ý kiến của các tác gỉa: nguyên sa. văn cao. đỗ qúy toàn. tô thùy yên. quỳnh thi. huệ thu. trần mộng tú. nguyễn thị thanh bình. hoàng lộc. triều hoa đại. hoàng xuân sơn. khánh hà. luân hoán. như chi. khánh trường. du tử lê. phan ni tấn. trang châu. thái tú hạp. lưu nguyễn. chu vương miện. đỗ kh. lâm chương. hà nguyên du. song hồ. nhất linh. yên thao. cao thoại châu. hoàng hương trang. xuân tùng. thương hoài thương. hà nguyên dũng. đỗ bạch mai. trịnh bích ba. phạm việt bằng. phùng thanh chủng. vũ huy long. băng sơn. huỳnh minh tâm. khắc thạch. dương thuấn. trương sĩ hùng. đặng nguyệt anh. trầm hương. lê khánh mai. nguyễn hoài nhơn. nguyễn lương ngọc. vĩnh nguyên. lê quốc hán. lê kim giao. hoàng việt thắng. nguyễn trung hiếu. văn trọng hùng. trương nam hương. nguyễn tấn sĩ. lê lâm. trần xuân an. lê hoài nguyên. trinh đường. ngô tịnh yên. chân phương. tường linh. phan xuân sinh, hoa thi, trân sa, đỗ trung quân, phan thị thanh nhàn, nguyễn quang thiều, thanh thảo, tuyết nga, phan huyền thư, ly hoàng ly, song vinh, vũ duy thông, trần huiền ân, thanh thảo, song hào, bằng việt, ...

 

Nhà thơ đỗ Trung Quân
trà lời Hiền Hòa VNExpress ngày 28-3-2003

...Cảm xúc đến lúc nào, tôi đặt bút lúc ấy. Có khi cả tháng trời không viết nổi một chữ. Nhưng có khi ngồi dăm phút lại tuôn ra vài bài. Tôi viết báo và chạy sô vì thơ ca không nuôi nổi tôi. Đói thì không làm thơ được.

...Cá nhân tôi cho rằng thơ ca là một thứ nghề kiếm sống lương thiện. Có điều ở VN, thi sĩ thường khó sống nổi bằng lao động thơ ca. Bởi chúng ta không quen trả tiền sòng phẳng cho lao động thơ ca như các loại lao động khác. Bản thân nhà thơ cũng không ý thức được giá trị món hàng của mình. Tôi biết một số thi sĩ đã không dám cầm khoản nhuận bút 1-2 triệu đồng cho một bài thơ vì không tin lao động thơ ca lại được đánh giá cao thế.

 

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn

....Khi làm thơ, tôi không để ý trau chuốt nhiều về câu chữ mà quan trọng hơn là sự chân thành. Thơ ca cũng như cuộc sống, sự thành thực là một trong những cách hữu hiệu nhất có thể giúp ta đến gần và ở lại với mọi người.

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
trả lời Thu Hương
VNEXpress ngày 29-6-2002

Với tôi, thơ là sự ước lệ, mơ hồ mà một người vừa làm thơ vừa viết truyện vụ án thì rất bất ổn và chẳng thích thú gì. Nhưng nhà thơ làm báo cũng có điểm thuận lợi, ví dụ, điều quan trọng nhất khi làm báo là phát hiện vấn đề, mà nhà văn, nhà thơ lại rất giỏi phát hiện điều có lý trong sự vô lý. Tuy nhiên, nhà thơ phải biết chọn loại hình và đề tài phù hợp để viết. Nếu họ viết các vấn đề về gia đình, tâm lý thì những bài đó sẽ mang cái nhìn nhân ái.

 

Nhà thơ Thanh Thảo
trả lời từ tạp chí Gia đình Xã Hội

Thơ là gốc của báo, còn báo lại là kho thực phẩm của thơ theo nhiều nghĩa, kể cả nghĩa vật chất đơn thuần. Tôi vốn là nhà báo, đã hành nghề báo từ hơn 30 năm nay, nhưng cũng chỉ từ dăm bảy năm nay, nghề báo mới nuôi được thơ tôi. Còn trước đó, thơ tôi cũng phải vạ vật kiếm sống, nhiều lúc gian nan lắm. Báo và thơ có thể ví là vợ - chồng của nhau. Một ông chồng - thơ lo toàn chuyện trên trời, còn cô vợ - báo chí thì chuyên lo chuyện dưới đất. Dẫu có tình cờ tấp vào nhau, nương nhau mà sống thì cuộc tình này có vẻ hứa hẹn sẽ dài lâu vì ai lo việc nấy, chẳng ai dẫm chân lên ai.

(câu hỏi :Ông nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng nhà văn mà viết báo nhiều, trước sau gì cũng bị báo chí nuốt mất hồn?

Hồn ai nấy giữ, viết báo nhiều quả thật cũng ảnh hưởng đến việc viết văn hay làm thơ, nhưng ảnh hưởng tiêu cực có mà tích cực cũng có. Đành phải chấp nhận thôi và cố gạn được chút tích cực trong chuyện hai trong một này. Riêng tôi cũng chỉ muốn được làm thơ, nhưng như thế nhà tôi sống vào đâu.

