Đc Thơ Luân Hoán

Mai Khc ng

 

1/ Em Từ Lục Bát Bước Ra,

Một Độc Chiêu Vọng Mỹ Nhân

 

          Sau tập Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân mấy năm gần đây các hợp tuyển thơ ở nước ta được mùa, có nơi bội thu, kho hết chỗ chứa. Hợp tuyển thơ cổ nhân, cố nhân. Hợp tuyển thơ tân nhân, thi nhân. Hợp tuyển thơ nữ, thơ nam, thơ tỉnh, thơ huyện có nơi thơ làng, thơ hưu trí, thơ đồng hương, thơ đồng môn... không có sức mà đọc. Tất cả những hợp tuyển thơ vừa điểm danh của nhiều tác giả toàn viết về các đề tài cao rộng thuộc dạng danh thắng của ngôn ngữ để ca ngợi non sông đất nước, t́nh yêu con người, t́nh yêu lao động, t́nh yêu Tổ quốc…Thế nhưng chưa có một tập thơ nào nhóm họp hàng trăm cây viết chỉ để ngợi ca về “Một người duy nhất” như tập “Em từ lục bát bước ra” của nhà thơ Luân Hoán. Bởi vậy tôi coi tập thơ này như một độc chiêu vọng mỹ nhân. Mỹ nhân quả thật là “Một Người Duy Nhất”.

          “Một người duy nhất” của Luân Hoán khi nhỏ nhân loại gọi bằng Em. Lớn lên trên lục + bát một chút th́ được gọi bằng Chị. Sinh nở xong th́ được gọi bằng Mẹ. Lên chức th́ gọi bằng Bà. “Một người duy nhất” ấy tầm thường một cách vĩ đại hay nói ngược lại Vĩ đại bởi sự b́nh thường.

          Hồi thơ ấu c̣n nằm trong tao nôi tôi đă được bà ngoại mớm cho đôi làn ca dao nói về “Một người duy nhất” như sau:

          ‘Ba đồng một chục đàn ông / Chị bỏ vào lồng chị xách đi chơ i/ Dọc đường dây đứt lồng rơi/Chúng ḅ lổm ngổm mỗi nơi một thằng’.

Thuở đó dưới con mắt của “Một người duy nhất” ấy, cánh đàn ông chẳng là cái thớ ǵ. Đọc Luân Hoán tôi nhận ra Anh cũng đồng t́nh.

           “nhờ Em đời có ca dao

           nhờ Em trời đất sinh bao nhân tài”.(LH)

 Và trước Luân Hoán, chị Cả thơ nôm cũng đă  viết :

           ‘Bố cu lổm ngổm ḅ trên bụng.

           Thằng bé hu hươ khóc dưới hông’.

Th́ bố cu với thằng bé có khác ǵ nhau đều ḅ lổm ngổm cả đó sao. Nhưng nói ǵ th́ nói, “Một người duy nhất” đó sinh ra nhân tài, sinh ra các bậc trượng phu, sinh ra các vị anh hùng kinh bang tế thế và sinh ra các nhà thơ cùng các thứ sĩ… Từ sự đồng t́nh, Người sáng tạo ra Độc Chiêu Vọng Mỹ Nhân này đă hạ lệnh cho một giàn Họa sĩ thân t́nh vẽ về “Một người duy nhất” như sau :

          “vẽ sao cho đôi bờ vai

           ngà ngà hương sáp ong cài khăn voan”

 Và vẽ sao cho

           “ngôi cao thơm ngát mạch nguồn

           đăm đăm mà giả như tuồng ngó lơ”

           Ai đă từng “đăm đăm” nhưng lại “như tuồng ngó lơ” xin thầm lặng sờ lên gáy ḿnh.

          Sau giàn Họa sĩ th́ tác giả mới điểm danh các vị thi nhân cổ kim đă có  thời tơ vương với “Một người duy nhất”. Đại Thi hào Nguyễn Du được  mời ngồi chiếu trên.

