Đc thơ Luân Hoán

bng trái tim nhy

cm ca mt người ph n

Lăm Thúy

 

 

          Khi nhà văn Phạm Văn Nhàn nhờ Lăm Thúy viết cảm nghĩ khi đọc thơ Luân Hoán, thực ḷng mà nói, anh đă ban tặng cho Lăm Thúy một hạnh phúc, một niềm hân hạnh và đồng thời cũng giúp cho Lăm Thúy một cơ hội làm việc.

Ở điều thứ nhất: Được đọc thêm thơ, nói lên cảm xúc của ḿnh về một tác giả mà ḿnh từng nghe danh, từng ngưỡng mộ, đó là hạnh phúc. Được tin tưởng, giao phó. Đó là hân hạnh. C̣n điều thứ hai: Cảm ơn anh Phạm Văn Nhàn đă thúc đẩy một Lăm Thúy bận rộn để làm một việc hữu ích và có ư nghĩa, “ một công tác văn chương”.

Thật không dễ khi nói về thơ Luân Hoán: Một tác giả đă lừng danh từ trước 1975, những điều hay, điều đẹp, điều tuyệt vời về ông, thiên hạ đă nói hết cả rồi, mà lại toàn là những bậc tiền bối” mới chết chứ. Thôi th́, có lẽ chỉ c̣n một lối thoát duy nhất đó là: Đọc thơ Luân Hoán bằng trái tim nhạy cảm của một người phụ nữ. Hay có thể thêm chút chăng? Một phụ nữ yêu thơ và cũng biết làm thơ.

Trước hết, mượn ư của nhà thơ Du Tử Lê, Lăm Thúy xin được ca ngợi sức sáng tác dồi dào của nhà thơ Luân Hoán. Theo thiển ư, điều ấy có được là do tác giả biết nuôi dưỡng những cảm xúc của ḿnh, hay nói khác đi, trái tim thi nhân không bao giờ nguội lạnh những đắm say, những nồng nàn. T́nh yêu trong tim ông chảy tràn bao ngơ ngách, ban phát cho bao nhiêu giai nhân trong đời, có khi thực, có khi mộng, có khi chỉ là những h́nh ảnh yêu kiều trong sách vở, trong truyền thuyết, trong giai thoại.

 

“ T́nh cờ mở đường táo bạo

Em cho ta những bất ngờ

Cũng may ta nhát như thỏ

Kịp làm một gă ngây ngô

 

Viết vội vài câu thật vụng

Như là dấu chấm tṛn vo

Kỷ niệm vốn đầy một bụng

Đôi khi c̣n phải giả đ̣”

( Một thoáng thơ Lê Quyên Châu)

 

Thơ t́nh Luân Hoán vậy đó, êm ái, chân thành. Có khi chỉ là một “ gă ngây ngô”, nhát như thỏ” để rồi khi trở thành người lính đă “ từng hư thân xấu nết” nhưng t́nh yêu chân thành của những cô gái ngây thơ đă giữ tác giả bên này bờ thánh thiện:

 

Chỉ vuốt tóc, chỉ ngồi nghe em thở

Hương trinh nguyên con gái quả nhiệm mầu

Ta vốn dĩ từng hư thân xấu nết

Nhưng giữ ḷng thánh thiện được nhờ đâu”

Bốn mươi hai năm, chưa một lần nhắc đến, vậy mà h́nh ảnh người con gái Tuổi bẻ sừng trâu - mộng” Tuổi núm cau nâng vải- mộc thành hoa” vẫn hiện diện trong tim tác giả “Em vẫn c̣n hít thở rất gần ta”, để niềm hồi tưởng bỗng rực rỡ, chan hoà:

 

“ Mắt sáng quá và môi hồng thơm quá

Làm sao nhai, sao nỡ cắn cho đành

Chẳng lật áo đề thơ, chẳng tằng mằn ra chữ

T́nh như ḍng nước đọng giữa mây xanh”

( Nước mắt Đức Hải)

 

Và niềm xót xa, ray rứt bỗng bất ngờ đọng lại trong khổ cuối của bài thơ, dường như có pha lẫn chút hối tiếc:

 

“ Ngày tháng cũ không có hoa để tặng

Hoa hôm nay cũng nở vụng, bất ngờ

Trong mớ chữ ta vừa xào nấu lại

Có nước mắt em ta cảm nhận mơ hồ”

 

Ngần ấy cũng chùng ḷng người đọc thơ, đủ nghe nước mắt

người con gái Đức Hải như muối biển thấm mặn trong hồn cho mối t́nh mong manh, ngắn ngủi, khi người t́nh chiến binh ra đi không tiếng giă từ.

