Nhng Tế Bào Gc

Trong Thơ Luân Hoán

Du T

 

 

1. Nén Hương Cho Bàn Chân Trái

Việt Nam có nhiều vùng đất được ghi nhận là “địa linh nhân kiệt.” Một trong những vùng được công nhận và, nói tới nhiều là Quảng Nam.

Những danh nhân có tên trong lịch sử, xuất thân từ xứ Quảng nhiều tới mức độ khó ai có thể nhớ hết. Tuy nhiên, những tên tuổi như Hoàng Diệu, Tiểu La / Nguyễn Văn Thành, Ông Ích Khiêm, Trần Quư Cáp, Trần Cao Vân, Phan Chu Trinh, Nguyễn Bá Trác, Phan Khôi…khi được nhắc tới, hầu như ít ai không biết.

Xứ Quảng cũng là nơi duy nhất, được vua Thành Thái sắc phong “Ngũ Phụng Tề Phi.” Theo ghi nhận của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Q. Thắng th́, “Khoa Mậu Tuất 1898 tỉnh Quảng Nam có 5 thí sinh trúng kỳ thi Hội và thi Đ́nh nên được vua Thành Thái (1879-1854) ban tấm biển ghi 4 chữ ‘Ngũ Phụng Tề Phi’ (năm con phụng cùng bay) nhằm chúc, tặng cho các sĩ tử nói chung và học tṛ đất Quảng thuở ấy học giỏi.” (1)

Nhiều người nói với tôi rằng, đa số nam giới xứ Quảng chỉ có một trong hai chọn lựa: Làm cách mạng hoặc làm văn nghệ.

Tôi không rơ lắm xác xuất của nhận định vừa kể. Nhưng, hiển nhiên, rất nhiều bằng hữu trong văn giới của tôi, xuất thân từ đất Quảng. Nhiều người nổi tiếng rất sớm. Cũng có những người khi bước qua tuổi trưởng thành, hoặc đă nửa đời người mới chính thức t́m vào sinh hoạt văn học, nghệ thuật. Tuy muộn màng, nhưng trong số này, cũng không thiếu người nổi tiếng.

Một trong những bằng hữu Quảng Nam của tôi, bước chân vào sân chơi văn chương miền Nam 20 năm, rất sớm là nhà thơ Luân Hoán. (2)

Ngay từ năm 1964, 23 tuổi, nhà thơ Luân Hoán / Lê Ngọc Châu đă có tác phẩm xuất bản. Thi phẩm “Về trời.”

Ở phần “Lời Bạt,” trước khi khép lại thi phẩm “Về trời” của Luân Hoán, nhà văn Dương Kiền viết:

Gia tài quê hương của chúng ta đă bị xâu xé gần hết, chúng ta chỉ c̣n lại một di sản quí báu: t́nh tự con người. T́nh tự con người bất chấp mọi tương tranh, chia cắt, vùi dập, thủ đoạn...nó sáng ngời trong đêm tối kéo dài từ hai chục năm nay, nó là ngọn lửa sưởi ấm những tâm hồn c̣n biết hướng về nhau, những con tim c̣n biết xôn xao mơ ước. Nó làm thành một thế giới trên những thế giới của tham vọng và hận thù.

Anh Luân Hoán, chính thơ anh đă đưa tôi vào thế giới ấy…” (3)

Nhưng theo ghi nhận của tôi, khi miền Nam cuối thập niên (19)60 bị đẩy sâu vào giai đoạn chiến tranh khốc liệt; dẫn tới việc nhà thơ của chúng ta đă để lại nơi chiến địa bàn chân trái của ḿnh, Luân Hoán viết:

 nằm im mà thấy bềnh bồng

nghe như mây đảo ṿng ṿng trong tim

tỉnh ra sửng sốt giật ḿnh

một đoạn chân đă tuyệt t́nh bỏ đi

“…núi Vàng, cơi đặt mộ bia

cho bàn chân trái nằm kia, mơ hồ

.

cái chân một thuở đánh rơi

h́nh như đang nhớ đến tôi, khóc thầm…” (4)

Đó là năm 1968. Nơi “…bàn chân trái nằm kia, mơ hồ” của Luân Hoán / Lê Ngọc Châu là “Núi Vàng,” thuộc quận Đức Phổ, Quảng Ngăi.   

Nhưng chính sự “một đoạn chân đă tuyệt t́nh bỏ đi” mà, từ đó, giới thưởng ngoạn được đọc thi phẩm “Nén hương cho bàn chân trái” của họ Lê.

Theo tôi, cũng chính từ thi phẩm vừa kể, Luân Hoán được người đọc và, văn giới chú ư tới thơ ông nhiều hơn nữa.

