Anh Tôi,

Người Vui Thú

Chơi Thơ 

 

 

Lê Hân

 

Có một số ít người viết thơ, viết văn...được thân nhân giới thiệu bằng cả một cuốn sách, hoặc một bài viết, ví dụ như Quách Giao, con trai nhà thơ Quách Tấn cho xuất bản tác phẩm “Quách Tấn Qua Cái Nh́n Phê B́nh Văn Học”,  Nguyễn Bá Tín cho phát hành “Hàn Mặc Tử, Anh Tôi”, Phan Thị Vàng Anh viết “Cha Tôi” cho nhà thơ Chế Lan Viên, Thu Thuyền đăng trên mạng lưới điện toán “Thân Phụ Tôi” để nói về nhà thơ Hoàng Anh Tuấn...Không phải tôi muốn bắt chước các vị này, nhưng thật sự, để có một cái ǵ đó kỷ niệm với cuốn sách ‘tán ngẫu’ về anh ḿnh, tôi không biết viết ǵ hơn là ghi lại một đôi điều nho nhỏ, tôi chợt nhớ.

 

Năm 1986, qua sự tận t́nh giúp đỡ của hai anh Tưởng Năng Tiến, Thái Tú Hạp cùng nhiều vị mạnh thường quân khác, tập thơ Hơi Thở Việt Nam được hai cơ sở Sông Thu và Nhân Văn cho ấn hành tại Hoa kỳ. Trong tập thơ này, anh tôi, đă phổ biến lư lịch của ḿnh:

 

Ra đời tại Hội An/ Một thị trấn Quảng Nam/ tên cúng cơm là Huưnh/ dân mũi tẹt da vàng/ Dĩ nhiên tôi không giỡn/viết thật trăm phần trăm/ Lư lịch tŕnh cách mạng/Đùa dai dễ bị bằm/Ông bà tôi đă chết/Cha mẹ đă làm ma/Tôi chừ cũng đă chết/Tất cả đều Quốc gia/ Sơ sơ là như thế/Đảng ‘nắm’ chắc cho chưa /Nếu cần thêm chi tiết/Nới tay cho tôi thưa:/Năm lên ba tuổi rưởi/ theo cha lên Tiên Châu/Rừng núi dạy tôi học/Thương cu cườm, chim sâu/Hai năm sau xuống núi/Về quê nội Ḥa Đa/ A.B.C chưa thuộc/Ra Đà Nẵng tà tà/tôi lớn lên như thổi/ Nhờ không có bác Hồ/Nhờ Đảng không ‘quản lư’/Đỡ suy tôn hoan hô/Tôi học không mấy chữ/Nhưng mang bệnh làm thơ/ Ư cùn và vần cụt/Vườn đời xơ xác xơ/Rồi th́ tôi đi lính/Đuổi giặc chạy dài dài/Tiếc rằng chưa giết hết/ Lũ khát máu độc tài/Chẳng may chân tôi rụng/Ngân hàng mời về đây/Tháng ngày ngồi “trừ cộng”/Nh́n người vay trả vay/Rồi th́ cách mạng bắt/Một hai bảo tôi khai/Tôi khai hoài khai măi/ Tôi khai măi khai hoài/ Lư lịch tôi từ đó/Đâm ra thành truyện dài/Mai sau in thành sách/May ra thành thiên tài/...Xin cảm ơn cách mạng/Tôi nguyện cầm bút hoài

(trích Hơi Thở Việt Nam)

 

Với những ḍng tự khai như trên, thật đă quá rơ ràng, đầy đủ. Nhưng như đă nói ‘để cho có một cái ǵ’ tôi xin kể lễ thêm một vài chi tiết: Thân phụ tôi, tên Lê Hoán người thôn Liêm Lạc xă Ḥa Đa huyện Ḥa Vang, tỉnh Quảng Nam. Tên thôn, xă ngày nay có thể đă đổi, tôi không được rơ. Thân mẫu chúng tôi, tên Nguyễn thị Luân, con gái của thị trấn Vĩnh Điện, Quảng Nam. Bà là vợ thứ ba của ông già chúng tôi. Do cha có nhiều vợ, nên chúng tôi có nhiều anh em. Và tuy là nhiều ḍng, nhưng tất cả anh em chúng tôi đều thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, tôi xin phép bỏ trong dấu ngoặc những câu thơ  anh luân hoán, vẽ cho mỗi người bốn câu, mà anh gọi là tâm dung, để các bạn đọc có thể ‘nắm’ chút ít về t́nh anh chị em chúng tôi:

