Dáng Huế Trong Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ
bluebar.gif (870 bytes)
Trương Quốc Huy

Tôi không mê thơ. Nhưng không hiểu sao, mỗi lần cầm bất cứ tờ tạp chí Việt ngữ nào, tôi cũng t́m đọc những bài thơ trước tiên. Lâu ngày trở thành thói quen lúc nào không hay. Một hôm, nhờ thói quen này, tôi đă liên lạc lại được một người bạn láng giềng xưa, xa cách đă hơn hai mươi năm.

Mặc dù biết anh làm thơ đă lâu, in thành sách đă khá nhiều. Nhưng sẵn có chút ít phương tiện và điều kiện, tôi đă đề nghị và giúp anh xuất bản thêm một thi phẩm mới. Đó là tập thơ

Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ
Ḷng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài

Tác gỉa là anh Châu, bút hiệu Luân Hoán, hổn danh là "Châu Lật Đật", về sau thành "Châu...Cụt". Tôi thấy cần bỏ trong ngoặc đơn để phổ biến chút chút cái đời tư của nhà thơ,nếu anh không ưng ư th́ cứ tùy tiện đục ra. Luân Hoán sở dĩ được gán cho cái tên "Châu Lật Đật" v́ tính t́nh anh khá nôn nóng, ưa đi, ưa về liền liền, ngồi không nóng đít một chỗ. Có bận năm bảy đứa cùng rũ đạp xe hơn 35 cây số vào Hội An chơi. Nhưng khi đến Hội An,chỉ đạp quanh bờ sông vài ṿng, anh phán : "thôi về, chán bỏ mẹ !" và thực hiện ư định liền. Nhưng chỉ hơn một tuần sau anh lại cù rũ bạn bè vào Hội An nữa. Bạn bè cự nự, anh nói : "Tuần trước khác, tuần này khác, hơn nữa Hội An mỗi ngày một khác, con bé Ỷ Vân ở gần Chùa Cầu hôm nay dĩ nhiên phải khác tuần trước nhiều ". Tóm lại, Luân Hoán ưa đi, nhưng không thích đến, lúc nào cũng như có vẽ bồn chồn. Rất mê cảnh vật hai bên đường đi.

Theo thời gian, theo thương tật của đương sự hai chữ " Châu Cụt " được đám bạn thân quen của anh dùng.

Bạn bè thời đó cũng có nhiều cánh khác nhau. Cánh sính văn thơ có Vương Thanh, Nguyễn Nho Sa Mạc, Hoàng Trọng Bân, Châu Văn Tùng...Cánh đạo mạo , gạo bài có tôi, Phan Quảng, Trần Lục, Bửu Chánh... Cánh ưa đánh nhau có những Lê Cai, Xếp, Hiển Hiền, Sĩ...Cánh nào cũng thấy Luân Hoán chơi thân. Về bạn gái của anh th́ nào...ga lớn, lầu đen...biển Thanh B́nh, ...cà phê Chí...nhiều lắm, nhưng đêm nào cũng thấy anh lọc cọc đạp xe về một ḿnh như một gă gà trống, b́nh thảng đánh cờ tướng suốt đêm với Hoàng Anh hoặc chơi guitar trước hiên nhà...không hề thấy làm thơ. Tôi biết về Luân Hoán chỉ đại khái như thế.

Thôi xin trở lại với tập thơ.

Trong khi chăm sóc ấn loát, tuy đọc lướt qua, tôi cũng đă đặc biệt thích những bài Luân Hoán viết về Huế, viết cho Huế. Không biết có phải v́ tinh thần cục bộ địa phương hay không ? Thực ra tôi sinh quán tại Lâng Cô, tuy cũng là dân Thừa Thiên nhưng xa Huế lắm. Cái t́nh với Huế của tôi chắc cũng na ná như t́nh của nhà thơ xứ bánh tráng ḿ Quảng Luân Hoán mà thôi.

Đọc những bài thơ Huế của Luân Hoán không hiểu sao tôi chợt nhớ đến hai câu ca dao:

"học tṛ trong Quảng ra thi
thấy cô gái Huế chân đi không đành"

Và không thể không mỉm cười khi h́nh dung ra những bồn chồn, háo hức của anh chàng Châu trong ngày đầu ra Huế dự thi tú tài.

Đà Nẵng thời bấy giờ chưa mở khóa thi này.

