Chỗ Ngồi Của Bằng Hữu
Song Vinh

Luân Hoán lúc nào cũng bận rộn với thơ. Khi không làm thơ th́ nghĩ đến thơ. Từ mùi hương từ cái vạt giường, lót t́nh gối tay..., đến một thời ḥ hẹn ngă ba,thơ t́nh dán ở ngă tư... qua một ngày nghỉ bệnh, đi theo... , trở lại cầu ao, cùng xuân làm thơ...,  và rồi vui tay lúc ngồi không cũng lai rai vài sợi xuân t́nh, xông đất, ăn cưới.... Cứ như thế Luân Hoán cứ bị thơ dắt đi chơi dài dài.

Đọc thơ Luân Hoán, là t́m gặp những cái thâm trầm nằm ngay ở điểm giản dị, trong sáng, do vậy người đọc cảm thấy có cái ǵ đó rất thân quen thong thả đi thẳng vào ḷng ḿnh, để lại những nhẹ nhàng b́nh an.Thơ Luân Hoán súc tích t́nh yêu, đầm ấm t́nh mẹ, trân qúi t́nh cha, luyến lưu về từng nơi chốn, quay quắt trong nỗi tha hương... Qua hơn 18 tác phẩm đă xuất bản trong và ngoài nước cũng như những bài thơ đăng rải rác trong những báo in cũng như những báo trên Net, Luân Hoán khai phá không thiếu đề tài nào. Điểm đáng ghi nhận trong thơ Luân Hoán, là t́nh bạn lúc nào cũng được trân trọng, hết ḷng, dù ở bất cứ thời điểm nào.

"bỗng nhớ cả trăm thằng bạn cũ
mỗi thằng phiêu bạt mấy mươi nơi..”

(Trên vuông chiếu đời ta - RHDR)

Bỗng nhớ, chợt nhớ, thèm nhớ… gần như trở thành thường trực nhớ của Luân Hoán.Trong chuyến về thăm tưởng không bao giờ sẽ có,vào năm 2002, anh "bất ngờ vào thăm trường cũ" để rồi ngậm ngùi:

"tôi nh́n trong nỗi bơ vơ
không thấy mà gặp thầy cô bạn bè"
(Bất ngờ thăm trường cũ - LRTLBT)

T́nh bạn của Luân Hoán sâu là vậy, đậm là vậy. Không thấy vẫn gặp được, thật kỳ diệu. Bởi v́ những người thân quen vẫn nằm trong tiềm thức.Trong ḷng anh, trong cái Vuông Chiếu, mà lúc nào Luân Hoán cũng cảm thấy chật. H́nh ảnh bạn bè như ánh đuốc soi hướng đi của nhà thơ trong chân t́nh lan rộng: bạn học, bạn đồng đội, bạn văn nghệ, bạn đồng nghiệp, bạn xă giao… Trong mọi giao t́nh , dẫu thân thương trở thành kỷ niệm, Luân Hoán vẫn giữ khoảng cách tương kính , thân mật : tôi muốn thở vào môi hai đứa bé, nhưng ngại buồn ḷng người quá cố, không nên. Hăy lặng nghe chữ "không nên" vang dội. Gần vài thập niên sống nơi hải ngoại, hấp thụ văn hóa tây phương, tấm ḷng Luân Hoán vẫn thể hiện qua những vần thơ thật gần với "không nên" khiêm nhường đáng qúy của tâm ḷng người Việt đúng nghĩa của nó. Thời gian làm nhiều đổi thay nhưng t́nh bạn trong Luân Hoán vẫn vậy, vẫn bao la,vẫn chân chất. Ngoài những bài thơ rời , rải rác trong nhiều thi tập như Ngủ Trên Đồi Xanh, Gọi Tên Bạn Bè, Mừng Nghiêu Đề Đến San Diego Cali, Phúc Thư Châu Văn Tùng, Bài Mừng Nguyễn Đông Ngạc Thuận Buồm Xuôi Gío vv...Luân Hoán c̣n ấn hành một tập thơ để nhắc nhở với bạn những kỷ niệm đă may mắn có được. Tập thơ này mang tên, đúng với nội dung của nó ‘Nuôi Thơm Chùn Kỷ Niệm Xanh’ Và những người hiện diện trong thi phẩm này gồm :Đặng Văn Hải, Hoàng Anh, Châu Văn Tùng, Hoàng Trọng Bân, Nguyễn Văn Pháp, Nguyễn Lập, Nguyễn Văn An, Nguyễn Văn Tám, Đặng Văn Ngoạn, Nguyễn Văn Xuân, Hà Nguyên Thạch, Khắc Minh, Lê Vĩnh Thọ, Vĩnh Điện, Bắc Phong, Bùi Bảo Trúc, Chân Phương, Lâm Chương, Du Tử Lê, Dương Kiền, Dương Quốc Chỉnh, Đinh Cường, Đỗ Quư Toàn, Hoàng Phúc, Hoàng Chiều Nhân, Hoàng Xuân Sơn, Hồ Đ́nh Nghiêm, Hồ Thành Đức, Khánh Trường, Kiệt Tấn, Lê Tấn Lộc, Lê Quang Xuân, Lưu Nguyễn, Lưu Trọng Hồ, Mai Bá Trác, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Đông Ngạc, Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Tăng Chương, Nguyễn Tấn Hưng, Nghiêu Đề, Phạm Nhuận, Phạm Đ́nh Cường, Phan Ni Tấn (ND), Song Thao, Song Vinh, Quỳnh Mi, Trang Châu, Trần Hoài Thư, Trần Văn Khê, Trịnh Viết Đức, Trịnh Công Sơn, Trịnh Cung, Thái Tuấn, Vơ Kỳ Điền, ViVi, Viên Linh, Vơ Đ́nh, Vũ Ngọc Hiến, Triều Hoa Đại, Phan Xuân Sinh, Đynh Hoàng Sa, Nguyễn Nho Sa Mạc, Hà Nguyên Thạch, ... cùng những khuôn mặt một thời tại các trường Hoàng Diệu, Phan Chu Trinh Đà Nẵng, như Nguyễn Chí Thiệp, Thung Coco, Hảo, Trần Công Viên,Khiết, Vũ, Phan Quảng, Trần Lục, Nguyễn Văn Thơ, Trần Hữu Chí...tất cả đều  hiện diện mênh mang trong nỗi nhớ. Người đọc đă thú vị, tôi nghĩ, người được nhắc nhở, gợi nhớ càng thú vị hơn. Bởi một chút kỷ niệm nho nhỏ đủ dựng lại cả một thời. Thử đọc một số đoạn trong “Nuôi Thơm Chùm Kỷ Niệm Xanh”:

