Luân Hoán với Đà Nẵng 
redbar.gif (78 bytes)
Phan Xuân Sinh


Hai người cộng đủ hai chân
trải thơ dán cái phong trần đăi nhau
c̣n mưa c̣n nắng đội đầu
chân t́nh c̣n đỡ gốc sầu trổ thơ
Luân Hoán
Đó là mấy câu thơ của Luân Hoán viết tặng tôi. Hai anh em chúng tôi đều bỏ một phần thân thể và xương máu tại chiến trường. Anh bị thương 1969 tại mặt trận Quảng Ngăi, tôi bị thương 1972 tại mặt trận Quảng Nam. Anh mất một bàn chân trái, tôi mất một bàn chân phải, nếu hai đứa tôi cộng lại chỉ bằng một người b́nh thường. Chỉ khác một điều, anh là người rất nổi tiếng lâu nay, c̣n tôi chỉ là thằng làm thơ vớ vẩn chẳng ra ǵ. Câu thơ nghe chua xót quá, thế nhưng tôi vô cùng thích thú, thấy được tấm ḷng của anh trăi ra đối với tôi, không kể chi thành danh hay tuổi tác. 

Khi tôi bước chân vào những năm đầu của trung học, th́ anh Luân Hoán sắp sửa rời khỏi trung học. Nói để biết rằng anh thuộc hàng huynh trưởng, trang lứa với anh lúc đó có Chu Tân, Đông Tŕnh, Hà Nguyên Thạch, Đynh Hoàng Sa v.v...ở Quảng Nam - Đà Nẵng. Nhưng phải nói Luân Hoán là người nổi nhất trong những người làm thơ thuở đó, tên tuổi anh gắn liền với cái thành phố thân yêu nầy. Ai tới Đà Nẵng hỏi bất cứ người nào về Luân Hoán, họ đều biết ngay, mỗi người mỗi chút về anh, sự thật có, thêu dệt có, cường điệu có, tạo ra môt chân dung Luân Hoán thật dễ thương, thật trân quư. Khi anh đă thành danh, th́ lúc ấy tôi mới bắt đầu chập chửng làm thơ, anh đang ở trên ngọn cây th́ tôi c̣n trượt lên trượt xuống, ngả tới ngả lui dưới gốc, không cách nào ḅ lên khỏi gốc được. Kém tài, kém sức, đầu óc chỉ quẩn quanh mấy vần điệu xói ṃn rỗng tuyếch, tôi biết phận ḿnh không có khiếu văn chương, không có tâm hồn thi phú, th́ dù có cố gắng cách mấy cũng chẳng làm nên chuyện.

Hồi đó, khoảng giữa thập niên 60 khi c̣n đi học, tôi phải nhịn ăn quà buổi sáng để lấy tiền mua báo. Tôi có đủ trọn bộ Bách Khoa, Văn, Văn Học, mà bạn bè trang lứa của tôi lúc ấy nh́n thấy thèm chảy nước miếng. Mỗi cuối tháng tôi đạp xe xuống nhà sách Lam Sơn ở đường Bạch Đằng, đứng chờ báo từ Sài G̣n về th́ chạy vào mua ngay. Dựng xe bên lề, t́m mấy bài thơ đọc trước dù trời nắng chang chang như đổ lữa. Hôm nào có đăng thơ của Luân Hoán là bữa đó trong bụng sướng rân, trời như mát lại. Mấy thằng bạn ngồi ở nhà chờ báo về coi cọp, chúng nó cũng ở tâm trạng giống tôi là thích thơ Luân Hoán, đọc tới, đọc lui, trằm trồ. Sau nầy khi lớn lên một chút, nghiệm lại tâm trạng nầy chúng tôi phân tích một cách rất chính xác về hiện tượng Luân Hoán trong ḷng chúng tôi lúc ấy: Anh là người Đà Nẵng của chúng tôi. Thơ anh không cầu kỳ, kênh kiệu. Thơ anh man mác, mang nụ cười tũm tĩm nhưng sâu lắng. Anh làm thơ sao thấy dễ dàng quá, giống như móc đồ trong túi ra. Đọc thơ anh thấy gần gũi, thân mật ù. Sau nầy khi tôi bắt đầu làm thơ tôi mới thấy thơ Luân Hoán thấy vậy mà không phải vậy, thơ anh mới đọc qua tưởng chừng như dễ dàng, nhưng quả thật là cực kỳ khó khăn. Chính điều nầy tạo cho Luân Hoán một chỗ đứng riêng, không ai có thể làm giống hoặc na ná thơ của anh được.

