LÀM THƠ NHƯ NÓI CHUYỆN

Trần Gia Phụng

 

Những ư nghĩ của tôi dưới đây về thơ Luân Hoán hoàn toàn có tính cách chủ quan.  Tôi không dám so sánh Luân Hoán với bất cứ nhà thơ nào khác, v́ thứ nhất mỗi người mỗi vẻ, không thể so sánh nhau được; thứ nh́ thích hay không thích, hay hay dở, đẹp hay xấu, tùy theo tâm cảm mỗi người thưởng thức; bá nhân bá tánh.  Có người thích thơ Đường, có người thích thơ mới, có người thích thơ lục bát, có người thích thơ tám chữ, có người thích thơ lăng mạn, có người thích thơ trào phúng ... 

 

Riêng tôi, tôi thích thơ Luân Hoán v́ ba lẽ: thứ nhất thơ Luân Hoán b́nh dị, thứ nh́ Luân Hoán hay viết về Đà Nẵng (thành phố tôi đă sống lâu năm), thứ ba, thái độ ung dung thoải mái trong thơ Luân Hoán dầu đă bị thương tật trong cuộc chiến vừa qua.

 

Thứ nhất, trong khi làm thơ, Luân Hoán sử dụng ngôn từ b́nh dị tự nhiên tài t́nh.  Từ ngữ b́nh dị nhưng sức diễn đạt hấp dẫn một cách lạ lùng, làm cho người đọc nắm bắt được dễ dàng những ư tưởng trừu tượng mà anh muốn chuyển đạt, mà chuyển đạt một cách rất là ‘thơ’.  Ví dụ, trong một lần về thăm trường cũ, trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Luân Hóan đă:

 

nhón chân phủi sợi bụi già

đóng trên khung cửa mở ra hững hờ

tôi nh́n trong nỗi bơ vơ

không thấy mà gặp thầy cô bạn bè...

 

‘Sợi bụi già, cửa mở hững hờ, nỗi bơ vơ, không thấy mà gặp...’  Từ ngữ thật b́nh thường, nhưng người đọc có thể h́nh dung cả một khoảng thời gian xa cách (sợi bụi già), cả một không gian vắng lặng (mở ra hững hờ, nỗi bơ vơ), và cả một nhân gian đầy kỷ niệm khắc sâu trong tâm cảm của một học sinh (không thấy mà gặp thầy cô bạn bè).

 

Thơ Luân Hoán không có điển tích xưa cũ, ít dùng chữ Hán Việt ngoài những chữ phổ thông, không cầu kỳ, không kiểu dáng; vần điệu mềm mại, nhịp nhàng, không gượng gạo.  Luân Hoán làm thơ như chúng ta nói chuyện.  Đó là cái tài của Luân Hoán.

 

Thứ nh́, Luân Hoán hay viết về Đà Nẵng, là thành phố tôi sống trên 30 năm, từ tuổi thiếu niên cho đến lúc trưởng thành.  Thời kỳ vui nhất của một đời học sinh và để lại nhiều kỷ niệm trong kư ức là thời kỳ học Trung học.  V́ ở tiểu học nhỏ quá, chúng ta chưa biết ǵ.  C̣n ở đại học, bắt đầu hiểu biết sự đời, th́ lắm chuyện phải lo toan.  Trong những năm Trung học ở Đà Nẵng, tôi học trường Phan Thanh Giản ba năm ở đệ nhất cấp, trường Phan Châu Trinh hai năm ở đệ nhị cấp.  Khi ở đệ nhất cấp, mới qua khỏi bậc tiểu học, c̣n bở ngở trẻ con.  Lên đệ nhị cấp là thời gian trí khôn mở ra, biết suy nghĩ, biết nghịch phá, biết vẫn vơ, biết ngồi quán nước, nhất là biết ‘đi nghễ’.  (‘Đi nghễ’ là một từ ngữ thời tôi đi học, sau nầy ít thấy nói đến.  Đi nghễ là đi dạo qua những chỗ đông người để ngắm nghía phái đẹp.)

 

Thơ Luân Hoán nhắc lại không phải trường Phan Châu Trinh, Phan Thanh Giản mà cả các trường ở Đà Nẵng, các địa danh của thành phố Đà Nẵng, nghĩa là cả khung cảnh thơ mộng của thời trung học của tôi ở Đà Nẵng.  Khi ở trường Phan Châu Trinh, tôi quen Luân Hoán, nhưng không thân.  Anh ta ở cùng xóm với tôi.  Đặc biệt, Luân Hoán, từ thời học sinh trung học, đă có mái tóc bồng bềnh như các thi sĩ lăng mạn thuở xưa, kiểu Huy Cận, Xuân Diệu, nên rất dễ nhận ra từ xa. 

