Hiên Nhà Cũ Và Thơ t́nh Luân Hoán

 

Nguyễn Nam An

 

Lúc đó đâu chừng lớp nhất tôi thuộc bài Nhớ Rừng của Thế Lữ. Vào mùa thi lục cá nguyệt, thầy Quyền, Nguyễn Phú Quyền cho học tṛ đọc Học Thuộc Ḷng hay hát. Cả hai tôi không chọn mục nào mà đọc thơ. Tôi đọc bài thơ dài thọng nói trên. Thầy khen. Cho tám điểm! Mấy thằng khác đọc bài có thuộc mấy cũng bảy điểm là cùng. Khoái thật. Thừa thắng xông lên từ đó tôi thích thơ.

Chồng chị họ tôi ở Không Quân, thi tú tài, cần dẫn chứng về thơ mới.  Anh ấy về kể lại đám em bà con nghe chơi. Trong đó có tôi, cứ tṛn xoe mắt nghe ‘anh ṿ đầu vỗ trán rồi làm luôn thơ’ mới! Thơ của ḿnh. Mấy ông thi sĩ thật đi chỗ khác chơi! Khóa ấy anh tôi trượt vỏ chuối. Trượt là phải. Thầy giám khảo chấm bài mệt, bực ḿnh, lại đọc thơ không phải của một trong những ông thi sĩ thời tiền chiến th́ câu đó được vài điểm cũng may. Những ngày đầu của tôi với thơ vậy đó.

Khi học bên Phan Chu Trinh, đọc được bài thơ T́nh Qua Lộng Ngọc của Hạ Quốc Huy viết cho cô hàng cà phê, mấy thằng khoái quá ḷ ḍ t́m đến quán Lộng Ngọc đó để ngó. Bên ngoài này đường Phan Đ́nh Phùng nh́n vào quán mờ mờ ảo ảo. Thơ ở đâu cà? Chẳng biết.

Nhưng ở Phan Chu Trinh th́ có nhiều ‘thơ’. Mấy chị mà anh Luân Hoán nhắc đến trong bài lục bát: “một đời mê những mỹ danh/Thanh Thảo, Kiều Phúc, Kim Anh, Bích Đào/Phương Lan, Mộng Thúy, Lạc Giao/Bích Hường, Phước Khánh, Hồng Đào, Thái Thu/Huỳnh Thi, Phước Hạnh, Quỳnh Cư/Duyệt lai, Châu Yến Loan, Từ Thoại Chi.../mê tên người để làm ǵ?/Thu Liên vẫn lạ Hồ Hồng vẫn xa/hóa ra là để ba hoa/có chăng chữ nghĩa đậm đà sắc hương?/quư thay thuở bất b́nh thường/ước chi tiếp tục khác thường hơn xưa”.

Mấy anh mấy chị làm tờ Trả Lại Tuổi Trẻ ‘chiến’ quá trời dầu báo quay ronéo. C̣n học tṛ mà Trần Ngọc Văn(?) dám in thơ. Đi ngang trường thấy thông báo buổi ra mắt thơ của anh này bạn tôi phục. Lúc đó anh Luân Hoán đă vào ‘nơi gió cát’. Anh đi tác chiến, Sư Đoàn 2 Bộ Binh. Thời gian này tôi đọc được thơ anh trong tập Lục Bát Ca của Vĩnh Điện phổ nhạc. Chịu quá! Giờ nghe nhắc đến Luân Hoán là nhớ bài lục bát đầu tiên đọc được thuở mười mấy, đă làm ḿnh thích thơ thêm. Không phải ḿnh tôi mà thêm vài thằng nữa trong lớp, như Nhân ṛm Nguyễn Văn Nhân, và vài tên nữa mượn thơ thi sĩ viết thơ t́nh: “Tóc xưa thôi bỏ đuôi gà/Môi xưa thôi bỏ mặn mà tay che/Mắt cười c̣n biếc ngọn tre/Ḷng ai thôi cũng vàng hoe nắng chiều...” Dễ nhớ không, Sầu Biếc. H́nh ảnh và ngôn ngữ quá  gần nhưng đâu phải ai cũng đưa vào thơ được vậy. Luân Hoán viết như nói. Thi sĩ làm thơ dễ dàng như sống và thở nhưng thơ thật là thơ. “Trong tay đầy nỗi tiêu điều/Choàng vai nghe lạc niềm yêu thương người/Lời sầu dài biết bao nguôi/Ai vun quén để ngậm ngùi ḷng nhau/Xin trời một thoáng mưa ngâu/Vườn xanh lá chuối che đầu trao hôn/Chút hơi phù phiếm trong hồn/Dâng làm kỷ niệm héo hon một đời/Người về sầu lẫn trong tôi/Em về sầu lẫn trong lời thơ bay”