          “Nguyễn Du lần dở bọc điều

          bước ra yểu điệu nhị kiều thành thơ

          trăm năm và chẳng bao giờ

          hồn thơ lục bát bỏ bờ bến xưa »

        227 danh sĩ (xin cho loại tôi ra) tiếp theo được bấm đúng huyệt và chỉ một ḍng, thậm chí một vài từ cũng đủ làm nên 896 câu như là bằng chứng của một thời dính líu.

         « Chui qua hàng dậu mồng tơi

          Lén nh́n cặp mắt có đuôi chỗ nào

         Áo cài khuy bấm ra sao

         Mà ông Nguyễn Bính đếm sao trên trời »

        Bốn câu 28 cụm từ dành cho Nguyễn Bính, tác giả « Em từ lục bát bước ra » chỉ thỉnh của nhà thơ xứng đáng được xếp hàng sau Nguyên Du này có 6 cụm (mồng tơi, áo cài khuy bấm). Vậy mà qua vài nét chấm phá đó ta nhận ngay được chân dung nhà thơ Chân quê tài danh này.   

          ‘Nhà nàng ở cạnh nhà tôi

          Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn

          Hai người sống giữa cô đơn

          Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi

          Giá đừng có giậu mồng tơi …’

          (Người hàng xóm)

           Viết đến đây xin cho phép tôi băn khoăn một phút. Ngày xửa ngày xưa tôi thuộc bài Chân quê của Nguyễn Bính có đôi câu h́nh như khác ngày nay. Ấy là :

          ‘Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

          Thị thành bôi nhọ em rồi’

                                                   (tôi nhớ)

Nay in mới là :

          ‘Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

          Nào đâu cái yếm lụa sồi’

                                        (NXb Đồng Nai, 1996)

           Tôi nghĩ rằng « Thị thành bôi nhọ em rồi » mới ăn ư với hai câu kết

          ‘Hôm qua em đi tỉnh về

          Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều’.

          Xin lỗi quư bạn đọc. Tôi lan man lạc đường khi đang nói về cái tài « điều quân khiển tướng » của Người tạo ra Độc Chiêu Vọng Mỹ Nhân. Bàn tay của gă ấy đă điều động 227 chiến sĩ thật là khéo léo, để chỉ vẽ vời về « Một người duy nhất » một cách nhất quán, mạch lạc.          

          Hăy xem, không chỉ rực rỡ một đám « phe ta », những đấng nam nhi mà « người duy nhất » từng hănh diện khoe: « tuy không bẻ gẫy sừng trâu, nhưng em nhấc nổi mày râu dễ dàng », c̣n có cả phe phái đối nghịch, gồm 66 nữ thi sĩ, không sắp xếp theo thứ bậc. Có Hồ Xuân Hương « tặng chàng cả cái bánh trôi nước này » Đến những Vi Thùy Linh « vẫn thường ngắm ḿnh trong gương ». hay « Hoa Thi dắt cả một đoàn bướm bay »...  Và :

          em qua nét lụa thơm lừng

          mang t́nh Thanh Trí bay cùng bốn phương.

        Đến đây xin thưa tiếp « Một người duy nhất » mà kẻ tài sơ lực thiểu này nhắc đến nhiều lần hiện đang ngồi chải tóc trước b́a tập thơ « Em từ lục bát bước ra » của Thi sĩ Luân Hoán.

          Thưa quư vị :

          Đó chính là chân dung đại diện Em ta. Chị ta. Mẹ ta. Bà ta vậy.

        Sau phái nữ viết về chính ḿnh là đợt động viên cuối cùng trước khi chính Người Có Độc Chiêu... xung trận. Ấy là những nhà làm nên tiếng hát. Trịnh Công Sơn, Đoàn Chuẩn, Lê Uyên Phương… Hùng hậu lắm. Ai ai cũng xông lên.