 

Nếu Nước mắt Đức Hải” là mối t́nh pha lê trong suốt, th́

Chút t́nh Sông Vệ” có phần Nhuốm mùi tục lụy” bởi mỹ

nhân đang có “ bạn t́nh trăng gió” mà c̣n “ Hai tay bắt cá” cùng thi nhân “ Vun cuộc t́nh cho xanh gốc thi ca” để kỷ niệm cất giấu ỡm ờ trong “ Băi dưa băi cát trắng ǵ đâu”, hay “những tiếng súng nổ cầm chừng khi ta trốn giữ cầu”

T́nh yêu trong thơ Luân Hoán thật chân thành, ông yêu nhiều người và với mỗi người đều lưu dấu những kỷ niệm ngọt ngào, nên thơ, v́ thế, dù:

 

“ Đă xa lắm, đă xa rồi Sông Vệ

Em hồng nhan giờ đă biệt thanh xuân

Nhưng chắc chắn t́nh yêu xưa c̣n đó

Cũng như ta tim vẫn đỏ thắm màu”

 

Với ḷng tin vào người t́nh từ ḷng tin chính ḿnh, tác giả kết thúc bài thơ như một câu đùa cợt mà hết sức êm đềm:

 

“ Một chút ǵ c̣n đẹp giữa chúng ta”

“ Một chút ǵ coi bộ rất bao la”

 

Lăm Thúy đặc biệt thích câu cuối, chỉ một câu ấy thôi cũng đủ ấm ḷng một đời xa cách.

Trong bài thơ “Đôi mắt xứ Ngọc Điền” t́nh yêu lén lút, lẫn

trốn mà vẫn nồng nàn, thắm đượm:

 

“ Và những ngày sau chuyện ǵ không nhớ

Ngoài nỗi lâng lâng ta đă của nhau

Phố gọi không về, bạn kêu không ghé

Ta khờ dại như thuở mới lần đầu”

(Đôi mắt xứ Ngọc Điền)

 

Tâm trạng người đàn ông Trồng trầu th́ phải khai mương” thật đa đoan, hỗn tạp, mâu thuẫn:

 

“ Khi ở bên em ḷng thương bà xă

Vuốt tóc vợ hiền, ḷng lạc về em

Nhiều bận ra đường chợt quay hướng khác

Đi quẩn đi quanh lạng quạng một ḿnh”

(Đôi mắt xứ Ngọc Điền)

 

Định mệnh dun rủi, trái ḿn oan khiên đă giúp tác giả mở lối cho sự bế tắc ấy:

 

“ Em chợt vội vàng làm cô dâu mới

Vợ đă yên ḷng nuôi gă thương binh”

 

Mối t́nh nào cũng để lại trong ḷng thi nhân những dấu ấn khó phai mờ:

 

“ Mấy chục năm qua, t́nh thành cổ tích

Nhắc lại nao nao nhức nhối như là

Tội nghiệp chồng thư ta không giữ nổi

Để vắt t́nh cho chữ thêm thiết tha”

(Đôi mắt xứ Ngọc Điền)

 

Để giải thích cho hạnh ngộ trái ngang ấy, tác giả chỉ viết:

 

“ Ta phỉnh ai đâu, phỉnh ta đấy chứ

Cho đến bây giờ ta vẫn phỉnh ta

Nhớ nước sông Trà quay bờ xa nước

Ḷng đậu hay trôi ngă tư Ba la ?”

 

Và thế là đủ, t́nh yêu vô tội, nào ai có lỗi khi rơi vào tiếng sét ái t́nh! Có lẽ bởi quan niệm phóng khoáng:

 

“Ôi yêu là thế nào

Tại sao phải từng cặp

Trái tim rộng biết bao

Sao qui định hạn hẹp”

( Thơ dành riêng )

 

Nên Luân Hoán đă trải rộng t́nh yêu, nỗi đắm say trên rất

nhiều đối tượng. Có khi, đó chỉ là mối t́nh con trẻ , như trong bài “Trốn mưa” gan lắm th́ cũng chỉ dám “ Tay trong tay cũng đă đến bất ngờ”. Có khi, là nỗi ngậm ngùi khi Chợt thấy nụ t́nh xưa” để cho: “ Ngh́n trùng xa chợt hoá gần Như hơi thở chạm tay chân ngày nào”

 

Và rồi:

“ Cái ǵ như chút sắt se

Ngày xa xưa ấy thoáng đè nội tâm

Mảnh dằm yên ngủ bao năm

Chợt ngo nghe thở, hương trầm xót xa

Hóa ra là vậy, hóa ra

Nụ t́nh khác với nụ hoa rất nhiều”

 

Một so sánh nghe như ngây ngô mà thực ra vô cùng thâm thúy. Cái ngạc nhiên ở hai lần lập lại “Hóa ra” để đưa tới một kết luận nghe như ngớ ngẩn: Nụ t́nh khác với nụ hoa rất nhiều” phải chăng , nhà thơ muốn nói hoa nở rồi tàn, nụ t́nh c̣n thắm măi trong tim, dù năm tháng phôi pha. Nói như nhạc sĩ, thi sĩ, văn sĩ Nguyễn Đ́nh Toàn trong một nhạc phẩm nào đó, mỗi lần nghe lại, Lăm Thúy vẫn rưng ḷng xúc động.

