Luân Hoán,

Lng L T́m Ly Đường Mà Đi

Cao Thoi Châu

   

     

   Tôi ít bạn, rất ít bạn. Có thể là do cá tính của tôi tuy không gai góc nhưng tôi tự ư thức ḿnh là kẻ rất khó chịu, không tạo được thiện cảm, mỹ cảm cho nhiều người. Đă thế c̣n luôn kiên tŕ một nguyên tắc chỉ t́m kiếm, chấp nhận, lưu giữ, duy tu bảo dưỡng những quan hệ với người cầm cây viết, với tôi đó là những con người có đẳng cấp giữa đám dân thường xung quanh trong cái đời khi trang nghiêm khi hài hước này.

     Là nói vậy, nhưng cũng khó ḷng chịu nổi một nhà văn nhà thơ hay các nhà tương cận khi măi mà họ không cho đọc một bài thơ khiến tôi xúc động. Bởi ngày ngày vẫn thở hít không khí thừa mứa, vẫn ăn ăn uống uống chán ngấy, yêu thương sầu hận đủ và đầy, và nhất là vẫn xoay tṛn trong một xă hội ngà ngà như phê ma túy, như sát thủ hung ác và như những thầy tu phá giới mắc chứng la cà ba hoa… bảo sao tôi không t́m đến gơ cửa và chờ đợi một nhà thơ ? Có điều là sự kiên nhẫn đợi chờ ấy không bền! Không có ai hóa đá trước nhà của một nhà thơ bao giờ, sẽ nhủ anh ta đă chết khi sản phẩm của anh không có hoặc có mà không ra sản phẩm, đi gơ một nhà khác. Ít bạn là một phần lớn như vậy.

 

    Nếu không có cuộc binh đao đến hồi gay cấn th́ chúng tôi – tôi và Luân Hoán - đă không gặp nhau, được cho những ngày gần gũi nhau dài đến chín tháng như chúng tôi đă có hồi 1965. Thời điểm ấy chúng tôi như bị nhốt vào rọ và tôi được quen biết nhiều người cầm bút và lẽ tự nhiên đă có sự sàng lọc, gạo một bên, đậu một bên và sỏi đá một bên! Ngày đầu gặp nhau ở chốn quân trường ấy tôi có một vài giây sững sững v́ cứ đinh ninh đă “Về trời” (*) th́ ắt đă đủ tuổi để lụ khụ! Vóc dáng, khuôn mặt và nhất là nụ cười, cái nh́n của nhà thơ Luân Hoán toát ra sự trẻ trung rạng rỡ hiền lương, không ba trợn như nhiều nhà khác.

 

     Mấy năm sau, tôi có mặt tại Đà Nẵng ngay trong nhà bạn nằm trên tấm ván ngựa vốn là thứ tôi rất dị ứng. Lúc ấy mỗi chúng tôi đều đă ra khỏi cuộc binh đao theo cách riêng của ḿnh, bạn đang h́ hục tự in “Ḥa b́nh ơi, hăy đến”- tôi nhớ như vậy. Vẫn là một nhà thơ gây cảm giác giao tiếp dễ chịu và tôi không phải chờ đợi chi để đọc những bài thơ hay.

 

     Đọc thơ Luân Hoán bấy chầy từ ấy đến nay, tôi h́nh dung ra thơ đó không khu trú bi quan (chứ không chắc đă lạc quan) cho dù nhiều lúc cũng loạng quạng t́m kiếm cái Tôi: 

 

“tôi đánh trống tôi từng hồi kêu gọi/ tôi rung chuông tôi từng chuỗi báo nguy/ chợt nhận ra ḿnh/ cong cong lưng ngựa/ nhào lộn nhiều ṿng/ thấm mỏi tứ chi/ anh sẽ treo cờ cho tôi gióng đích ? /em sẽ chong đèn thay mắt tôi trông ?.

 

      Như một cuộc rong chơi trầm cảm thay v́ những đào xới tung tẩy cả lên cho dù cái gọi là thân phận con người không thể lớt phớt đi qua, Luân Hoán đi theo cách của anh ấy, mấy câu trên cho tôi một cách hiểu. Cho nên đọc thơ Luân Hoán người ta sẽ không bải hoải, mềm mị mà là khô ráo như vẫn được hong trong nắng sớm. Thơ Luân Hoán khó lẫn vào với thơ ai, nói một cách mọi người thường nói, đó là một phong cách rất riêng, những câu chữ ấy chân thật, lăng mạn nhưng không làm dáng cũng không than thở, tôi nghĩ rằng người đàn ông sinh ra tại xứ Quảng một mai đây khi sang tuổi già là sang tại xứ người này làm thơ cốt để cho ḿnh, ai đọc là đọc ké, là đứng nh́n sang nhà bạn. Nhưng cái lạ, những thơ tự sự nếu không buồn năo th́ cũng lớn lối, c̣n ở Luân Hoán th́ không:

 

cảm tạ ơn người / tôi là viên đạn/ có đặt nơi nào cũng một số không/ ví dụ như tôi may thành thi sĩ/ ca ngợi chính ḿnh đại khái như sau/

tôi là mặt trời
tôi là ngôn ngữ
tôi là con người

tôi là trái tim

tôi là nụ hoa

tôi là cục đá

tôi c̣n là ǵ...

hỡi luân hoán tôi ?"

 

        Những năm sau khi chia tay ở Đà Nẵng hồi 1969 ấy, khi nghĩ về thơ bạn, tôi c̣n thấy một cạnh trào lộng, thứ trào lộng của người ư thức được ḿnh là người thắng thế nghe nó mới bốc và bao dung làm sao! Cái nh́n trào lộng về bạn bè, mọi thứ thập cẩm sẽ làm cho mọi thứ lung linh dễ thương hơn!

