ý kiến của các tác gỉa: võ kỳ điền, bình nguyên lc, trùng dương, phan thị trọng tuyến, trần thị ngh, nguyễn thị thanh bình, nguyễn xuân quang, hoàng nga, thảo trường, song thao, lê minh hà, kim lefrèvre, khánh trường, tâm thanh, lệ hằng, trần diệu hằng, lê thị thấm vân, trần hoài thư, nguyễn ý thuần, phạm quốc bảo, bùi bích hà, hoàng chính, dương kiền, đinh phụng tiến, hoàng liên, hồ đình nghiêm, nguyễn mng giác, thanh nam, dương thu hương, trần long hồ, trần thị kim lan, trần doãn nho, nguyễn thụy long, hà thúc sinh, lê thị huệ, trần vũ, ngự thuyết, miêng, lâm chương, mai ninh, nguyễn đông ngạc, bà tùng long, võ hồng, nguyễn thị vinh, sơn nam, phan du, nguyễn huy thiệp,hồ anh thái, vũ tú nam, nguyễn khắc trường, nguyễn ngọc thuần, nguyễn việt hà, nguyễn nhật ánh, lê lựu, nguyễn thị thu huệ, ...

 

Nhà văn Miêng
trả lời nhà thơ Triều Hoa đại
(tạp chí Văn số 41 tháng 5-2000)

Trong hai ngày giới thiệu Miêng (ngày 13 tháng 11 ở nhà anh chị họa sĩ Phan Nguyên Huỳnh Anh, và ngày 20-11, ờ nhà anh chị Huỳnh Hùng-Quỳnh Dao), tôi đều nói là chưa bao giờ tôi tự cảm thấy mình là một ‘nhà văn’, mà chỉ là một người ‘kể chuyện’thôi. Cho nên nhà văn thiệt thì không biết họ viết thế nào, về phần tôi thì muốn viết cứ ngồi vào máy, không suy tính phải ‘cẩn thận, chừng mực’ gì cả. Nếu tôi được tiếng ‘cẩn thận chừng mực’thì chắc tại tôi không quen viết dông dài.

Mỗi lần ngồi xuống để viết- và nhất là viết ra được cái gì- là một thú vị vô biên ! Nhà tôi là độc giả đầu tiên. Mỗi lần viết xong, tôi nhờ nhà tôi in ra đọc và phê bình. Có khi viết xong mà không biết đặt tên gì, lại nhờ nhà tôi đặt giùm, và khi nghe phán ‘truyện được’thì tôi thấy yên tâm, vì ‘nhân vật’này thuộc loại ‘khó chịu’, nếu phán ‘được’thì mừng như ngày xưa nhận ‘imprimatur’! Và ít nhất trong số độc giả chê cũng sẽ bớt đi một mạng !

...Tôi vẫn thường nói văn tôi già và nhà quê, nên ai cũng thấy ‘bánh quả bàng’chớ không phải bánh sâm banh. Xin cảm ơn qúy anh đã khen tôi ‘tài tình’. Còn về ‘bí quyết’thì tôi ‘không làm văn’, tôi cứ viết giản dị, nghĩ sao viết vậy, như nói, mà dĩ nhiên không cà lăm cà lặp. Tôi không cố ý trau chuốt. Tôi nghĩ truyện ngắn thì phải có vẻ như thật, phải rõ ràng và ngắn gọn.

‘Nhà văn có thể vừ là bà tiên mà cũng vừa là phù thủy được không ? bởi vì mới ở dòng đầu họ viết thật ngọt ngào, thật gắn bó yêu thương, nhưng ngay những dòng kế đó thì họ lại viết thật phũ phàng cay đăng ?’(Triều Hoa đại)

Nếu đúng là ‘nhà văn’thì tôi nghĩ chắc được. Một diễn viên giỏi là người thủ được nhiều vai, và vai nào cũng xuất sắc. Nhưng ‘nhà văn’kiểu đó thì là nhà-văn-nhà-nghề rồi. Trong khi chỉ là ‘người viết’hay ‘nhà văn nghiệp dư’, để tình cảm dẫn dắt thì tôi vẫn tin ‘văn là người’, ít nhiều gì nó cũng phản ánh tâm hồn mình trong cách viết.