Trước đấy, dự cảm mang tính tiên tri, dường báo trước cho Luân Hoán biết, bi kịch chiến trường, rồi đây, sẽ xẩy đến cho ông, sau khi chúng đă t́m đến những người bạn của ông:

 “ từ đồn Đức Hải ta về phép

bạn thế chân ta kích xóm đêm

“ đâu có chỗ nào vừa mắc vơng

nằm hoài cũng mỏi cái lênh đênh.

 

bạn mới ngả lưng lim dim mộng

cạc-bin, bảy-chín, lẫn AK

trời xanh thăm thẳm hồn nhiên quá

phận số dành riêng mỗi chúng ta?

.

ta trở lại đồn qua xóm cũ

rút colt bắn lẫy cái lu sành

nước tràn, lu vỡ, trời ta khóc

bóng bạn chập chờn đóm lệ xanh

.

“ Nam ơi, Đức Phổ trưa nay vắng

biển lặng ngồi không, xót phận mày

ngày mai nhổ trại lùng Đức Phụng

đến lượt ta, hay đứa nào đây?” (5)

 Mặc dù Luân Hoán / Lê Ngọc Châu mang được vào trong thơ của ḿnh, tên của nhiều loại súng hơn bất cứ một tác giả nào khác; nhưng tôi vẫn không thấy tính hận thù, sắt máu trong thơ ông. Khi nhớ tới bạn đă hy sinh nơi trận địa th́ mức độ “bi phẫn” cao nhất của họ Lê, cũng chỉ là rút cây “cold” bắn…vỡ “cái lu sành” – Và sau đấy, ông bật khóc!

Cũng vậy, khi nhận được giấy gọi động viên, ông b́nh thản, như thể sự kiện ấy, không hề là một điều ǵ to lớn hay nghiêm trọng:

 “bỏ lệnh gọi trong túi quần
“tôi đi qua từng đường phố
“không biết phải làm ǵ
“tôi trở về rửa mặt
“quyết định ngủ một ngày
“thản nhiên không mơ mộng…” (6)

Phải chăng thanh niên miền Nam, trong cuộc chiến miền Nam 20, ngay từ tấm bé, đă không bị dạy dỗ, nhồi nhét tinh thần căm thù?

Phải chăng, v́ thế mà, đặc tính thơ, văn miền Nam, theo ghi nhận của giáo sư Neil. L Jamieson, vốn đầy tính nhân bản? (7)   

Du Tử Lê,

 Chú thích:

(1)Theo Wikipedia, Bách khoa toàn thư mở “Khoa cử và giáo dục Việt Nam", NXB Văn Hoá Thông Tin, 1993. Vẫn theo Wikipedia th́ “Một lập luận khác của ông Trương Duy Hy là danh hiệu ‘Ngũ phụng tề phi’ do Tổng đốc Nam-Ngăi Đào Tấn và Đốc học Quảng Nam Trần Đ́nh Phong lấy từ tích xưa đặt cho 5 vị đại khoa nói trên, đồng thời tặng cho bức trướng có 4 chữ Ngũ phụng tề phi, có thêm h́nh 5 con chim phụng đặt tại dinh Tổng đốc ở Điện Bàn. Và theo Giáo sư Sử học Đặng Tiến th́ ‘…chuyện này không có sử sách nào ghi lại mà chỉ lưu truyền ở dân gian. Nhất là những đoàn hát bội ở Trung bộ lấy đó làm vẻ vang truyền tụng nhằm vinh danh xứ Quảng. Tuy nhiên, việc 5 đại khoa (gồm 3 Tiến sĩ và 2 Phó Bảng người Quảng Nam đỗ đại khoa trên 17 vị toàn quốc cũng được cho là hy hữu xưa nay hiếm tại Việt Nam.”

(2) Nhà thơ Luân Hoán tên thật là Lê Ngọc Châu, sinh ngày 10-01-1941 tại  Hội An, Quảng Nam. Gia đ́nh ông di chuyển ra Đà Nẵng từ 1953. Là sĩ quan QLVNCH, ông bị mất bàn chân trái tại mặt trận Đức Phổ, Quảng Ngăi, 1968. Kể từ năm 1985, cùng với gia đ́nh, ông định cư tại Montreal Canada.

(3), (4), (5), (6): Nguồn đd.

(7) Đọc thêm “Understanding Vietnam,” bản paperback, in lần thứ nhất năm 1995, bởi liên đại học Berkeley, Los Angeles & London.