Với Bùi Giáng : Buồn chân đặt đít bên trời, Anh đâu có biết tôi ngồi kề bên, Đang ŕnh từng ngón tay tiên, Chờ xem hoàng thượng nhập thiền khai thơ. Với Châu Văn Tùng : Mấy mươi năm ăn chực mày.Cà phê, thuốc lá, thịt cầy, ruợu, hoa. Quốc nạn đành lạc bạn ǵa.Lấy ai ăn chực xót xa của mày ?(xin chú ư các chữ ăn chực xót xa). Với Hồ Thành Đức : Ghé nhà hiền hữu năm kia.Lai rai chim mía uống bia, nói đùa. Nắng mưa trăn trở bao mùa. Thời gian quả thật chịu thua chân t́nh. Với Kiệt Tấn :Anh bốn chai, tôi hai chai.Tôi say, anh tỉnh , cả hai cùng buồn. Ngó nhau chỉ biết cười suông. Chúng ta mà chẳng ai thương, phí đời !. Với Lê Ngộ Châu, báo Bách Khoa Sài g̣n trước 1975 : Tôi hơn anh một chữ C.Thua một dấu mũ nằm kề chữ O. Nh́n ảnh anh mới gởi cho. Thấy trong đôi mắt được tự do buồn !. Với Lê Vĩnh Thọ : Bài thơ mày phúng điếu tao. Lâu lâu đọc lại nao nao xót ḷng. Lệ Ǵa dành dụm bao năm. Dám đâu phung phí, nhưng không giữa đành.Với Mai Thảo : Vác thân qua tới xứ người.Anh chào mừng một đôi lời, khoẻ ra. Cơi Văn anh vẫn tà tà.Kính anh một chén rượu hoa vô h́nh . Với Phạm Ngọc Niên : Dách, thùng, cù lũ cũng thua. Cái khe cửa hở gío đưa Tam Kỳ.Chẳng hay bạn sùng đạo chi ?Bốn mùa tâm nguyện chân qùi trước hoa . Với Phạm Duy : Gặp anh ở nhà Đỗ huynh. Anh nói như hát, hết ḿnh, thảnh thơi.H́nh như giọt tuyết đang rơi.Cũng xôn xao ngưỡng mộ lời tâm ca. Với nhà thơ “anh biết em đi chẳng trở về”… Thái Can : Ngồi cho thi sĩ nghe tim.Thấy mắt bác sĩ lim dim, giật ḿnh.Biết đâu trong phút vô t́nh. Bệnh nhân bị bác sĩ t́m ra thơ.Với Trịnh Công Sơn : Xương vai cụng với vai xương.Đứng phơi mặt giữa ḷng đường tuyết bay. Chia đều hơi ấm hai tay.Cả hai, khoảnh khắc,thơ ngây vô cùng. Với Trần Phong Giao, người chăm sóc tạp chí Văn ở Sài g̣n trước 1975 : Vô duyên chưa được gặp anh.Làm sao có kỷ niệm hành hạ tôi ? ‘T́nh thân’ anh gói trong thư.Thời xa xưa vẫn h́nh như thở hoài..Với cô Bích Xuân bên trời Pháp : Gởi cho năm đóa hồng gai . Thách tôi t́m cánh Xuân đài cát Xanh.Phong lưu, ḥa sảng bẩm sanh.Nên phong luôn ngũ ái khanh một lần. Với Cao Thoại Châu : Cùng trong diện tích bài thơ. Hai ông dại gái phất phơ trách đời.Mười mấy năm lạc cuộc chơi.Lưng thơ vẫn cơng t́nh người trồng thơ ?. Với Đinh Cường : Phóng tay vẽ nụ hoa đào. Vẽ nhầm thi sĩ ngọt ngào ướm hoa. Tôi nhờ vậy được lân la. Vào thăm từng ngón tài hoa chân t́nh. Với Đặng Văn Hải : Kết bè đảng từ lớp ba. Đánh bi, đá bóng, độ gà, lang thang. Đă nhiều bận muốn đầu hàng. Ḷng anh choàng cánh tay vàng đỡ lên . Với Đặng Tiến : Gởi lời thăm nắng thăm mưa.Nhờ xin bè bạn năm xưa tấm h́nh.Anh mang qua đủ chân t́nh.Đọc thơ thấy nước mắt ḿnh gặp nhau. Với Hà Nguyên Thạch : Sát vai ngồi dưới hiên người.Cành cây khuya vọng tiếng cười vô danh. Tàn quân thuốc lá nằm quanh. Vỏ trứng vịt lộn sắp thành hư vô. Với Hoàng Quy :Hăm chín tháng ba bảy lăm. Chia tay nhau tại Ngă Năm dặn rằng : Thằng nào sống , phải nhớ ăn. Thêm tô Ḿ Quảng cho thằng chết đi .Với Khắc Minh : Xe thồ dừng giữa sân trưa. Nhói vai, rơi nạng, mày đưa tay quàng. Cắn môi, sao lệ cứ tràn ? Ta chưa tử trận, bạn vàng khóc ai ? . Với Ngô Phước Hạnh : Rủi chừ vơ vẩn nhớ ai . Anh nào thay tớ t́m sai cho nàng ? Mỗi lần phải ghé ngân hàng. Khi không mà chợt bàng hoàng chiêm bao.Với Nguyễn Âu :  Bạn là người thứ ba. Xử lư thường vụ cho tôi thăm nhà. Tại sao bắt chước tà tà. Cho thân hảo hớn hóa ra đất vàng ? .Với Nguyễn Hải B́nh , cha đẻ thuế kiệm ước một thời: Đến nhà anh, ngồi làm thinh.Không ăn, không nói như ŕnh rập ai. Quả nhiên anh đoán không sai. Tôi đang ŕnh đống tuyết ngoài hành lang. Với Nguyễn Tấn Hồng, một thời tổng trưởng :Hôm xưa đái vất bên chùa. Gặp ông bác sĩ hay đùa , dũa luôn.Lỡ rồi, đành phải cười suông.Thơ làm, tôi chịu thập phương tha giùm….  Cứ như thế h́nh ảnh kỷ niệm nào của Luân Hoán, cũng đẹp cũng đáng trích dẫn nhưng diện tích một bài lan man như thế này vốn có hạn. Tôi xin dừng lại để kể vài câu đối thoại giữa hai cha con trong một chuyện ngụ ngôn của Pháp : Có người lính về thăm cha. Tṛ chuyện một lát người con "xin phép cha để đi thăm người bạn". Người cha nh́n con tŕu mến bảo "như vậy là con hạnh phúc lắm v́ con có người bạn. Trọn đời cha vẫn chưa t́m được bạn". Luân Hoán, với số bạn đông đảo kể trên (mà danh sách, có lẽ,  vẫn c̣n thiếu sót), mỗi h́nh ảnh đượm nét thân thiết trong từng lời thơ, có làm nhà thơ hạnh phúc hay bóp mạnh trái tim những phút "Đưa Nhau Về Đến Đâu".