Luân Hoán đi xa thi cử trên chuyến xe lửa khởi hành vào khoảng 6 giờ chiều với một hành lư rất ngộ:

" gói cả bộ cờ mang ra Huế
đi thi mà như thể đi chơi "

Quả nhiên vừa thi vừa chơi. Chỉ buồn dùm tác giả ở keo đầu đă phải đạp nhầm vỏ chuối, chỉ v́:

" lạ nơi khép nép nằm nghe muỗi
năn nỉ như đ̣i chung gối chăn "

hoặc tệ hơn nữa :

" suốt đêm trằn trọc đ̣ ai gọi
sáng trễ giờ thi dựa cổng trường "

Mặc dù Luân Hoán được liệt vào danh sách " Học Tài Thi Phận " và với những nguyên cớ trên, nhưng tôi ngờ lắm. Nếu không bị muỗi phá ở nhà bà ngoại Châu Văn Tùng (cùng đi thi với anh) phải ra ngủ trước cửa thư viện đại học, để nghe đ̣ gọi cả đêm háo hức trăn trở, Luân Hoán có thể lấy nổi cái Tú Tài, rất tối ư quan trọng của thời bấy giờ không? Khi anh ngồi làm bài mà thả lỏng hồn chu du đâu đâu theo những cái mỹ danh của các o nữ sinh trường trung học Đồng Khánh ghi tinh nghịch trên mặt bàn gỗ:

" ngồi thi nh́n cái mặt bàn
Thu, Sương, Bích, Thảo...nhẹ nhàng hóa thơ..."

Đối với những thí sinh b́nh thường như tôi, những cái tên trên mặt bàn kia sẽ chẳng có một ảnh hưởng tâm lư nào, nhưng với một tâm hồn lăng mạn, giàu tưởng tượng, Luân Hoán đă cảm nhận ở đó, từ đó những tín hiệu, những làn hương của những tuyệt thế giai nhân, biết đâu rất đồng điệu, nên thay v́ chú tâm làm bài thi, nhà thơ lại lang bang trong ngôn ngữ :

" không biết chỗ này ngày mấy buổi
ai ngồi duỗi thẳng búp chân thơm
cánh tay chắc hẳn tṛn ghê lắm
tựa nhẳn mặt bàn ửng nước thơm "

Gỗ v́ da thịt khuê cát đă phải ửng hồng lên nước, bốc thơm huống hồ một tấm ḷng si.

" này ả thơ cưng trường Đồng Khánh
tay ta cầm bút trả bài thi
hồn ta lơ lửng trong hương Huế
đạt cả hai hay chẳng có chi "

Câu trả lời thật giản dị "chẳng có chi" và như thế thí sinh Lê Ngọc Châu, lại có dịp ra Huế lần khác nữa.

" hỏng tú tài anh đi trung sĩ
em ở nhà làm đĩ nuôi con
bao giờ xong việc nước non
anh về, anh có Mỹ con anh bồng "

(Vô danh)

nên nhà thơ hạ quyết tâm lấy cái tú tài, c̣n cái hương Huế th́ h́nh như cứ mỗi ngày một xa cách . Nghĩ mà thương. Suốt thời kỳ trọ học ở cạnh Hồ Tịnh Tâm, đèn sách không lo chỉ chuyên trị:

" làm thơ tán gái quanh năm đâm ghiền "

Những người đẹp nào được lọt mắt thơ đây?

" Công Tằng Tôn Nữ ....Tiểu Thư
loay hoay lẫn trốn ḷng tôi sao đành "

" Chào em lộng lẫy Luật Khoa
cho tôi thay cái cặp da tầm thường
kẻo không phí mất mùi hương
em đang bỏ lại trên đường em đi
xin thề tôi chẳng nói chi
nằm ngoan trong ngón xuân th́ trổ thơ "

" Chào em đài cát Văn Khoa
cho tôi thế cái yên da em ngồi
đường dài nhớ đạp thảnh thơi
cho tôi uống trọn hương đời thơm tho
xin thề không dám làm thơ
chỉ thiêm thiếp mộng bên bờ tồn sinh "

" này em tóc kẹp... phân vân
gật đầu dễ ợt đâu cần nói chi
ḷng tôi bằng phẳng dễ đi
năm mười giây tới tức th́ trái tim "

Tán ngọt đến như thế , nhưng chỉ thu nhặt về được một mớ thất t́nh, nên khi dời chỗ tạm trú về Cầu Kho, công việc hàng đầu là:

" đi về nghiền ngẫm làm thơ thất t́nh "

Thế mới hay cái lợi hại của những kiều nữ sông Hương núi Ngự, và Luân Hoán xuôi tay bái phục:

" quả nhiên danh bất hư truyền
em là con gái Thừa Thiên rặc ṇi
mi xanh má đỏ chân dài
đánh tôi một chưởng rớt đài như không
mặc dù tôi đúng mănh long
vừa qua sông đă mất ḷng mất tim "

Những O gái Huế của tui nhờ nội công thâm hậu đă biết dùng "đôi mắt Huế hữu duyên v́ biết háy" mà vận dụng những ngón tay của Luân Hoán ghi ra thơ, tài thật.