*

2. Những “Tế Bào Gốc” Trong Thơ Luân Hoán,

 

Ở những trang viết trước, tôi trích dẫn khá nhiều thơ liên quan tới chiến tranh của Luân Hoán. Đó là những bước tới (của thơ), sau khi bàn chân trái của ông đă vĩnh viễn gửi lại nơi chiến địa. Điều đó không có nghĩa tôi có chủ tâm phân chia từng mảng thơ của Luân Hoán  / Lê Ngọc Châu thành những ốc đảo biệt lập.

Tôi hiểu có nhiều cây bút khi phê b́nh thơ, thường có thói quen phân vùng, chia khu, đánh đai cho cơi giới thi ca của một số tác giả mà họ đề cập.

Tôi cũng hiểu sự chia khu, phân vùng đó, sẽ giúp cho người đọc dễ tiếp cận từng mảnh vườn mà, nhà thơ kia đă lao tác cực lực, kinh qua nhiều giai đoạn nổi trôi đời người. Nhất là với những nhà thơ có số lượng sáng tác phong phú, giầu có, như trường hợp của Luân Hoán / Lê Ngọc Châu.

Tuy nhiên, ở một mặt nào khác, tôi cho sự thuận tiện, dễ dàng nọ, không thích ứng lắm với những kênh mạch t́nh cảm phức tạp của họ Lê.

Trong ghi nhận của riêng tôi th́, Luân Hoán không chỉ thả vào ḍng sông thi ca của ông một lượng chữ, nghĩa dồi dào mà, ḍng sông chữ, nghĩa của ông c̣n chảy qua nhiều tâm cảnh khác nhau - - Như những nét cắt sắc, sâu của một nhân chứng sống, giữa thời hoang, loạn.

Không ít người đă từng xếp bài thơ nhan đề “Vết thương” của Luân Hoán vào kênh thơ t́nh. Có lẽ bởi v́ bài thơ là một đối thoại mang tính tự hỏi / đáp của tác giả với đối tượng người yêu (giả thiết hiện diện) của ông.

Riêng tôi, tôi không thấy dù chỉ thấp thoáng chút lăng mạn (ngay cả lăng mạn thương đau) trong những khổ thơ mở đầu bằng những câu hỏi (hay tự hỏi) của Luân Hoán, như: “Em không hỏi v́ sao ta bỏ cuộc / Em không hỏi v́ sao ta bất lực/…” 

Người đọc có thể cảm nhận được tính chất tha thiết, ḷng chân thành muốn giăi bày tâm sự của tác giả, với người con gái ông gọi bằng “em” trong bài thơ…

Nhưng, rốt ráo, những câu tác giả tự hỏi cũng chỉ là cái cớ để ông bộc bạch cái nh́n của ông về thế sự thăng trầm. Luôn cả người con gái được Luân Hoan chọn nhân xưng đại danh tự ngôi thứ hai “em” (có thể hiểu là người bạn đời của ông,) cũng chỉ là cái cớ để họ Lê nói được một cách tự nhiên những cảm nghĩ thật của một người lính được giải ngũ, trở về với gia đ́nh, sau thương tích.

Thí dụ, những câu thơ như:

“…Giữa chợ đời không bán nốt lương tâm.”

Hay:

“…Ngồi bó gối chờ đợi áo cơm em.”

Hoặc nữa:

“…Rượu đă hết xin cho ta giọt lệ

“Giọt mồ hôi em đổ sáng sang chiều.”

Tôi cũng không t́m thấy những chỉ dấu lăng mạn hay, thơ mộng nào trong bài thơ dài nhan đề “Đôi mắt ngă tư Ba La,” của Luân Hoán, để có thể gọi đó làm một bài thơ t́nh thuần chất. 

Tâm băo hay nội dung bài thơ này, theo tôi là hệ quả tự thân của chiến tranh. Sự nh́n lại trần truồng, không ma mị, không nhân danh một lư tưởng to lớn nào, để “mỹ viện hóa” sự trần trụi, sần sùi, hầm hố…nhân sinh kia, khi ông viết:

“..Ta bỗng hiện nguyên một thằng thua cuộc

ngồi mé ngă tư, đứng dựa ngă ba

thơ thẩn bỗng không hơn ǵ giấy lộn

đắp mặt không xong, phủ ḷng xót xa

.

định mệnh bất ngờ giúp nhau mở lối

trái ḿn oan khiên như vị cứu tinh

em chợt vội vàng làm cô dâu mới

vợ đă yên ḷng nuôi gă thương binh.”

.

“Ta phỉnh ai đâu, phỉnh ta đấy chứ

cho đến bây giờ ta vẫn phỉnh ta

nhớ nước sông Trà quay bờ xe nước

ḷng đậu hay trôi ngă tư Ba La?”

(Trích “Đôi mắt ngă tư Ba La”.)

