ý kiến của các tác gỉa: võ kỳ điền, bình nguyên lc, trùng dương, phan thị trọng tuyến, trần thị ngh, nguyễn thị thanh bình, nguyễn xuân quang, hoàng nga, thảo trường, song thao, lê minh hà, kim lefrèvre, khánh trường, tâm thanh, lệ hằng, trần diệu hằng, lê thị thấm vân, trần hoài thư, nguyễn ý thuần, phạm quốc bảo, bùi bích hà, hoàng chính, dương kiền, đinh phụng tiến, hoàng liên, hồ đình nghiêm, nguyễn mng giác, thanh nam, dương thu hương, trần long hồ, trần thị kim lan, trần doãn nho, nguyễn thụy long, hà thúc sinh, lê thị huệ, trần vũ, ngự thuyết, miêng, lâm chương, mai ninh, nguyễn đông ngạc, bà tùng long, võ hồng, nguyễn thị vinh, sơn nam, phan du, nguyễn huy thiệp,hồ anh thái, vũ tú nam, nguyễn khắc trường, nguyễn ngọc thuần, nguyễn việt hà, nguyễn nhật ánh, lê lựu, nguyễn thị thu huệ, ...

 

Nhà văn Bà Tùng Long
trả lời nhà báo Lê Phương Chi
(trích từ tác phẩm Tâm Tình Văn Nghệ Sĩ)


Tôi viết văn là chịu ảnh hưởng của cha tôi từ khi tôi còn nhỏ. Thuở ấy cha tôi cộng tác với các báo Hữu Thanh, Nam Phong. Tôi đọc các tạp chí ấy khi còn học tiêu học ở đà Nẵng. Và lên trung học tôi được đọc thêm sách của Tự Lực Văn đoàn, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, mộng viết văn của tôi ấp ủ từ đó...

Tôi ngồi đâu viết cũng được và viết bất cứ lúc nào, khi có nhu cầu...Tôi thường viết bằng bút Bic mực màu đen, viết trên giấy báo đã in một mặt. Tôi thường ghé tòa soạn mỗi buổi sáng, vào thẳng nhà in lấy tờ ruột đã in trang 2 và trang 3, để coi lại feuilleton của mình đã đến đâu, Nếu hôm nào người ấn loát trưởng (chef typo) cho biết bài tôi đã hết, phải đưa thêm, tôi liền ngồi vào bàn tại phòng sắp chữ, để viết nối đoạn tiểu thuyết hôm trước, đưa liền để thợ kịp sắp chữ lên khuôn.

...(ở nhà) Sau bữa cơm tối, tôi viết từ chín giờ đến khoảng hai mươi hai giờ cho những đoạn tiếp theo đoạn trước, và trả lời các mục Gỡ Rối Tơ Lòng , để kịp đưa cho các báo sáng hôm sau. Cũng có hôm, báo nào nhờ viết truyện ngắn chẳng hạn, thì tôi viết liền một mạch - sau khi xong các bài nói trên - đến hai, ba giờ sáng cho xong. đôi lúc vì mệt quá, tôi phải xếp lại để hôm sau mới hoàn tất.

Vấn đề gợi hứng để viết tiếp ít khi xảy ra với tôi. Bởi vì, nếu viết tại nhà thì tôi vừa dạy mấy đứa con nhỏ học, vừa thảo thực đơn (menu) cho đứa lớn đi chợ, vừa viết văn thì đâu có thể viết theo cảm hứng được ! Mà vấn đề viết văn đối với tôi bấy giờ đã trở thành chuyên nghiệp rồi.

Tôi có lập sẵn dàn bài (plan) , tóm lược cốt chuyện đã ghi từng nhân vật và các chi tiết cho mỗi truyện. Trước khi viết tiếp cho báo nào, tôi cũng xem kỹ lại dàn bài, như vậy không bao giờ lẫn lộn nhân vật truyện này qua truyện nọ. Nói cho đúng, tôi nhờ nghề viết vănmà lần hồi nuôi được chín đứa con, đứa nào cũng vào đ nhờ ‘nghề

(về từ Bà phía trước bút hiệu) ..Vì bút danh Tùng Long, tôi sợ độc giả hiểu lầm tôi là đàn ông, cho nên tôi thêm chữ Bà vào để phân biệt. Lúc đầu tôi nghĩ là dùng tạm một thời gian, nhưng về sau tôi thấy cũng nhiều người dùng từ Bà trước bút danh, chẳng hạn như Bà đạm Phương. Hồi còn trẻ, bà đạm Phương thường danh từ đạm Phương nữ sĩ, và Bà Tương Phố cũng dùng bút danh Tương Phố nữ sĩ.