 

Thời ở trường Phan Châu Trinh, Luân Hoán và tôi học khác lớp.  Anh ta thích làm thơ, đăng báo, nói chuyện văn chương với bạn bè, c̣n tôi lại thích đá banh, tắm biển, bắn chim, câu cá.  Hai cách sinh hoạt nầy không đi đôi với nhau nên tôi ít gặp Luân Hoán, ngoài việc thỉnh thoảng gặp nhau khi đi học.  Lúc đó, tôi chỉ biết Luân Hoán là một học sinh thích làm thơ, có máu văn nghệ, tánh t́nh hiền lành, đến độ nhút nhát, ít va chạm, nên rất được bạn bè thương quư.  Có thể do tính nhút nhát, ít nói, Luân Hoán sống nhiều với nội tâm, với trí tưởng tượng, hay mơ mộng và nhờ thế anh hay làm thơ với tấm ḷng là ‘trang tự điển’ [chữ của Luân Hoán] về thành phố cũ, bạn bè xưa.

 

Thơ của Luân Hoán tràn đầy h́nh ảnh Đà Nẵng thân yêu tôi đă sống một thời: “chiều chiều luồn chợ Vườn Hoa / trôi theo Đồng Khánh bám tà áo bay / mắt hồng liệng cái ngoắt tay / dắt qua Độc Lập dựa cây đèn đường / chập chùng xuân ảnh vải hương / ngó ai ḷng cũng yêu thương tức th́ / giả vờ châm thuốc nhâm nhi / nuốt thầm vóc đứng, dáng di quanh ḿnh.” (Đà Nẵng, 1960).

Ngày nay, nghe nói Đà Nẵng đă thay đổi rất nhiều.  Đó là quy luật tất nhiên của cuộc sống, nhưng tôi vẫn tiếc nuối chợ Vườn Hoa, đường Đồng Khánh, đường Độc Lập, bến Bạch Đằng.  Những h́nh ảnh xưa cũ nầy chỉ thấp thoáng trong thơ Luân Hoán:  “...đà nẵng của tôi ơi đà nẵng / đâu ngờ c̣n có bửa hôm nay / vẫn hồn thuở trước bàn chân cũ / tôi dẫm lần trong đất bụi này // đường nắng dẫn tôi về Chợ Mới / ngập ngừng ngó lối cổng Mê Linh / áo em tà vướng vào rô líp / lẫy, véo tôi hồng năm ngón xinh // tiếp bước chân vui về Giếng Bộng / năm bồn xăng trắng góc Nại Hiên / em Sao Mai dáng buồn cổ viện / gió núi Sơn Chà lộng áo xiêm // theo nước Bạch Đằng qua bến Mía / quẹo lên Độc Lập nhớ nao nao / ṿng quanh Đồng Khánh, Trần Hưng Đạo / nghe gót chân xưa gơ dạt dào // thong thả mà đà qua Xóm Chuối? / ổ gà đường đọng nước mưa dông / nhớ thời lă lướt dông solex / đụng phải một người yêu mấy năm // đă tới đây rồi sân vận động / cơng em Hân đứng lệch hai vai / nắm đại tay người chui vô cửa / ḷng lăn theo bóng, vỗ tay hoài // đă tới đây rồi chợ Tam Giác / ngă lên ga lớn, ngă Thanh B́nh / ngă qua bệnh viện đa khoa, nhớ / trắng cả con đường y tá xinh // ai kêu tôi đó? ồ Lộng Ngọc / ai gọi tôi ḱa? uả Ngọc Anh / thèm trà Thành Kư cà phê Xướng / Từ Thức, Rừng, Tre, ngọt nước chanh // đă khát, thôi vào tham trường cũ / cột cờ tượng đá Phan Châu Trinh / nhốt trăm tên gọi vào trong cặp / tưởng những tim kia đă của ḿnh // ai giận? ai thương? ai c̣n? ai mất? / Tây Hồ, Phan Thanh Giản, Thánh Tâm / tan trường bay bướm theo muôn ngă / giàu măi trong ḷng những vết thương / từng được một thời mê Qúi Phẩm / mê Như Thoa, Phước Khánh, Bích Quân / mê hầu hết những bông hồng biết nói / may chưa yêu nên nổi tiếng lừng khừng // đă có thời vô cùng lộng lẫy yêu cô em mười bốn Phước Ninh / giàu lận đận nên kiếp này có Lư / yêu, được yêu, nên xao lăng thơ t́nh // đă có thời tụm năm tụm bảy / quậy thơ văn họa nhạc lu bù / ḷng c̣n ấm giọng cười Lê Vĩnh Thọ / ngực vang vang nhạc Phạm Thế Mỹ ngậm ngùi // ....” (Trích bài: “Quê hương nhắm mắt như sờ được / Đà Nẵng muôn đời trong trái tim” trong Cảm ơn đất đă trổ thơ.)

