Về Một Bút Hiệu
Thảo Nguyên
 
Tôi bước vào mạng lưới điện toán, chăm chú đi t́m một người ở nơi xa, qua nhịp cầu Vuông Chiếu của nhà thơ Luân Hoán. Nhưng tôi chắc v́ chưa có đủ duyên với người muốn gặp, cho nên đến bây giờ xa vẫn cứ xa. Nhưng, lạ kỳ thay người không có ư kiếm t́m, rồi một ngày hóa ra người thân thiết không hay! Vuông Chiếu của Luân Hoán, có lẽ được đan kết bằng vô số sợi nhân duyên. Cho nên cho đến đúng ngày tháng đó, tôi nhận thêm vào đời sống của ḿnh một người anh ở thật xa. Chúng tôi nhận nhau hơi muộn, nhưng dường như cùng có sẵn trong nhau một điểm chung. Đó là sự giản dị, chân thành cho dù đă đôi khi tôi có kêu ca : -“ ông anh  hà tiện lời quá” . Hơn bất cứ người nào tôi biết, Luân Hoán chỉ nói khi cần nói, không màu mè khách , sau khi đă lặng yên lắng nghe. Điều này đă khiến tôi có lần
mắc cở thầm, v́ trước đó vẫn có ư hơi e ngại, không dám gần gủi, kết thân với “mấy ông nhà thơ ”! Tôi sợ mềm ḷng v́ những âm điệu ngọt ngào, những xảo thuật ngôn ngữ . Cái sợ có lẽ vẫn c̣n, nhưng nay, tôi đă như là em gái của một người làm thơ.
 
Luân Hoán trở thành người anh quư kính, mà ngay sau phút nhận nhau tôi đă thân thiết gọi anh bằng "anh Châu"- là tên mà Mẹ Cha đặt cho anh. Dù đọc nhiều, hiểu ít, tôi cũng biết được cái bút hiệu Luân Hoán khởi từ tên gọi của hai người sinh thành ra anh. Một cái tên ấp ủ cả dáng Mẹ h́nh Cha . Mẹ Luân và Cha Hoán đă cùng anh, cùng với thơ ḥa nhau làm một, từ khi anh c̣n là chàng tuổi trẻ vốn gịng...thơ thẩn,và có lẽ cho đến một ngày nào, anh gửi thân và thơ lại để ra đi vào cơi vĩnh hằng. Tôi chưa có năng khiếu làm thơ, nhưng cũng như rất nhiều người Việt Nam khác, tôi có thể đọc và cảm thông được với người sáng tác, nhất là những người thể hiện tấm ḷng ḿnh bằng sự trong sáng, giản dị như Luân Hoán. Tôi là người mộ đạo Phật. Khói hương, chuông mỏ h́nh như vốn gần với thơ. Không khí, h́nh ảnh trong những mùa báo hiếu luôn luôn là những cơi an b́nh đầy t́nh thương yêu dành cho tôi, nên đọc thơ Luân Hoán, tôi rất thích những bài anh viết dành cho bậc sinh thành. Hôm nay tôi xin được viết về những t́nh cảm của một nhà thơ dành cho cha mẹ ḿnh, dù t́nh cảm đó có thể đă thể hiện đủ trong việc dùng bút hiệu.
 
Với mẹ, ngay từ khi c̣n rất đổi thơ ngây, Luân Hoán đă xem Mẹ như bà tiên hiền dịu bước xuống đời, mở rộng ṿng tay để ấp yêu, bảo bọc đời con.Mỗi vần thơ là một h́nh ảnh đẹp, dù chỉ là lúc ngắm nh́n Mẹ tỉa lá sâu trong sân nắng vàng thu
 
Vạch cành me t́m lá sâu
Nắng thu nghiêng xuống tặng câu thơ vàng
Ḷng me phơi phới nhẹ nhàng
Thành tiên giữa cỏi trần gian phù trầm
      (Mẹ- Mời Em Lên Ngựa)
 
Rồi cũng trong đêm thu đó, Luân Hoán đă dùng chính nguồn sữa mẹ trộn với ca dao mà mẹ anh ngày nào đă đẩy đưa anh trong một chiếc nôi, để giữ lại h́nh ảnh mẹ anh trong một đêm trăng :
 