Hồi ấy cũng có một bà đông y sĩ xưng danh là nữ sĩ Phan Thị Bạch Vân, đồng thời các vị mày râu khi viết bài về phái nữ, cũng ký : Huỳnh Hoa nữ sĩ, Ngọc Lan nữ sĩ vv..Riêng tôi, không dám tự hào là nữ sĩ, nên tôi không ký Tùng Long nữ sĩ.

Bà Tùng Long



Nhà văn Võ Hồng
trả lời nhà báo Lê Phương Chi
tạp chí Bách Khoa 1967


Tôi viết từ năm 1939, hồi còn học đệ tam niên (3è année), truyện ngắn được đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy giữa năm ấy, tôi ký bút danh Ngân Sơn, là nơi chôn nhau cắt rún của tôi. Làng Ngân Sơn từ trước là nơi dệt gấm đẹp nổi tiếng, đã gợi hứng cho thi sĩ Quách Tấn có tập thơ Mộng Ngân Sơn.

...Hễ có giờ rảnh là tôi viết. Có khi tỉnh lúc 5 giờ sáng, bật đèn nằm trên giường tôi cũng viết cho đến 7 giờ....Tôi viết nhiều nhất vào những buổi tối và nhất là chiều thứ bảy và cả ngày chủ nhật. Thường thì cứ ăn cơm tối xong là khoảng 19 giờ rưởi, tôi nghe đài thế giới nửa giờ, cũng có hôm cha con rủ nhau vào giường ngồi đánh bài các tê, bộ bài mười hai lá, ăn thua bằng kẹo hoặc bằng hột dưa, chủ yếu là dịp để cha con vui đùa. Sau ngày Sài gòn xảy ra cuộc đảo chánh, cha con tôi bày cách đánh bài theo lối đảo chánh, nghĩa là thay vì trước kia lá Xì ăn lá Già, lá 9 ăn lá 8 thì nay làm ngược lại, con 7 ăn con 8, con Bồi ăn con đầm. Vui đùa như vậy đến 20 giờ, sau đó thì con lo học bài phần con, phần cha lo vào phòng riêng, chấm bài cho học sinh, soạn bài để dạy ngày mai, và viết cho đến khi nào buồn ngủ...

....Khi viết, tôi có tật hay nằm ngửa trên giường, kê tấm carton nho nhỏ hơi nghiêng nghiêng, vừa đủ để đặt xấp bản thảo lên. Và tôi viết bằng bút máy chớ không dùng bút bic, vì nằm như vậy là bút bic chổng ngược, mực không ra. Khi nào không thích viết trên giường nữa thì tôi na tấm carton ra ngồi ghế dựa nơi salon. Cũng có khi tôi ra trước sân, đặt ghế phô ngắm hoa tơi dưới gốc cây ổi hoặc cây mận, để lúc mình viết, có những cành hoa trắng nho nhỏ rơi lả tả trên áo, trên trang giấy, trải ra trên mặt đất xung quanh, để khi nào mình ngừng bút, phí một ít thời gian cho mơ mộng.

...Tôi thường viết trên giấy manhcó kẻ ô vuông, ghép một xấp khoảng năm , sáu tờ cho nhẹ. Khi đang hứng viết mà xấp giấy hết, thì bạ giấy gì tôi cũng chụp lấy viết lên, có khi là mặt sau một tờ lịch, mặt sau một tờ thông báo của Ty Thuế Vụ, hoặc là chỗ trống của một bì thư vừa nhận được, tôi đều tận dụng. Mỗi lần ngồi đọc lại những câu văn của mình ghi chi chít trên những tờ giấy nhảm nhí bất ngờ như vậy, tôi cảm thấy niềm vui thích tăng lên bởi lẽ mình đã biến những vật bỏ đi thàn giấy manhcn

Tôi viết chậm và thong thả như làm một bài thơ đường luật, bản thảo của tôi chữ rất nhỏ, tôi viết chậm để mình cố gắng ngồi lâu. Thường thì độ tám trang chữ viết nhỏ như vậy là vừa một truyện ngắn, hoặc một chương truyện dài. Khi viết đến mức đó, thường là ngòi bút làm reo, trí óc cũng không muốn suy nghĩ thêm, tôi bỏ bút tản bộ vài vòng dưới bóng cây. Sở dĩ tôi viết chậm một phần cũng do bản tánh tôi vốn thận trọng, bởi vậy có hai truyện dài tôi viết xong trước 1945, cứ do dự mãi đến nay bản thảo ấy tôi vẫn còn giữ vì nó mất thời gian tính nên để làm kỷ niệm.