Khi c̣n ở trong nước trước năm 1995, có một người bạn ở nước ngoài gởi về cho tôi một bài thơ của Luân Hoán viết về quư vị thầy cũ, với những dấu ấn bạn bè, cùng với những người đẹp học sinh cùng thời.  Vô t́nh, những nữ sinh đẹp trở thành những điểm mốc thời gian dễ nhớ.  Ví dụ, có lần họp mặt ở nhà thầy Nguyễn Đăng Ngọc ở San Diego năm 2002, khi mỗi người tự giới thiệu ḿnh, th́ các bạn thường nói: ‘Tôi học lứa Thạch Trúc’, ‘Tôi học lớp Quư Phẩm’, thậm chí có một tu sĩ thỏ thẻ: ‘Tôi học cùng lớp với Thu Hà’.  Tôi đă đùa rằng sao thầy không nhớ học lớp với ai mà lại nhớ học lớp với chị Thu Hà?  Thật t́nh, chẳng ai nói học lớp với nam sinh nào, v́ có nói cũng chẳng ai nhớ. 

 

Xin hăy cùng nhau ôn lại chuyện trường Phan Châu Trinh qua lời thơ Luân Hoán: “... môn vật lư không bao giờ đủ điểm / môn công dân thỉnh thoảng mới thuộc bài/ nhưng phương tŕnh đă lơ đễnh giải sai / mà đáp số là đôi mắt thầy Bùi Tấân / giờ Việt ngữ cũng h́nh như lận đận / bởi sớm học đ̣i làm mới văn chương / nhiều khi thầy Nguyễn Đăng Ngọc phải buồn / hờn, giận kẻ hậu sinh mù quốc ngữ / Anh, Pháp đủ trung b́nh c̣n tha thứ / bởi nhờ mê Le Cid với Corneille / nắng ngây ngây giọng thầy Trần Tấn rè rè /xa hun hút nhưng vô cùng thấm thía // vách tuờng xanh bích báo hồng bốn phía / thơ học tṛ đă lăng mạn ba hoa / hỡi những Quỳnh Chi, Thạch Trúc, Thu Hà / những Qúi Phẩm, Hồ Thị Hồng, Thanh Thảo.../ những khuôn mặt một thời làm giông băo / thổi thêm dài thương nhớ lũ trai tơ / áo trắng thơm trong những buổi chào cờ / mắt xanh thắp cho ai vần điệu mới // tuổi mười sáu như trái vừa chín tới / trôi về đâu năm tháng hỡi về đâu?/ mới hôm nào c̣n đầy đủ mặt nhau / điểm danh thử những ai c̣n hiện diện // ḷng tôi trải làm từng trang tự điển / mời trường xem vóc dáng những con hư / những đứa con vẫn măi măi...h́nh như.../ xa cách lắm nhưng vô cùng gần gũi // Hà Nguyên Thạch giờ đây đang thui thủi / bỏ làm thầy đi t́m củi chẻ thuê / đêm băn khoăn không biết một nơi về / công viên rộng gối thơ nằm thao thức / giàu chữ nghĩa nhưng mơ hồ đạo đức?/ (thứ đạo đức của chủ nghĩa vô lương) / ngày theo đêm đời trôi nổi trong buồn / con với vợ c̣n xa hơn dĩ văng // ngục dẫu tối không ngăn ḷng hảo hán / ngồi Dựa Lưng Nỗi Chết nhớ bâng khuâng / một chiều xưa ai chuốc rượu phong trần / cho mệt mơi rớt Dọc Đường Số Một / đời êm ái bởi v́ chim vẫn hót / cớ v́ sao tù tội Phan Nhật Nam?/ Bỏ Trường Mà Đi làm việc phải làm / Lư tưởng đẹp như Mùa Hè Đỏ Lửa / vợ con yếu mắt đêm sầu tựa cửa / nghe ǵ không rừng núi hát trên cao / nhớ lắm ư mùi thuốc đạn ngày nào / trong đau xót vẫn cao đầu ngó thẳng // vẫn c̣n đây đôi Ba Ly Cay Đắng / xin mời anh gắng cạn Đynh Hoàng Sa / mấy mươi năm lặn lội trốn quê nhà / con đường cũ vẫn giăng buồn trước mặt / bột mấy bao trong những ngày nắng tắt / c̣ng lưng mang qua Vùng Trú Ẩn Hoang Đường / nói những ǵ với dân tộc quê hương / mà thơ viết phải âm thầm cất giấu?// c̣n hay mất những người con yêu dấu / những Nguyễn Nho Sa Mạc đă ra đi / những Phan Duy Nhân lầm lạc chưa về / và nhiều nữa...tôi làm sao nhớ hết...” (Trích bài ‘Ghé thăm trường cũ’ trong Ngơ ngác cơi người.) 