“ T́nh là chi mà nhiều khi chôn được ở ḷng ta ?”

“ T́nh là chi mà nhiều khi chôn lại nở thành hoa”

Có bao nhiêu nụ hoa t́nh vẫn thắm măi trong trái tim nồng nàn ấy, trái tim yêu hoài không mỏi mệt của nhà thơ Luân Hoán ? Khi tưởng nhớ những Nụ t́nh” (chữ của tác giả), nhà thơ Luân Hoán rất hào phóng trong ngôn từ ca tụng. Mỗi người đẹp của ông đều được vẽ lên với bao nét yêu kiều:

Người đẹp sông Vệ th́

Lộng lẫy giáng tiên”

“ Với đôi mắt Điêu Thuyền thời Tam Quốc

Với cánh môi thơm ngát Vương Chiêu Quân

Với bàn tay Tây Thi mềm tơ lụa

Với Quư Phi hơi thở ngấm ngàn trùng

Em gom đủ tứ mỹ nhân cổ sử

Để làm nên một nhan sắc chân quê

Trăng lặn, chim sa, cá ch́m, nhạn lạc…”

 

C̣n trong “Đôi mắt xứ Ngọc Điền”, h́nh ảnh người thiếu nữ

 

“ Ai uốn cong ṿng từng cọng chỉ đen

 Những nguồn nước nào chứa đầy đôi mắt”

 

Thảo nào chẳng:

 

“ Hai ánh mắt nh́n như nguồn điện chạm

Trời chẳng mưa dông, sấm chớp đường dài”

 

Vậy mà những nhan sắc ấy c̣n phải nhường cho một mỹ nhân mà tên nàng được ghép cùng tác giả thành Lê Quyên Châu

 

“ Phải xin công bằng xác nhận

Em là một đại mỹ nhân

Trong đám nụ t́nh ta có

Đứng đầu nhan sắc tuyệt trần”

( Một thoáng thơ Lê Quyên Châu)

 

Và c̣n bao nhiêu khuê các nữa, bao nhiêu hồng nhan đă lướt qua đời nhà thơ rồi tồn tại măi với nhan sắc chẳng hao ṃn như Tiểu thư Đại Lộc

 

“ Ta vẫn chưa già , sắp bảy mươi

Và em vẫn vậy, tuổi hai mươi

Cho dù chỉ kém ta con giáp

Vẫn nhớ y nguyên giọng nói cười.”

 

Hay “ Nhành hoa súng Ái Nghĩa”

 

“ Sẽ rất nhảm nếu vẽ em bằng chữ

Hay bằng thơ, bằng nhạc, bằng hoa

Xin nói gọn: em là tuyệt sắc

Đệ nhất giai nhân trong cơi người ta”

 

Trong bao la nhan sắc ,

“ Chân dung một người”

“ Người ngày xưa , vẫn bây giờ

Da nâu mắt ướt môi chờ bâng quơ”

 

Mà cũng có khi:

 

“Đẹp th́ không đẹp bao nhiêu

Chỉ lấp ló những diễm kiều bất nhơn”

 

( Say )

Đó là h́nh ảnh:

 

“ Hoá ra là tại v́ em

Váy cao sải bước chênh vênh phố chiều”

 

Nói sao bây giờ ? Thơ hay quá, t́nh nồng quá, người thơ say đắm quá! Nên mới:

 

“Lim dim hít một hơi tṛn

Nghe khắp da thịt bồn chồn nôn nao

 

Nhạy cảm như thế , khi nghe Thu về , tác giả đă vội vàng :

 

“ Gói vội một chút bâng khuâng

Ra xe xuống phố ngắm dung nhan người

Lạnh chưa hỡi những em tôi

Váy c̣n hở cả cánh đùi trắng thơm

Giày c̣n bày ngón chân thon

Màu sơn móng tợ môi son đậm đà.”

 

Ngó thế , chẳng trách sao tác giả bày tỏ :

 

“ Yêu em điều hẳn nhiên rồi

Trái tim mới rợi như hồi mười lăm”

 

Khiếp thật ! Trái tim thi sĩ không già, vậy mới sáng tác hăng say ngần ấy. Nhưng điều đáng nể nhất là ông làm những bài thơ tặng vợ tuyệt vời !

 

“Đôi không đẹp và thường hay khắc khẩu

Chuyện tầm phào, gân cổ căi văng răng”

 

Vậy mà vẫn:

 

“Anh yêu em v́ những thứ trời cho!”

