Người Bạn Lính Làm Thơ

 

Nguyễn Văn Diên

 

Năm 1966, học hành không kết qủa, rong chơi măi cũng chán, tôi vào lính. Đây cũng là giải pháp của nhiều bạn cùng lớp, không đủ điều kiện để học thêm, hay đă đến tuổi phải nhập ngũ.

Tôi vào khóa 24 Trừ Bị Thủ Đức. Khóa này, ngoài một số nhỏ thuộc dạng volontaire c̣n lại toàn dân bị tổng động viên, nên đủ cả “ mặt mũi bá quan” ngoài xă hội tụ tập về, nào là giáo sư, luật sư, kỹ sư, văn nghệ sĩ... rất đông vui.

Đoàn tân binh chúng tôi , được máy bay C130 chuyển tới Sài g̣n vào buổi chiều, nhưng đến khoảng tám giờ tối, chúng tôi mới có mặt tại quân trường. Ngay trong đêm đầu tiên, chúng tôi được phân chia về các đại đội. Viên sĩ quan trực tiểu đoàn hôm đó là một trung đội trường của đại đội tôi sau này, Thiếu úy Thám .Ông có vẻ lỏi đời, khi đẩy đi đại đội khác những chuẩn sinh viên mang kính cận và có tầm vóc không thích hợp dưới mắt nh́n của ông.

Tôi không nằm trong thành phần bị gọi ra, xếp hàng riêng .Bạn của tôi là Dương Em cũng được ở lại, để cùng một số bạn khác gốc miền tây và miền nam , lập thành đại đội 20. Bốn trung đội  của đại đội này cũng tức khắc thành h́nh, và tôi được xếp vào trung đội 40.

Trước khi đi lănh quân trang ngay trong đêm đó, đại đội có cuộc tuyển chọn những người có khả năng, để đảm nhiệm những công việc chuyên môn trong sinh hoạt ở quân trường như báo chí, văn nghệ, thể thao vv...Tự biết không có khả năng và cũng chẳng biết ai có những chuyên môn đặc biệt, nên tôi không t́nh nguyện, không đề cử. Nhưng rất hào hứng đưa tay biểu quyết. Tôi không c̣n nhớ những bạn nào đă trở thành sinh viên được giao nhiệm vụ trong đêm ấy . Ngày hôm sau rồi ngày hôm sau nữa, cứ thế cuộc đời làm lính được rèn luyện dưới phương châm ‘ Thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu’ .

 

Thời gian huấn luyện ở trường bộ binh Thủ Đức được chia làm 3 giai đoạn chính. Tám tuần huấn nhục đi đầu không được kể là một giai đoạn. Đây là thời gian hành xác lẫn chịu đựng những sỉ vả hầu rèn luyện thân thể ,ư chí. Giai đoạn 1 là giai đoạn học về tác chiến cá nhân. Trong giai đoạn này sinh viên không được ra phép. Những giờ ‘tùy quyền’ ít ỏi gần như dành cho việc làm vệ sinh doanh trại. Giai đoạn hai được bắt đầu sau một buổi lễ gắn alpha thật long trọng. Những con ‘ṇng nọc’ bây giờ, được học những điều cần thiết để chỉ huy một tiểu đội, và đă được phép nhởn nhơ chút đỉnh trong quân trường, cũng như được thỏa mái thăm nhà , thăm phố, được thực hiện sau mỗi 2 tuần, một lần. Giai đoạn 3, ít ai gọi tên giai đoạn này, đây là thời kỳ con ṇng nọc có đuôi, alpha thêm một gạch, và đă trở thành đàn anh, đang lo học cách chỉ huy một trung đội.

 