...Thường tôi viết xong một đoạn là xem lại, xóa hoặc thêm một vài từ cho câu văn gãy gọn. Khi hoàn tất tôi phải đọc lại để chữa ba bốn lần cho đến khi nào bằng lòng mới thôi. Rồi để đó, độ vài tuần sau coi lại thấy không còn gì để thêm, bớt tôi mới chép sạch sẽ, đưa nhờ mấy em học sinh chép lại để lưu, còn bản của tôi gởi cho báo. Gần đây, tác phẩm nào chưa xong, chép lại sạch sẽ, tôi cũng đọc vào máy magnétophone, để sau đó
nhờ người đánh máy, khỏi phải nhờ các em học sinh chép nữa. (BK,1967)

Tôi tâm niệm là mô tả được những sinh hoạt vùng quê Phú Yên; về đồi núi, dòng sông, cảnh làm ruộng cảnh hội hè...Sinh hoạt vùng quê tôi được ghi vào văn học chỉ có 
một cuốn sách địa lý tỉnh Phú Yên bậc tiểu học trước đây. Nghĩ thương tổ tiên suốt đời đổ mồ hôi chặt cây, phá núi, cấy cày. Những thế hệ tổ tiên lần lượt lặng lẽ ngã xuống, các nếp sống thay đổi. Nhờ có chữ viết, chữ in đã ghi chép lưu lại...

Những truyện, những tùy bút chủ đề đạo đức về gia đình của tôi đã gây xúc động độc giả, có lẽ do tôi diễn ý chân thành, giản dị, không khoa trương lý luận dài dòng. Các nhân vật trong tác phẩm của tôi thường bị giới phê bình cho là hiền lành quá, khi miêu tả thủ lĩnh một băng đảng bụi đời, một ả giang hồ.

Tôi có gián tiếp lý giải qua Trầm Tư câu số 24 : - có điều này để nhà làm phim giáo dục bớt chủ quan là khán giả trẻ thơ ít nghe lời khuyên răn nằm phần cuối phim, mà khoái bắt chước những hành động xấu ở phần đầu, như du côn, ăn cắp, nói dối...

Khi xử dụng ngôn từ, tôi tôn trọng ngôn ngữ địa phương. đọc lại những gì đã viết, tôi vui là đã ghi lại những nếp sinh hoạt miền nam trung bộ một cách chân thực.

Tiêu chuẩn của văn học, tư tưởng rất thâm viễn, tôi nghĩ rằng cứ chọn lọc và ghi lại trung thực...

Những sinh hoạt của đồng bào miền nam trung bộ ít có trong tiểu thuyết thời trước. Có lần tôi đề nghị là nhà nước nên cho in lại những cuốn truyện nào đã lấy khung cảnh miền Nam, đã mô tả nếp sinh hoạt của đồng bào miền Nam, để bà con miềm Bắc gần gũi với bà con miền Nam hơn. (Võ Hồng, 1997- trong T.T.V.N.S của LPC)

Võ Hồng


nhà văn Nguyễn Thị Vinh
trả lời nhà báo Lê Phương Chi
(tạp chí Bách Khoa, năm 1965)


....Khi tôi bận tâm suy nghĩ vấn đề chính trị thì không viết văn, mà chỉ làm thơ. Tôi chưa hề sáng tác thơ trong những lúc vui.Thường là tôi làm thơ trong những lúc chán nản, thành thử lúc hoàn tất một bài thơ, sau khi xem lại tôi thường tự hỏi không biết đây có phải là tác phẩm của mình vừa sáng tác hay không ?

...Trước kia, tôi thường viết vào khoảng 23 giờ đêm trở đi, không hiểu sao dạo này tôi không viết vào ban đêm được nữa. Hễ ngồi vào bàn cầm bút suy nghĩ một chốc là muốn ngủ gục, có lẽ vì tôi không uống được cà phê đen nữa chăng ? Chứ trước kia tôi uống cà phê đen dữ lắm. Vì vậy, tôi đổi thời gian sáng tác vào buổi sáng, lúc chợt tỉnh khoảng 4, 5 giờ hoặc khoảng 7, 8 giờ sáng, khi tôi xuống dưới nhà ngồi trông nom công việc nhà in.