 

Năm 1995, tôi qua Canada định cư, th́ hai năm sau, t́nh cờ tôi gặp lại Luân Hoán tại Toronto.  Lần đó, tôi đến dự buổi ra mắt sách của nhà văn Trang Châu.  Luân Hoán cùng đi với anh Trang Châu.  Cũng như thuở xưa, Luân Hoán ít nói, chỉ trao đổi với tôi tin tức gia đ́nh, hỏi thăm về thân sinh tôi, nhắc lại một vài người bạn cũ, rồi tạm biệt.  Bất ngờ vài tuần sau, Luân Hoán nhờ anh Phan Ni Tấn đến nhà trao tặng tôi hai tập thơ.  Anh Tấn cũng tặng tôi một tập thơ của anh Tấn. 

 

Tối hôm đó, tôi đọc một mạch hai tập thơ Luân Hoán, tập Cỏ hoa gối đầu và tập Đưa nhau về đến đâu.  Thú thật, đây là lần đầu tiên tôi đọc nhiều thơ của Luân Hoán.  Trước đó, tôi chỉ đọc thơ Luân Hoán rải rác trên các báo.  V́ thỉnh thoảng mới đọc một bài, nên tôi chưa thấy thấm thơ Luân Hoán.  Nhưng tối hôm đó, đọc một mạch thơ Luân Hoán, tôi mới thấy đă. 

 

Nổi tiếng nhất trong các bài thơ về Đà Nẵng của Luân Hoán, có lẽ là bài ‘Cơi bén t́nh thơ’.  Bài thơ được Nhật Ngân, cũng dân Phan Châu Trinh, phổ nhạc thành bài ‘Một thời Đà Nẵng dấu yêu’ rất dễ thương, nên được phổ biến rộng răi khắp nơi.  Có một chuyện buồn cười nho nhỏ là hôm Nhật Ngân gởi cho dĩa nhạc, tôi mở ra nghe, đến bản ‘Một thời Đà Nẵng dấu yêu’, ngang câu ‘Người tôi yêu ở tứ tung/ Phước Ninh Thạc Gián Khuê Trung Thanh Hà’ và câu kết ‘Người tôi yêu ở tứ tung/ nhưng sao chẳng thấy một người yêu tôi/ nhưng sao chẳng thấy một người yêu tôi...’; bà xă tôi bảo: ‘Sao bạn của anh yêu nhiều người quá, hèn chi chẳng có cô nào chịu yêu lại cả.’  Tôi liền đính chính: ‘Không, Luân Hoán không có kết luận vậy, đó là Nhật Ngân thêm vào thôi, c̣n Luân Hoán viết vậy nè: “người YÊU tôi, những con tinh/ ngo ngoe sống thật hiển linh muôn đời.”  Bà xă tôi tiếp: ‘Anh ấy gan cùng ḿnh, dám gọi mấy người anh theo đuổi là những con tinh, như thế anh Nhật Ngân viết ‘nhưng sao chẳng thấy một người yêu tôi’ thật là đúng.’