Trong giai đoạn đầu đại đội của chúng tôi nằm khá xa văn pḥng liên đoàn. Kỷ luật quân trường có phần nới hơn các đại đội khác. Theo thứ tự A,B,C , giường nằm của tôi khá gần với giường của các anh có tên khởi đầu bằng chữ C. Nhớ lại, h́nh như có Cư. Có Chỉ có Cho,và có nhiều anh Châu. Hai trong những nhiều anh Châu này là Mai Xuân Châu, Lê Ngọc Châu...Đây là hai nhân vật thuộc diện có số tuổi đời lưng chừng, không trẻ cũng chưa gọi là ǵa. Anh Xuân Châu nói giọng Huế, anh Ngọc Châu nói giọng Quảng, nhưng hai người rất thân nhau. H́nh như anh Xuân Châu thường giúp đỡ anh Ngọc Châu nhiều việc, như sửa lại đôi ‘ giày đi phép’  để cho ngay, hoặc kéo thẳng mặt chiếc mền trải trên nệm căng thêm chút nữa vv. Tôi để ư đến hai bạn này v́ cái màn viết thư của cả hai anh. Họ cũng là hai người nhận được thư đến nhiều nhất của trung đội. Qua một thời gian, tôi biết anh Ngọc Châu có tham gia trong ban báo chí của nhà trường. Anh không sinh hoạt cho đại đội anh trực thuộc, mà làm việc cho liên đoàn . Dù anh rất kín miệng nhưng rồi tôi cũng biết anh là một người làm thơ, và c̣n thích thú hơn khi tôi biết anh là anh của một bạn học cùng lớp với tôi ở Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Lê Hân.

 

Anh Ngọc Châu, khi biết tôi là bạn học của em anh, anh đă xem tôi như em út. Nhiều cuối tuần về Sài G̣n, tôi đi theo anh. Mỗi lần tháp tùng như thế, tôi để ư và biết thói quen này của anh. Sau khi xe thả sinh viên xuống sau lưng nhà thờ Đức Bà, lần nào anh cũng ghé bưu điện trước tiên, anh mua tem c̣, anh ngắm loanh quanh cả gian nhà bưu điện, h́nh như anh hít thở mạnh nữa, sau đó mới nghĩ đến chuyện đi đâu, ở chỗ nào, h́nh như cũng hoàn toàn tùy hứng, không định trước.

Anh không có nhiều bà con, bè bạn ở Sài g̣n, có lẽ vậy. Anh Xuân Châu nói anh Ngọc Châu có một người anh trung tá, làm việc tại Tổng Tham mưu, nhưng anh không muốn ghé đến đó nhiều. Tôi được biết anh có thơ đăng trên một số tạp chí ở Sài g̣n, nhưng ra phép cũng không thấy anh ghé thăm, có thể những lần anh đến tôi không biết chăng ? .

 

 

Trước khi về phép Tết  năm 66-67, anh Xuân Châu, anh Ngọc Châu và tôi có đi ṿng ṿng chợ Hoa Sài G̣n, tối đến ba người gặm bánh ḿ cho qua đêm, pḥng ngủ rẻ tiền ở Sài G̣n lúc bấy giờ khá giản tiện và ‘thanh bạch’. Dĩ nhiên không có cái màn ‘bia ôm’, ‘massage’ như bây giờ. Sau ngày Tết, trở lại quân trường để tiếp tục đổ mồ hôi là chuyện đương nhiên. Anh Ngọc Châu học hành khá chăm chỉ . Anh có vẻ không khỏe mạnh, nhưng sức chịu đựng của anh thật bền bĩ. Anh không hề ốm đau , cũng từ chối không chịu viếng thăm pḥng 301 lần nào. (Pḥng này là pḥng tạm giam cảnh cáo những sinh viên phạm kỹ luật nhà trường). Ngay đến chuyện hít đất, nhảy xổm, ngoài những lần phải thực hiện v́ bị phạt tập thể, anh Ngọc Châu gần như được sĩ quan cán bộ gỉa lơ trước một ít sơ sót khó tránh.Tôi c̣n nhớ kỳ về phép cuối tuần nào anh Ngọc Châu cũng bị gọi ra khỏi hàng, bắt đi hớt tóc lại, nhưng anh lẩn quẩn đâu đó một chặp rồi lại được lên xe với mái tóc xanh tốt như trước đó.

 

Anh Ngọc Châu vẫn tiếp tục viết thư mỗi tuần. Anh không những viết cho chính anh mà c̣n viết hộ cho một số bạn. Sinh viên sĩ quan ai mà không có tŕnh độ để viết thư ? ấy thế mà anh vẫn được nhờ giúp đỡ trong những lá thư gởi cho các em ḅ lạc đă bị bắt. Chắc có lẽ lời thư anh bay bướm, văn hoa .Anh không làm công không đâu đấy. Bạn bè trả công anh bằng cách thông ṇng giùm khẩu garant, hoặc thay anh trong phiên anh phải đi lănh bánh ḿ sáng cho trung đội vv...Cùng với viết thư, anh Ngọc Châu c̣n làm thơ, hẳn thế. Thơ làm xong, ngoài việc kư tên anh, anh kư c̣n tên một số bạn quen để đăng trên tạp chí Bộ Binh, cho họ có dịp đổi lấy ngày phép đặc biệt cuối tuần.

