Đi Rong Trong Cơi Thơ  T́nh

Vũ Đ́nh Trường

 

Vào cái thuở mà nhà thơ Luân Hoán thắp ‘Nén hương cho bàn chân trái’ để khóc cho một phần thân thể của anh bỏ lại trên chiến trường miền Trung, th́ tôi vẫn c̣n ngày ngày cắp sách đến trường. Thời đó, hai chữ Luân Hoán đối với tôi chừng như quá xa nhưng lại rất gần. Xa v́ anh có số tuổi đời lớn hơn, cọng thêm những thành công trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Gần v́ những ǵ anh suy nghĩ, viết ra rất trẻ trung, thích hợp với chúng tôi . Trong mắt tôi và của những tên học tṛ yêu thơ khác, anh  như là một mẫu mực , một điểm chuẩn để chúng tôi hướng tới. Bọn học tṛ chúng tôi đang ở tuổi biết yêu, cũng muốn vẽ vời  ra những câu thơ ca ngợi t́nh yêu và người ḿnh yêu như anh . Nhưng viết lui, viết tới , vẫn không thấy thú bằng những câu :

 

            “Mỗi lần sắp sửa yêu ai

            Tự nhiên mặt mũi tóc tai lạ lùng

            tưởng như có triệu vi trùng

            ngo ngoe đ̣i được nhớ nhung với ḿnh”

                                      (Triệu chứng-ĐNVĐĐ )

            Những tên học tṛ mới lớn, học đ̣i yêu đương và tập tành làm thơ như bọn tôi cũng biết thế nào là nỗi ngầy ngật, ngây ngất của men yêu nhưng kỳ lạ, những câu dễ dàng như thế này lại không chịu viết ra :

           

           “Lạ quá, khi không mà tương tư

            đêm nay lại thức nữa, h́nh như

            có ai đổ rượu vào ngôn ngữ

            tôi nói ra toàn thơ rất thơ...”

                                    (Thắc mắc)

 

            Ở tuổi thanh niên, có lẽ ai cũng giống nhau. Anh cũng như chúng tôi, trong một ngày đẹp trời nào đó, bị ông thần ái t́nh, đột kích một cách bất ngờ , và như thế là“ ta yêu em thật t́nh cờ , Như tia điện chớp có ngờ được đâu”  Ông thần t́nh yêu ấy tràn đến mănh liệt đến nỗi những kẻ đang yêu phải lúng túng trong hạnh phúc “Chưa hôn nhau ḷng đă vội say mềm,Ta nghiêng ngă giữa bốn bề mộng mị” (Trong sân trường bữa ấy).Đúng vậy,men t́nh yêu làm trái tim thanh niên đập dập dồn, thôi thúc có khi làm người yêu bé bỏng phải sợ hăi v́ choáng ngợp, anh chàng không khỏi ái ngại, lo lắng“Em có sợ ta trở thành ác quỉ, Điên v́ yêu, cuồng loạn cũng v́ yêu”. T́nh yêu luôn luôn sinh nở những mâu thuẩn thật dễ thương trong ḷng người đang yêu. Mới bắt đầu yêu, nhưng chưa được yêu th́ cứ ngày đêm thấp thỏm, lúc nào cũng trông chờ , mong ngóng một dấu hiệu từ người ḿnh yêu, như kẻ đang trôi lênh đênh trên biển mong thấy bóng con tàu. Nhưng khi nhận được tín hiệu nho nhỏ , như một mẫu giấy vụn  kẹp giữa ḷng quyển sách th́ kẻ đang yêu vội vàng : “Trốn vào cầu hối hả giở ra xem ,mảnh giấy nhỏ nét mực nghiêng nghiêng tím , anh đừng giận, H mến anh nhiều lắm,Chỉ thế thôi nhưng quá đỗi hẹn ḥ, .Thế là sau bao tháng ngày chờ đợi, bóng con tàu đă ló dạng, ánh sáng lóe lên từ cuối đường hầm đen sâu hun hút và kẻ được yêu mừng vui đến độ không c̣n ǵ có thể che dấu được: “Ḷng mở cờ ta muốn hét thật to, Ta vĩ đại bởi có người yêu mến”

 