Tôi không c̣n nhớ ai đó tặng cho tôi tập thơ "Về Trời" của anh, tôi lận trong người đi đâu cũng mang theo như một loại kinh điển, đọc đi đọc lại. Ngồi uống café với bạn bè bao giờ cũng đọc vài câu thơ của anh để làm quà. Khi thấy anh, tôi định mang tập thơ tới cho anh kư để giữ trong tủ sách làm kỷ niệm, nhưng khi móc trong người ra th́ nó không c̣n h́nh dáng trang nhă của một tập thơ, qua bao nhiêu ngày lận trong người, đẩm ướt mồ hôi trên lưng xe đạp, vo tṛn cầm trên tay, bây giờ nó tơi tả rách bươm. Tôi không dám mang lại để anh nh́n thấy sản phẩm quư báu của ḿnh bị một thằng nhăi con phá hoại. Tôi cũng tiếc hùi hụi, tập thơ đó không có chữ kư của anh. Trong sinh hoạt văn nghệ của Đà Nẵng thuở đó, Luân Hoán được xem là người tiêu biểu, thơ anh được đọc trong những đêm được tổ chức dành riêng cho anh một cách trang trọng. Theo tôi biết, có lẽ chỉ có anh mới được niềm vinh dự nầy nhiều nhất, mặc dù trước anh, cùng thời với anh hoặc sau anh, Đà Nẵng cũng có những nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn nhưng tiếng tăm của họ, hoặc cảm t́nh của người đọc tại thành phố nầy dành cho họ không bằng anh được. 

Trước năm 75, tôi không quen với anh. Nhưng tôi là dân Đà Nẵng nên biết mặt anh. Luân Hoán vào Thủ Đức, Luân Hoán ra Sư Đoàn 2, Luân Hoán bị thương, Luân Hoán làm việc ở Ngân Hàng, và sau 75 Luân Hoán đi Canada. Có lẽ anh là người được mọi người biết nhiều nhất và lưu tâm nhiều nhất. Cùng thế hệ với anh có Chu Tân cũng ở Đà Nẵng, một nhà thơ cũng nổi tiếng cùng thời với anh. Chu Tân cũng đi lính và mất một bàn chân như anh. Thế nhưng Chu Tân chỉ được bạn bè và những người lưu tâm đến văn nghệ biết tới điều nầy c̣n quần chúng h́nh như ít ai biết. C̣n anh, th́ ngược lại khác hẳn, tin anh bị thương ở Quảng Ngăi nhanh chóng truyền về Đà Nẵng, trước hết là bạn bè anh, giới văn nghệ và sau được lan tràn ra quần chúng. Được tin nầy ai cũng ngậm ngùi thương thiếc. Đúng là tài hoa bạc mệnh. "Nén Hương Cho Bàn Chân Trái" ra đời, lúc đó tôi không đọc được bài thơ nầy, cũng như không có tập thơ nầy trong tay. Bài thơ nầy được truyền tụng ở Đà Nẵng, mọi người cho đó là một bài thơ tuyệt vời của Luân Hoán. Đến đầu tháng 6 năm 1972, trong một cuộc hành quân tảo thanh tại Cẩm Hải, Quảng Nam, tôi cũng mất một bàn chân tại chiến trường. Tôi cũng được đưa về nằm tại Pḥng 1A của Tổng Y Viện Duy Tân, mà trước đó 3 năm có lẽ Luân Hoán cũng điều trị tại đây. Một người bạn tới thăm tôi, mang cho tôi tập thơ "Nén Hương Cho Bàn Chân Trái". Tôi là một người cùng cảnh ngộ với Luân Hoán, Anh mất một bàn chân lúc 28 tuổi, tôi mất một bàn chân lúc mới 24 tuổi. Chiến tranh đă cướp của chúng tôi quyền được sống, đă đẩy chúng tôi ra khỏi cộng đồng của loài người. Thú thật, trong những ngày nằm tại Tổng Y Viện, mỗi lần mở tập thơ của anh ra đọc, tôi đều khóc sướt mướt, khóc ấm ức trong tức tối. Tâm trạng của tôi lúc ấy không phải là đọc mà là nuốt từng lời từng chữ của anh, nuốt tới đâu nghẹn ngào tới đó. Trong tột cùng của đau khổ như nhau, không có ai hiểu anh bằng tôi lúc ấy. Anh đă nói lên giùm tôi tất cả những ǵ mà tôi không nói được. Cái đau của anh là cái đau của tôi, cái nhức nhối của anh cũng là cái nhức nhối của tôi. Tôi đang quằn quại trên giường bệnh đọc anh mới thấy thấm thía và càng kính phục anh hơn. Chính sự mất mác quá to lớn nầy, tôi đă hai lần tự tử được cứu sống, bởi v́ tôi nghĩ không thể nào mang một thương tật đau khổ nầy suốt đời được. Những người bạn gái đến thăm tôi một lần trong bệnh viện, rồi ngoay ngoảy bỏ đi như trốn chạy một loại cùi hủi. Trách sự bạc t́nh của họ ư ? Không, tôi hoàn toàn không trách họ, chỉ thấy tủi thân. Với tôi làm ǵ có cái cảnh: "Bên người yêu tật nguyền chai đá"*, dù có ngại ngùng họ cũng không thể đi bên tôi được. Họ cao bay xa chạy cả rồi, có ai dám đi bên ḿnh đâu. C̣n với anh, anh có môt chỗ dựa thật vững chắc: Chị Lư, một người đàn bà tuyệt vời. Một người t́nh, một người thơ, một người vợ, mang một ngọn lửa thủy chung, sưởi ấm anh suốt cuộc đời c̣n lại. Cám ơn chị, người làm nên Luân Hoán, người thay thế cho đôi nạng gỗ vực anh đứng dậy, một chỗ vịn vững chắc để anh tuôn những câu thơ chắt lọc từ đáy ḷng. Trong muôn trùng đổi thay của cuộc sống, chị đă chống lưng cho anh đứng thẳng người. Trong cái thành công của anh trên văn đàn, hơn một nữa có sự hà hơi tiếp sức của chị.

