ý kiến của các tác gỉa: nguyên sa. văn cao. đỗ qúy toàn. tô thùy yên. quỳnh thi. huệ thu. trần mộng tú. nguyễn thị thanh bình. hoàng lộc. triều hoa đại. hoàng xuân sơn. khánh hà. luân hoán. như chi. khánh trường. du tử lê. phan ni tấn. trang châu. thái tú hạp. lưu nguyễn. chu vương miện. đỗ kh. lâm chương. hà nguyên du. song hồ. nhất linh. yên thao. cao thoại châu. hoàng hương trang. xuân tùng. thương hoài thương. hà nguyên dũng. đỗ bạch mai. trịnh bích ba. phạm việt bằng. phùng thanh chủng. vũ huy long. băng sơn. huỳnh minh tâm. khắc thạch. dương thuấn. trương sĩ hùng. đặng nguyệt anh. trầm hương. lê khánh mai. nguyễn hoài nhơn. nguyễn lương ngọc. vĩnh nguyên. lê quốc hán. lê kim giao. hoàng việt thắng. nguyễn trung hiếu. văn trọng hùng. trương nam hương. nguyễn tấn sĩ. lê lâm. trần xuân an. lê hoài nguyên. trinh đường. ngô tịnh yên. chân phương. tường linh. phan xuân sinh, hoa thi, trân sa, đỗ trung quân, phan thị thanh nhàn, nguyễn quang thiều, thanh thảo, tuyết nga, phan huyền thư, ly hoàng ly, song vinh, vũ duy thông, trần huiền ân, thanh thảo, song hào, bằng việt, ...

 

Nhà thơ Song Vinh
trả lời Quỳnh My, tháng 3-2003

Quan niệm về thơ của tôi rất giản dị, vì thơ là phương tiện chuyên chở cảm xúc. Đã là phương tiện thì sao cũng được. Thơ tự do, thơ có vần, thơ ngắn, thơ dài,  .. đều được tôi hoan nghênh miễn sao khi thưởng thức lòng tôi đạt được cảm xúc mà tác giả đã có...

Với riêng tôi, khi cảm xúc đến, tôi giữ vào đó. Rồi cảm xúc khác đến, tôi lại giữ vào đó.  Đến một lúc nào, có thể là chiếc lá bay, có thể là một tia nhìn, có thể là một thoáng gió; làm bài thơ thành hình. Tôi lại loay hoay trong ngôn từ để cụ thể hoá từng cảm xúc ấy, đôi khi nhanh,  đôi khi chậm .. Cuối cùng, bài thơ chào đời. Tôi lại loanh quanh dưỡng, loanh quanh nuôi.  Nhiều bài trưởng thành nhanh, nhiều bài chậm lớn phải nuôi thêm. Bài trưởng thành là nhưng bài được may mắn in ra.  Những bài chậm vẫn cưu mang trong tôi, dẫu cảm xúc đã nhiều và bài thơ thành hình đã lâu.

 

Nhà thơ Vũ Duy Thông
trả lời trần Hồng Thiên Kim báo Vietnam.net ngày 24-6-2003

Xưa nay đã có những định nghĩa kinh điển, rằng thơ là sự trình     diễn những con chữ trên một mặt phẳng rỗng, hay thơ là một loại hình văn học mà ở đó tiết kiệm từ ngữ được đạt đến mức tối đa... Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên đi tìm một định nghĩa chính xác về thơ. Một thực thể sống động không bao giờ định nghĩa cả. Chúng ta cứ viết, nếu đó là thơ thì sẽ được độc giả gọi là thơ, và ngược lại người ta bảo đây mà là thơ sao, thì có nghĩa đó không phải là thơ.

