Và Thơ Luân Hoánredbar.gif (78 bytes)
Du Tử Lê

Nếu trận địa chấn nào cũng để lại sau đó những di họa ngày một hoắm sâu, thấy rõ, thì một trong những di họa mà trận địa chấn 30 tháng 4 năm 1975 đã để lại cho dòng văn học miền nam Việt Nam sau hơn 20 năm ở quê người là sự bế tắt, tính lụi tàn của rất nhiều nhà văn. Những nhà văn đã thành danh trước thời điểm này. Thập niên đầu của bước đường tị nạn,   người ta chỉ thấy sự bế tắt, tính lụi tàn nơi thế hệ nhà văn miền nam ở lứa tuổi năm mươi. Những gượng dậy nơi những cây bút ở lứa tuổi kia những năm đầu lưu vong, nếu có, cũng chỉ là những gắng gượng mệt nhọc đầy tội nghiệp. Một số nhỏ, quá nhỏ trong hàng ngủ những nhà văn ở lứa tuổi ấy có cho thấy nổ lực duy trì phong độ, tấm lòng thiết tha ăn ở với  chữ nghĩa thì nó cũng chỉ nằm nơi số lượng mà không hề nằm trong phần  sinh động, phần hực hực của những ngọn lửa sáng tạo tìm kiếm. Những tưởng thời gian sẽ mang đến mầu nhiệm về cho những quắc khô, những nghèo khó trên mảnh đất trí tuệ của những nhà văn đi ra từ Việt Nam, nhưng dường như thời gian đã không giúp cho những người ở trong những trường hợp này. Hơn thế, bước qua thập niên thứ hai của cuộc sống lưu đày thời gian cũng đã đóng tiếp dấu ấn tàn nhẫn của nó lên thế hệ những nhà văn thành danh ở Việt Nam, ở lứa tuổi 40 và 30. Số nhà văn ở lứa tuổi này bước ra khỏi cuộc trường chinh chữ nghĩa, rời bỏ sân chơi văn chương ngày một nhiều hơn. Ðây đó, khắp nơi, lặng lẽ diễn ra cuộc chia tay, cuộc quay lưng hay đầu hàng buồn thãm. Nhưng nói như thế, không có nghĩa toàn thể; nói như thế không có nghĩa hết thày, bằng cớ nếu cần tìm một cây bút thành danh ở quê nhà trước biến cố tháng tư, 75, ở lứa tuổi 30, 40 còn hăm hở dưới ngọn triều thi ca, phấn kích đi tới những  chân trời bất tận của vần điệu thì đó là Luân Hoán.

              Tôi muốn gọi ông là người tình nhân thuỷ chung của thi ca Việtnam ở quê người. Tôi muốn gọi ông là trái tim Việt hẹn hò ở với tận cùng hơi thở Việt. Thật vậy, không kể hai thi phẩm tái bản ở hải ngoại, trong vòng hơn 10 năm, kể từ 1985, khi đặt chân đến thành phố Montreal trong chương trình đoàn tụ gia đình, Luân Hoán đã cho xuất bản  7 thi tập, mà Cỏ Hoa Gối Ðầu là thi phẩm mới nhất.

              Sinh tại Hội An Quảng Nam ngày 10 tháng giêng năm 1941,  Luân Hoán Lê Ngọc Châu bước vào quảng trường văn chương miền nam rất sớm, ngay những năm đầu thập niên 60, ông đã có tác phẩm xuất bản.  Những thi phẩm như Trôi Sông, Viên Ðạn Cho Người Yêu Dấu...của ông ở thập niên này đã tạo được sự quan tâm của văn giới. Trong thập  niên 70, với 7 thi phẩm xuất bản, thì thi phẩm Nén Hương Cho Bàn Chân Trái của ông đã gây cho người đọc những lượng xúc động lớn. Thi phẩm như một nhắn gởi, không chất ngất hận thù, không ngùn ngụt oán ngất, gởi cho người xạ thủ nào đãy bên kia nơi mặt trận, đã ghim lại viên đạn nghiệt ngã, tình cờ vào chân ông, đưa tới sự cắt bỏ bàn chân trái. Chính thi phẩm này đã quan định cho Luân hoán một nhân cách thi ca. Nhân cách thi ca này ở với Luân Hoán bất biến nhiều chục năm. Phát biểu về nhân cách thi ca kia của Luân Hoán, nhà văn Song Thao mới đây viết:

            một chân chống chỏi cuộc đời
            còn chân nào giữ cái nòi thẩn thơ
            cái tim, cái ruột lơ mơ
            cái hồn nghe nặng ơ hờ cỏ hoa
 

hay như ghi nhận cũng mới đây của nhà văn Hồ Ðình Nghiêm
 

             ngày đứng gío
             cởi áo ngồi bất động
             đêm thoát y
             nóng một giấc mộng đè
             chim khản tiếng
             ngủ không yên lồng hẹp
             vỡ câu thơ
             dâng mê muội cho đời
 

            Từ góc độ tình thân, hai người bạn của Luân Hoán, bằng thi ca đã bày tỏ mối quan hoài của họ. Mối quan hoài này chắc chắn sẽ được nhiều người chia xẽ. Riêng tôi, dõi bước độc hành thi ca của tác gỉa Cỏ Hoa Gối Ðầu, tôi thấy dường hồn tính Việt Nam không chỉ căng, ứa, nơi từng con chữ trong sinh mệnh thơ Luân Hoán, mà nó còn chứa căng trong từng mùi hương, từng sợi tóc, từng hạt bụi, được cụ thể hoặc nhân cách hóa một cách tài tình trong thơ ông...

Du Tử Lê