 

nếu không non yểu nửa đời

tay tài hoa đă vẽ vời thêm tranh

đứng yên nh́n nét tay anh

nghe gân màu sắc long lanh máu cười

 em dừng xe lại bên đường

ngắm từng hạt cát, b́nh thường xiết bao

ở đâu c̣n dấu máu đào

cho tôi được nắm tay vào chị tôi

 lần đầu em gặp biền xanh

vừa mê vừa hận loanh quanh trên bờ

thương chồng, nằm đắp lá cờ

chị về quê mẹ, đâu ngờ hụt hơi

 mười lăm tuổi, bỏ gia đ́nh

lập thân, lập nghiệp hiển vinh một đời

hào hoa mă thượng chịu chơi

nước nhà thống nhất thủ thời, vợ nuôi

 dứt nghiệp diễn kịch nửa chừng

chỉ v́ có trái tim rung động nhiều

không lăi được nỗi buồn thiu

cũng lời khấm khá những điều đắng cay

 

cùng chung trong một bào thai

chị thương để cả đường dài cho đi

năm mươi năm chưa có ǵ

để vui ḷng chị từ bi nhường phần

năm tư mở sách vở long

sáu sáu xách gói học khôn xứ người

khác ta, không biết hưởng lười

giống ta, cái tật cười cười vu vơ

bỏ học sang Cam Bu Chia

thi hành nghĩa vụ làm bia lót đường

rừng nuôi đất dưỡng trời thương

cho về lành lặn, đứng đường mưu sinh

 nghe em vẫn đạp xe thồ

sắm được đôi dép bác Hồ mới toanh

nếu dư, ‘tranh thủ’ để dành

hớt tóc, chụp ảnh gởi anh xem nào

tốt nghiệp đại học đă lâu

ngày ngày lấy việc sờ râu đợi thời

tẩy xong lư lịch ba đời

không chừng em bỏ qua thời thanh xuân...

(trích Nuôi Thơm Chùm Kỹ Niệm Xanh)

 

Trở lại lư lịch anh Luân Hoán. Anh tên là Lê Ngọc Châu, sinh vào cuối năm Canh Th́n, rơi vào đầu năm 1941, tại nhà hộ sinh Tô Thành Giang, tục gọi là đốc Keng, là một người Hoa, lập nghiệp tại Hội An. Anh Châu là người thứ hai trong một bào thai kép, do đó èo uột, khó nuôi. Ba má chúng tôi kể lại, phải bán khoáng anh vào chùa Cầu cho đến năm anh lên tuổi 13. Nhưng rồi thời gian đến, v́ lư do chiến tranh, gia đ́nh chúng tôi không c̣n ở Hội An, nên vụ cầm bán này chưa được chuộc lại bằng một lễ cúng, theo đúng như tục lệ. Rất may anh Châu vẫn khoẻ mạnh và trưởng thành, một phần nào có thể nhờ sự nhường phần sống của chị Hạt, người chị ra đời trước anh không lâu.

 

Cái tên Huưnh, anh Luân Hoán nhắc trong bài thơ, là tên gọi ở nhà khi anh c̣n nhỏ, chưa đi học. Ngày nay, trong đại gia đ́nh không ai c̣n nhớ cái tên gọi này. Nhưng anh Châu cho biết anh, anh vẫn nhớ rất rơ những châm chọc của đám bạn cùng thời ở truồng với anh: “cái thằng ‘quưnh’ con ông ‘quáng’ đó...”. Phát âm của dân Quảng Nam vốn dễ bị hiểu sai và cũng có khá nhiều khả năng gây cười, nhiều người được gọi là ‘danh hài’ đă từng mang lên sân khấu để thọc léc thiên hạ, bất kể câu nói     ‘chưởi cha không bằng gỉa giọng’.

 

Lư lịch của anh tôi chẳng có ǵ đáng nói nữa. Về nhân dáng, tâm dung anh, chúng ta có thể xem qua một số ảnh chụp, (Anh Châu rất thích chơi ảnh) cùng ngắm, ngẫm từ những vồng chữ anh tự họa khá nhiều, tôi t́m giúp cho các bạn một số như vầy:

 

.. áo cổ bẻ, quần giây treo

chân đeo kiềng bạc, cổ đeo bùa vàng

gỡ tay chị, chạy làng quàng

chân phải chân trái hai bàn vấp nhau

chống tay, chùi cát lên đầu

đâu ngờ tóc sữa xanh màu đến nay...

 

thấy tôi coi bộ có duyên

giày coi rọ, bê rê nghiêng tóc bồng...