Mẹ nằm đọc Lục Vân Tiên
Trăng thu vào chật mái hiên nghe cùng
Hương từ vần điệu nghĩa trung
Hương từ giọng mẹ thơm lừng đêm khuya
 
Trái tim dễ rung động của tôi đă bồi hồi xúc cảm, khi bắt gặp h́nh ảnh đứa con trai nhỏ ngồi tựa bên chỗ mẹ đang nằm, vừa để ư ngắm nh́n khuôn mặt Mẹ thật gần, vừa xăm soi t́m tóc bạc trong nổi băn khoăn âm thầm khi
nhận ra dấu vết của thời gian trên mái tóc mẹ yêu :
 
Ngồi nhỗ tóc ngứa cho me
Thấy me nhăn mặt ḷng se sắc buồn
Me đau hay me cũng buồn
Chùng tay bứng ngọn thời gian nhói ḷng
 
Anh Luân Hoán đă miệt mài vẽ mẹ, bằng những bức tranh thơ rất đổi dễ thương. Tấm ḷng của mẹ bao la trải rộng, từ người thương yêu ruột rà cho đến cỏ cây. Mẹ là Phật, mẹ là tiên trong trái tim thơ dại. Mẹ thuở thanh xuân tóc xơa dài, mang giày lụa bước nhẹ ra hiên nhà, đưa tay nâng niu từng đọt lá, nhành cây, mỗi cử chỉ, động , tỉnh của mẹ đều đă là thơ :
 
Chim khách gọi trước hiên nhà
Mẹ mang giày lụa bước ra ngoài vườn
trăm hoa đang độ ngát hương
Với tâm Phật, mẹ cúi hôn lá cành
 
Anh Luân Hoán giống như là chiếc bóng, lủi thủi đi theo sau mẹ bất kể đêm ngày. Có lẽ v́ vậy mà anh tin chắc rằng anh hiểu mẹ, hiểu c̣n hơn bất cứ ai.
 
Năm nào mẹ cũng nhương sao
Mẹ quỳ giữa chiếu lạy vào hư không
Phật trời có hiểu ǵ không ?
Riêng con đọc hết nổi ḷng mẹ yêu
 
Mẹ cuả anh Luân Hoán là người mẹ  an nhiên vui sống, biết trân quư những ǵ ḿnh đang thật có trong tay.Và coi như mây bay gió thoảng, những mất c̣n, may rủi trong đời :
 
Rồi một bữa mẹ hiền tôi bị bắt
Bị tịch thu sạch sẽ chẳng c̣n chi
......
Mẹ không khóc không buồn, không than thở
Phơi tóc dài nằm đọc Lục vân Tiên
 (Nhắc tôi một chút mẹ hiền-Trôi Sông)
 
Ở mẹ. không có nổi buồn phiền lặng câm đè nặng xuống đôi vai, bởi mẹ chỉ
biết cho ra t́nh thương mà không mong nhận lại, cho dù đời mẹ không khác ǵ h́nh ảnh tội nghiệp của thân c̣ lặn lội bờ sông,một ḿnh bảo bọc, lo toan cho cuộc sống của chồng con
 
V́ ba thích rượu ghiền trà
Cà phê, thuốc lá tà tà quanh năm
Nên mẹ thủ phận gánh gồng
Cho hương hạnh phúc vẫn thơm mỗi ngày
       ( Mẹ- Mời Em Lên Ngựa)
 
T́nh mẹ thương con là t́nh thương không có tuổi, cho nên chú bé con lẻo đẻo theo sau chân mẹ ngày nào và chàng lăng tử một ngày quay bước trở về nhà, dường như không có khác chi nhau :
 
Mẹ ngồi im như ngủ quên
Gió lùa cửa mở, ngó lên con về
Nụ cười phá vỡ cơn mê
Mặt con chợt sáng bốn bề pḥng không
 
Đưa tay mẹ ngỡ như bồng
Thằng con hư của chờ mong đă về
Lặng nghe tay mẹ mân mê
Ấm dần thớ thịt rong rêu bụi đường
(Một lần Về Liêm Lạc- Trôi Sông)
 
