Nhắc Lại Thời Phổ Lục Bát Ca

Vĩnh Điện

 

 

Năm 1969 , khi đang làm việc tại Sở hành chánh tài chánh số 2 Đà Nẵng , tôi quen với nhà thơ Lê Vĩnh Thọ, thiếu úy trưởng ban báo chí tại tiểu đoàn 10 Chiến tranh chính trị, thuộc quân lực Việt Nam Cộng ḥa, bản doanh đặt tại Đà Nẵng (gần biển Thanh B́nh). Qua Lê Vĩnh Thọ tôi quen thêm nhà thơ Luân Hoán, lúc đó đang dưỡng thương tại Tổng Y viện Duy Tân.

Thời gian này ba chúng tôi (Lê Vĩnh Thọ, Luân Hoán, Vĩnh Điện)cùng nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ có những sinh hoạt văn học nghệ thuật khá liên tục. Và mặc dù chúng tôi không thành lập hội, nhóm ǵ, nhưng vẫn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi đủ mọi thứ chuyện với nhau. Riêng tôi, trong giai đoạn này, sau những nhạc phẩm được nhạc sĩ Phạm Duy và Nhạc sĩ Ngọc Chánh (Shotguns) giới thiệu ở Sài G̣n, và được giới yêu nhạc bắt đầu biết đến, qua các ca khúc :Tôi Chỉ Muốn Làm Người (Julie), Từ Việt Nam, Vết Thương Sỏi Đá, Đó Quê Hương Tôi, Hăy Ngồi Lại Gần Nhau (Elvis Phương),Hỡi Người Em Ḥa B́nh (Thái Thanh), Bài Ca Hoà B́nh (Connie Kim),Ca Nguyện (Thanh Thúy), Xa Xôi (Lệ Thu)...tôi tập trung phổ một loạt thơ lục bát của Lê Vĩnh Thọ và Luân Hoán. Chỉ trong một thời gian ngắn 12 ca khúc được hoàn tất. Thơ Lê Vĩnh Thọ gồm : Ngày Xưa Một Lần, Ưu Phiền Trên Tay, Lời Xin, Dạ Hành,Tiễn Người,Dạ Cảm. Thơ Luân Hoán gồm các bài : Sầu Biếc, Mắt Chiều, Ngơ Trống, Ḷng Sớm Mai, Ca Buồn, Giấc Nhớ .Tác phẩm mang phổ nhạc mang tên Lục Bát Ca.

 

 

Lục Bát là một thể thơ thuần túy Việt Nam. Nó gần gũi với đại đa số quần chúng bởi khởi nguồn từ ca dao. Có thể nói đa số người Việt sinh trước 1975 đều có dịp nghe mẹ, chị hoặc những thân bằng quyến thuộc, hát những câu trữ t́nh mộc mạc của đất nước để đưa trí óc non nớt của ḿnh vào đời. Lục bát do đó gần như một phần gia sản có sẵn của mỗi người Việt. Phổ thơ lục bát không phải là việc làm mới mẻ. Trước đây đă có nhiều nhạc sĩ thành công trong công việc này, cụ thể như nhạc sĩ Phạm Duy, đă chắp cánh, làm sáng hơn một Ngậm Ngùi của Huy Cận. Nhịp điệu thơ lục bát đơn giản và đều đều chính là điểm khó nhất cho những người muốn phổ thơ lục bát. Tôi không liều lĩnh, nhưng với ḷng mê những bài thơ thích hợp với ḿnh, cọng thêm một chút t́nh thân hữu, tôi đă làm công việc này, và được bè bạn cùng  một số khán giả công nhận không đến nổi gọi là thất bại.

 

Thơ phổ xong, Luân Hoán lo tŕnh bày b́a, tôi kẻ nhạc và cùng Lê Vĩnh Thọ lo in ấn.

Tập nhạc không đẹp, nhưng trang nhă, có in 3 khuôn mặt của chúng tôi ngay b́a trước. Để phổ biến tác phẩm, một buổi chiều ra mắt,với phần tŕnh bày của chính tôi cùng với giọng ca học tṛ Tâm Nguyên, giọng ngâm Trần Thị Hường , được tổ chức tại thính đường trường trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng.

Luân Hoán là một cựu học sinh của trường này, nhưng việc được ban giám hiệu chấp thuận cho mượn chỗ tổ chức không đơn giản. Mặc dù vừa mất một bàn chân ngoài mặt trận, nhưng Luân Hoán được đặt trong thành phần những người phản chiến, bởi một số sáng tác của anh trong Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu. Một người bạn của Luân Hoán, nhà giáo Tống Nhạn, đang mang lon thiếu úy, nhưng giữ chức phụ tá Thị Trưởng Đà Nẵng, đă tích cực vận động để buổi sinh hoạt được khai diễn.