Đó là Luân Hoán thuở c̣n đi học, rất trẻ như trong h́nh chụp ở hội trường trường trung học Phan Chu Trinh ‘sau giờ đọc thơ Luân Hoán và Vĩnh Điện tŕnh bày Lục Bát Ca’. Trẻ nhưng thơ thuở ấy đă bay bổng ngoài Trung và Sài G̣n trong những tạp chí văn học sáng giá của đất nước. Cả Luân Hoán bây giờ, “tiếp tục khác thường hơn xưa” khi: “đi giang hồ vặc trở về/nghe Đà Nẵng gọi bốn bề Thùy Trâm”. Đọc thấy gần gủi quá dầu tôi lớn lên sau anh mười mấy năm và không được giống chút ít ‘thuở bất b́nh thường’ của anh viết trong thơ chút nào.

Nhớ lại tháng ngày năm 1973, làm được những bài thơ khi xa nhà, tôi đem cất không dám cho ai đọc. Sau này đọc lại mới nhận ra rằng làm thơ lục bát dễ  ‘dở!’. Nhưng sao đọc thơ sáu tám, thơ năm chữ của Luân Hoán, tôi có cảm tưởng anh viết rất dễ dàng (như thơ tôi được đọc đă dễ dàng đi vào hồn người, nằm đó!): “em mê thơ, chẳng ṭ ṃ?/hay là em chỉ giả đ̣ vậy thôi?/chỉ cần một chiếc lá rơi/h́nh như em đă thả đời bay theo”.

Lúc đó tên bạn người Hội An hay nhún vai bất cần đời và đọc thơ Quang Dũng. Có lúc hắn kể về những sinh hoạt văn nghệ ở Quảng Nam. Trong câu chuyện, t́nh cờ nhắc đến Luân Hoán và thi tập Nén Hương Cho Bàn Chân Trái. Nhờ hắn tôi được tin anh Luân Hoán bị thương giải ngũ. Trễ cũng vài năm!

Suốt thời gian ở Đà Nẵng, tôi chỉ  biết anh qua thơ. Lớn lên, rời thành phố rồi lưu lạc, những ngày đi học lại ở Mỹ lại được đọc thơ Luân Hoán qua tạp chí Nhân Văn. Cũng chưa có dịp gặp anh khi Nhân Văn in ‘Ngơ Ngác Cơi Người’. Tưởng Năng Tiến nhắc đến anh nhiều lần trong những buổi ‘tao ngộ nhậu’ nhưng anh ở xa quá. Sau này đọc được bài thơ ‘Khiêng Nước’ buồn buồn, tuổi nhỏ tôi chạy ngược về khi nao nao thấy lại bóng dáng ḿnh đâu đó. Những điều anh viết quá gần gủi: “Một cái thùng con con/Một đoạn tre nho nhỏ/Chị khiêng chịu nặng hơn/Lâu lâu hơi cau có/Em đi trước run run/Đ̣n nghiêng v́ vai thấp/Dốc đá vấp luôn luôn/Thùng va vào sau gót...” , và đi theo đến hôm nay.

Luân Hoán vẫn “tiếp tục khác thường hơn xưa”. Anh c̣n làm thơ, thơ t́nh thuở xứ người:

“đèn xanh, tôi quẹo theo đời

dấu hoa đă lạc chân trời c̣n thơm”

‘Gởi tặng thiếu nữ của mọi thời đại’ trong ‘Em và Thơ’:

“em yêu đâu chỉ làm thơ

v́ em đâu chỉ vu vơ qua đường

em là tất cả nguồn hương

nằm trong những đốt xương sườn thi nhân”

...

“em đi tay đánh mượt mà

làm bao nhiêu bụi tà tà bay theo

thơ đời vốn rất trong veo

bỗng dưng trôi nổi bọt bèo nhớ nhung”

...

“trời sinh em, trời sinh thơ

nếu không chẳng biết phải thờ em đâu

trái tim dù rất là sâu

chắc ǵ em được ở lâu đời đời”

 

hay một mai đó về lại ‘Đà Nẵng, 20..(?)’ cũng vẫn rất t́nh:

 

“và tôi nghiêm chỉnh gặp tôi

gặp luôn em giữa đọt cười chớm xanh”

 

Có lẽ đây là niềm vui nhất của anh, anh Luân Hoán.

 

Nguyễn Nam An (An Phú Vang)

17 tháng 6, 04