            T́nh yêu đâu phải dễ đến và có phải bất cứ ai hể cứ yêu là sẽ được yêu đâu! Nhân vật nam  trong thơ t́nh Luân Hoán ( hay chính nhà thơ? ) khi đă yêu và được yêu lúc nào cũng thấy thấp thoáng quanh ḿnh bóng h́nh người yêu. Hơn thế nữa, bất cứ cái ǵ hiện hữu trong cuộc sống cũng đều đáng yêu , cũng đều ngát hương của người ḿnh yêu:

 

            “hương đời hương dủ dẻ

            hương tóc xanh mười ba

            hương mực hương sách vở

            sực nức hồn thiết tha”

                                                (Hương hoa 13)

            Người t́nh trở thành quê hương, một thứ quê hương trừu tượng, nên hương đồng cỏ nội cũng là hương của người t́nh: “mong manh gió vải hương đồng, Hít vào, kinh ngạc, quá nồng hương em” .(Một ngày ở quê Huỳnh Phú)

 

            Luân Hoán khởi viết từ những năm c̣n ngồi trên ghế trường trung học, nên thơ anh viết cho tuổi học tṛ khá nhiều. Chúng ta, hăy cùng Luân Hoán trở lại cái thời gian

trong sáng nhưng vô cùng thơ mộng ấy. Đầu tiên h́nh ảnh bích báo một thời được gợi nhớ :

            “Mang vào lớp bài thơ anh mới tặng

            Khoe bạn bè cho chúng lác mắt chơi

            Í mà chết, anh viết ǵ trong đó

            chuyện chúng ḿnh, em hổng chịu đâu...

                                    (Nhơng nhẽo)

            Khi đọc đoạn này có lẽ một vài người khó tính sẽ nói ‘tại sao tác giả không giữ vần cuối câu thứ tư với vần cuối của câu thứ hai?’. Nhưng nếu phải giữ vận th́ làm sao nhà thơ có thể diễn tả một cách xuất thần và tự nhiên cái nũng nịu dễ thương của một cô bé đang yêu, và biết chắc ḿnh được yêu.

            Nói đến tuổi học tṛ không thể không nói đến những bức thư t́nh vụng dại viết trên giấy vở bằng đủ màu mực khác nhau. ‘Có hoa nào không tàn, có mực nào không phai’, nhưng theo Luân Hoán th́ vẫn có thứ mực trái tim là không bao giờ phai nhạt: “Làm sao cho em biết, màu mực từ trái tim, mà tôi đă trót viết, thầm vào đời của em, Mực xanh rồi mực tím, mực nào rồi cũng phai, chỉ mực trong lồng ngực, c̣n thắm thiết đỏ hoài...”(Nét mực) Khi yêu thời gian cũng được cho nhảy vọt nhanh hơn cả ‘bóng câu qua cửa sổ’: “Đệ thất rồi đệ ngũ, đệ lục rồi đệ tam” .Tại sao lại không là ‘Đệ thất rồi đệ lục, đệ tứ rồi đệ tam’ như diễn tiến thông thường? Có lẽ nếu chấp nhận cái thứ tự thường t́nh như vậy th́ câu thơ mất đi vẻ mới lạ, và người đọc cũng không h́nh dung ra được cái luân lưu hoán chuyển quá nhanh của cuộc sống!

            Ngày xưa các cụ nói ‘thương nhau thương cả đường đi’ th́ nay nhà thơ Luân Hoán cũng có những câu tương tự: “Yêu em yêu trang giấy,Yêu em yêu cổng trường”

(Nét mực) hay “Yêu em yêu ḍng sông,Yêu em yêu bờ cát,Em lội qua mấy ḍng, Cả gịng thơ bát ngát” (Nh́n em tắm sông)        

            Đă yêu th́ làm sao tránh khỏi chuyện ghen tuông, cho dù chỉ là ghen bóng ghen gió v́ ghen chỉ là một phản ứng tất yếu của t́nh yêu. Cái ghen của Nguyễn Bính khi nhắn nhủ cô nhân t́nh bé nhỏ ‘đừng ôm gối chiếc đêm nằm ngủ, đừng tắm chiều nay bể lắm người’ vẫn không chi li bằng cái ghen của người t́nh trong thơ Luân Hoán:“Mực nào vướng ngón tay xinh ,Xin em chỉ nhớ một ḿnh ta nghe”. và ích kỷ đến độ không muốn ai đụng đến người ḿnh yêu cho dù đó chỉ là tỉnh vật vô tri:“Nhớ đừng gục xuống mặt bàn. Gỗ hôn trộm má môi hoàng hậu ta”. Hay:

           “Đừng kê gối sát trong môi

            Vải che khuất mất làn hơi ta về”

            H́nh bóng người yêu chiếm trọn cả con tim khối óc làm cho người ta có lúc như  lộn hồn, lơ đăng:

            “Ngoắc kêu một gă xe lôi

            Một ḿnh mà tưởng đang ngồi với em

            Quanh co xe chạy đă thèm

            Bác phu nhỏ nhẹ: ‘Thầy quên chỉ đường’!

                                    (Nhật kư chặng đường Đà Nẵng- Sài G̣n)                                          

            Thơ t́nh Luân Hoán rất tự nhiên và trong sáng với những đoạn như tṛ chuyện th́ thầm to nhỏ:

            “Mà thôi chắc không được

            Ba mẹ chẳng chịu đâu

            Anh người dưng nước lă

            Đâu phải...x́, c̣n lâu”

                                    (Tết mười sáu)

            Nàng ngập ngừng và lửng lơ trong vài giây như đối tượng hồi hộp rồi nguưt dài  ‘x́, c̣n lâu’ như để nhắc khéo rằng, giữa chúng ta chưa có ǵ với nhau đâu nhé. Đọc đoạn trên chắc ai cũng h́nh dung ra được một nàng con gái nhí nhảnh khôn ngoan đă làm cho người trong thơ (hay chính nhà thơ?) phải thốt lên rằng :

            “Em có biết mỗi từng giây máu thở

            Là từng giây ta dâng hiến thiết tha”

                                                (Một chỗ cho em)

 

Nỗi thiết tha, ḷng say đắm đến độ không bao giờ muốn xa người yêu dù chỉ một phút giây. Nhưng trong cuộc t́nh đâu dễ ǵ suông sẻ. Một cuộc phân ly, một chuyến xa rời vĩnh viễn, có thể làm cho t́nh yêu điên cuồng, ao ước nông nỗi :

 

            “Xin hăy v́ ta tàu hết xăng

            rơi trên đỉnh núi ngợp mây hồng

            cho ta được khóc không vô lư

            và giữ măi em ở trong ḷng”

 

            Nhưng rồi bỗng giật ḿnh khi thấy như thế là ích kỷ và độc ác quá. Chàng si t́nh vội đổi ư van xin chiếc phi cơ hăy cất cánh và bay thật êm, đừng làm run sợ người chàng yêu:

            “Ôi chẳng được đâu hỡi phi cơ

            bay ngoan ngoăn nhé, đừng bao giờ

            chao thân đảo cánh làm em sợ

            dứt đoạn hồn đang thơm giấc mơ”

                                    (Đưa chân người yêu thầm)

 

Đọc thơ t́nh Luân Hoán người ta nhận thấy có nhiều bài chứa đầy nhạc tính mà bài “Chiều chở em đi học” là một. Có lẽ không một nhạc sĩ nào lại không nhận ra giá trị âm nhạc của tác phẩm này. Lời thơ réo rắt khi trầm khi bỗng kết hợp với tiết tấu của thể thơ năm chữ đă làm cho bài thơ trở nên một bản nhạc chỉ c̣n chờ được kư âm. Như một nhạc cảnh giàu âm điệu và h́nh tượng, bài thơ đă diễn tả sống động câu chuyện của hai kẻ đang yêu theo từng ṿng bánh xe lăn trên đường đến trường:

            “Xe qua từng dốc chậm

            Gió nghiêng vai bụi mù

            Ṿng tay em khép chặt

            Đời nhau vào thiên thu”

            Không c̣n ǵ t́nh tứ và thơ mộng  hơn h́nh ảnh nàng ngồi sau xe áp sát vào lưng chàng, sát đến nỗi hương tóc nàng quyện vào trong áo chàng:

            “Chiều chở em đi học

            Lưng ta ủ tóc nồng”

            Chàng đă chờ đợi để nghe một lời t́nh tự nào đó phát ra từ đôi môi mọng của người ḿnh yêu. Đến khi nghe được những ǵ muốn nghe, ḷng chàng tràn ngập niềm vui:

            “Lần đầu em biết nói

            Niềm vui tràn mênh mông”

            Nàng có phải là bé thơ đang tập nói đâu mà nhà thơ lại viết “Lần đầu em biết nói”, nhưng ‘biết nói’ ở đây là nói lên những lời giống như ta đă đọc trước đây trong bài ‘Trong sân trường bữa ấy: “Anh đừng giận, H mến anh nhiều lắm”vân vân và vân vân...

