Bệnh Và Thơ
bluebar.gif (870 bytes)

Ngu Yên

 

          Cũng như mọi người lam thơ khác, tôi thường tự hỏi: Làm thế nào để làm thơ cho hay ?

          Tôi bệnh như thế đă hơn một tuần. Ho từ sáng tới chiều. Ho từ mở mắt cho đến nhắm mắt. Ho gập người. Ho xé phổi. Ho rướm máu đàm. Tôi sợ phải ho. Tôi sợ cái đau xoáy hút giữa lồng ngực, thốc lên rát rạt cho đến cuống họng, rồi tét bung ra hơi hám bọc âm thanh. Vậy mà chưa kịp sợ đă ho khan.

          Ở Mỹ, h́nh như người nào cũng bận rộn. Có người bận không đủ giờ ngủ. Có người bận không có giờ ăn. Không vào biệt lệ, tôi cũng bận. Bận của tôi có thể tả rằng: Có vợ mà không đủ giờ.

          Bệnh th́ bận. Nếu người không biết tự nghỉ th́ trời đất bắt phải nghỉ. Tôi đă nghỉ hơn một tuần. Không vướng víu công việc thường ngày. Ngày ngày lêu bêu trong căn nhà vắng tanh để nghe tiếng ḿnh ho, thật là chán. Vợ đi làm. Con đi học. Bệnh làm tâm t́nh thêm bi quan. Tôi t́m đọc thơ. Tôi nhớ có người nói rằng: Bên cạnh Thượng Đế là Nghệ Thuật. Người ta có thể t́m đến Thượng Đế để xin cứu rổi. Người ta cũng có thể t́m đến Nghệ Thuật để lấy sức sống.

          Tôi đọc vài tập thơ ngoại quốc, vài tập thơ Việt. Tôi đang đọc tập thơ Ngơ Ngác Cơi Người của Luân Hoán th́ phát ho quá đổi. Sau khi uống thuốc, nằm nghỉ ngơi, chợt tôi cảm ra: cái ho của bệnh cũng như cái thơ của đời. Có bệnh mới có ho. Bệnh càng nặng ho càng sâu. Đời càng thấu ho càng thấm. Nghe ho biết bệnh cũng như đọc thơ biết đời. Tự dưng tôi muốn viết vài cảm nghĩ về thơ Luân Hoán.

 

          ta đă từng nói trước

          qua đây là bó tay

          một chân làm sao chạy

          theo cái đời lăn quay

 

          ngồi không, ừ, sướng lắm

          mỉa mai hoài mà chi

          sống liều mạng vẫn sống

          ta chừ có ra ǵ !

          ...

          và cơm cùng nước mắt

          cúi mặt sợ em buồn

          cổ như có ai bóp

          ăn bánh ḿ mắc xương !

          ...

          muốn chết mà sợ chết

          ngồi ngó bốn bức tường

          sợ chết mà muốn chết

          tâm không c̣n b́nh thường

                                              (hạnh phúc ta)

 

          Có người đă từng nói rằng : không phải thơ hay làm cho đời người khốn khổ mà khốn khổ th́ thơ mới hay. Tôi chưa từng được quen biết với nhà thơ Luân Hoán. Nhưng đọc thơ cũng đủ nh́n ra được cảnh đời của ông. Ở trong một xă hội bận rộn tranh giành suốt cả ngày đêm mà ông chỉ có mỗi một chân. Bị chen lấn xô đẩy mà không ngă đă là may. Đừng nói đến dấn thân bay nhảy. Cũng như nhiều người khác. Thoát ra khỏi ṿng kềm toả của cộng sản, ai lại không ước mơ làm lại cuộc đời...ngơ ngác cơi người.

 

          Tiến lên th́ bất lực

          ngó lại hết đường lui

          cái cần ta không đạt

          cái đạt người không cần

          lỡ tay đời thầy thợ

          ước ǵ mọc lại chân.

