ý kiến của các tác gỉa: nguyên sa. văn cao. đỗ qúy toàn. tô thùy yên. quỳnh thi. huệ thu. trần mộng tú. nguyễn thị thanh bình. hoàng lộc. triều hoa đại. hoàng xuân sơn. khánh hà. luân hoán. như chi. khánh trường. du tử lê. phan ni tấn. trang châu. thái tú hạp. lưu nguyễn. chu vương miện. đỗ kh. lâm chương. hà nguyên du. song hồ. nhất linh. yên thao. cao thoại châu. hoàng hương trang. xuân tùng. thương hoài thương. hà nguyên dũng. đỗ bạch mai. trịnh bích ba. phạm việt bằng. phùng thanh chủng. vũ huy long. băng sơn. huỳnh minh tâm. khắc thạch. dương thuấn. trương sĩ hùng. đặng nguyệt anh. trầm hương. lê khánh mai. nguyễn hoài nhơn. nguyễn lương ngọc. vĩnh nguyên. lê quốc hán. lê kim giao. hoàng việt thắng. nguyễn trung hiếu. văn trọng hùng. trương nam hương. nguyễn tấn sĩ. lê lâm. trần xuân an. lê hoài nguyên. trinh đường. ngô tịnh yên. chân phương. tường linh. phan xuân sinh, hoa thi, trân sa, đỗ trung quân, phan thị thanh nhàn, nguyễn quang thiều, thanh thảo, tuyết nga, phan huyền thư, ly hoàng ly, song vinh, vũ duy thông, trần huiền ân, thanh thảo, song hào, bằng việt, ...

 

Nhà thơ Trinh Ðường (quảng Nam)

 ....Bản lĩnh sống tạo ra bút pháp và phong cách. Phong cách lớn hình thành khuynh hướng. Khuynh hướng đặc biệt lập trường phái...

...Trong cái không khí có lúc nhàm chán, chúng ta thật sự sảng khoái được thấy hiện lên trên thi đàn chung những gương mặt thơ mới (có ba cách hiểu chữ mới : Giọng điệu mới, những bạn mới phát hiện, những bạn mới xuất hiện sau 1975 và những bạn đã có trước 1975 ở miền Nam) mang sắc thái nhiều luồng văn hoá khác nhau, nhiều quan niệm khác nhau về cuộc sống. 

...Bản thân một bài thơ hay tự nó có quyền lực, nó hoàn toàn có quyền đến với mọi người ở mọi thời và chúng tôi nghĩ rằng ai có bài hay, người ấy đã là tác giả và mới là tác giả. Có nhiều thi hào viết hàng nghìn bài nhưng tôi nhớ không quá mươi bài như Lý Bạch hay như Arvers chỉ lưu lại duy nhất một vài bài...

Cái hay của một bài thơ là vô cùng. Nó không có giới hạn rạch ròi mà chỉ qua cảm nhận của người thưởng thức. Mà người thưởng thức khác nhau về tạng và trình độ, sẽ có nhiều tiếng khen chê chung quanh cuốn sách này (N G M T M), nhưng dù ai đó cố tình phủ nhận, cũng không thể không thấy một điều : Cái ríu rít bách thanh của nhiều loại chim, cái xao xuyến sắc hương của nhiều loại hoa của một vườn quốc gia, mà muốn thưởng ngoạn chính xác, có khi phải đứng xa, nhìn từ nhiều góc độ, hay đi ngược một ý thức sáo mòn hoặc phải lùi niên đại một thắng cảnh, hơn thế phải xem bằng lòng hơn là bằng mắt....
......

Trinh Ðường
(Lời đầu sách, Những Gương Mặt Thơ Mới, tập 1)

 

Nhà thơ Ngô Tịnh Yên
trả lời Nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh
(Hợp Lưu số 38, mùa xuân năm 1998)

Người ta thường nói; "cơm áo không đùa với khách thơ" . Theo tôi nghĩ, với "khách văn"thì chính xàc hơn. Viết văn mới đòi hỏi sự cần cù nhẫn nại, chăm chỉ nên rất cần yếu tố thời gian. Còn với thơ, hình như càng thiếu thốn càng đau khổ người nghệ sĩ càng có cảm hứng hơn..Nếu được hạnh phúc thì vẫn có thơ. Nói chung, thơ đến tùy cảm hứng, nó có thể bật ra trong một chiều mưa nằm bụng đói meo, có thể bật ra trong một phòng làm việc sang trọng. Với tôi, có nhiều bài thơ ra đời lúc bụng tôi đói ngồi trên vỉa hè nhà sách Khai Trí đường Lê Lôi nhìn người qua lại, lúc tôi đang lái xe trên những freeway vĩ đại của nước Mỹ, lúc đang bận việc làm vv...