(Thêm một bài tặng vợ)

 

Một bài thơ khác, trước đó, đă viết :

 

“ Hú hồn, thuở ấy … hôm nay

Chắc ta đă phải đưa tay vào c̣ng

Cảm ơn chiều tặng cơn dông

Giọt mưa tiếp tục trổ bông đến giờ”

( T́nh cho một nửa của nhau )

 

Vậy cho nên, nếu có thể nói như thi sĩ họ Lê đă nói:

“Ông là người t́nh thủy chung của thi ca” trong bối cảnh bế tắc, lụi tàn của rất nhiều nhà văn, nhà thơ sau biến cố 1975, hơn nữa ông c̣n là người chồng chung thủy và biết ơn như tiến sĩ Đàm Trung Pháp đă khẳng định. Riêng Lăm Thúy lại cho rằng ông là người t́nh thủy chung của bao nhiêu nhân t́nh, bởi trong trái tim rộng lượng của ông, những kỷ niệm êm đẹp không bao giờ phai mờ, những nhan sắc thanh xuân không bao giờ tàn tạ. Trong một bài viết về nhà thơ Luân Hoán, nhà thơ Hoàng Lộc (ông anh phía trước) có kể rằng hai anh em đă từng chung giường, chung mộng nhưng không hề nói với nhau về chuyện t́nh riêng. Theo thiển ư, những mảnh t́nh riêng người ta chỉ kể ra khi nó là những bí mật không có dịp phơi bày. C̣n đối với nhà thơ Luân Hoán ông đă kể hết từng chi tiết những cuộc t́nh trong thơ rồi c̣n ǵ. Này nhé, mối t́nh trẻ con với cô học sinh đệ tứ khi t́nh cờ được đón nhận ḷng trắc ẩn bao dung đă hé cửa cho vào trú mưa, rồi đến người thiếu nữ có tên được ghép cùng tác giả thành Lê Quyên Châu, cùng đi xe đ̣ rồi xích lô để được ôm em thật chặt khi cùng đi thăm chị Hội An. Đâu đó, loáng thoáng h́nh ảnh cô bé Đức Hải tuổi mười bảy xuân nồng, đánh rớt trái tim bên trời biển mặn, mối t́nh chỉ ba tuần ngắn ngủi mà hương mật đẫm tràn dù thánh thiện bao dung. Đến “ Chút t́nh Sông Vệ” chấp nhận cho người đẹp “bắt cá hai tay”, hay mắc vơng hành quân nhờ hiên nhà của “Đôi mắt xứ Ngọc Điền” Này là “ Tiểu thư Đại Lộc”, cùng nhau về quê thăm mái nhà lớn như đ́nh nơi em lớn lên, thăm cây đa, cây mít dăy dọc, nhà ngang quê hương thi nhân ; ḱa là “ Nhành hoa súng Ái Nghĩa” chỉ t́nh cờ qua ngơ một lần là đă lọt vào mê hồn trận của nhà thơ “ Yêu gái đẹp” Nói về nội lực thi ca thâm hậu của nhà thơ Luân Hoán, về trái tim say đắm hừng hực lửa yêu đương, đă có Đức Phổ (Xin lỗi, Lăm Thúy không biết phải để từ nào trước tên ông), ca ngợi thơ ông đă có biết bao người. Điều đó không hẳn chỉ cho ta thấy tài năng của nhà thơ này, mà c̣n nói lên một điều quan trọng hơn bội phần: Đó là ḷng yêu mến, quí chuộng của bao nhiêu văn nhân, bằng hữu dành cho ông. Có quá lời không khi Lăm Thúy, suy ra rằng ông là một thi sĩ khiêm cung, dễ mến và duyên dáng như thơ ông.

Luân Hoán không chỉ làm thơ, ông thở ra thơ, làm đẹp cuộc

đời bằng ngôn ngữ, làm đẹp ngôn ngữ bằng thi ca, làm đẹp thi ca bằng t́nh yêu say đắm. Trong thơ ông, nhan sắc nở hoa. Trong thơ ông hương t́nh tỏa ngát. Lấy vài ba trang giấy để viết về một thi tài như thế, có quá hẹp ḥi không?

Cuối cùng, để khép lại những cảm nghĩ lan man, Lăm Thúy

xin bày tỏ ḷng biết ơn đến nhà thơ Luân Hoán, đă để lại cho đời những bài thơ hay, duyên dáng, chân t́nh. Đă để lại cho đời những chân dung tuyệt mỹ. Cầu mong ông, cho dù vài mươi năm nữa, nếu phải trả lời câu hỏi của nhà thơ Hoàng Lộc, cũng sẽ sảng khoái đáp rằng:

-Nhờ trời, vẫn ngon lành.

Có thế, mới c̣n hứng thú để thở ra thơ t́nh.

Lăm Thúy

▄▄▄