 

...cái ta hồi biết soi gương

đă ḍm thấy mặt nhiều đường đào hoa...

 

...chừ ông ở Canada

phất phơ bụi nám màu da phai dần...

 

...cái khôn ông chẳng có thừa

cái ngu, ông có thua ai bao giờ

thức làm thơ, ngủ làm thơ

mỗi vuông da thịt mỗi xơ xác đờI

ham đi, ham mộng, ham chơi

ông xưa nay vốn thảnh thơi hơn người

ngắm ông tôi chợt thấy tôi

th́ ra nhân dạng muỗi ruồi giống nhau...

(thơ tặng ông Châu, bạn tôi)

 

...tám năm mệt mỏi quên cười

bây chừ môi mắt đâm lưới biếng ra

xuân về từ bữa hôm qua

hồn chưa quyét lại nước da nám buồn

 

... tôi ngồi ngắm cái lưng tôi

chong trên đường nắng h́nh như đă c̣ng

co tay, vét một vốc long

văi quanh, tạ ngọn gió ṿng vo bay

 

...tôi ngồi ngó sững tôi, như

gốc đa thời ấu thơ mù khói hương...

 

Lư lịch, nhân dáng người anh chuyên nghề làm thơ của tôi đại khái chỉ có vậy.

 

 

 

 

Chúng tôi được ra đời cách nhau 6 năm. Tôi là cậu út của má chúng tôi. Sau 3 tháng tôi đến với cuộc sống, gia đ́nh chúng tôi rời Hội An để vào vùng ‘tự do’  trên một chiếc ghe bầu. Anh Luân Hoán nhớ lại chuyến đi này qua một bài ngũ ngôn khá dài:

 

ra đi vào nửa đêm

trăng vừa lặn một bên

trời trải sao lấp lánh

đ êm từ từ mông mênh

 

nằm ngửa giữa khoang ghe

lắng nghe mái dầm tre

chao nghiêng vào sóng nước

trôi lựng chựng, e dè

 

mẹ ngồi ẵm em trai

bỏ lọt tiếng thở dài

rơi qua ḍng tóc dính

hương thơm chiếc trâm cài

 

 

.....tôi ngồi trong thúng tre

nắm quai gióng lắng nghe

tiếng cú cầm chừng nhắc

coi chừng con ma le

 

đ̣n gánh chợt trở vai

vừa đi vừa ngáp dài

bác phu không cần biết

tôi són đái hoài hoài...

 

Qua bài thơ này, lúc đó tôi đang là một baby  được mẹ ẵm, trong lúc anh Châu và chị Kim Anh, chị của chúng tôi, th́ được ngồi ở hai đầu thúng. Nơi gia đ́nh chúng tôi dừng cuối cùng trong chuyến tản cư, là đất Tiên Châu thuộc huyện Tiên Phước Quảng Nam. Tôi không nhớ được ǵ về thời gian đầu ở đây. Đến khi tôi có thể nhận biết một chút th́ anh Châu và chị Kim Anh đă theo ba tôi về quê nội, một vùng ‘bị chiếm’ thời bấy giờ. Măi đến cuối năm 1953, gia đ́nh chúng tôi mới đoàn tụ tại Đà Nẵng. Có thể sự chênh lệch quá rộng về tuổi tác, cùng sự hạn hẹp thời gian chung sống, nên t́nh cảm anh em của chúng tôi dù rất sâu đậm, nhưng gần như chẳng bao giờ tỏ bày.

 

Năm tôi chuẩn bị thi vào đệ thất trường trung học công lập Phan Châu Trinh Đà Nẵng, anh Châu là người dạy kèm tôi học. Tính anh nóng và cộc. Tôi thường bị anh cú vào đầu. Hơn thế nữa, những lúc quá bực ḿnh, anh c̣n tán đầu tôi vào mặt cái bảng đen treo một góc tường. Một lần bị chị Kim Anh bắt gặp, chị dũa cho ảnh một trận, và tôi vĩnh viễn không c̣n là học sinh tại gia của anh.