Cách khác, tôi muốn nói, tôi thấy không nên phân loại thơ Luân Hoán một cách máy móc. Kiên cưỡng. Tôi không thấy đó là một bài là thơ chiến tranh thuần túy.  

Trong thơ chiến tranh của Luân Hoán, không chỉ có súng, đạn, địch, ta. Mà trong thơ tạm gọi là chiến tranh của Luân Hoán vẫn thấm đẫm t́nh yêu. Như chiếc bóng mơ hồ của bi kịch.

Cũng thế, trong thơ t́nh Luân Hoán, tôi vẫn thấy những phân tranh, những cuộc chiến cam go giữa chân / giả. Giữa thất vọng và, niềm tin. Giữa dối trá hôm qua và, ngày mai kư thác trăm năm.

Tôi thấy, tất cả mọi kênh, mạch ư niệm, kinh nghiệm sống, chết của họ Lê, đă trộn lẫn trong thơ ông. Như máu, thịt. Tuồng chúng đồng nhất thể. Bất khả phân ly.    

Chưa kể, cường lực sáng tác của Luân Hoán rất sung măn. Nó không bị sút giảm theo thời gian. Và, thật đáng kể, nếu chúng ta nhớ rằng, môi trường sống ở những xă hội tây phương vốn dị ứng - - Nếu không muốn nói là khắc tinh của những rung cảm cần thiết, cho những ấu trùng văn chương nở thành những cánh bướm rực rỡ!

Nhiều người không giải mă được hiện tượng nghịch chiều này, nơi tác giả “Nén hương cho bàn chân trái.”  

Cá nhân, tôi nghĩ, ngoài nguồn mạch t́nh yêu, thủy chung dành cho người bạn đời của ḿnh, sinh-phần thơ Luân Hoán c̣n có những tế-bào-gốc: Tế-bào-gốc-quê-hương. Tế bào gốc t́nh yêu ân nghĩa. Tế-bào-gốc-bằng-hữu…

Một cách ngắn gọn, tôi muốn gọi chung là: Tế-bào-gốc-Luân-Hoán / Lê Ngọc Châu.  

Tôi không nghĩ t́nh cảm riêng tư của tôi, vốn có những góc khuất, những điểm mù khi viết những điều trên.

Thực tế cho tôi thấy, có những thi sĩ thành công với loại thơ đối kháng nhưng, thất lạc ở tự trào. Cũng có những nhà thơ nhuần nhuyễn với loại thơ khẩu khí; nhưng vẫn có thể gập ghềnh khi bước vào thể loại thơ khác.

Thực tế cũng cho tôi thấy, có những nhà thơ xuất sắc với loại thơ nói về một cuộc chiến, dù đứng ở góc độ nào (lên án chiến tranh / giễu cợt kẻ thù  / trào phúng chính ḿnh, như một sinh vật bất lực tội nghiệp trước những mù ḷa súng đạn / thậm chí tố cáo tội ác đối phương …) nhưng không có ǵ bảo đảm rằng, họ sẽ tiếp tục gặt hái hoa, trái tốt tươi khi trầm ḿnh trong thế giới t́nh yêu đôi lứa. .

Luân Hoán, ngoại lệ. Ông làm thơ dễ dàng. Phong phú. Thơ ông, như những cánh diều chữ nghĩa, tâm tưởng, bay được với bất cứ thời tiết nào. Dù cho đó là những dằn xóc hay, mịt mờ, u ám của những khoảng đất trời bất trắc thiên nhiên.   

Người đọc có thể thích / không thích lượng thơ tuôn trào như thác đổ của ông, những năm quê người.

Người đọc có thể cảm / vô cảm trước những bài thơ ông viết xuống một cách hồn nhiên với mọi sinh hoạt diễn ra chung quanh đời sống hàng ngày của ông.

Nhưng, bằng vào những tế-bào-gốc như đă nói, ḍng chảy của thơ Luân Hoán đă và, sẽ c̣n tiếp tục chảy tới. Với thời gian, chúng vẫn cuộn xiết những nụ cười tự trào. Ân nghĩa. Và,  những đôn hậu t́nh bằng hữu…

Du Tử Lê,

(Calif. Sept. 2012)

 

 

 

 

Du Tử Lê tên thật Lê Cự Phách, sinh ngày 10-11-1942, tại Hà Nam Bắc Việt, cựu SQVNCH. Trên 30 tác phẩm thơ văn đă xuất bản. Được Giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn thơ năm 1973.

Là người có nhiều thơ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc.

Hiện định cư tại Hoa Kỳ, tiếp tục viết. Và gần đây, ông bước vào lănh vực hội họa với cuộc triển lăm thành công tại quận Cam California Hoa Kỳ (2012).