 

Nội dung chương tŕnh gồm đọc một vài bài thơ của Luân Hoán như một lời chúc mừng anh trở lại đời sống dân sự, sau khi đă lưu lại cho chiến cuộc một ít máu thịt.Tiếp theo là phần tŕnh bày trọn vẹn 12 ca khúc, tôi đă phổ thơ.

Thính đường trường Phan Châu Trinh khá rộng, nhưng ấm áp nhờ sự hiện diện của đông đảo nam nữ học sinh. Bên cạnh họ là những khuôn mặt sinh hoạt văn học tại tỉnh nhà cùng một vài nơi khác t́nh cờ có mặt. Sợ nhớ thiếu sót , nên tôi không dám liệt kê các vị hiện diện trong dịp sinh hoạt đó ở đây.

 

Sau 1975, Chuyện đă xảy ra cho chúng tôi không có ǵ nên nhắc, bởi đây là một tai ương chung mà chúng ta đă cùng chịu. Tôi được ra đi trong chương tŕnh H.O năm 1991 .Đến Mỹ, trú tại thành phố Baltimore,tiểu bang Maryland. Trong số những người bạn có mặt ở Mỹ, nhà thơ Thái Tú Hạp, Luân Hoán là những người đầu tiên gọi điện chúc mừng tôi. Cũng như Luân Hoán là người đầu tiên tôi ghé đến vào buổi chiều ngày tôi ra khỏi trại tù, trên đường ngang qua Đà Nẵng trước khi về nơi sinh quán, được chỉ định là nơi quản chế trong thời gian 5 năm. Tôi đă hỏi xin chị Luân Hoán đi mua cho tôi 2 ổ bánh ḿ kẹp thịt (chắc chị Lư đă mua chịu) để ăn sau một ngày đi đường đói lả,(tôi cùng đi với một người bạn tù). Chắc vợ chồng Luân Hoán đă quên chuyện này. Sau đó, gia đ́nh Luân Hoán qua Mỹ thăm tôi và hai năm sau tôi cũng đáp lễ, qua Montreal Canada thăm anh cũng như để biết thêm về quê hương thứ hai cũng bạn ḿnh.

Cuộc sống giai đoạn đầu không khá, nhưng dần dà ổn định. Luân Hoán vẫn làm thơ, vẫn in thơ, vẫn gởi tặng bè bạn, nên tôi lại có dịp đọc thơ anh và dĩ nhiên lại đem thơ ra phổ. Phải nói rằng tại hải ngoại, tôi đă phổ thơ của  nhiều thi sĩ như Hoàng Lộc, Lê Hân, Thái Tú Hạp, Du Tử Lê,Phó Ngọc Văn,Trường Đinh,Lăm Thúy, Nghiêu Minh, Dư Mỹ

Riêng Luân Hoán tôi đă chọn và phổ những bài  Chiều Chở Em Đi Học, Thu-T́nh Em, Mưa Vẫn Mưa Ngày Cũ, Thức Dậy Cùng Mặt Trời, Và mới nhất là đoạn cuối cùng bài trường ca Trong Sân Trường Bữa Ấy trong tập Đưa Nhau Về Đến Đâu, mà tôi dựa theo ư thơ, đặt tên là Truy Niệm.

Dùng thơ thay lời để đứng chung với nhạc đương nhiên phải có sự đồng cảm về nội dung của bài thơ. Tôi không đề cập hoặc khen chê thơ Luân Hoán. Điều này không phải chức năng của tôi. Đọc thơ anh, thấy thích, thấy có cảm hứng là ôm đàn, và những nốt nhạc nảy ra như một chia xẻ với người bạn thơ. Ca khúc, dù phổ thơ hay thuần túy lời và nhạc của một tác gỉa, ngày nay được phổ biến gần như phải qua một trung tâm giới thiệu có qui mô, và đ̣i hỏi không ít tài chánh, do đó các ca khúc của tôi chỉ gởi đến một ít bạn bè.

Gần đây, tôi được bằng hữu tổ chức một vài buổi để ca hát, như Đêm T́nh Ca Vĩnh Điện tạiHội quán Thùy Dương (quận Cam, nam Cali, tháng 6 năm 2003), Buổi Hội Ngộ Bạn Tù Kỳ Sơn , Tiên Lănh, An Điềm (tại San Jose, bắc Cali, tháng 7 năm 2003), Đêm Nhạc Tác Gỉa Tác Phẩm (tại Orlando, Florida,tháng 6 năm 2004). Các buổi tŕnh diễn này làm tôi tha thiết nhớ đến những lần hát cách đây vài thập kỷ trên chính quê hương Việt Nam ḿnh, trong đó có thời của Lục Bát Ca ngày nào.

 

Vĩnh Điện