 

          Cái chua chát của chuyện làm người không được toàn vẹn thành thử bị thua sút, ám ảnh bàng bạt trong thơ của ông. Cái buồn thầm kín, có lúc lộ liễu, che lên mặc cảm những diễu cợt hoặc hào phóng, khiến thơ của ông có sắc thái đă làm cho tôi phải hoài nghi. Có lúc ông ho ra thơ như người mắc trọng bệnh, lại có lúc ông ho ra thơ như người ngứa cổ ho chơi, lại có lúc ho như người không có ǵ làm, không có ǵ giải trí, ho cho đỡ nhạt cuộc đời.

          Ví dụ như :

 

          lên đồ đi kiếm job

          từ mờ sáng đến chiều

          job nào cũng hứa gọi

          mỏi chân, ngồi đăm chiêu

          ...

 

          thêm một ngày, ngày nữa

          lang thang như đi chơi

          cúi đầu chợt nh́n thấy

          bóng ta trên đất người

 

          vẫn bồng bềnh lọn tóc         

          vẫn tóp rọp chơ vơ

          c̣n ǵ trong bộ óc

          sẽ vọt ra bất ngờ ?

          ...

 

          một bầy bồ câu đậu

          lẩn quẩn như đ̣i mồi

          biết t́m đâu nắm thóc

          làm bạn với chim chơi

               (Mỏi chân ngồi bên đường Saint-Denis)

 

          Bệnh đời của nhà thơ Luân Hoán không ghê gớm nan y nhưng đủ tái tê da diết để bật ra những câu thơ đọc vào thấm thiá. Cảnh nặn óc, lết bộ đi xin việc mà không có. Rồi ngồi băn khoăn bên đường làm bạn với chim. Hiền lành quá. Không oán hận trời đất. Không bực bội nhân gian. Man man, buồn buồn như vậy, nhà thơ Luân Hoán đóng góp vào ḍng thơ Việt những câu thơ để nhớ.

 

          cứ mỗi lần rửa mặt

          ṭ ṃ nh́n vào gương

          thấy ǵ trong đôi mắt

          phải chăng nỗi chán chường...

         

          Có thi sĩ tự nhận ḿnh là con chim lạc làm thơ v́ ngứa cổ hót chơi. Những loại thơ này thường thấy nhiều tỉnh từ hoa hoè hoa sáo. Thường gối vào những h́nh tượng lăng mạn và những ư tưởng mơ hồ. Ngứa cổ hót chơi nên mới chú trọng nhiều về h́nh thức. Cấp thấp đẻo gọt vần điệu. Cấp cao th́ chà mài ư tứ. Nếu không bóng bẩy th́ mơ màng. Nếu không làm đẹp th́ thả mù. Ho v́ bệnh th́ làm ǵ có tâm tư mà đẻo gọt chà mài. V́ đau đớn mà nhăn mày nhíu mặt th́ cũng không làm sao khác hơn. Cứ như cả tập thơ của ông Mai Thảo, ho xoáy từ tâm sự phải là bài :

          Mắt đă từ lâu mù dáng người

          tai đă từ bao lạc tiếng đời

          đứng lên gửi lại lời xin lỗi

          của kẻ ra về giữa cuộc chơi

                                     (Mai Thảo)

 

          Ai đă từng uống rượu với ông, tất sẽ hiểu v́ sao đứng lên gửi lại lời xin lỗi của kẻ ra về giữa cuộc chơi.

          Thơ Luân Hoan không có nhiều sáo ngữ. Không t́m thấy những khéo léo tinh thuật của ngôn từ. Cũng gần đúng với thống kê như nhiều người nhận xét. Thơ của người miền Bắc thường tinh xảo. Thơ của người miền Nam thường mộc mạc. Thơ của người miền Trung thường thô thiển. Một trong những khuyết điểm của thơ Luân Hoán là những câu thơ ông viết v́ ngứa cổ hót chơi. Những tứ thơ ấy không chuyên chở được cá tính và không diễn đạt được tâm t́nh thật sự của ông. Có những loại cá tính hoặc quá buồn hoặc quá vui, những cá tính mạnh cường độ. Ví dụ thơ Bùi Giáng, cá tính ở cường độ dương. Thơ Hàn Mặc Tử ở cường độ âm. Thơ Luân Hoán, cá tính ở giữa hai cực. Những bi lụy hoặc diễu cợt quá trớn đều không thích hợp với thơ của ông.