Với Luân Hoán, bạn bè không phải đùa giỡn, nhưng là thân thiết của tôn trọng và chí t́nh cùng tất cả. Không bao giờ có sự phân biệt thân sơ. Với những bạn vàng đang c̣n ăn ở với đất trời, nhà thơ nâng niu ǵn giữ. Với những bạn vàng đă ra đi, nhà thơ luôn tưởng nhớ hoài niệm . Anh xem thơ anh như những cổ quan tài . Và đă dành cho những Trần Mỹ Lộc, người sĩ quan hy sinh ngay trong trận đánh đầu tiên của đời binh nghiệp, cho Huỳnh Bá Dũng, người sĩ quan bị bắn hạ ngay trước thềm cửa nhà anh (mời hăy đọc hai bài này trong tập Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu). Những cổ áo quan bằng ngôn ngữ như vậy cũng đă dành cho những Nguyễn Khắc Ngữ, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Đông Ngạc…Có những cái chết của bạn hữu làm cho nhà thơ xót xa, thầm th́: " Bây giờ chỉ c̣n nước mắt và tao, trong con đường bao la kỷ niệm". Có những cái cái chết của bạn hữu làm nổi bậc những cay đắng, như cái chết của Thiếu tá Thẩm phán Hồ Minh, người được đề tặng, tưởng nhớ trong bài “ Ngủ Trên Đồi Xanh”  :  Mười mấy năm học luật.Chưa vào đâu, thấm đâu. Bây giờ lên rừng núi. Anh học nghề chăn trâu…Giáo điều xin gắng thuộc.Đạo đức chớ ngậm ngùi.B́nh tâm như cây cỏ. Hạnh phúc thay điếc đui !…Cả đời chưa sáng mắt. Sao anh bỏ nửa chừng?(HTVN).

