh yêu khác, một lần t́nh ngộ ở không gian cửa Thiền và ông sẽ gọi người yêu là Bồ Tát, là Phật sống, khiến ông phải làm Sa Di cho xứng với t́nh của nàng:

"(...)  phá chấp. Như Lai ở dưới trần

hiện thân Bồ Tát cứu nhân gian

cây oan khuất vẫn ngh́n tay vẫy

tôi vẫn nh́n em là chân kinh

xuống tóc. Theo em khép cửa đời

vào thiền để chỉ thấy viền môi

yêu nhau ai bảo tâm không trụ?

quên hết. Nh́n nhau. Nhất quán rồi.

(...) v́ em tôi đă làm Sa Di

không đi nên ư vẫn quay về

bế quan toạ thị. Tôi và vách

em tụng kinh ǵ? Cho nghe đi

hôn em Bồ Tát. Chuông kinh hăi

rung hoảng v́ tôi ? hay cả em?"

 (V́ Em Tôi Đă Làm Sa Di , ỞCNGKTH, tr. 77-78).

          Sự quảng đại từ bi của người nữ, cao cả, liên tục, nhưng câu thơ th́ nhiều đứt đoạn, phân vân! Nhưng rồi Bồ Tát cũng phải chia biệt, nhà thơ ở lại nh́n theo, đành "cảm ơn huệ nhăn em khai mở /  tiền kiếp xưa ḿnh đă có nhau", c̣n chăng là dư vị thiền môn  

"... người cho tôi mùi hương

và, mặt trời giữa ngực,

môi: thơm biển Hoa Nghiêm,

trái tim: rừng Bát Nhă"

(Thơ T́nh, Gửi Yêu Dấu, Đầu Thiên Kỷ, Mới)

          Hy vọng bao giờ cũng nở giữa rừng huệ từ bi :"cành hoa tay Phật : ḷng Ca-Diếp / tâm ấn đời ta : vùng vắng im / ngày sau thân-chứng-em-Bồ-Tát / có bóng ma xin gác cửa Thiền" (Hựu Ca Mới).

*

          Từ đầu thập niên 1970, Du Tử Lê đă muốn  mở một con đường thi-ca với âm điệu và ngôn ngữ riêng. Tập Thơ Du Tử Lê 1967-1972 bước những bước dè dặt thám hiểm vùng tâm thức và tư duy. Đến Thơ T́nh khi ra đến hải ngoại ông trở về nét thơ b́nh dị và tâm t́nh đôn hậu rất con người, nhưng sau đó cho đến nay th́ ngọn bút thơ ông trở thành cây đũa kỹ thuật cách tân nhiêu-khê và nhiều lần làm dáng với con chữ - dù xen kẽ vẫn có những bài âm điệu và t́nh ư giản đơn mà thâm sâu! Du Tử Lê đă thành công sáng tạo một số h́nh ảnh và từ ngữ của riêng ông : khúc thụy du, hựu ca, con sóc nhỏ, bóng c̣ trong sương, v.v. mà những con dế, bọ ngựa hay châu chấu, cào cào, vi trùng, v.v. cũng có vẻ thích hợp với mạch thơ của ông, những Sa Di, con chiên, kẻ ngoại đạo,... cũng rất Du Tử Lê! Ngoài ra, thơ ông gần và hợp với âm nhạc cuối thế kỷ XX kể lể lớn tiếng, nhát gừng có khi thiếu trong sáng. Thơ ông đă có nhiều người viết nhận định, phân tích, qua bài này, chúng tôi chỉ tŕnh bày sơ lược sự h́nh thành và bước đi liên tục của nhà thơ, như một đóng góp cho thi-ca Việt Nam ! 

 

Chú thích :

1.      X. tạp chí Văn Học SG, 179, 3-1974. Số đặc biệt về giải Văn học nghệ thuật năm 1973. Ngoài ra có sự kiện một số giám khảo như Nguyên Sa đă rút tên để chống lại luật kiểm duyệt 007 lúc bấy giờ!

2.      Vơ Phiến. Văn Học Miền Nam : Thơ. Westminster CA: Văn-Nghệ, 1999. Tr. 3117-3121. Trong cùng bộ văn học sử này, trường hợp thơ Thanh Nam trước 1975 cũng đáng đặt câu hỏi, v́ thơ lưu đày của Thanh Nam sau 1975 mới là hiện tượng! Dĩ nhiên nhiều thiên tài thi-ca từng nổi tiếng khi c̣n trên ghế học-đường, như Chế Lan Viên, Nguyễn Tất Nhiên, Sương Biên Thùy, ... Chúng tôi ghi nhận ở đây một sự bất b́nh thường, một loại hiện tượng của sinh hoạt văn học người Việt.

3.      Du Tử Lê. "Một vài nỗ lực cách tân thể lục bát và quan niệm hoán vị / conversion concept". Tuyển Tập Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng, 2, 1997, tr. 209-219.

4.      Trong bđd ở chú thích 3, ông viết "độc giả thứ hai" nhưng khi trả lời phỏng vấn của Nguyễn Mạnh Trinh in trong Du Tử Lê Tác Giả Và Tác Phẩm (Tập 2. ? CA: Nhân Chứng, 1997, tr. 102) và trong tùy bút "Yêu dấu, cần chăng, một lời nào, khác, nữa?" (Thế Kỷ 21, 156, 4-2002, tr. 85-93), ông ghi là "tác giả thứ hai". Có thể bản Tuyển Tập 1997 in sai!

5.      "Về thơ Tương-tác của Du Tử Lê". Tuyển Tập Văn-Học Nghệ-Thuật Liên-Mạng 1, 1996, tr. 56.

6.      X. Du Tử Lê. "Yêu dấu, cần chăng, một lời nào, khác, nữa?" (Thế Kỷ 21, 156, 4-2002, tr. 85-93). Tựa một bài tùy bút trong đó Du Tử Lê kể lại kinh nghiệm tựa nhiều chữ hoặc bỏ dấu khác thường của ông trong sáng tác thơ cũng như truyện, trước và sau 1975, bị phản đối, phê b́nh thế nào, cũng như kinh nghiệm làm thơ với những dấu gạch chéo slash /  .

7.      Du Tử Lê. Bđd chú thích 6, tr. 90. 

tháng 2-2002

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Vy Khanh