điều đáng mừng là văn thơ vẫn còn một vị trí vô cùng quan trọng và vẫn được đặt ở một chỗ sang trọng trong lòng người Việt xa xứ. Văn Học, VHNT(lẫn ở trong nước) vẫn còn quanh quẩn trên nhiều lối mòn, có một vài hiện tượng khai phá nhưng thường vấp phải những ngăn trở đố kỵ, tiểu nhân của quá nhiều kẻ bất tài mà háo danh..

2.
Thả Lá Ðề Thơ

(trích trong Lãng Mạn Năm 2000, Ð
ời (Hoa Ky)xuất bản 1996)

Tại sao tôi làm thơ ?
Tôi tìm kiếm cho mình riêng một đỉnh - góc đời, giữa không gian hai chiều - ba chiều- bốn chiều...tôi muốn đêm rực rỡ nắng vàng, vườn lộng lẫy nở tràn cỏ hoa, con tim mãi không già , và cuộc sống đã không như điều tôi mơ ước...

Hồn tôi oan khiên đợi hạn cuối cùng
Tim tôi rỏ máu
Không có điều gì để trách ai, tỉnh ra...
bao nhiêu nước đã chảy dưới chân cầu
Nhờ ơn đời cay đắng đã cho tôi thi vị !

*

Thơ là bạn hay tình ?
Là gì cũng đủ làm mình ngất ngư
Theo Thiền bình đẳng nhất như
Quá giang qua cõi thực hư xóa nhoà
Trái tim Không có tuổi già
Nên hay xuống phố la cà đó đây

Ngô Tịnh Yên

 

Nhà thơ Chân Phương
trả lời nhà thơ Phan Việt Thủy
(tập san Việt số 5 đầu năm 2000)

Sáng tác với tôi là nhu cầu thường xuyên. Tôi viết bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu ; không kể khi cao hứng như buổi sáng cuối tuần thư thả sau giấc ngủ ngon nhìn nắng mai chào mừng trang giấy mới, hoặc đêm khuya đọc vừa xong cuốn kỳ thư...Và các buổi giao thời thường là thời điểm xuất thần cho tôi : nụ xuân vừa hé, lá thu chuyển sắc, trận tuyết đầu đông, hoàng hôn tàn năm...

Nhà thơ cần đi và sống đam mê để có ý thức về thời đại cộng thêm tri kiến sâu rộng (không chỉ thuần túy văn nghệ) và óc phê phán độc lập để biết đúng chỗ đứng của mình trong cõi người ta cũng như trong cõi văn chương. Nếu cứ loay hoay trong ao tù cái ngã hạn hẹp và lặn hụp dưới đáy giếng văn hoá tỉnh lẻ thì dù có kiên trì làm thơ ngày đêm, suốt đời cũng chẳng đi đến đâu.

Hệ trọng nhất là tính nhất quán của bài thơ. Bởi thế không thể tách bạch các mối quan tâm :

a/ cấu trúc là xương cốt
b/ ngôn ngữ ý tượng là da thịt.
c/ tư tưởng cộng cảm xúc là thần thái.

Tôi muốn nhấn mạnh thêm một chi tiết cốt lõi của nghề thơ : người làm thơ không thể dễ tính hoặc đại khái với đoạn kết của một bài thơ, đặc biệt là câu kết và mấy chữ sau cùng. Một bài thơ dù công phu cấu tạo đến đâu mà thất bại câu cuối cũng không khác gì một giai nhân bị tạt axít vào mặt !

Chân Phương

 

Nhà thơ Tường Linh
trà lời nhà báo Lê Phương Chi
(tạp chí đất Mới- Montréal Canada- số 6 bộ 2 tháng 6-1990)

- ..tôi nhớ lại một Tết năm nào, anh có đọc cho tôi nghe bài thơ anh viết về Nguyễn Trải...

Bài thơ anh nhắc đo là bài "Với Trúc Côn Sơn" tôi làm vào dịp xuân Canh Thân 1980, nhân kỷ niệm 600 năm Nguyễn Trải (1380-1980). Tôi nhớ vào năm 1988, tôi có gởi nó cho một tờ báo, nhưng báo ấy không đăng. Có lẽ họ thấy đã quá trễ dịp 600 năm Nguyễn Trải ? Hoặc bài thơ ấy còn có mặt hạn chế nào đó, hoặc cả hai lý do đó cũng nên !