...Tôi chỉ viết theo dòng cảm xúc thành thử mạch văn thường bị nghẽn, và cũng nhiều lúc những ý nghĩ và cảm xúc dồn dập đổ xô tuôn đến, đến nỗi có lắm lúc tôi ghi không kịp ra giấy. Viết mỏi tay quá, mà đúng ra là tôi cũng không đủ lời lẽ để diễn tả đầy đủ những ý nghĩ và sự kiện kỳ diệu đang thôi thúc trong đầu. Những giây phút ấy, tôi thấy mình bất lực và cô đơn lạ !

Thường những lúc như thế tôi cố gắng viết một mạch, nên những truyện ngắn, tôi chỉ viết một mạch là xong, chứ buông bút, là hôm sau không sao viết tiếp được nữa. Ây chết ! đấy là tôi nói tôi của những ngày trước kia, đừng lẫn lộn với tôi hiện nay anh nhé !

...Bây giờ tôi vẫn loay hoay tìm từ ngữ để diễn tả cảm nghĩ mà sao thấy nó không giản dị và dễ dàng như trước kia. Nhiều lúc tôi cứ ngồi trơ ra không viết được chữ nào, vì mãi tìm từ ngữ để diễn tả tâm tư. đôi lúc tôi cho rằng ngôn từ của nhân loại không đủ đáp ứng hoặc sự hiểu biết của mình không đủ để biểu lộ nỗi khắc khoải, day dứt trong tâm hồn con người...

Thơ đến với tôi bất chợt. Khi ý tưởng có trong đầu rồi, lúc viết ra là tôi tuôn một mạch, cho dù những bài thơ rất dài. Thơ cũng như truyện ngắn, không bao giờ tôi ghi chép cũng không có dàn bài trước.

...Từ nhỏ tôi đã cảm thấy tâm hồn bị rung động bởi những buồn vui của xã hội tôi đang sống. Những rung động đó tôi thấy cần phải diễn tả bằng ngòi bút. Vì vậy tôi hằng
mang một hoài bão là sẽ viết tiểu thuyết. Tôi nghĩ rằng với sự phô diễn đơn giản không nặng phần văn chương, tôi sẽ mô tả được những nỗi thắc mắc, , những buồn vui tràn ngập trong tâm hồn...

Và rất may cho tôi là sau cùng tôi đã gặp được nhà văn Nhất Linh, bậc đàn anh khuyến khích nên tôi viết văn...

Nguyễn Thị Vinh



Nhà văn Sơn Nam
Quan niệm Viết Văn
(trích từ Tâm Tình Văn Nghệ Sĩ của nhà báo Lê Phương Chi, xb năm 2000)

- Những ai cầm viết, nếu sống chết với nghề viết văn làm báo thì sẽ được ít nhiều vinh quang mà cũng lắm tủi nhục.

- đi vào nghề viết văn, điều tiên quyết là phải có học thức- học thức nghĩa là phải qua trình độ kiến thức phổ thông, chớ không cần phải có học vị khoa bảng.

- đã dính vào nghiệp văn thì phải tự nghiên cứu tìm cho mình một lối văn phong độc đáo để đi vào làng văn bằng đôi chân của mình...

- Phải khổ luyện ngòi bút trước, sau đó mới có tác phẩm hay. Chuyện viết lách không ai dạy ai hoặc truyền nghề cho ai được. Phải đổ mồ hôi của mình xuống luống cày hôm nay, mới có bát cơm ngày mai.

- Văn chương chữ nghĩa cụ thể chỉ là những mẫu tự ABC ghép lại với nhau thành từ ngữ, nhiều từ ngữ thành câu văn. Nghề viết văn không thể truyền tử lưu tôn, mà rất đúng với thành ngữ- Cha làm Thầy Con bán sách !

- Khi sáng tác cần phải chắt lọc trí óc, trong lúc diễn tả sự kiện là ký gởi tâm tư tình cảm vào trang giấy, thì tác phẩm mới có hồn, mới sống.

- Tôi dựng lên những dã sử, những huyền thoại, về hào khí nông thôn miền Tây Nam bộ, về những thiên hùng ca của Tổ tiên ta trong cuộc nam tiến khẩn hoang di dân lập ấp phải liên tục chống bọn thực dân và bọn cường hào ác bá ở nông thôn...

- Hiện giờ tôi thường viết bằng máy đánh chữ. Xong, xem lại và chữa vài từ, nếu có chỗ nào tối nghĩa hoặc chưa vừa ý thì đảo lên đảo xuống cho thông suốt.