 

Học cùng trường, ở cùng nhà, nhưng chúng tôi ít khi chơi với nhau. Anh có bạn của anh, tôi có đám bạn của tôi. Tôi rất ngưỡng mộ đám bạn của anh, trong đó có các anh như Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Hoàng Trọng Bân, Châu Văn Tùng, Vĩnh Điện, Thái Tú Hạp, Thành Tôn …và biết bao nhiêu văn nghệ sĩ khác nữa …Anh Luân Hoán ham chơi cờ tướng. Tôi cũng rất mê môn này, nhưng hai anh em chưa hề thử tài nhau. Thời bấy giờ tôi hay làm tṛ chơi ô chữ, và thỉnh thoảng làm thơ học tṛ gởi đăng trên tuần báo Tuổi Xanh. Anh Châu có lấy báo tôi được tặng xem vài lần. Anh không hỏi han, nói năng ǵ. Nhưng sau đó, tôi phát hiện anh có nhiều thơ đăng trên tạp chí Gió Mới và anh cũng gởi đăng ở  báo Tuổi Xanh nữa. Thơ anh vững vàng, nên chỉ một thời gian sau anh có bài được in trong một cuốn sách dạy Việt ngữ lớp nhất dùng để học thuộc ḷng. Rất tiếc tôi không c̣n nhớ tên cuốn sách giáo khoa này  và do ai soạn. Thời đó thân phụ tôi rất ghét chúng tôi làm thơ mặc dù chính ông cũng đă làm rất nhiều thơ (những bài thơ khuyên dạy con nên người) cho chúng tôi học thuộc ḷng.

 

Rất ít khi  chúng tôi ngồi chơi với nhau. Và lúc có cơ hội, chúng tôi đều hà tiện lời nói. Ngay đến bây giờ vẫn vậy. T́nh nghĩa anh em tưởng như vô cùng lạnh nhạt. Nhưng ngó vậy mà không phải vậy. Chúng tôi rất hiểu tính nhau. Việc thương yêu là điều đương nhiên. Trong gia đ́nh, tôi là người được anh Châu nhắc đến trong thơ anh nhiều nhất. Ngay trong tập thơ đầu tay, Về Trời, anh đă có bài cho tôi: Tâm Sự Cùng Em Trai. Bài thơ tám chữ liên vận, tỏ rơ nỗi t́nh của anh trong những suy tư của một người sắp lớn, giữa một bối cảnh gia đ́nh lẫn đất nước không có nhiều lạc quan. Tôi không thể không ngậm ngùi khi anh viết “...cho anh tránh nói lên niềm thương nhớ, trong tim này chỉ c̣n lệ em thôi...”. Trong một bài  khác, vào một thời điểm anh đang để sinh mạng của ḿnh ngay tại trận địa, anh đă nhớ và viết cho tôi trong Trái Tim Hành Quân:

 

...bài thơ này viết ra như một sự t́nh cờ

anh gởi Hân,

người em trai xa xứ

hăy cầm lấy nỗi t́nh anh

 

Tôi biết, bài thơ anh viết không phải là “một sự t́nh cờ’ như anh nói. Đọc toàn thể bài thơ là nỗi chán chường, bất lực dù không thiếu hào săng. Đó là những lời tự thú, những lời di ngôn. Tôi thương anh tôi xót ruột, nhưng cũng chỉ biết thầm cầu nguyện cho anh. Sự ngă ngựa, mất mát của anh đă làm cho cả gia đ́nh chúng tôi ngậm ngùi, nhưng cũng rất vui.

 

Năm 1979, tôi cùng một người bạn, bác sĩ Nguyễn Ngọc Lang, ở Montréal, rũ nhau đi làm bảo lănh cho anh Châu, và anh Lạng (anh của Lang). Nhưng măi đến đầu tháng 2 năm 1985, anh Châu và gia đ́nh anh mới đặt chân đến miền đất tự do. (Anh Lạng th́ bây giờ vẫn c̣n ở Đà Nẵng).

 

Hiện tại, gia đ́nh tôi và gia đ́nh anh Châu cư ngụ trên hai thành phố khác nhau, tuy cùng một quốc gia, nhưng khá xa nhau. Mỗi năm chúng tôi gặp mặt nhau độ vài lần. Và mỗi tuần cũng chỉ gọi thăm hỏi đôi lần. Tuổi tác giúp chúng tôi có những câu chuyện dài ḍng hơn. T́nh cảm anh em không giống như t́nh bè bạn. H́nh như điểm này, nhiều người giống nhau. Và chuyện viết một cái ǵ đó về người thân yêu của ḿnh, quả là khó. Tôi chỉ biết chắc chắn là bất cứ lúc nào đọc những vần thơ của anh tôi cũng đem lại cho tôi rất nhiều thích thú, hạnh phúc và những t́nh cảm nhẹ nhàng lâng lâng trong người để vui mừng và hănh diện có được một người anh đă ít nhiều đem lại cho đời này một chút hương thơm.

 

 

    Lê Hân