            Nói được như thế mới thật là “biết nói”, và chỉ có những lời nói như vậy mới mang lại được “niềm vui tràn mênh mông”. Nhưng nhà thơ đa t́nh của chúng ta đâu chỉ muốn dừng lại nơi đó! Chàng c̣n muốn tiến nhiều hơn, xa hơn. “Biết nói” không, chưa đủ. Phải “biết khóc” nữa cơ! “Chiều chở em đi học ,bao giờ đến cổng trường,bao giờ em biết khóc”. Và chỉ khi nàng biết khóc rồi th́ chàng mới chịu:“cho ta về nhớ thương”

 

           Nhà thơ của chúng ta đa t́nh là thế nhưng cũng rất chung t́nh. T́nh yêu anh dành cho người bạn đời không phai nhạt theo thời gian, mà lúc nào cũng tươi trẻ nồng nàn như khi nàng tuổi mới trăng tṛn lẻ:

 

            “Mười sáu năm qua đời dừng trong ga nhỏ

            chiều hôm nay ngồi vơ vẩn trông mưa

            em ngoài hiên lại vọc nước như xưa

            ta bỗng thấy em vẫn là con gái”

 

            Và nhà thơ rót những lời ngọt như mía lùi vào tai người phối ngẫu:

 

            “Em có biết em vẫn c̣n trẻ măi

            bởi v́ ta c̣n măi măi yêu em

            nối tay nhau đan từng sợi vơng mềm

            Ta kính cẩn mời em yêu ngă xuống

            Chiều bát ngát mưa ngoài hiên phiêu lăng...

                                                (Chiều mưa)

            Cái buổi chiều phiêu lăng hiên mưa ấy đă làm cho những ngọn thơ mượt mà, phơi phới hơn. Nhưng cái đa t́nh vẫn lấp ló đâu đó trong Luân Hoán, và anh không thể giấu kín nỗi một đoạn đời bay bướm của ḿnh, khi bất ngờ gặp lại một cố nhân với những xao xuyến y như thời xa xưa “trời xanh xanh ngát hàng cây,tay ta nắm tay vợ đẹp, bùi ngùi ḷng nhẹ như mây”

            Dù mặc cảm có lỗi nhưng vẫn  bồi hồi tưởng nhớ vết hôn của một thuở nào trong quá khứ xa xưa c̣n đọng lại trên môi và tự an ủi, chạy tội :“t́nh cờ chắc là vô tội, ta về rót rượu rửa môi, vết hôn ngày xưa đă mất”. Một vài phút ngắn ngủi thấy lại h́nh bóng người xưa đáng quí và trân trọng biết bao! V́ thế, nhà thơ đă phải:

            “Cảm ơn đôi phút bồi hồi”

                                    (bên cầu chữ Y Sài-g̣n)

           

            Nhà thơ biết cá tính đa t́nh lăng mạn của ḿnh ít nhiều cũng làm cho người bạn đời áy náy. V́ thế chàng khôn ngoan và lém lỉnh cam kết với nàng:

            “Dù viết về một ai

            cũng bằng tim em cả

            h́nh ảnh em không phai

            dù gọi tên kẻ khác”