          Tôi vẫn thường suy nghĩ về chốt điểm này v́ nó cũng là khuyết điểm của riêng tôi. Người ta đă có nói : Nói nhiều thường sai nhiều. Viết nhiều thường dở nhiều. Có lẽ với bản chất cô đọng của thơ, thơ không nên sáng tác một cách phung phí.

          Thơ là ngôn ngữ riêng của tâm t́nh sử dụng ngôn ngữ chung thông đạt. Ngôn ngữ thơ giống như ngôn ngữ b́nh thường hàng ngày, không nhất thiết phải cố tách biệt thơ bằng những danh từ, tĩnh từ « nên thơ ». Hoặc gắn lên thân xác của thơ những ư tứ « theo kiểu riêng của thơ ». Có đặc biệt chăng là thơ đi thẳng từ tâm t́nh ra ngôn ngữ. V́ t́nh cảm nào, kinh nghiệm nào cũng có h́nh ảnh và ư tưởng đính kèm, nên ư tứ trong bài thơ chỉ là nét vẽ lại của t́nh cảm và cảm súc trong một khung cảnh của tâm tư. Nói một cách khác, nội tâm của thi sĩ như một cuốn phim được phóng qua nghệ thuật thơ, chiếu lên màn ảnh. Những ư tứ trên kia chỉ là nét phóng đại của những tấm ảnh trong máy chiếu.

          Ước chi có con muỗi

          cho hút bớt máu buồn

          ước chi ai gơ cửa

          ta tặng đời ta luôn

                                 (Ngày qua ngày)

          Chẳng có ǵ đặc biệt, chẳng có ǵ cầu kỳ. Buôn buồn, khơi khơi vậy thôi. Đơn giản như vậy mà nhà thơ Luân Hoán đă thành công.

          Trong cái giản dị thô bén ấy ông đă viết lại nỗi buồn trong cuộc sống một cách nhẹ nhàng. Những mất mát trôi qua như vài đám mây đen. Và bầu trời trong ḷng ông vẫn êm đêm màu xám :

 

          một cái thùng con con

          một đoạn tre nho nhỏ

          chị thương chịu nặng hơn

          lâu lâu hơi cau có

 

          em đi trước run run

          đ̣n nghiêng v́ vai thấp

          dốc đá vấp luôn luôn

          thùng va vào sau gót

 

          một đôi lần em khóc

          ngồi chùi vệt máu tươi

          rắc lên chút đất bột

          thế mà vui rất vui

 

          giếng trong xanh nước mát

          uống lưng một vành gàu

          chị múc em đứng hát

          nắng chiều vàng tàu cau

 

          ngày qua ngày qua vội

          mới đó thế mà già

          chị chồng con lận đận

          em bỏ xứ bỏ nhà

 

          ở đây trời đẹp lắm

          sao chẳng hề thấy vui

          chẳng phải v́ em khổ

          chợt nhớ nhà đó thôi

 

          ước chi được nhỏ lại

          như những ngày tản cư

          cùng chị đi khiêng nước

          bắt ṇng nọc vọc chơi

                                               (Khiêng nước)

 

          Buồn khơi khơi, buồn man man là bản tính. Nét tượng h́nh dung trong thơ Luân Hoán là t́nh yêu của ông. Thi sĩ nào chẳng yêu đương lẩm cẩm. Nhưng đa số thơ t́nh của Luân hoán lại dành cho vợ của ông. Một đặc điểm ít thấy trong ḍng thi ca Việt. Những bài thơ ông viết cho vợ ngoài những lời lẽ, ư tưởng giản dị, c̣n chuyên chở cả sức tŕu mến, ḷng yêu đương dù đă chung đụng ít nhất hai mươi năm.

 

          trộn chút t́nh ta vào trong bột giặt

          ṿ nhẹ nhàng bởi lo sợ em đau

          vải c̣n đượm mùi thịt da em thơm ngát

          tay bùi ngùi như đang vuốt ve nhau

 

          trông thau nước đục lờ những cáu bẩn

          ta bỗng thương lớp bụi nổi màng màng

          chúng là những nhọc nhằn em gánh chịu

          nuôi chồng con dài năm tháng gian nan

          ...

