Người Bạn Đời Trong Thơ Luân Hoán

Phan Ni Tấn

 

            Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972  tôi đóng quân ở Pleiku, gần phi trường Cù Hanh khô khan, nắng cháy. Một hôm từ doanh trại trở về thị xă, ngang qua đường Hoàng Diệu tôi chợt nghe một giọng ca lanh lảnh phát ra từ một kiosque bán băng nhạc bên lề đường. Giọng tenor mạnh mẽ, truyền cảm qua bài hát chứa đựng một nội dung tha thiết, đầy nhân bản. Bước tới hỏi mới biết đó là giọng ca Miên Đức Thắng  qua bài Lời Nguyện Pháp Trường của Phạm Thế Mỹ  phổ từ thơ của Luân Hoán . Đó là lần đầu tiên cùng một lúc tôi nghe đến tên ba người, nhất là nhà thơ Luân Hoán, một bút hiệu hiền lành, dễ mến, rất Trung kỳ.

 

          Bây giờ đă hơn 30 năm qua rồi, hồn bài ca Lời Nguyện Pháp Trường vẫn c̣n bay loáng thoáng đâu đó trong khi cả  ba người theo ḍng đời trôi giạt ba nơi: nhà thơ Luân Hoán  ở Canada, ca sĩ Miên Đức Thắng  ở Đức, c̣n nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ vẫn ở tại quê nhà.

 

          Ở hải ngoại, trong thời gian tôi cộng tác với tờ Văn, một hôm (tháng năm nào?) trong mục sổ tay hàng tháng nhà văn Mai Thảo loan tin chào mừng nhà thơ Luân Hoán và gia đ́nh đă đến định cư tại Montreal, Canada. Tôi gọi anh Mai Thảo hỏi xin  địa chỉ Luân Hoán và đă liên lạc được với Người Thơ lâu nay tôi từng ngưỡng mộ. Từ đó đến nay gần 20 năm, anh Luân Hoán và tôi vẫn thường liên lạc với nhau bằng thư từ, điện thoại, sau này là e-mail, riết rồi trở nên thân thiết, tự nhiên như người một nhà.

 

          Trong suốt thời gian này thơ anh vẫn xuất hiện đều đặn trên báo chí Việt ngữ khắp thế giới. Ngoài hàng ngàn bài thơ nói lên ḷng thương nhớ quê nhà, về thân phận con người, về t́nh yêu đôi lứa, đặc biệt nhất là những bài thơ anh viết về vợ ḿnh.

          Tuy liên lạc với anh lâu ngày chày tháng mà măi cho đến hôm ra mắt cuốn Chân Dung Thơ Luân Hoán tại Montreal, lần đầu tiên tôi mới gặp chị Lư, vợ nhà thơ.

          Chị, dáng người thon thả, nhẹ nhàng, nét mặt hiền ḥa, tính t́nh mộc mạc, dễ thương. Nhưng cái dễ mến và  dễ nhớ nhất ở chị vẫn là cái giọng Quảng trọ trẹ, nằng nặng, chậm răi và hiền khô. Lạ một điều là lâu nay tôi quen bất cứ người bạn Quảng Nam Đà Nẵng nào th́ dường như cái chất giọng đặc trưng của họ chẳng đổi khác bao giờ. Có trôi giạt xa quê ngàn trùng, theo thời gian đời sống có đổi có thay, có trầm có bổng, nhưng cái hồn quê xanh ngát kia cũng như cái giọng nằng nặng, âm hưởng riêng biệt kia vẫn cứ thủy chung như nhất. Không riêng ǵ tôi, hễ ai có dịp tiếp xúc với chị Lư cũng đều cảm mến cái tính hiền lành, ḥa nhă của chị.

         Mới kỳ hè năm rồi, 2003 anh chị Luân Hoán và anh chị Song Thao (nhà văn) từ Montreal đi Toronto ghé qua tệ xá nghỉ hè vài ba hôm. Buổi cơm chiều đầu tiên mọi người đang vui vẻ chưa kịp ngồi vào bàn ăn, chị Lư đă la mệt, coi bộ trúng gió nên mặt mày tái mét. Rứa là a-lê-hấp  nhà tôi mau mau đưa chị lên pḥng đè ra cạo gió. Gặp phải "bà Thầy cạo gió, giác hơi" là nhà tôi đây th́ bao nhiêu con bệnh cũng một tay bà "cạo" sạch sành sanh. Nh́n nét mặt từ từ hồng hào trở lại, chị Song Thao chẳng nói chẳng rằng, dựng chị Lư dậy bắt tập Khí công điều dưỡng sức khỏe là vàng. Nghe ba bà vừa hô vừa tập vừa cười nắc nẻ cái nhà cũng phát vui theo.