- Tôi chỉ viết theo đơn đặt hàng, nghĩa là tôi nhận viết những đề tài hợp với khả năng của mình. Bởi vậy ít khi mất hứng lúc đang viết.

Sơn Nam, 1997

 

Nhà văn Sơn Nam
trả lời báo Phụ Nữ Chủ Nhật

Tôi bắt đầu viết từ những năm đầu của thập niên 50, viết trong khu kháng chiến. Tác phẩm của tôi chỉ được công chúng biết đến nhiều khi được in và phát hành ở Sài Gòn. Từ năm 1955, Hương rừng Cà Mau được đăng tải nhiều kỳ trên báo Nhân loại. Tôi định hướng ngay từ buổi đầu đến với nghề viết: viết về cuộc khẩn hoang miền Nam. Cả đời tôi đã đi theo định hướng đó và bây giờ vẫn tiếp tục…định hướng như vậy vì tôi đã sinh ra, lớn lên và sống ở  vùng đất U Minh.

Tôi quan niệm: Viết văn để viết văn, để yêu nước chứ không nhằm một mục đích nào khác. Văn nghệ khác với văn hóa thông tin. Muốn viết văn tốt, cần phải khảo cứu. Miền Nam chưa có lịch sử, cho nên tôi phải khảo cứu về con người và vùng đất Nam bộ thì mới có thể viết về con người và vùng đất đó…

...Tôi ưng ý tác phẩm của mình là một chuyện, công chúng có thích tác phẩm đó  hay không, lại là chuyện khác. Vấn đề là, sự ưng ý của tôi và sự yêu thích của công chúng phải gặp nhau. Tôi nghĩ, đời một người viết chỉ cần đề lại một tác phẩm hay, có ý nghĩa là đủ. Cụ Nguyễn Đình Chiểu chỉ cần một Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đủ.

...Trước 1975, tôi đồng thời viết cho bảy tờ báo. Sau năm 1975, tôi tiếp tục công tác với nhiều tờ báo. Thật ra, tôi mê viết văn hơn viết báo và với tôi, viết văn bao giờ cũng là trọng tâm. Tôi viết báo để kiếm sống và để giải trí… Báo và văn là hai nghề khác nhau , đừng tưởng hễ viết báo hay là có thể viết văn hay và ngược lại…Người viết báo cuối đời còn lại cái tên, có mấy độc giả nhớ cả bút danh lẫn tác phẩm. Một điểm khác biệt nữa: nhuận bút báo bao giờ cũng cao hơn nhuận bút văn.



Nhà văn Phan Du
trả lời nhà báo Lê Phương Chi, Bách Khoa 1964

....Trước 1941 tôi đã có mấy truyện ngắn đăng trên báo Thời Vụ xuất bản ở Hà Nội. Rồi đến năm 1942, truyện ngắn Bữa Cơm Chay đăng trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, khi ấy tôi mới được giới văn nghệ chú ý đến. đến năm 1944, nhà xuất bản Tân Dân của ông Vũ đình Long có dự định in một tập truyện của tôi, nhưng rồi gặp biến cố đất nước, cuộc cách mạng tháng tám bùng lên, thế là mãi đến năm 1954, tôi mới có điều kiện viết trở lại cho đến hô 1942, truyện

....Tôi nằm viết như vậy quen rồi, có chi mà mỏi...Nằm thế ấy tôi lại hứng viết hơn là ngồi vào bàn đàng hoàng. Chỗ ngồi viết đối với tôi không quan trọng, miễn là được viết trong không khí yên tĩnh. Tôi có thể nằm như vậy viết một mạch từ bây giờ cho đến bốn, năm giờ sáng.

...Tôi ít viết theo thứ tự của bố cục, mà chỉ nghĩ xong câu chuyện là xây dựng khái quát một bố cục, rồi đoạn nào thích là tôi viết trước. Khi viết xong, tôi mới cắt xén và sắp xếp lại toàn thể. Thường thì lúc khởi viết cho đến khi hoàn thành một tác phẩm, lối bố cục khác hẳn đi.

...Tôi có thói quen là khi viết được một trang phải xem lại, sửa chữa xong. Dù chỉ bỏ vài chữ , tôi cũng chép lại cho sạch, sau đó mới viết tiếp trang khác. Cho nên tôi viết hơi chậm.

Phan Du

Xin bấm vào đây để xem tiếp