Một người làm thơ, gặp một hoàn cảnh đau khổ và vô cùng bi đát như anh. Chúng ta cũng muốn biết anh làm thơ như thế nào giữa trùng trùng bấn loạn của tâm hồn, anh mô tả thế nào giữa lúc tinh thần ở trạng thái thấp nhất. Trước đây chúng ta đă có Hàn Mặc Tử, đem cái đau khổ của thân xác ḿnh vào thơ, đă làm cho mọi người sững sờ thấm thía. Bây giờ chúng ta có Luân Hoán, có "Nén Hương Cho Bàn Chân Trái", đọc nó để chúng ta hiểu anh, thương cho anh. Nếu người đọc cũng "sững sờ thấm thía" th́ đó là thành công không thể chối cải được. Trong "Chân Dung Thơ Luân Hoán", anh rất tự trọng và khiêm nhường để nói về tập thơ nầy: "Không nên mang vết thương cá nhân của ḿnh (dù có thể đại diện cho cả triệu đau buồn tương tự) để làm một đề tài ép người khác phải thưởng ngoạn, phải xót thương. Không thể trách bạn đọc, bạn văn có ư nghĩ sai lầm: dùng sự không may của cơ thể, thịt xương để tạo tiếng vang trên bước sinh hoạt văn nghệ. Dù oan t́nh, tôi vẫn thành thật cám ơn bài học nầy". Theo tôi việc đọc thơ, thưởng ngoạn thơ không ai ép được. Đó là vấn đề tự nguyện, đọc thơ mà cảm thấy xót thương hoàn cảnh đau đớn của tác giả, người đọc có được một bữa thưởng ngoạn rất lư thú. Họ phải cám ơn tác giả. Sợ rằng tác giả không làm được điều nầy. Chứ làm "tới" như anh, th́ làm sao có sự trách móc được.

