Luân Hoán...Nh́n Từ Bên Hông

Nguyễn Quốc Tường

 

    Chúng tôi dọn sang chung cư này tính ra đă hơn mười năm. Gọi là chung cư th́ hơi khuếch đại một chút, thực ra đây là một khu nhà có bốn tầng và chỉ có bảy gia đ́nh thuê. Mấy căn “appartement” này vào thời điểm đó vừa được tân trang lại toàn bộ và ngườI thuê nhà cũng là người mới, chẳng ai biết ai.

   

    Hôm đó, chúng tôi vừa xuống đến cửa th́ gặp Ḥa B́nh, cô bé dễ thương chúng tôi quen biết từ rất lâu và coi như em. Hỏi: “ Em đi đâu mà lạc bước đến đây?” Và được trả lời: “Dạ em đến thăm ba má em”. Chúng tôi hơi ngạc nhiên hỏi lại: “Sao nghe nói ba em là thi sĩ Luân Hoán cơ mà?” Ḥa B́nh cười hóm hỉnh đáp:”Dạ th́ em cũng chỉ có một người ba là ông đó mà thôi.”

   

    Trên đường đi chúng tôi cứ thắc mắc, chẳng lẽ Luân Hoán lại là cái ông lầm ĺ, khó ưa  ở ngay tầng dưới, ông ta trẻ trung như thế sao có cô con gái lớn vậy v.v…Bản thân chưa bao giờ làm nổi một câu thơ ra hồn, tôi rất nể phục những thi sĩ, coi họ là một thứ “nhân loại” khác thường! Bây giờ hàng xóm của tôi lại là thi sĩ, mà thi sĩ ở tầm cỡ Luân Hoán! Nh́n mấy đứa con nhỏ lắp ghép từng mảnh “Lego” cho đến khi trở thành những thứ đồ chơi có h́nh dáng đẹp đẽ, lạ lùng, tôi tự hỏi không hiểu mấy thi sĩ có làm thơ kiểu này hay không? Rồi tôi tự trả lời được ngay, thi sĩ mà mang những từ, những ngữ lắp ghép vào với nhau cho thành vần điệu th́ thơ sẽ trở thành những câu thơ “gỗ”, chả ai thèm đọc! Từ đó tôi đâm ṭ ṃ quan sát anh Luân Hoán, xem nhà thơ làm việc và sinh hoạt như thế nào. Dĩ nhiên tôi chẳng biết được ǵ hết, nhà nào nhà nấy cửa đóng im ỉm, nghe cũng chẳng được nói ǵ thấy! Không nghe không thấy th́ tưởng tượng, tôi hy vọng một ngày nào đó được thấy anh Luân Hoán uống rượu say sưa, ôm vầng trăng nhào vào đống tuyết trước cửa nhà đánh một giấc cho đến sáng! Tôi tưởng tượng đến những nàng thơ ái mộ anh, cứ đến bấm chuông gọi cửa liên tục, làm phiền ḷng nàng thơ thứ thiệt đang ở ngay cạnh anh, khiến nàng nổi cơn tam bành, xuất chiêu sư tử Hà Đông v.v…

  

    Sự tưởng tượng của tôi măi rồi cũng chỉ là tưởng tượng, không có ǵ xảy ra hết! Thời gian trôi qua, từ những gặp gỡ lúc đầu chỉ là chào hỏi xă giao, lâu dần trở thành quen rồi thân. Tôi nh́n thấy ở anh Luân Hoán một người bạn dễ chịu, cởi mở, không lầm ĺ, khó ưa tí nào. Cách sinh hoạt của anh c̣n điều độ, nghiêm chỉnh hơn tôi nhiều. Ngoài tài làm thơ, anh c̣n có tài nuôi chim, nuôi cá. Những sinh vật khó nuôi này vào tay anh trở thành những sinh vật đáng yêu, chúng sinh sôi, nảy nở hàng đàn hàng lũ. Nh́n vào bể cá của anh, tôi liên tưởng đến nước Trung Hoa vĩ đại, v́ hồ cá của anh tuy khá đủ lớn cũng không chịu nổi nạn “cá măn” ngày càng bành trướng! Ngoài ra, đừng tưởng thi sĩ không biết thể thao, anh b́nh luận về những giải bóng đá, quần vợt cũng điệu nghệ không kém ǵ những nhà b́nh luận thể thao chuyên nghiệp.

 

Trở lại với riêng chuyện làm thơ. Có lẽ biết vợ chồng chúng tôi là bạn đọc quen mặt của

các  bibliothèque de Côte des Neiges, bibliothèque du Mile End..., nên anh Luân Hoán, một

hôm mang biếu chúng tôi một số thơ của anh đă xuất bản. Tuy không mặn với thi ca lắm, nhưng

có sách cũng đâm ra ṭ ṃ. Từ đọc một vài bài đến đọc nhiều trang, rồi nhiều nữa. Cứ thế tôi

biết được một ít đời sống của Luân Hoán  tại Montréal khi chưa đến ở chung cư này.