Con lớn khôn thêm một chút, là mẹ càng gần với tuổi già hơn.Nhưng t́nh mẹ cho con và ngược lại, thời gian dường như không hiện hữu bao giờ. Ngày xưa như vẫn hôm qua, bởi có đứa con trai dù đă lớn lắm rồi, vẫn c̣n quẩn quanh bên cạnh mẹ
 
Xếp bằng trên phản tôi ngồi
Nh́n mẹ móm mém nhai trầu mà thương
   (Một lần về Liêm Lạc- Trôi Sông)
 
Mẹ đến với cuộc đời, mang theo tấm ḷng của biển. Gịng nước mát dịu dàng đă theo từng ngỏ ngách ngấm sâu vào từng mạch máu âm thầm luân
lưu ở trong con. Rồi một ngày mẹ nhẹ nhàng ra khỏi cuộc đời, như gió, như mây tan loăng vào mênh mông của hư không trong ngày rằm tháng Tư âm lịch- ngày Đức Phật đản sanh.Nỗi mất mát, đớn đau làm tê dại ḷng đứa con trai có t́nh thương sâu đậm dành cho đấng sinh thành. Con đứng đó, ṿng tay câm lặng, nh́n thân xác mẹ mờ ảo, nhạt nḥa trong nhang khói thoảng bay quanh
 
Mẹ mất đúng rằm tháng Tư
Xác ṃn mỏi ngấm từ từ khói hương
Con ṿng tay đứng cạnh giường
Mặt mày khô ráo, b́nh thường như không
(Rằm Tháng Tư-1959-Trôi Sông)
 
Tôi nhẩm tính ngày mẹ ĺa đời, anh Luân Hoán vẫn c̣n trẻ lắm- mới chừng đâu 18 tuổi mà thôi.Trong khi thời gian con cần mẹ bên đời, làm sao nói
được bao nhiêu cho đủ, có chăng là cả một đời con. Tôi thầm nghĩ phải chi anh khóc được! Nhưng không, anh chỉ đứng lặng ngắm nh́n nổi đau ở bên trong mà tưởng chừng như cả gió và trăng cũng để tang chung
 
Hiên ngoài gió chở trăng vàng
Nhập vào khe cửa cư tang cho người
 
Tiển mẹ đi bằng câu kinh tụng. Mong cho người mẹ yêu thương được siêu thoát nhẹ nhàng, đi về nơi măi măi có an vui. Vậy đó, mà như vẫn không
tin ḿnh mất mẹ. Lẫn trong tiếng mơ chuông có giọt lệ khô nào rớt xuống, chạm niềm đau như không có thật ở đây :
 
Ḍng kinh siêu độ ngậm ngùi
Ai tụng, không phải ḷng tôi đâu mà
Tiếng chuông mơ mơ hồ xa
Loăng tan như giọt lệ va xuống ḷng
 
Ngày mẹ mất, nghe như không có tiếng khóc, lời than, nhưng vẫn làm nhói ḷng người qua những điều hết sức b́nh thường. Căn buồng nhỏ,mẹ nằm bất động. Con đứng nh́n đàn muỗi quẩn quanh bay. Và căn buồng nhỏ chợt
mênh mông lạnh lẽo, khi không c̣n hơi ấm mẹ quanh đây :
 
Con đứng ngơ ngác trời trồng
Căn buồng hư ảo mênh mông lạnh lùng
Chập chờn cánh muỗi ngập ngừng
C̣n về xin giọt máu buồn mẹ chăng?
 
Mắt tôi dường như ướt, khi nghe lời từ biệt sau cùng, anh Luân Hoán dành riêng cho người mẹ yêu thương
 
Trộn t́nh vào những vệt trăng
Ướp thơm xác mẹ vĩnh hằng siêu sinh
Đời con đi chẳng một ḿnh
Bởi trong hồn vẫn hiển linh mẹ nằm
Rằm tháng Tư, Phật trong con
 (Rằm tháng Tư 1959)
 
Với tôi, không c̣n lời tạ ơn nào mát ngọt nghĩa t́nh hơn, gói ghém trọn vẹn tấm ḷng con thương mẹ. V́ tâm của mẹ là tâm của Phật, cho nên Phật trong con bởi mẹ luôn luôn ở trong con
 