 

          đời không giữ giùm ta hai chân đứng

          có lẽ nào vô dụng măi hay sao

          giặt giũ làm thơ đọc vài trang báo

          hai mươi bốn giờ thường trực chiêm bao

          ...

                                                       (Giặt áo quần cho vợ)

 

          Khi người vợ trở thành đối tượng của thơ t́nh th́ sức ái t́nh ấy phải mănh liệt gấp mấy lần những loại ái t́nh phơn phớt ngoài đường hay lân bang hàng xóm. Có người cho rằng ông ca ngợi vợ v́ vợ ông phải bôn ba lo lắng chuyện sinh kế hàng ngày. Có người cho rằng ông bám lấy vợ v́ không đủ hai chân. Cũng có thể như vậy nhưng khoan đă. Hăy ngừng lại một chốc. Hăy nh́n lại chung quanh. Tại sao người Việt ờ xứ này ly dị nhiều quá vậy ? Từ 15 cho đến 75, tuổi nào cũng có người ly dị. Quay qua quay lại những cặp mới yêu đương thắm thiết bỗng nhiên ly tán, thưa kiện một cách bất ngờ. Nói lư khó hiểu lắm. Đă rán từ tuổi 20 đến bây giờ, sao hơn 60 rồi c̣n nhất định chia tay ? Có trăm ngàn lư do khác nhau để giải thích. Chung qui vẫn là sự đánh đổi. Thời gian của mỗi người đều có giới hạn. Dù muốn hay không, hễ được cái này mất cái kia. Ở những tấm ḷng nhạy cảm, tôi ủng hộ thái độ hạnh phúc của nhà thơ Luân Hoán. Đời người quả không được bao lâu, sao không vui mà khốn đốn ?

 

          Đêm trằn trọc nằm nh́n em say ngủ

          muốn hôn lên nỗi mệt mỏi bơ phờ

          nỗi chua xót mà em từng chịu đựng

          sợ môi hồng làm vở giấc em mơ

 

          hăy ngủ ngon hỡi em yêu hiền thục

          mai cuối tuần em về sớm đọc thơ

          gắng đừng khóc để ḿnh anh gánh chịu

          xứ lạ quê người lạnh nỗi bơ vơ

                                                    (Ly rượu cuối tuần cho Lư)

 

          Đời có khó, ḷng mới rách, thơ mới có dịp nên hay. Cao Bá Quát mất tất cả, mất luôn đầu, nên thơ mới hay. Hàn Mặc Tử bị bệnh cùi, mất tất cả nên thơ mới hay. Xuân Diệu, Huy Cận làm thơ hay ở tinh thuật của ngôn ngữ, nhưng không sâu bằng thơ của họ Hàn. Cái mất mát của thơ Luân Hoán không phải ai cũng muốn nhưng đă có th́ nên dùng. Bậc cao nhân ngày xưa há chẳng biến chuyện riêng của ḿnh thành thiên Ly Tao thiên cổ hay sao ? Góp gió mới thành băo. Lăng phí tâm t́nh vào những chuyện vụn vặt sẽ mất đi sức mạnh để tự nhiên mà nên chuyện phi thường. Tôi chép cắp câu nói ấy của một người có tên tuổi.

 

          Cho cùng không lẽ tôi lại chúc cho nhà thơ Luân Hoán những bệnh đời trầm kha, những tâm t́nh tan nát hay sao ? Nghĩ và viết cho qua những ngày bệnh, thế thôi.

 

Ngu Yên

Tiểu Thạch, ngày 01 tháng 01 năm 1992

(Ngu Yên tên thật Nguyễn Hiền Tiên, sinh ngày 20-11-1952 tại Qui Nhơn, hiện ở Hoa Kỳ. Đă xuất bản: Hóa Ra Nét Chữ Lên Đàng Quẩn Quanh, thơ, Văn Nghệ,1986, / Tựa Đề Ở Bên Trong, thơ, Văn Nghệ, 1987 / Hỡi Ơi, thơ, Văn Nghệ 1991/