Người ta bảo, sau khi bị thương, thơ của Luân Hoán mang vẻ phản chiến? Anh thù ghét và đay nghiến cuộc chiến. Đúng vậy, chính tôi cũng ở trong tâm trạng nầy. Nghĩ lại cho cùng, có ai thích chiến tranh đâu. Nói đến chiến tranh là nói đến sự tan nát chia ĺa, sự cùng cực khổ đau. Chỉ có những người kinh doanh trên xương máu của kẻ khác, những người sống bằng quyền lợi của cuộc chiến mang lại, những người được bỗng lộc, giàu sụ bất kể sự oằn oại của dân tộc, họ mới thích chiến tranh. C̣n phần đông chúng tôi thuộc loại "dân ngu khu đen", những người cô thế bị đẩy ra chiến trường một cách oan ức, làm những con vật hy sinh tế thần. Phía sau, cả một tập đoàn mục nát, chễm chệ ngồi trên đầu trên cổ điều khiển và vơ vét. Miền Nam cũng như Miền Bắc toàn một thứ như nhau cả. Chỉ có người dân hai miền bị thiệt tḥi. Trách anh Luân Hoán thật là oan ức, những người chưa hề nếm được cái mùi đau khổ do cuộc chiến gây ra th́ làm sao biết được sự khổ đau nầy. Thỉnh thoảng, tôi có đọc vài bài thơ của anh dưới cái dạng đó, tôi vẫn thấy anh hiền ḥa, nhân hậu và nhẹ nhàng với cuộc chiến tranh phi lư . Cũng trong thời gian bị thương, tôi có làm vài bài thơ về cuộc chiến, bằng cái giọng mất b́nh tĩnh, phẩn nộ, thù ghét, đay nghiến, chưởi đổng, nặng kí hơn, mạnh tay hơn. Rất tiếc, cùng chung với số phận tủ sách gia đ́nh trong những tháng đầu Việt Cộng chiếm Đà Nẵng, sách nào cảm thấy không nguy hại th́ đem nộp cho Thông Tin Văn Hóa. Sách nào mang hơi hám bất lợi th́ Ba tôi thiêu rụi. Trong đó có những bài tùy bút và mấy vài chục bài thơ của tôi. Khi mất Đà Nẵng tôi đang sống ở Sài G̣n.

Luân Hoán cùng với bạn bè anh sau nầy mở một tiệm café ở đường Hùng Vương, Đà Nẵng. Tiệm mang tên "Từ Thức", một nhân vật mê gái rất dễ thương trong huyền thoại, đă lạc vào tiên giới. Thỉnh thoảng tôi cũng chống nạng vào đó uống café, nhưng ít khi gặp anh. Đây là một nơi mà bạn bè viết lách của anh hay lui tới. Trong thơ anh gắn liền với Đà Nẵng nhiều, anh thủy chung với Đà Nẵng cho nên người dân ngoài tôi rất quư trọng anh. Cũng như Hoàng Lộc với Hội An vậy. Có nhiều lần nói chuyện với anh bằng điện thoại mới biết xa Đà Nẵng mấy chục năm, anh vẫn nhớ rơ ràng tứng góc phố, từng con hẻm, nhà của từng người thân quen với anh, những người đàn bà đẹp, những xóm , những làng của Đà Nẵng một thời anh c̣n cắp sách. Vào Webside của anh mới thấy anh nặng t́nh với thành phố nầy, anh đă dành rất nhiều thời giờ để viết về Đà Nẵng, để những đồng hương có thể vào đây dạo một ṿng t́m lại những kỷ niệm.

Cuối năm 1974 tôi vào Sài G̣n, rồi sau đó Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Thơ Luân Hoán không c̣n đất dụng vơ v́ những tờ báo hàng đầu của Sài G̣n bị đóng cửa , anh vẫn c̣n ở lại Đà Nẵng, cùng chung với số phận với các văn nghệ sĩ khác, anh sáng tác trong tư thế chui rúc, rất nguy hiểm. Thế nhưng, làm sao anh bỏ thơ được. Anh một đời sống với thơ, thủy chung với thơ, th́ dù có chết anh vẫn một ḷng với thơ. Chính v́ thế sau nầy ra hải ngoại, chúng ta được đọc những bài thơ anh sáng tác trong nước, được cất giữ kỹ càng, lén lút gửi đi. Ta ra ngoài nầy đọc thấy rất an toàn, nhưng nghĩ lại thương anh, sáng tác trong thập phần nguy hiểm. Ta mới thấy được cái can đảm của anh lúc bấy giờ không thua ǵ người lính đứng trước đầu tên mũi đạn. Vẫn cái giọng rất Luân Hoán đó nửa cười, nửa như khóc, đọc lên thấy thấm thía cho số phận con người của anh.