- Sao đến 8 năm sau ngày hoàn thành nó anh mới gởi đăng báo ?

Thú thật, là lúc đó tôi thấy có chủ trương đổi mới về cách nhìn và sự thẩm định về văn học nghệ thuật cũng có vẻ "thoáng"hơn, không sợ bị hiểu lầm như trước, có suy diễn bất lợi cho tác giả.

- Vậy hôm nay anh có thể cho báo Ðất Mới đăng bài thơ ấy được không ?

Với tôi thì chẳng có gì trở ngại cả. Tôi nghĩ rằng đã là người Việt Nam dù ở phương trời nào cũng nghĩ về Nguyễn Trải như nhau. Có khác chăng là ở cách diễn đạt qua văn thơ, nhất là bằng thơ, do tài năng và trình độ kiến thức khác nhau. Vậy , việc tôi gởi bài thơ ấy để Ðất Mới đăng cho bạn đọc Việt kiều hải ngoại xem, tự tôi không thấy có gì trở ngại cả.....

.....

Nhân đây tôi xin vui miệng nói ra ngoài lề một chút. Năm 1985, nhà xuất bản Văn 
Học Hà Nội và Hội Văn Học Nghệ Thuật Quảng Nam Ðà Nẵng in tuyể tập thơ "Một
Vùng Thơ"chọn những bài thơ từ 1945 đến 1985. Tôi đọc thấy họ in bài "Chị Ðiện Hoà"
của tôi làm, nhân trận đánh Pháp ác liệt ngày 4-1-1951 mà tôi có tham dự. Thời ấy có
thể nói trẻ em vùng tự do Quảng Nam cũng thuộc lòng bài thơ này. Ấy thế mà, họ sưu
tầm ở đâu không biết, đã in sai đến 50% và bút hiệu Tường Linh của tôi họ đề là Trường
Sinh và tác giả được nhà sưu tầm ghi chú là "đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp"
Thật là một công việc làm tắc trách không sao chịu nổi. Phải không anh ?
-
Sao anh không gởi thư cho nhà xuất bản, nói lên sự thật và bảo họ đính chính ?
Có chứ. Chẳng những gởi cho nhà xuất bản mà tôi còn gởi cả cho Hội Văn Hóa
Nghệ Thuật Quảng Nam Ðà Nẵng nhưng cả hai đều " im lặng đáng sợ" cho đến nay. Và
năm 1988, cũng tình cờ tôi lại đọc thấy trong tạp chí Du Lịch số chuyên đề Quảng Nam
Ðà Nẵng có in bài thơ "Năm Cụm Ngũ Hành"của tôi, nói về một người thương binh thời
chống Pháp trở về quê quán là thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Bài thơ này bị bứt bỏ một
đoạn và đổi bằng một cái tên khác, tuy tác giả là Tường Linh vẫn được giữ. Tôi bèn gởi
thư đến tổng cục du lịch phàn nàn và đề cập đến vấn đề nhuận bút. Lại gặp sự "im lặng
đáng sợ "nữa. Cũng theo lối đó, tôi còn mất nhuận bút ở một vài tờ báo khác nữa. Mà
thôi, nhắc với anh cho vui vậy thôi...
-
Xin anh cho biết bài thơ anh thích nhất ?
Tôi có cái tật sau khi hoàn thành một bài thơ, dù đã được đăng báo hay in sách , hễ
đọc lại là thấy ...hết thích, lại lo làm bài khác...
-
Mấy lúc sau này anh làm thơ cũng nhiều, anh có định in không ?
Anh hỏi cái gì mà động trời quá vậy ? đó là một việc tôi có muốn, có thể nói là
muốn lắm , nhưng định thì không thể định được, vì lý do đầu tiền là Tiền đâu ? Chuyện
in thơ lúc này đúng là...tiền định anh à ! Thú thật tôi đã sưu lục những bài thơ tôi sáng
tác từ năm 1974-đến 1989 lựa thật kỹ, bỏ thẳng tay không dám tiếc, chỉ còn lại 52 bài
Tôi chép thành tập, lấy tên là "Mười Lăm Năm Thơ", trang đầu sách có in của bậc tiền
bối Nguyễn Tiên điền một câu : "Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình" coi cũng tương
đối bài bản, nhưng chỉ để...ngó !
 

Tường Linh
(Lê Phương Chi thực hiện)

 

Xin bấm vào đây để xem tiếp