      Khoảng mấy năm nay bạn có vẻ thăng tiến trong cạnh trào lộng trong thơ này, thí dụ như vẽ Cao Thoại Châu, bạn đă viết :

 

bác thuộc dạng lăng mạn/nhưng hơi hơi nhát gan/

 yêu  em lựu đạn”/ chỉ biết ngồi mơ màng/ thơ thẩn cũng từ đó/ thơm lừng cả ngàn trang / rất riêng rất độc đáo / ngấm hương rượu nồng nàn”/“bác thi  duy nhất thời Việt Nam 
Cộng Ḥa/  c̣n  cùng tổ quốc / dám cho thơ thở ra / những ưu  thời cuộc /những nét sử gần xa /gói cả một tâm sự / trong uất hận xót xa”. 

 

      Tôi dẫn thơ Luân Hoán vẽ tôi v́ như thế tôi mới có thể mạnh miệng hỏi câu này : Ai dám c̣n nghĩ trào lộng là hơi thở ̣ è của yếm thế? Cái trào lộng của Luân Hoán là cái rút được chân ra khỏi những nhiễu nhương của thế sự, t́nh sự, gia sự để khỏi bị kiến cắn vào chân! Cũng là cách tự khai phá lấy đường mà đi!

      Tuy nhiên, trên hết thảy và cũng với một quá tŕnh tiếp cận thơ Luân Hoán, tôi nghĩ rằng chủ yếu thơ anh là thơ t́nh yêu, thứ t́nh say mê nhưng không có nổi loạn đầu rơi máu đổ thịt nát xương tan, cũng không bị cuốn vào hoàn lưu băo tố do thế mà lời thơ không xót xa, không đau đáu vật vă. Quen nhau trong chín tháng, hiểu một phần nào con người bạn, tôi nhận thức thơ t́nh và trái tim nhà thơ có một sự đồng điệu không phải của thác lũ mà của tràng giang mênh mông b́nh thản t́m đường ra biển. Con người ấy, như tôi biết, nhiều tính xây dựng hơn phá phách trong t́nh trường....bởi ngày mai anh trở ra mặt trận/ ở đó, anh không thiếu một thứ ǵ/ kể cả máu/ chỉ duy có thứ này/ hăy viện trợ cho anh/ đó là giọt lệ em xanh biếc.... Không buồn nổi sóng, không bi thiết trước cảnh binh đao, th́ ra nhiều người sợ binh dao làm mất t́nh yêu hơn là sợ chết, c̣n Luân Hoán th́ quả là thật b́nh thản với một niềm tin vững chăi vào t́nh yêu. Và t́nh yêu ở Luân Hoán là t́nh thanh tân có phần thiêng liêng như vầy :

 

em đến lớp nắng đùa trên áo

cặp che ngang ngực thơm ngát ngọc lan

tay giở vở tưởng chừng như đệm nhạc

hồn thanh xuân em lót xuống từng trang

     

       Chỉ bốn câu này đủ thấy thơ t́nh Luân Hoán khác với nhiều người. Ngực đă có hoa ngọc lan dậy hương, những ngón tay chắc là thon lướt cái ǵ, mà có lẽ ở bài này là cây bút trên trang vở, cũng như đang nhẹ nhàng trên phím đàn. Hồn thanh xuân ép trong từng trang vở...những thứ ấy chỉ có thể có ở mối t́nh thanh tân! Tôi rất quư những câu thơ t́nh yêu trong sáng và thiết thực đó, có lẽ v́ trong t́nh ái tôi vừa nhút nhát lại vừa gấu bể hơn. Ở xa nhau (Luân Hoán hiện định cư tại Canada) nên có câu hỏi không có dịp trao cho nhà thơ, hỏi rằng Luân Hoán không có thơ thất t́nh, không có thơ triết lư về t́nh, phải không? Nếu thật đúng như vậy th́ đó là hạnh phúc, một thuyền một bến, khi thuyền đi bến cũng khởi hành theo với một thuyền! C̣n nhớ, những năm cuối thập kỷ 50 ǵ đó, một nhà đạo diễn lừng danh ở châu Âu trước câu hỏi của nhà báo về danh vọng lớn của ông, đă nói đại ư rằng nếu có hạnh phúc th́ đấy, ông sẵn sàng đổi để lấy nó!

        Cuối cùng, có tới mấy từ để nói về một người có dính dáng đến thơ : thi sĩ, nhà thơ, người làm thơ, người dùng thơ. Chúng không thể mập mờ với nhau, tôi không thích hai chữ thi sĩ nghe trang trọng nhưng có vẻ châm biếm, ai gọi tôi như vậy tôi ngượng chín cả người. Hai chữ nhà thơ có lẽ là được hơn cả, cũng như đàn bà phụ nữ, tôi thường loại đàn bà ra khỏi mỗi khi xưng hô hay suy nghĩ về người phụ nữ của ḿnh!

 

 

Cao Thoại Châu

 

 

tên thật Cao Đ́nh Vưu, sinh năm 1939, tại Giao Thủy Nam Định, Bắc Việt. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài G̣n. Cựu Sĩ quan TBTĐ khóa 24. Có bài đăng đầu thập niên 60, trên nhiều tạp chí văn học ở thủ đô Sài G̣n. Hiện sống tại Việt Nam. Hai lần đoạt giải nhất cuộc thi thơ Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Tác phẩm đă xuất bản:

Bản Thảo Một Đời Người (thơ, 1991), Vách Đá Cheo Leo (tạp văn và thơ, 2012), Mời Em Uống Rượu (thơ, 2013)