Cách đây chừng 7 năm, tôi có dịp đi Montréal cùng với một số anh chị văn nghệ của Boston. Qua đó anh Trần Hoài Thư đề nghị đi thăm Luân Hoán, tôi tháp tùng đi ngay. Biết Luân Hoán mấy chục năm trước, cùng ở một thành phố với nhau, thấy anh cũng đă nhiều lần, thế nhưng ngồi với nhau nói chuyện , th́ tôi chưa được hân hạnh đó. Đây là lần đầu tiên ngồi nói chuyện với anh, chụp h́nh với anh, khi ra về anh tặng cho mỗi người một tập thơ, không biết sao anh lại viết tặng tôi tới hai tập: "Mời em lên ngựa" và "Đưa nhau về đến đâu". Khi ngồi trên xe ra về tôi lật vội t́m mấy bài lục bát của anh ra đọc trước. Ngày xưa thú thật tôi mê nhất là thơ lục bát của Luân Hoán và Viên Linh, đọc lên thấy sướng ghê lắm. Bẵng đi một thời gian đọc lại anh, thấy anh vẫn c̣n chiếm ngự trong ḷng yêu thơ của tôi.

Tháng 7 năm 2000, Tôi ra mắt tập thơ "Đứng Dưới Trời Đổ Nát" tại Boston, tôi có mời anh và một số anh em văn nghệ của Montréal đến dự. Mời vậy, nhưng tôi nghĩ anh sẽ không bao giờ đi. Điều thứ nhất tôi là một thứ vô danh tiểu tốt. Điều thứ hai anh ít khi đi xa, v́ bàn chân giả hơn 30 năm không được thay, nên đi rất đau. Thế mà anh không nệ hà những chuyện nầy, anh và các anh Song Thao, Hồ Đ́nh Nghiêm, Hoàng Xuân Sơn đều có mặt trong bữa đó, cùng với một số anh chị em văn nghệ ở những tiểu bang xa xôi. Đó là những người bạn trong số những người tham dự làm cho tôi cảm động nhất. Sau nầy có dịp qua Montréal nhiều lần và lần nào cũng gặp anh, tôi mới biết anh rất có t́nh với anh em văn nghệ, trăi ḷng ra để tiếp nhau. Chân anh đau ngồi lâu không được, sợi dây cột chân bó chặt máu không lưu thông, ngồi một chút là phải đứng dậy. Anh bị bệnh suyễn, thuốc lá và rượu là điều cấm kỵ, thế mà ngồi với anh em, anh cũng uống đến tàn cuộc rượu mới ra về. Đó là những ǵ tôi biết về Luân Hoán sau nầy.

Ngày xưa, tên tuổi Luân Hoán dẫm nát trên các tạp chí văn nghệ hàng đầu của Miền Nam. Tụi tôi, những thằng nhóc con mới tập tểnh làm thơ ở Đà Nẵng nghe tên anh đă sợ mất hồn. Ngày nay, mom men bước chân vào chốn văn nghệ, đối với tôi bóng của anh vẫn c̣n lớn quá, sự nghiệp của anh đồ sộ, nội lực anh c̣n thâm hậu, trái tim anh vẫn c̣n rạo rực trẻ trung, thơ anh vẫn c̣n lai láng..c̣n khả năng tả xung hữu đột. Chưa thấy anh mệt mơi, hay dừng bút. Đó lại là điều đáng sợ hơn. Trong lúc tôi mới ngo ngoe được vài câu thơ, bây giờ đă cảm thấy cùn trí. Anh xứng đáng tiêu biểu là người Thi Sĩ kiên cường của quê hương tôi, tên tuổi anh xứng đáng gắn liền với thành phố đă nuôi anh lớn khôn., đó là thành phố Đà Nẵng.

 
Boston, những ngày đầu năm 2004
Phan xuân Sinh


*Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá

Kỷ vật cho em (nhạc Phạm Duy)