           

        Nhà thơ Luân Hoán có một tấm ḷng rất thủy chung với cả hai... bà vợ : chị Lư và nàng thơ. Từ tinh chất của t́nh yêu như một thứ men t́nh chắt ra từ nguồn cội sâu thẳm trong hồn người, cả ba xoắn xuưt vào nhau, dắt díu nhau đi qua suốt chặng đường đời. Họ yêu nhau khởi từ cái hồi Người Thơ đến ở trọ nhà cô ba Lư, Phước Ninh lúc "em chưa qua hết tuổi mười ba". Bài Chiều Mưa trong tập thơ Đưa Nhau Về Đến Đâu là một dẫn chứng:

 

ta đến trọ nhà em từ thuở

em chưa qua hết tuổi mười ba

bút mực thơm từng ngọn tóc đuôi gà

miệng liếng thoắng vụng về như con sáo

hoa cỏ dại mọc đầy trong túi áo

gót chân hồng không mệt mỏi nhảy giây

trái mù u chuyền thẻ chạy quanh tay

cười với hát, ăn quà, ṿi vĩnh mẹ

chừng nấy việc dắt d́u em nhè nhẹ

dạo ṿng ṿng trong thế giới ngây thơ...

 

          Khi mà trái tim thanh xuân của nhà thơ đă phát yêu rồi th́ cái ǵ của Mân Quang quê em như cục đất, cây lá, màu lúa, đường bừa... anh cũng yêu một cách trân trọng. Xin mời đọc vài đoạn cuối trong bài ‘Quê Em Lộng Lẫy Quá. Bởi V́ Đă Có Em’  trong tập Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ:

 

...yêu em ta nguyện yêu màu lúa

màu mái rạ thâm ś nắng mưa

Tay ta tuy đă quen cầm bút

Luống chữ hẹn thơm những đường bừa

 

yêu em ta đă yêu cây lá

cục đất Mân Quang cũng hữu t́nh

cảm ơn thổ địa thơm tay quá

tặng ngọc thơm lừng bút văn sinh

 

          Một bài hát nào đó hát "khi đă yêu th́ mơ mộng nhiều" làm tôi nhớ Luân Hoán t́nh yêu lúc nào cũng cháy bỏng. T́nh yêu đă đầy ắp trong tim th́ phải cho, mà cho rồi ai cũng mong được đáp lại từ người bạn t́nh cũng rất thiết tha với t́nh yêu mênh mông. Ấy mà khi đôi chân vượt khỏi cái mênh mông t́nh ái kia th́ con đường cuối cùng hai người phải đi tới không ngoài h́nh ảnh của hôn nhân. Bài ‘Về Nằm Lại Nơi Mới Cưới’ trong tập Rượu Hồng Đă Rót tặng cô ba Trần Thị... thật cảm khái:

 

ta về nằm lại bên nhau

ngày xưa tóc gối nặng đầu bên vai

ta về nằm lại bên ai

ngày xưa đứt nút áo gài kim găm

ta về năm lại chỗ nằm

chật vừa đủ cựa âm thầm bên nhau....

 

          Tôi vẫn nghĩ, trong yêu thương, Luân Hoán có một trái tim yêu vợ đằm thắm, tha thiết và dịu dàng. Sự yêu thương rất tự nguyện, một nghĩa cử tự nhiên như đời sống lâu dần đă un đúc thành thơ, những câu thơ hồn nhiên, giản dị, không làm dáng nên rất chân thật. Luân Hoán đă sớm nhận ra sự chân thật là một nghĩa cử, một phong cách rất riêng dành  cho người trăm năm của ḿnh.

          Tuy đời sống gia đ́nh chẳng lấy ǵ làm khá giă, nhưng anh chị Luân Hoán sống khá phong lưu. Từ cái xe tới cái bàn cái ghế, TV, máy ảnh, computer... chẳng thiếu món gia dụng nào trong cái căn nhà mà anh chị đă chắc chiu dành dụm tậu được sau rất nhiều năm. Chị Lư quan niệm gia đ́nh thật rơ rệt: nhẫn nại, cáng đáng cho gia đ́nh chồng con một đời sống êm đẹp nơi xứ người. Cuộc nội chiến 30 năm xẩy ra cho cả một dân tộc, nhà thơ Luân Hoán là h́nh ảnh của một người thương binh, biết vậy nên qua đây một ḿnh chị Lư lo toan mọi bề. Nh́n hai vai mảnh khảnh của chị gánh chịu hết mưa nắng cuộc đời, tôi liên tưởng tới h́nh ảnh cái c̣ trong thơ Trần Tế Xương: ‘quanh năm bắt ốc ở ven sông, nuôi đủ năm con với một chồng’. Có lẽ đây cũng là một trong những mạch nguồn để người bạn đời được đặc biệt ngợi ca trong cơi thơ Luân Hoán. Trải suốt hơn 40 năm làm thơ, h́nh bóng thủy chung nhất là người vợ vẫn bàng bạc, lấp lánh, trải dài qua suốt chiều dài đời thơ anh. 