.....Tôi thuộc hàng những nhà thơ "ăn ngay", nhà thơ của đám đông, được số đông tung hê (có thể sau đó người ta sẽ lãng quên), nhưng tôi không có một diễn giả đông đúc như một số nhà thơ khác. Tuy nhiên, nhiều khi tôi thích lặng lẽ, trong một bài thơ tôi viết như một lời tự bạch: "Ở góc trời kia tôi tự sáng cho mình/ Đơn độc ngôi sao, ngọn lửa/ Để may ra trong giấc mơ dang dở/ Con chuồn kim đỏ thắm lại bay về". Tôi có một ý nghĩ về tham vọng của con người thế này: chân trời ở đâu? chân trời ở ngay dưới chân mình, đừng nhìn nơi mình sẽ đến, hãy nhìn nơi mình xuất phát để từ đó bay lên.

 

Nhà thơ Trần Hiền Ân
trả lời Hà Phạm, Thanh Niên  Oline, ngày 06-3-2004

Tôi làm thơ và viết văn đồng thời, về sau mới sưu tầm nghiên cứu - ban đầu là để giải quyết những truyện có liên quan đến dân gian, lịch sử rồi thấy hứng thú hơn khi đi sâu vào ngành này. Chất dân gian và lịch sử làm cho truyện huyền ảo hơn, nó giúp tôi giải tỏa những bế tắc không giải quyết được bằng sự đời thường tình. Chất thơ, chất truyện thì làm cho văn sưu tầm nghiên cứu mượt hơn, bớt khô khan. Làm thơ thường là nói lên tâm sự của mình, những vui buồn, thương ghét, bâng khuâng cám cảnh của mình trước bao biến thiên. Viết truyện là nói chuyện thiên hạ, chuyện cuộc đời muôn vẻ muôn mặt, cố gắng vẽ lại bức tranh xã hội. Và sưu tầm nghiên cứu là tìm hiểu xem người xưa sống thế nào, suy nghĩ thế nào. Mỗi bên mỗi vẻ, bổ sung cho nhau, khiến cho sự hướng nội và hướng ngoại trong lòng ta được đầy đủ hơn.

 

nhà thơ nữ Song Hào
trả lời Ngô thị Kim Cúc,  Thanh Niên 29-10-2003

...Phải có máu thịt, hơi thở của cuộc sống. Các nhà thơ phải cảm thật và phải "tình" thật.

....Thơ bây giờ khó nhớ quá, tìm một câu thơ hay để thuộc không phải dễ.

...Tôi bắt đầu làm thơ từ thời trung học. Khi tham gia phong trào sinh viên học sinh, tôi viết những bài thơ về quê hương - chỉ cho riêng mình, như nhật ký bằng thơ. Năm 1967 bắt đầu viết văn xuôi. Truyện ngắn đầu tay được đăng ở báo Dân chủ mới của Sài Gòn có tên Thằng Mễnh. Bút danh Song Hảo được dùng lần đầu với truyện ngắn đầu tiên viết trong chiến khu Câu chuyện tháng Tám đăng trên báo Văn nghệ Đất Thép năm 1972.

...Việc viết lách thì tùy hứng, khi cảm xúc đã chín muồi, nhưng đôi lúc phải bỏ dở để giải quyết công việc cơ quan.

 

nhà thơ Bằng Việt
trả lời Vnn, 27-10-2003

Tập thơ  này (Nén Câu Thơ Vào Gío) cũng như thơ của tôi vài năm trở lại đây, bắt đầu có sự chiêm nghiệm, từng trải hơn, cho nên hàm súc, ngắn gọn, bớt run rẩy hơn, đề tài cũng rộng hơn. Thơ tôi bắt đầu nhìn hiện thực bằng con mắt bình tĩnh, khắt khe hơn trong cấu tứ bài thơ, con mắt tỉnh táo nhưng cũng xen một chút đùa cợt. Trước tôi say sưa đi vào tình cảm, cảm xúc, nay tôi dồn nén lại, thích đứng từ trên nhìn xuống để thấy được cái tổng thể, để thấu suốt...

 

(còn tiếp)