Luân Hoán,

Nhà Thơ Của Những Gốc Chanh, Gốc Cà

Thu Thuyền

 

 

     Nhà thơ Luân Hoán gặp Thuyền từ khi tóc anh c̣n xanh mướt, thuở anh hay ngồi ngắm cô tươi xinh giữa những cây si rậm rễ. Đến bây giờ, mỗi khi nghĩ đến cô, trái tim anh không đến nỗi nhảy sai nhịp như ngày xưa nhưng đầu anh chắc chắn c̣n lấn cấn. Đấy là nói về Thuyền, hoa khôi Tam Kỳ. Nàng thơ:

   

     T,

     ngắt gởi cho ngọn tóc

     để ta cầm mùi hương

     đưa t́nh ngang mắt ngắm

     thấy em thơm đầu giường

     kỳ gởi cho hạt đất

     để ta nâng bàn chân

     lót t́nh thay lớp phấn

     nghe thân liền với thân

     lượm gởi cho ngọn gió

     quanh đời thuyền thong dong

     trải thơ chêm đọt sóng

     cho em trôi trong ḷng

 

     C̣n tôi chỉ hân hạnh được quen anh Luân Hoán vài năm gần đây, qua nhóm văn nghệ internet quán Cây Me của anh Trần Trung Đạo. Biết anh quen cô Thuyền Tam Kỳ, tôi gửi một điện thư lên Cây Me, viết lấp lửng: ‘Anh Luân Hoán ơi, Anh vẫn khỏe?   Kư tên: ‘Thuyền’ Viết xong xoa tay, khoan khoái chờ. Quả nhiên tôi nhận thư trả lời trong nhấp nháy. Thư cỡ chục hàng, hàng nào cũng chứa ít nhất hai ba dấu hỏi. Tôi hối hận ơi là hối hận! May quá, khi khám phá ra ‘n(h)àng giả mạo’, anh chẳng giận, c̣n gửi thêm thơ cho tôi lai rai thưởng thức. 

 

     Hôm ra mắt thi tập Đứng Dưới Trời Đổ Nát của anh Phan Xuân Sinh, tôi rất cao hứng v́ ngoài cơ hội gặp bạn văn nghệ Cây Me, tôi c̣n được xem mắt nhung anh Luân Hoán. Nhưng vừa xuất hiện, bằng hữu anh đă vây kín, không cách nào chen chân lại gần. Thôi th́ đành đứng ngoài nh́n anh tay bắt mặt mừng với bạn hiền! Cuối cùng, anh lách ra khỏi hàng rào kiên cố và kịp dúi vào tay tôi thi tập Cỏ Hoa Gối Đầu. Tôi mừng quá quên cả tủi thân. Buổi hội ngộ đó coi như không tính v́ chẳng nói chuyện được câu nào. Đến lần gặp thứ hai tại nhà anh Khải Minh, cũng không hơn ǵ. Bữa đó, hội nghị bàn dài có các anh Vơ Kỳ Điền, Lâm Chương, Hồ Đ́nh Nghiêm, Phan Xuân Sinh, Song Thao, Trần Doăn Nho... nói chuyện vui hơn Tết. Ngồi nghe rồi cười ḅ cũng hết hơi. Đến ba giờ sáng mệt lử, tôi phải xin kiếu. Anh Luân Hoán chỉ kịp chạy vội ra xe lấy tập thơ Mời Em Lên Ngựa cho tôi.  Nếu gặp lần thứ ba, tôi nhất định phải kéo anh Luân Hoán ra khỏi đám đông để xin anh cho xem hai bàn tay thi sĩ tài hoa ra sao. 

 

     Mỗi lần đọc thơ anh Luân Hoán, là một lần khám phá thêm tài năng đùa cợt với chữ nghĩa. Anh Luân Hoán làm thơ dễ dàng như... rung đùi:

 

     cái tâm trôi giạt về đâu

     để cho cái mộng lộn đầu lộn đuôi

     ngắm QUÊ T̀NH, khoái, rung đùi

     thả thơ văi những ngậm ngùi đi quanh

     nửa đời trường mặn, thành danh

     nhà thơ của những gốc chanh, gốc cà?