Mà không làm thơ sao được, khi :

" ửng lên trong cơi xanh này
ḷng con mắt Huế sắp đầy đọa tôi "

Buộc nhà thơ phải lang thang qua cầu Tràng Tiền, qua cầu Bạch Hổ, lội chợ Đông Ba, vào quán sách Ưng Hạ, vào Lạc Sơn, quán cơm Âm Phủ...để chịu đựng cái vẽ hiền thục nhưng lẳng lơ, nét dịu dàng nhưng xa cách...cứ quyến rũ, cứ chọc ghẹo, cho không cho, từ chối không từ chối, lơ lơ lửng lửng, thực thực hư hư làm điêu đứng một tấm ḷng không hề biết hờn giận, tháo chạy :

" ngàn năm người đẹp Hương Giang
vẫn c̣n đi đứng đàng hoàng trong tôi "

Luân Hoán đă từng dâng thơ "Xin Huế Một Người T́nh " trong Rượu Hồng Đă Rót, không rơ từ đó đến nay, đă có O nào hồi đáp ḷng thi sĩ chưa ? Có lẽ chưa, tôi nghĩ thế, v́ anh bạo thơ nhưng lành người, mắc cở như con gái nhà lành, nói năng ấm a ấm ớ, gặp gái th́ đỏ mặt tía tai. Mấy bài ngủ đ̣, coi ṃi không có thật. Mà cho có thật, cũng chỉ gỉa bộ ăn chơi sành điệu như thiên hạ mà thôi, v́ trên mặt sông, rơ ràng chúng ta thấy :

" thút tha thút thít mưa hoài
lắc leo đèn úa sông dài bóng tôi"

hoặc :

" nửa đêm nghe tiếng thầm th́
té ra mưa tạnh trăng-thi-sĩ về
ta nằm chân gác mũi ghe
ḍm ra trời đă vàng khè những thơ..."

Đẹp hỉ. Có ai trách được trôi trên mặt nước một gịng sông đẹp như sông Hương, một gịng sông mà Luân Hoán nh́n ra nghe thấy :

" hương thơm từ một tấm ḷng
Hương nuôi triệu triệu tấm ḷng ngát hương "

Luân Hoán có duyên với Huế bao lâu ? Tôi không rơ lắm, nhưng qua thơ, tôi thấy ngoài những hoàng thành, danh lam thắng cảnh, anh c̣n yêu thích những tập tục cúng tế của thành phố hoàng tộc này. Mê điệu chầu văn, nhớ ngày cúng cô hồn, trong máu Luân Hoán có lẽ đă có một chút hơi hám của Huế. Cỏ hoa cây trái sinh sản tại đất cố đô cũng đă bén rễ lên lục bát Luân Hoán. Thế Miếu với Đào. Mỹ Lợi, Hương Cầm với Quưt. Nguyệt Biều với Thanh Trà, An Cựu với gạo de, Phụng Tiên với vải...Ngọt ngào cây trái để khi xa chỉ ước ao :

" môi t́m môi ngậm mà nghe
hương vườn đất Huế sắc se u hoài "

Thơ về Huế trong Cảm Ơn Đất Đá...của Luân Hoán không chỉ có những vóc dáng trên. C̣n nhiều, nhiều lắm nhưng tôi thực sự đang làm một công việc không quen tay nên tự nhủ phải dừng lại. Điều tôi vẫn băn khoăn, là chưa trả lời được một câu hỏi của Luân Hoán:

" làm rễ người xứ Huế khó hay không ? "

Mặc dù hôm nay câu trả lời đă trở thành vô ích với tác giả Về Trời. Xin lỗi và cảm ơn anh vẫn tha thiết mở lời :

" cho ta giữ một chút ǵ thưa Huế
một đôi ngày sống vội cũng không sao       
vài kỷ niệm đủ thắp lên tất cả
những ngọn đèn thương nhớ sáng trong thơ "

Luân Hoán đă thắp đèn trong ḷng anh, trong ḷng tôi, trong ḷng những người con của "HUẾ M̀NH"

Trương Quốc Huy

 

(Trương Quốc Huy tên thật Trương Văn Nghĩa, sinh ngày 28-12-1942 tại Lâng Cô (An Cư Đông, Phú Lộc, Thừa Thiên. Tốt nghiệp cử nhân giáo khoa ban sử địa. Dă dạy tại các trường trung học Vĩnh Lương Nha Trang, Nữ trung học Thánh Tâm, Bán Công, Hưng Đạo, chủng viện Sao Biển. Bài viết trên Đất Mẹ, Văn Chính Sử, hiện chủ trương nhà in Kinh Đô tại Houston Texas USA)