 

Nhà thơ Tuyết Nga
trả lời phỏng vấn Nhân Dân Nhật báo số ra ngày 05-3-2004

...Với tôi, khi viết một bài thơ là khi tôi đắm mình sâu nhất vào trong đời sống, trong số phận của riêng mình. Khi ấy, trong tôi chỉ còn một ý thức duy nhất là phải cảm nhận hết và thể hiện hết được chính mình. Tôi chả bao giờ quan tâm đến việc tôi giống hay khác người khác.

.....

Với tôi làm thơ là để san sẻ, để ghi nhận chứ không phải để chứng tỏ. Tôi đã luôn muốn mình là một phụ nữ trước khi là một người làm thơ và nếu phải chọn một trong hai thứ, tôi sẽ chọn làm một phụ nữ.

......

Tôi quan tâm đến quan niệm nghệ thuật, đến cách nhìn đời sống. Theo tôi nó là sự thể hiện tập trung nhất đặc điểm của một tác giả. Cuộc sống đa diện và nhiều biến hóa, khi tôi tìm đọc một tác giả nào đó là tôi đang muốn có thêm một cái nhìn khác, càng độc đáo, khác lạ càng tốt, về đời sống và về thế giới con người.

 

Nhà thơ Phan Huyền Thư
Trả lời phỏng vấn Nhân Dân nhật báo số ra ngày 05-3-2003

....Thơ là nghệ thuật bậc cao của ngôn từ. Âm thanh, tiết tấu, thi ảnh, cấu tứ, giai điệu...v.v. chỉ gói gọn trong những ký hiệu ngôn ngữ tiếng Việt. Tôi chẳng chú trọng gì đặc biệt. Cảm giác thúc đẩy tôi viết. Viết bằng bản năng, bằng kinh nghiệm, bằng vốn sống, bằng văn hóa nội tại của mình...

....Tôi viết cũng như thực hiện lời hứa của mình, sám hối với những lỗi lầm của mình và phục sinh những giấc mơ đẹp của mình vào người mình yêu. Có thể bạn nghĩ là tôi "ba hoa" nhưng phần lớn những bài thơ tôi viết trong giấc ngủ của mình.

....Để nâng thơ lên một tầm mới là một vấn nan. Nó nghiêm túc hơn chuyện phân định giới tính của tác giả rất nhiều... Chừng nào người ta còn vẩn vơ đến "nữ tính" và "nhà thơ nữ" trong thơ, tôi cho rằng chừng đó nhận thức về thơ còn tụt hậu. Ngay thời kỳ Thơ Mới ra đời huy hoàng, rực rỡ, các nhà thơ nữ của chúng ta đâu có bị "nội soi", kỹ lưỡng như hậu sinh ngày nay. Thật buồn cười, nếu "nữ tính là ưu điểm trong giọng điệu của các nhà thơ nữ" thì ưu điểm của các nhà thơ nam là gì?

...Tôi muốn ra mắt tập thơ tiếp theo. Có lẽ sẽ tìm một hình thức nào đó... khác lạ. Bắt đầu cần phải trang điểm phấn son váy áo cho thơ của mình rồi... cảm thấy mình hết sức trẻ, không còn "sung" nữa. Nói cho vui vậy thôi thực sự là tôi đang muốn xã hội hóa thơ ca bằng một hình thức độc đáo nào đó... trình diễn thơ, sắp đặt thơ hay là ra mắt CD thơ... miễn là người ta muốn nghe nó, nghĩ đến nó cho dù chỉ để thư giãn và rồi thấy cần phải lãng mạn hơn nữa trong cuộc sống

 

Nhà thơ Ly Hoàng Ly
trả lời phỏng vấn Nhân Dân nhật báo số ra ngày 05-3-2004

.....Tôi cũng có nghe những ý kiến về tình hình chung của nhà thơ nữ đúng theo cách bạn nói. Thú thực tôi cũng không có gì bức xúc về việc này. Trời sinh ra có phái nam, phái nữ thì chẳng lẽ thơ lại không có "âm, dương". Nếu thơ mà chỉ là những lời kể lể dông dài thì chán thật nhưng quan trọng là nếu thơ có kể lể đa cảm nhưng mà cái cách kể lể đó có ghi được một dấu ấn đặc biệt gì không, đọc có thấy hay không, có làm người ta nhớ hay không. Một trong những cái hay của người sáng tạo là biến được cái mà người đời vẫn liệt vào hàng xấu, dở hơi, vứt đi... trở thành cái khiến người ta ngỡ ngàng không thể quên được. Cũng có rất nhiều bài thơ có vẻ ra chiều khai thác vô thức tâm linh "nâng thơ lên một tầm cao mới", nhưng chỉ là cái vỏ bề ngoài mà thôi.

Tôi thích dùng từ "đương đại" hơn là hiện đại, bởi chẳng biết ai hiện đại hơn ai, có những cái tưởng là cũ nhưng lại rất hiện đại, có những cái mới nhưng lại rỗng. Nếu bạn muốn nói đến thế hệ thơ nữ hiện tại của mình nói chung, thì tôi nghĩ rằng điều đáng quý là chúng mình vẫn đang đi, có người đi chậm, có người đi nhanh, có người đang chạy, nhưng đích thì vẫn còn xa lắm. Nếu mà đã thấy đích thì có nghĩa là đã đứng lại rồi.


Xin bấm vào đây để xem tiếp