Th́ ra, Cũng như nhiều người Việt khác, ra tới nước ngoài, anh Luân Hoán đă phải vội vă

“ Lên đồ đi kiếm job/ Từ mờ sáng đến chiều...” nhưng có lẽ v́ điều kiện sức khỏe của anh có phần

không b́nh thường, do đó anh vấp khá nhiều trở ngại. Không nản, sau những lần ‘Mỏi chân ngồi

bên đường Saint-Denis’ , tâm sự với đàn chim bồ câu hoang, anh cũng có cơ hội để được

“Ta cơng trên lưng cái thùng thật lớn/ C̣n nặng hơn cái tấm thân ta/ Cố nghiến răng giữ cho

khỏi ngă/ Mỗi bước đi chếnh choáng như là...” . Anh đă học thuộc bài học ‘lao động vinh quang’

bởi tự biết “...cái cần, ta không đạt / cái đạt người không cần...”. Nên cuối cùng, sau những buồn

chán, thất vọng , anh đă tỏ ra lạc quan hơn trong những động tác thường nhật : “Sáng đi như đuổi

ma/Chiều về như ma đuổi.../”  và ḥa ḿnh vào xă hội một cách lặng lẽ  “Người hai chân

bôn ba/ Ta cẳng rưởi giong ruỗi...” Nghe đâu anh đă từng làm cho một cửa hàng nữ trang của người

Ư ở một đường phố chính của Montréal,rồi làm công nhân cho hảng vải Aronof một thời gian. Dù

lao động chân tay, anh vẫn không quên thơ và cái tính ‘tri nhàn hà thời nhàn’ nên , cũng qua thơ, tôi

bắt gặp người bạn láng giềng của tôi đă từng ‘Nhổ râu ngoài parc Olympique’,‘Phơi nắng ở parc Angrignon’, ‘Du xuân ở Complexe Desjardins’, ‘Quanh quẩn trong Jardin Botanique’, ‘Qua cầu Champlain’, ‘Dạo phố Sainte Catherine’, ‘Trong rừng thu La Chute’...thậm chí c̣n bay bướm

‘Theo em sang Longueuil’, (em tóc vàng sợi nhỏ) hoặc vui mừng khi ‘Gặp em (tóc đen ?) ở plaza

Côte des neiges’...(1)

Trong một bài viết của nhà văn Nguyễn Đông Ngạc in trong tập Chân Dung Thơ Luân Hoán, ông

Ngạc có trích dẫn một số câu của nhà thơ Đỗ Qúy Toàn viết về Luân Hoán ‘...Luân Hoán là thi sĩ

của cuộc sống, như Nguyễn Khuyến, như Vương Tân. Nhà thơ Bạch Cư Dị của người Việt ở

Montréal này đă giúp bà con thấy thành phố Montréal trờ nên thành phố Việt. Những phở Mai,

Quán Huế, Plaza Côte des neiges...thành những tên gọi thân mật, những chuyến xe buưt buổi chiều,

những đống tuyết cao trước cửa có thật hơn, v́ thi sĩ thổi hơi sống vào các vật vô tri đó...’. Theo tôi,

có lẽ anh Luân Hoán đă thương yêu cái ‘xứ lạnh, t́nh ...âm ấm này’. Có thế anh mới “ đứng hát giữa

ḷng Montréal,/ Trời xanh, trời xanh, trời quá xanh/ Có con chim nhỏ bay trong nắng/Chở cả ḷng tôi bay quẩn quanh” . Và thành tâm bày tỏ :

“được cười được khóc đọc than thở

không thể không yêu xứ sở này...”

 

Xứ sở mà Luân Hoán cùng gia đ́nh đă trở thành những người công dân sau ba năm sinh sống. Cái ngày nh́n nhận phần đất tạm dung trở thành một tổ quốc thứ hai, thật khó quên. Giữ lại kỷ niệm này, anh Luân Hoán có viết một bài thơ, đăng trên tạp chí Làng Văn số 54 , ấn hành vào tháng 2 năm 1989. Cũng chính nhờ tờ Làng Văn và cái bài ‘Tuyên Thệ’ này mà tôi đă biết đến tên Luân Hoán trước khi anh trở thành một người bạn, để bây giờ tôi ngó từ bên hông. Bài ‘Tuyên Thệ’ có lẽ không được chính tác gỉa yêu thích lắm, nên trong các thi tập của Luân Hoán không thấy in lại. Tôi muốn được chép lại dưới đây, như một nhắc nhở cái thiếu sót của anh :

 

X̣e bàn tay mặt ngang vai, đứng

Tôi đọc theo người năm bảy câu

nước mắt khi không mà chợt ứa

vui buồn dồn dập dẫm lên nhau

 

ḷng mở ra ôm đời trở lại

từng ngày trống rỗng đă qua mau

dẫu v́ tủi nhục hay hănh diện

giọt nước mắt tôi vẫn một màu

 

ai chứng giám cho lời tuyên thệ

tôi vừa lặp lại rất ngây ngô

ḷng tôi chiếc lá phong nho nhỏ

hay vẫn lá tre buồn phất phơ ?