Ngày nay chẳng thiếu gì tác giả vẫn cho rằng tiểu thuyết chính nhó là một quái vật trong văn chương nếu người ta không rút tiả được cái gì cho cuộc sống..., kiểu ‘văn dĩ tải đạo’bên mình thuở xưa. Trong Cái Giếng tôi muốn nói một sự thực là nhiều người ngay cứ thường bị rủi ro bất hạnh, không hẳn cứ ở hiền là gặp lành. Nếu Cái Giếng làm độc giả thấy được điều đó thì tôi cho là mình thành công rồi !

...Phản ứng của độc giả đối với Miêng thật là một món quà tinh thần qúy giá bất ngờ.

 

Miêng

 

Nhà văn Lâm Chương
trả lời nhà thơ Triều Hoa đại
(văn Học số 156 tháng 4-1999)

..Có những người cầm bút, coi chuyện làm thơ viết văn như nghiệp dĩ, và lẽ sống. Nếu không sáng tác, đời họ không còn ý nghĩa. Với tôi thì khác. Làm việc tùy hứng, sáng tác không đều. Có khi cả năm không được bài nào. Vì thế, chưa bao giờ, tôi dám tự nhận mình là nhà văn nhà thơ. Không phải làm bộ màu mè khiêm tốn đâu. Thật tình, tôi chưa xứng danh xưng ấy.

Tôi không phải là người viết văn làm thơ chuyên nghiệp, và cũng không thích chìu theo thị hiếu người đọc. Nói thế nghe dễ mất cảm tình quá. Nhưng đấy là sự thật. Xưa nay, tôi chưa từng nhận được đồng xu cắc bạc nào từ bài viết của mình. Nhưng tôi vẫn viết, vì tôi thích. Và chỉ viết những gì tôi muốn viết. Tôi không hề đắn đo xem phải viết thế nào, hành văn ra sao. Cứ nghĩ thế nào là viết thế ấy. đi lính, có những kỷ niệm vui buồn khó quên. đi tù, là vết thương không bao giờ lành được. Tôi cứ săm soi hoài nỗi đau nhức ấy. Thú thật với anh, trước kia tôi chẳng biết CS là gì, lòng không một hận thù nào về phía đối địch. Chỉ có khi đi tù , tôi mới nhìn rõ chế độ CS , và bản chất con người của chế độ ấy. Tôi ngạc nhiên vì họ quá căm thù, và lúc nào cũng muốn trút tai hoạ lên đầu tôi. Làm sao tôi có thể viết khác được ? Tôi thường viết tự truyện, phần hư cấu rất ít. Chỉ viết những gì đã trải qua, và đã có kinh nghiệm. Không có kinh nghiệm, mà viết theo tưởng tượng hoặc nghe người khác kể, thường là sai bét cả. Chưa từng cầm súng đối diện địch quân, mà dám viết về trận mạc. Chưa từng bị CS hành xác, mà viết truyện trong tù và chửi bới loạn cả lên. Tôi phục những vị ấy. Quả là thiên tài.

Tôi khó mà viết khác lòng mình. đang sống nơi thế tục, muốn vượt lên trên những điều thế tục, không dễ.Chỉ có thánh nhân mới làm được. Tôi không tin có ai ở cõi đời này chịu lấy ân báo oán, và bị tát má bên này, lại đưa má bên kia cho người ta tát thêm. Phật và Chúa khuyên thế, vì các ngài là giáo chủ. Tôi nghĩ, làm người trước hết phải thành thật với chính mình. Tôi nói lên những ẩn ức trong lòng tôi. Tôi không thêu dệt đặt điều nói xấu kẻ tôi ghét. đời tôi khắng khít với nỗi đau khổ nhiều hơn niềm vui sướng. Tôi nhớ kẻ hành xác tôi hơn nhớ người yêu. Nếu tôi viết khác đi, nghĩa là viết như người cao thượng, là tôi viết láo. Ai mà cảm thông với kẻ giả dối bao giờ.

Lâm Chương

 

Xin bấm vào đây để xem tiếp