Rồi có một ngày bên dốc núi, đứa con xưa trở về ôm tro cốt mẹ trên tay, để chôn gửi mẹ thêm lần nữa, ở một nơi xa khuất quạnh hiu
 
Mang tro cốt mẹ lên sườn núi
Cải táng, dựng bia gửi đời sau
 
Mẹ bây giờ nằm sâu bên sườn núi. Và con, đứa con trai vuốt mặt, quay lưng đi măi miết thật xa. Dấu vết thời gian dù làm đùn da thịt, nhưng ngoái lại nơi chốn mẹ yên nghĩ ngàn đời sao thấy thật gần- .gần như trong những giấc mơ con
 
Vuốt mặt quay lưng đi xuống núi
đi hoài, đi miết, đi thật xa
Nửa ṿng trái đất đâu là mấy
Đêm đêm ngoái lại vẫn như là
 
....
Chiều dài cuộc sống đùn da thịt
vẫn thấy mẹ về trong giấc mơ
 
(Vẫn thấy mẹ về trong giấc mơ-Cỏ Hoa Gối Đầu)
 
Làm sao biết có những ngày đầu năm mới, đứa con trai mất mẹ thật lâu rồi, vẫn quỳ xuống th́ thầm dâng lên mẹ,những ân t́nh trong buổi sáng đầu xuân
 
Vẫn chừng đó trên mâm cơm cúng mẹ
Đĩa rau xanh, cái bánh tráng nướng vàng
 
Và đây là những lời th́ thầm cùng mẹ, về những mất mát,buồn phiền trong cuộc đời riêng
 
Tấm thân thể mẹ nâng niu sinh nở
Cũng bán một phần lây lất qua ngày
....
Mẹ kính yêu cho con quỳ bên mẹ
Học một đ̣i trong sạch bao dung
....
Mẹ vẫn biết con vẫn cười vẫn nói
Vẫn cho đời sức sống tự nhiên
Qua hơi thở qua ḍng thơ chân thật 
Dẫu nhiều khi ướt sũng lệ ưu phiền
 
(Rước mẹ đầu năm- Rượu Hồng Đă Rót)
 
Bên cạnh nhiều thật nhiều h́nh ảnh mẹ được lưu giữ lại bằng thơ, anh Luân Hoán cũng dùng thơ để vẽ cha- không nhiều lắm nhưng chân thành và sâu thẳm tận cùng ở bên ḷng. Và tính lém lĩnh trẻ con ngày thơ dại, là một h́nh ảnh khó phai nḥa mà anh đă có với người cha :
 
Cuối tuần ba thuê đấm lưng
Nắng ngoài sân đợi, ḍm chừng, đếm gian
 
Lớn khôn thêm chút nữa, là khi con biết lặng lẽ ngắm nh́n từng thói quen và từng chút đổi thay ở nơi cha :
 
Chiết trà ra chén gan gà
Tay ba kính cẩn hơn là nâng hoa
 
......
Khói bay trắng tóc hay là...
Không đâu con chỉ quáng gà đấy thôi
 
Tôi chắc kỹ niệm đậm sâu có với người cha, chính là lúc nhà thơ với tác phẩm đầu đời, trân trọng và ngại ngùng đem đến trao cha. Có lẽ ḷng người cha trong giây phút đó, là nổi xúc động, bồi hồi trộn lẫn với buồn vui. Bởi tôi được biết trong gia đ́nh anh Luân Hoán, h́nh như mọi người ai ai cũng làm thơ.Người làm thơ trước hết là cha anh, và anh Luân Hoán có lẽ là
người thừa hưởng nhiều hơn hết, rồi đến em anh và cả con gái anh.
 