    

     Qua Mấy Vườn Nam Trân

     (Cỏ Hoa Gối Đầu - Sóng Văn 1997)

 

     Tôi mượn thơ anh Luân Hoán để đặt biệt hiệu cho anh: nhà thơ của những gốc chanh, gốc cà. Anh nh́n sự vật bằng trái tim nhạy cảm đặc biệt, một tâm hồn b́nh dị và đôi mắt tinh nghịch. Những h́nh ảnh quanh anh được thi hóa hết sức sống động:

 

     ở không dựa cửa ngó ra

     thấy em đi đánh đ̣ng xa giữa chiều

     cánh phải đẩy nắng dập d́u

     cánh trái lùa gió phiêu diêu bềnh bồng

     

     Nh́n

     (Cỏ Hoa Gối Đầu - Sóng Văn 1997)

 

     Khi đọc tới bài Thất T́nh Thơ trong tập Mời Em Lên Ngựa th́ (xin lỗi anh Luân Hoán!) tôi không nhịn được cười. Bài này tôi mạn phép chấm giải nhất về Tứ Thơ Trào Lộng:

 

     mừng ta c̣n được thất t́nh

     y như thuở mới vươn ḿnh mười lăm

     bây giờ, thơ thế dao găm

     đâm em chí tử, đâm nhầm cả ta

 

     Đang lúc cao hứng. tôi lấy thơ thất t́nh của một số bằng hữu anh Luân Hoán ra ngâm ngợi. Thơ Chua Chát nhất thuộc về anh Lâm Chương:

 

     ‘ta dẫu lầm quỷ kế

     cũng có chút lưu t́nh

     không nỡ trù em chết yểu’

 

     (Mắt Xanh Mỏ Đỏ, Lâm Chương)

 

     Anh Hoàng Lộc Ngang nhất:

 

     ‘Cái xương sườn xưa tôi quyết đ̣i cho được

     Em chối từ ư? Em có quyền ǵ?’

 

     (Đ̣i Lại Cái Xương Sườn, Hoàng Lộc)

 

     Ngậm ngùi nhất là anh Đức Phổ:

 

     ‘đă hết thời áo trắng, lá me xanh

     đă xa rồi mái tranh, hoa khế

     khi anh hiểu sự t́nh, quá trễ

     người mời lơi, em ghé. Sao đành?’

 

     (Kỷ Niệm, Đức Phổ)

 

     Đau Đớn nhất, phải chọn anh Nguyễn Nam An:

 

     ‘Buồn dâng buốt ngực anh ngồi

     Muốn hết không được-muốn rời không xong’

 

     (H́nh Như Có Lúc, Nguyễn Nam An)

 

     Bâng Khuâng nhất đương nhiên về tay anh Hoàng Xuân Sơn:

 

     ‘Vàng xưa tóc mộ

     chân hài xảo

     Áo mỏng

     xa rồi

     mây khói mây...’

 

     (Liễu Y, Hoàng Xuân Sơn)

 

     Anh Phan Xuân Sinh Xui nhất:

 

     ‘Huế có em của một thời xe đạp

     Quanh đi quẩn lại những con đường

     Mà cũng chính em. Cho ta tuột dốc

     Đàn Nam Giao. Đầu cắm xuống ḍng Hương’

 

     (Gái Huế, Phan Xuân Sinh)

 

     Và anh Luân Hoán đoạt thêm một giải nhất nữa: Tự Trào  ‘lộng lẫy’ nhất:

 

     đời ta rực rỡ mấy thời

     ở truồng, cắp sách, chơi bời, yêu em

     trội hơn bốn thuở kể trên

     thất t́nh lộng lẫy chênh vênh một thời

 

     (Thất T́nh Thơ, Luân Hoán)

 

     Thất t́nh một cách ‘lộng lẫy’ th́ thật là... Luân Hoán. Nếu kiếp sau trời cho làm nàng thơ, chắc chắn tôi sẽ chỉ ngay anh Luân Hoán. Xem thơ thất t́nh của thi sĩ  gốc chanh gốc cà, đỡ bị lương tâm cắn. Không chừng lại được vài trận cười ra nước mắt!

 

    

 

 

 

 

 

Thu-Thuyền

     6/2004