            Có lẽ  một số người sẽ nói, ‘chu choa, ông ni gớm rứa!’. Nhưng chắc cũng có người hiểu được rằng t́nh nghĩa với người bạn đời của Luân Hoán đă thấm sâu vào trong từng tế bào của nhà thơ, đủ để hai thân đă trở thành một, và chính v́ thế cho nên mặc dù anh viết về một ai th́ cũng viết bằng trái tim của nàng v́ nàng là tất cả.  Những ǵ c̣n lại đều chỉ là bóng mờ của một thời xa xưa, nhắc lại chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống, không có ǵ đáng ngại. Dù cho rằng những bài thơ t́nh dành cho vợ của Luân Hoán là một nghệ thuật ‘nịnh đầm’ cao tay. Nhưng sự thiết tha, chân thật trong từng con chữ có thể bào chữa cho anh. Và hơn thế nữa, thơ , qua thơ, vẫn minh chứng được vai tṛ người t́nh vẫn ở lại với người thiếu nữ đă là vợ, chị Lư, Lư Phước Ninh. Điều này đă có nhiều người nhắc tới với xác quyết lạc quan, ví dụ như nhà thơ Đỗ Qúy Toàn trong lời bạt cho tập Đưa Nhau Về Đến Đâu . Đến ngay cả báo tại quốc nội, khi đề cập đến các nhà thơ tại hải ngoại, cũng đă nhắc đến nhận xét này : “...người yêu mang tên một loại hoa các nhà thơ khó quên, nhưng hương muốn bay đi dễ thường ai giữ ? Có ! Lư, hương Lư trong Ly Rượu Cuối Tuần Cho Lư của Luân Hoán. Luân Hoán sinh năm 1941 tại Quảng Nam, hiện ở Canada tác giả tập thơ Ngơ Ngác Cơi Người, người t́nh trong thơ ông lại là người vợ chung sống với ông mấy chục năm qua...(Thanh Niên số 179 ngày 03 tháng 12 năm 1975). Ta có thể nghiện ra điều ấy :

 

            “Trời nắng tiếp trời mưa

            mùa Xuân qua mùa Hạ

            Quẩn bên nhau bốn mùa

            Vẫn hoài hoài mới lạ

 

            Tóc em ngắn rồi dài

            môi em hồng rồi đỏ

            buồn vui trở hai vai

            vẫn trẻ trung bé nhỏ”

 

            Và nếu không có nàng th́ chàng chắc đă không làm thơ được:

 

            “Cảm ơn đời, cảm ơn

            nhờ em ta thi sĩ”

                                    (Em vẫn là người t́nh)

 

Yêu thương là chức năng cao qúi nhất của con người. Những người sống cùng thi ca khả năng này h́nh như c̣n vượt trội. Do đó dưới ánh mắt đa t́nh của nhà thơ, con ve cái kiến cũng biết yêu và người thơ đọc thấy được t́nh yêu đó :

 

            “Em ngồi thơ thẩn nh́n đàn kiến

            Cụng đầu nhau giữa vách tường xanh

            Chúng hôn nhau măi mà không chán

            Như những hôm nào em với anh”

 

            Vậy tại sao người yêu của anh không là một thi sĩ ? Đă có lúc nàng cũng ước mơ như vậy, nhưng kịp nghĩ ra : Nếu sự thương nhớ kư thác hết cho thơ th́ c̣n ǵ trong ḷng, nên quyết định khôn ngoan cuối cùng vẫn là :

 

            “Phải chi  em biết làm thơ nhỉ

            em sẽ viết ngàn câu nhớ thương

            mà thôi, em chẳng thèm cầm bút

            sợ viết ra rồi vơi nhớ thương”

                                                (Nhớ)

 

Đọc thơ Luân Hoán, nhất là thơ t́nh , tôi đồng ư với nhà thơ Đỗ Qúy Toàn, quả có nhiều điều để nói. Ngôn ngữ và h́nh ảnh dẫn dắt người đọc cứ loanh quanh đi măi trong một cơi t́nh mênh mông. Tôi xin dừng lại với một câu đơn giản, nhưng đủ để nói được những cảm nhận của tôi : Được đọc thơ và viết về thơ Luân Hoán là một hạnh phúc.

             Trong cuộc sống bất trắc hôm nay, trên cơi đời nhiêu khê mà mỗi ngày giở trang báo ra chỉ toàn là những tin khủng bố, chiến tranh, chết chóc, tại sao ta không đọc thơ t́nh Luân Hoán để thấy đời và người vẫn c̣n có nét đáng yêu? Tại sao ta lại không đọc thơ Luân Hoán để được tắm gội bằng những gịng thơ ngọt ngào như suối mát, cho phiền muộn trôi đi, để ta trẻ lại đời xuân xanh và để ngọn lửa t́nh yêu thêm một lần bừng cháy. Tại sao không?

 

Vũ Đ́nh Trường          

cuối tháng 6 năm 2004