 

Thứ ba, lứa tuổi Luân Hoán là lứa tuổi lớn lên trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh.  Hằng hằng lớp lớp thanh niên lên đường nhập ngũ.  Luân Hoán cũng thế.  Luân Hoán đơn giản cho rằng nhập ngũ là ‘làm việc phải làm’, tức bổn phận làm trai thời loạn.  Kết quả cuối cùng là anh bị thương ở Quảng Ngăi năm 1969 và bị cưa mất chân trái.  Tôi nghe nói sau đó anh ấn hành một tập thơ mang tựa đề là Nén hương cho bàn chân trái năm 1970.  Rất tiếc tôi không được đọc tập thơ đó.  Tôi hỏi Phan Xuân Sinh (hiện ở Boston).  Sinh cho biết có đọc tập thơ nầy khi nằm bệnh viện.  V́ cũng bị mất một chân (chân phải) như Luân Hoán (chân trái), nên Sinh rất cảm thông những điều Luân Hoán viết.  Theo Sinh, lúc đó Luân Hoán rất bi quan, viết thật cảm động và cam chịu số phận đến với ḿnh.  Đau buồn, bi quan là phản ứng tự nhiên của một người vừa phải mất đi một phần thân thể, nhưng sau đó, ít thấy Luân Hoán viết về sự thiệt hại của anh nơi chiến trường xưa, ít than thân trách phận, ít rên rĩ về đề tài nầy.   Đại đa số thơ Luân Hoán là thơ t́nh, thơ bạn, thơ về cảnh cũ, người xưa.  Chẳng những thế, mà Luân Hoán c̣n nói với người t́nh: “...điều chắc chắn em cũng cần nên biết / tôi bây giờ là kẻ lạc quan / ngày khập khểnh lang thang nh́n thiên hạ / sống hộ ḿnh, vui biết bao nhiêu // bởi nước mắt không c̣n để khóc / bởi trái tim đă hết oán thù / bởi tàn tật tôi yêu đời hơn nữa / càng yêu đời, tôi càng nhớ nhung em....” (Trích bài: ‘Hồi âm cho người t́nh sông Vệ’, trong  Rượu hồng đă rót.)

 

Có lần tôi nói ư nghĩ nầy với Nhật Ngân.  Anh chàng nhạc sĩ trả lời: ‘Ừ, tau cũng thấy thế, cái tên nầy đúng là chịu chơi.’  Ư của Nhật Ngân muốn bảo rằng Luân Hoán chấp nhận luật chơi, có chơi có chịu, có đánh đấm th́ có chịu đ̣n, có đi lính th́ có bị thương.  Tôi nghĩ rằng nhờ tinh thần phóng khoáng, thoải mái, với tâm hồn thơ và quan niệm sống trên đời th́ phải ‘làm việc phải làm’, nên Luân Hoán chấp nhận luôn chuyện ǵ đến th́ nó đến.  Trong sự chấp nhận nầy, h́nh như nơi Luân Hoán thấp thoáng hương trầm nhà Phật: “... sinh diệt tật nguyền theo định số? / quả nhân, nhân quả, luật trời ban? / tâm xà, khẩu Phật, tôi u muội / cảm nhận đau thương của thế gian // có có không không tro cốt nát / mai này lở đọng đáy lư hương / vô t́nh hiển Thánh hay thành Phật / ai thế tôi qua những ngă đường?” (Trích bài: ‘Khắc thơ lên gốc bồ đề’, trong Mời em lên ngựa.)  Mừng cho sự lạc quan của Luân Hoán, “bởi tàn tật tôi yêu đời hơn nữa”.  Và mừng cho gă thi sĩ mơ mộng lang thang đă t́m ra chỗ dựa tâm linh, “mai này lở đọng đáy lư hương”.  Có thế anh mới vượt thoát được những ‘lận đận’ trong cuộc sống vốn đă khó khăn với những người b́nh thường.

Cuối cùng, tôi xin nêu ra một ư kiến ngoài thơ.  Trong bài ‘Quê hương nhắm mắt như sờ được / Đà Nẵng muôn đời trong trái tim’ (tập Cảm ơn đất đă trổ thơ), Luân Hoán đă viết:  “giàu lận đận nên kiếp này có Lư / yêu, được yêu, nên xao lăng thơ t́nh”.  Đúng, trong hoàn cảnh thương tật lận đận, Luân Hoán đă được chị Lư tận t́nh chăm sóc, nhưng anh đâu có “xao lăng thơ t́nh”, v́ khi nói đến thơ Luân Hoán trước hết phải nói đến thơ t́nh.  Luân Hoán điểm danh đủ tên người đẹp ở Đà Nẵng và cả ở những nơi anh đă đi qua.  Chẳng những thế, Luân Hoán c̣n thổ lộ: “ người tôi yêu ở tứ tung...”.   Vậy là sao ông Luân Hoán ơi?

Trần Gia Phụng

(Toronto, 23-7-2004)