          Bài ‘Ly Rượu Cuối Tuần Cho Lư’ trong tập Ngơ Ngác Cơi Người chính là sự bày tỏ nỗi cô đơn buồn bă của Luân Hoán để tự trách ḿnh mà cũng để ḿnh tự an ủi, vỗ về, t́m kiếm một chút b́nh yên cho nội tâm. Dưới bút pháp giản dị, chân t́nh với những lời lẻ vừa âu yếm vừa chua xót trước nỗi đau nhân thế, kiếp người đă tạo nên một Luân Hoán có phong cách của người nghệ sĩ có trái tim biết thương yêu người bạn đường nồng nàn. Hăy đọc vài đoạn thơ dưới đây để thương cảm một cái nh́n ngậm ngùi, rưng rưng như những giọt nước mắt:

          “Năm giờ sáng em bắt đầu đến sở. Trời mờ mờ tuyết lạnh vướng bên chân. ổ bánh nhỏ trong tay chừng đă mỏi. Metro sang bus đă bao lần? đường th́ rộng đời th́ dài mệt mỏi. Em âm thầm như một bóng chim bay. Lọn tóc rối giấu trong vành khăn ấm. Mắt chong đèn trong ngọn bút anh đây. Ngồi trong sở em vừa làm vừa học. Câu đầu tiên hai chữ bonjour. Đời lận đận ở đâu rồi cũng khổ. Ca va bien em can đảm có thừa. Có nhiều lúc người chung quanh hỏi chuyện. Chẳng hiểu ǵ cũng OUI vội cho qua. Tối về nhớ lần ṃ tra tự điển. Thắc mắc nhức đầu buồn bă thở ra. Đời như vậy phải chăng anh có lỗi. V́ yêu em v́ quyết định lên đường. Cơm với áo Tự do và cộng sản. Mất hay c̣n hai tiếng QUÊ HƯƠNG. Đêm trằn trọc nằm nh́n em say ngủ. Muốn hôn lên nỗi mệt mỏi bơ phờ. Nỗi chua xót mà em từng chịu đựng. Sợ môi hồng làm vở giấc em mơ...”

          Để bù đắp sự chịu đựng, ḷng bao dung, đức hy sinh của vợ ḿnh không c̣n cách nào hơn là ở nhà Luân Hoán tự chăm sóc cái nhà cái cửa, thay nước bồn cá, cho chim ăn, tỉa lá cây và tẩn mẩn... ‘giặt áo quần cho vợ’:

 

trộn chút t́nh ta vào trong bột giặt

ṿ nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau

vải c̣n đượm mùi thịt da em thơm ngát

tay bùi ngùi như đang vuốt ve nhau

 

trông thau nước đục lờ những cáu bẩn

ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng

chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu

nuôi chồng con dài năm tháng gian nan

 

ṿi nước nhỏ chảy qua từng thớ vải

như chảy vào trong cùng tận ḷng ta

em có thấy giọt lệ ta thầm nhỏ

và tan trên màu vải những thiết tha?

 

hơn bốn mươi lần đầu ta tập giặt

để tiêu xài cho bớt chút thời gian

thân nam tử ở trong thời mất nước

sao trói nơi này lẩm cẩm kêu than?

 

đời không giữ giùm ta hai chân đứng

có lẽ nào vô dụng măi hay sao

giặt giũ làm thơ đọc vài trang báo

hai mươi bốn giờ thường trực chiêm bao

 

          Bài thơ Giặt Áo Quần Cho Vợ trong tập Ngơ Ngác Cơi Người là một bài thơ hay và cảm động. Hay v́ sự cảm xúc chân thật, đặc biệt trong ngôn ngữ và h́nh tượng. Ngay câu mở đầu đă thấy hay, trộn chút t́nh ta trong bột giặt, ṿ nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau. Chỉ "ṿ" tấm vải thôi mà "cũng lo sợ em đau" th́ quả là thương người bạn vàng hết ư.

          Thương th́ ai mà thích những thứ đồ bụi bặm, cáu bẩn nổi màng màng, ấy vậy mà cái thấm thía là khi  trông thau nước đục lờ những cáu bẩn, ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng, th́ bạn đọc như tôi, như chúng ta ai mà không thương cảm, v́ rơ ràng chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu, nuôi chồng con dài năm tháng gian nan.

          Luân Hoán dù sao cũng c̣n may mắn, dù "đời không giữ giùm ta đôi chân đứng". Suốt ngày ở nhà chẳng biết phải làm ǵ, ngồi làm thơ cho vợ, ít ra anh vẫn c̣n có cái quần cái áo của vợ để mà tập giặt giũ, "để tiêu xài cho bớt chút thời gian".

          Nh́n chung, những lời thơ phát tiết tự đáy sâu tâm hồn nhà thơ viết riêng cho vợ trong các tập thơ nói trên là cái khởi từ những cảm xúc đẹp đẽ, hiền lành, tươi tắn, nghịch ngợm đến chân thành, thiết tha, tŕu mến pha chút bồi hồi nhằm vun xới những t́nh cảm cao đẹp làm nền tảng trong gia đ́nh, trong t́nh yêu, quê hương và thân phận con người.

                                   

                                                PHAN NI TấN (N.D)