Có những cái chết chợt lóe trong thơ Luân Hoán một chút oán hận, tuyệt vọng: ..Ta trở lại đồn, qua xóm cũ. Rút colt bắn lẫy cái lu sành. Nước tràn, lu vỡ, trời, ta khóc.Bóng bạn chập chờn đóm lệ xanh…Uống đi em út sao buồn vậy. Hớp này đăi bạn, hớp phạt ta. Mực khô dai nhánh ? ồ, ngón út.Máu rỉ hay là mắt ta hoa ? Nam ơi Đức Phổ trưa nay nắng. Biển lặng ngồi không, xót phận mày. Ngày mai nhổ trại lùng Đức Phụng. Đến lượt ta hay đứa nào đây ?(CƠĐĐTT)

Ngoài ra Luân Hoán c̣n thử “ Đưa Đám Những Bạn Vàng C̣n Sống” dí dỏm như :

Vậy là , bạn chết khỏe re.Hai bàn tay duỗi so le bên sườn.Cái miệng rộng, cái cằm vuông.Vẫn nằm dưới mũi b́nh thường, bên môi. Và con chim rất ham chơi, H́nh như cũng rất thảnh thơi mơ màng…mười mấy năm lộng lẫy qua.Làm thầy, làm thợ, làm cha, làm tù.Từ nhân cách đến con cu.Chợt ch́m chợt nổi trên mu cuộc đời. Kể ra cũng sướng quá rồi…

Bạn không mắc bệnh ung thư.Cũng không thuộc dạng ruột dư, đái đường. Chỉ vướng cái chứng dị thường.Lục phủ ngũ tạng yêu thương xuề x̣a. Nguồn hương, khe suối, mạch hoa.Cấy thơ cất rượu tà tà rong chơi.Chẳng ngại ma, ngán chi người.Đời khen cũng khoái, đời cười cũng vui…Sống không làm nụ ca dao.Chết, không lẽ biến thành sao trên trời.Bạn nằm chết,tuyệt lắm rồi. Cội t́nh lơ lững mộ đời góc riêng…

Bạn đọc không rơ hai người được tiễn chân trên là ai. Bài thơ này được in trong tập “ Cỏ Hoa Gối Đầu” . Dưới mỗi đoạn có để trong ngoặc số 1 và số 2, có lẽ, cốt để ghi chú tên người được đề cập, nhưng lại không thấy ghi. Hai bạn của nhà thơ hẳn đă nhận ra ḿnh ?

Nói về t́nh bạn trong thơ Luân Hoán, mà hạn chế trích dẫn th́ thiếu thú vị . Nhưng trích dẫn th́ chi bằng đọc cả tập. Chỗ ngồi của bằng hữu là cơi thơ Luân Hoán. Cơi thơ đó đă được nhà thơ xem như một Vuông Chiếu. Ước mong rằng cuộc sống tiếp tục thỏa măn trông mong của một người có t́nh :

Thôi nhé, thôi đành yên phận vậy.Nằm Buồn vơ vẩn viết bậy chơi.T́nh dài giấy đắt in chi thấu.Viết để mà chơi, viết đốt chơi. Mai sau ta lỡ thành thi bá. Dẫu chết, hậu sinh cũng bắt ngồi. Nhớ để cho ta vuông chiếu rộng. Ta mời bè bạn của ta luôn. (RHĐR)

 

Song Vinh

===============================================

Chú thích:
Những câu chữ nghiêng là thơ Luân Hoán. Những chữ trong ngoặc kép ("..") là tên các tập thơ LH đă xuất bản