Ba cầm thi phẩm của con
Long lanh mắt, lật, ngó, không nói ǵ
Khi con quay gót chân đi
Thoáng nghe tiếng gọi thầm th́ : con tôi !
(Cha Ǵa-Mời Em Lên Ngựa)
 
Khi dấn thân vào đời binh nghiệp, những lá thư ân cần gói ghém t́nh thương  gửi cho con  nhận được từ quê nhà,anh  chợt biết : với cha già, ḿnh măi măi
vẫn là đứa con trai nhỏ ngày xưa
 
Con đi học làm sĩ quan
Mỗi tuần ba gởi vài trang chữ đầy
Hóa ra con vẫn như ngày
Lên năm lên sáu thơ ngây thuở nào
(Cha Ǵa-Mời Em Lên Ngựa)
 
Đâu ngờ ngày người lính Luân Hoán trở về, chính là ngày người cha già chống gậy bước ra sân, sững sờ đưa tay d́u đón con ḿnh trong chiếc nạng chưa quen, bởi đă gửi lại một phần thân thể trong binh lửa
 
D́u nhau về tới hiên nhà
Nạng con ngơ ngác, gậy ba bàng hoàng
Không gian cùng với thời gian
Bỗng dưng khựng dưới ba bàn chân khua
 
    (Cha- MELN)
 
Nếu mẹ như là biển- biển có ngàn lời âu yếm, vỗ về như từng đợt sóng lao sao tiếp nối ngày đêm. Th́ cha như là núi- núi trầm mặc, uy nghi cùng với gió sương. Như không có lời nào để nói cùng cha, nhưng tận sâu thẳm bên trong, ngọn núi của cha luôn sừng sững, cao dày không ǵ so sánh được. Con ngậm ngùi xa xót biết dường nào, khi hiểu nhiều hơn ai hết cuộc đời cha trong buổi hoàng hôn
 
Thêm một ngọn nến buồn vừa được thắp
Trong đời cha le lói nổi đau thương
Thêm ngàn giọt sương buồn vừa lấp lánh
Trong đời cha chằng chịt vết thuơng
 
Khi để dành ra đôi phút lắng ḷng, để quay nh́n lại đoạn đường mà mẹ cha
đă đi qua. Tôi chắc rằng ai cũng cảm nhận được rơ ràng những ǵ mà thơ Luân Hoán  đă nói dùm ḿnh
 
Cha yêu quư làm sao con nói hết
Tiếng thở dài len lén lẫn vào tim
Cha yêu quư làm sao con biết hết
Những buồn đau cha vẫn giấu trong tim
 
Với tấm ḷng thành và t́nh thương yêu vô bờ bến mà con trai đă dành cho, tôi tin rằng người cha vẫn luôn luôn cảm nhận, vậy mà lời thơ con sao măi xót xa
 
Ḷng hiếu thảo vẫn ngại ngùng khách sáo
Nên âm thầm như một kẻ vô ơn
Cha yêu quư, làm thế nào khóc được
Một lần thôi trên vầng trán hoàng hôn
(Trên Vầng Trán Hoàng Hôn- Rượu Hồng Đă Rót)
 
Nh́n đoạn cuối đường cha đă gần kề, con chợt hốt hoảng mong cho thời gian đi chậm lại, để cho con c̣n măi măi c̣n cha
 
Bảy mươi tám năm qua rồi có phải
Cha chưa già, cha vẫn trẻ trong con
Xin nước mắt hăy cho con nhuộm tóc
Một đời người sắp vĩnh viễn cô đơn
 
(Trên vầng trán hoàng hôn- RHDR)
 
Đường đời đi dẫu đă nhiều. Những gai góc buồn phiền dẫm măi làm chai dần gót chân và cả con tim. Nhưng măi măi với riêng đấng sinh thành, tôi tin rằng chúng ta cũng như anh Luân Hoán- qua thơ, ḷng vẩn muôn đời thơ
dại,  nhớ tiếc và ước ao một điểm tựa êm đềm bên gịng suối từ bi của mẹ,
và dáng núi uy nghi lặng lẽ đứng che giông băo đời con của cha hiền. Cám ơn anh Luân Hoán.Cám ơn những lời thơ thấm đượm nghiă t́nh, như một
lời nhắc nhỡ cho những ai c̣n may mắn có trong đời, bảovật thiêng liêng và rất mong manh. Cám ơn cả những ngậm ngùi nuối tiếc, ḷng biết ơn,  
rất nhiều người đă không c̣n cơ hội để tỏ bày với đấng sinh thành, dù hết
dạ yêu thương nhưng có bao giờ nói đươc một câu để tỏ ḷng thương kính.
  .
 
 
 
 
 
 
 
 
Thảo Nguyên
(Viết trong ngày Rằm tháng Tư, Houston 2004)