 

cảm tạ Nữ Hoàng cho đất sống

cho đời vay mượn những tin yêu

quốc ca bập bẹ theo người hát

không hiểu v́ sao ḷng buồn thiu

 

x̣e bàn tay mặt ngang vai, đứng

tôi có hai thằng tôi sáng nay

hai trái tim trong một cơ thể

nh́n ra rơ mặt kẻ lưu đày

 

Người bạn láng giềng của tôi đại khái như vậy. C̣n người ‘đi bên cạnh đời anh’ th́ ra sao ? “Nàng thơ” bây giờ là vợ hiền của anh. Một người mà những đọc gỉa và bạn văn của anh, ai cũng biết đó là một t́nh nhân của anh  măi măi  . Không biết cô nhân t́nh này đă mê thơ hay mê đôi mắt. Một đôi mắt mà tôi cảm thấy lúc nào cũng như hỏi han : “Anh muốn ǵ, cô cần ǵ, tôi sẵn sàng giúp...”, hay “ Yêu anh không, cứ yêu đi đừng lo”… 

 

Đang vui vẻ trong t́nh ‘hàng xóm’ ngày một thân thiết, anh Luân Hoán cùng gia đ́nh “khi không nổi hứng dọn nhà” . Anh dọn tuốt lên vùng Montréal Nord, xa chừng 15 cây số. Chung cư  chỉ c̣n lại chúng tôi là gia đ́nh Việt Nam duy nhất . Thỉnh thoảng nhớ đến anh chị Luân Hoán th́ chỉ liên lạc bằng điện thoại; không thể chạy xuống nhà dưới xin củ gừng, cây hành ...lúc cần. Cũng thưa hẳn những lần anh ghé lên nhờ thu một vài cái CD khi máy của anh bị trục trặc. Buổi chiều khi đi làm về, không c̣n thấy chiếc Toyata Corolla màu đỏ, đă có nhiều tuổi thọ của anh. Con đường Barclay th́ vẫn vậy. Một con đường một chiều, dẫn ra xa lộ với lưu lượng xe trung b́nh, tóm lại không có ǵ đặc sắc, nhưng đă được nhà thơ Luân Hoán kêu gọi rất nhiều lần trong thơ anh. Ngày chia tay, sau hơn mười năm gắn bó với con đường, với người và cảnh thú chung quanh, anh không quên ghi lại :

 

Làm sao nhốt hết vô thùng

những tràn lan nhớ

những chập chùng thương

mười một năm sống sát đường

đă ghiền

             nhân dạng thập phương bốn mùa

mười em,

             đă chín dễ ưa

             cái mặt

             cái mũi

             cái chưa thấy tường

khi không bỏ phí sắc hương

ai

   ngồi thế chỗ,

                      biết thường ngồi hong ?

em lơi tay lái liếc ṿng

về đâu đôi mắt đứng tṛng đông phương ?

vài giây nhớ,

                   đủ ngấm buồn

em,

     ngồi cho kín cặp trường túc hoa

 

bỗng dưng nổi hừng dọn nhà

bậc thang, ổ khóa

                           sứt da thịt ḿnh

mặt tường thao láo lỗ đinh

những tranh, cùng ảnh...ngậm t́nh, rời ngai

cả ngh́n sách báo...thở dài

nằm chờ, tuyển chọn...sánh vai theo đời

loại đi, tội nghiệp t́nh người

mang theo, dẹp lép tiếng cười nhỏ nhoi

nắm lên từng món

                             săm soi

vui tay sắp hết hẳn hoi vô thùng

 

ngồi im giữa đám đồ dùng

nhớ từng khuôn mặt

                                lạnh lùng, tươi vui

dĩ nhiên, tôi nhớ cả tôi

nhớ thời háo hức, nhớ thời thờ ơ

thời gian không chậm chân chờ

nhưng c̣n đọng đủ để vơ vẩn buồn

dồn từng nhóm bụi dễ thương

nằm lén sát dưới chân giường đă lâu ?

hốt lên

          không biết để đâu

cái từ tôi phế, đọng lâu mà thành

thương, nhưng không nở để dành

tôi xoa lên vách,

                         tṛng trành ḷng tôi

 

vài hôm nữa, bỏ đi rồi

nhà người, trả lại

đất người, chia tay

ơi con đường buồn Barclay

mai kia, tôi gắng qua đây cầm chừng

dĩ nhiên, ngoài những sợi lưng

c̣n trăm kỷ niệm mọc chung với t́nh

12-2003

(Đặc san Đất Quảng-Xuân Giáp Thân 2004)

 

T́nh cảm của anh là vậy, “cầu thang, ổ khóa sứt da thị ḿnh” th́ tôi làm sao có thể không có những tiếc nuối.Nơi xứ lạ quê người này, câu: ‘Bà con xa không bằng láng giềng gần’ càng có ư nghĩa sâu sắc,đích thực.

 

                                                                                                      Nguyễn Quốc Tường

 (1) Tên một số bài thơ trong tập Ngơ Ngác Cơi Người