Tôi cũng được anh Ngọc Châu cho một lần như vậy. Hơn thế nữa anh c̣n cho tôi một tập thơ của anh vừa in xong. Tập Chết Trong Ḷng Người. Lính chưa ra ràng mà nhận món quà có ngay chữ “ chết” ớn quá. Nhưng không ngờ cũng từ đó, tôi thỉnh thoảng đọc thơ.

 

Bước vào giai đoạn 2, tôi được chuyển qua thụ huấn tại trường thiết giáp và trở thành sĩ quan của Thiết đoàn 11, sư đoàn 3 sau này. Anh Xuân Châu về sau mang “con rùa chậm tiến” trên cánh tay. C̣n anh Ngọc Châu tiếp tục trong đại đơn vị chủ lực quân bộ binh. Anh về sư đoàn 2 , ngay trong lúc mặt trận Quảng Ngăi đang sôi động. Mất một bàn chân ở chiến trường này kể ra cũng là một cái gía nhẹ nhàng cho người đồng đội nghệ sĩ của tôi.

 

Khoảng năm 1978, tôi gặp anh Ngọc Châu tại Đà Nẵng. Anh cho tôi biết Lê Hân đang ở Canada, (Lê Hân đă đi du học tại Mỹ trong những năm chúng tôi c̣n ở quân trường) và không quên khoe với tôi chuyện Lê Hân đang bảo lănh gia đ́nh anh ra đi.Bạn bè lâu ngày gặp nhau chớp nhoáng, không kịp uống một cốc cà phê, nhưng cả hai đều rất vui.

 

Bây giờ, sau gần 26 năm. Tôi đă ở Hoa Kỳ, anh Ngọc Châu định cư ở thành phố Montréal Canada . Khoảng cách có thể xa mà cũng có thể gần với phương diện di chuyển hiện tại. Nhưng chúng tôi chưa một lần gặp lại nhau. Tuy vậy, nhờ sự phát triển ngành điện toán hiện nay, tôi được biết khá rơ về anh Ngọc Châu . Trang nhà của anh đă giúp tôi có dịp hồi tưởng, nhớ lại rất nhiều. Và nhất là biết thích thú đọc thơ hơn. Tôi không thể không mỉm cười khi đọc hai bài thơ dưới đây. Một thời nhức nhối chiến trận đă qua. Chúng tôi vẫn luôn luôn hănh diện đă làm một người lính của Việt Nam Cộng ḥa.Kỷ niệm một thời ở k.b.c 4.100 thật là đẹp. Tôi ghi lại tặng anh Châu, nhân dịp biết Hân đang thực hiện một tập sách tập trung những kỷ niệm của ông anh ḿnh. Tôi cũng không quên gởi tất cả các bạn đồng khóa 24 c̣n may mắn tồn tại trong cuộc sống này, dù đang ở Việt Nam hay tại một quốc gia nào đó. Các bạn đừng quên đọc hai bài thơ bên dưới để nhớ lại chính ḿnh . Thân ái.

Như là thơ

sinh viên sĩ quan
Lê Ngọc Châu
số quân
61/203.905
tŕnh diện
sinh viên sĩ quan
Lê Ngọc Châu
số quân
61/203.905
tŕnh diện
giản dị chỉ có thế
ngắn.gọn.đẹp
như bài thơ
sao không ?
một bài thơ đồng phục.

đêm xuống tóc

mái tóc bồng bềnh đẹp nhất đà nẵng
đẹp nhất miền trung
đẹp nhất Việt nam
rụng xuống
rụng xuống
từng tảng từng tảng
trong tích tắc
tôi giống con gà chọi
trống hốc
ngượng ngập khó chịu
thiếu thiếu một cái ǵ
nhẹ nhơm, lẻ loi, kỳ quặc
soi ḿnh vào đám bạn bè
cười lấp nỗi buồn bắt chợt
tóc
tóc
tóc đen như đêm
dợm cúi xuống vốc lên
nhưng chợt vung chân hất
tôi rời ghế
không nhớ, ḿnh có thở ra

Nguyễn Văn Diên