          « về đâu em hỡi chiều nay

          mưa soi từng dấu chân bày hoang mang

          gió lay buồn ngọn thu vàng

          hồn em đă ngủ mây ngàn thênh thang

          d́u em qua sợi tơ đàn

          Từ Công Phụng thở thơm ngàn năm sau”

         Cuối cùng Người tạo ra Độc Chiêu... tung hoành ra sao ? Dĩ nhiên gă đă bao toàn bộ sa trường, nên ở đâu có bóng dáng Giai nhân đă từng gọi “Em từ lục bát bước ra” th́ ở đó có ngay bàn tay của gă. Từ nông thôn đến  thành thị. Từ đồng bằng ven biển lên Cao nguyên miền Tây. Từ miền Trung ra miền núi Việt Bắc. Ở đâu có Em là y như ở đó có bàn tay ăn ké, tỉa ghép của gă.  Xin mời xem đôi nét ba hoa một cách khó nổi giận:

          “ em là kho tài sản chung

          của mọi thứ sĩ, anh hùng thế gian

          ‘con trai đầu gối bịt vàng’

          cũng qú ca ngợi đàng hoàng, chả sao

          ...

          kể từ ngày biết nhảy dây

          cả hai cái núm cau dày măi ra

          sau cổ mái tóc đuôi gà

          lắc lư chân sáo hái hoa vin cành

          ...

          mất rồi hàm răng cuốc bàn

          mất rôi cái háy sỗ sàng hôm xưa

          không c̣n những bữa tắm mưa

          lỏng leo tay bụm cái thừa, bỏ không

          ...

          bây giờ em đă rất là

          một cô thôn nữ mặn mà nhà quê

          tuy chưa chạm tuổi cập kê

          cái trâm cài đă nằm kề tóc mai

          cặp chân có vẻ hơi dài

          vạt lưng vừa đủ chép vài câu thơ

          bờ vai tṛn lẳn phất phơ

          tiểu-yêu nối với cơ-đồ liền nhau

          ...

          ơ chị gà mái thật khùng

          bỗng dưng nằm bẹp phơi lưng làm ǵ

          ờ ra vậy... ờ ra th́...

          cái t́nh dính với cái chi... tuyệt vời

          ...

          áo pull cổ hở phập phồng

          phơi đường biên giới hai vồng cầu non

          trắng phau phau bụm bông g̣n

          rung rinh gốc ngọn gió bồn chồn bay

          ṿng vai trải xuống nhánh tay

          mùi hương vạt tóc highlight hoe vàng

          em đi nghiêm chỉnh đàng hoàng

          nhưng qua mỗi bước tan hoang ổ gà

          van em đừng bước chân xa

          váy chạm gối làm hoa mắt người

          ...

          em mặc xửa-cóm hồng đào

          thân áo như dính chặt vào với thân

          đôi tà trong cạp váy hồng

          dường như thao thức phân vân điều ǵ

          ...

          em không có cặp nhũ hoa

          chỉ có hai cái vú ngà đây thôi

          mười một, mười hai dậy rồi

          mười ba, mười bốn vun lồi hơn ra

          khe, truông, đèo, rú, góc nhà...

          quanh năm suốt tháng phơi da ngoài trời

          nắng mưa sương gió đắp bồi

          vú em sừng sững vào thời thanh xuân

          ...

          người xưa ngậm ngải t́m trầm

          ta chừ ngậm rượu chạy ṿng quanh em

          trầm là dược thảo vang tên

          em là thảo dược làm nên văn tài

          ...

         để gần em, khó vô cùng

         để yêu em,, lại vô vùng dễ thôi

         làm sao cấm được t́nh người

         dễ ǵ ngăn trái tim tôi thất t́nh...

        

       Trong cuộc chiến người lính hay kể cho nhau nghe giai thoại “Thủ trưởng có cách”. Tôi nghĩ Người sáng tạo ra Độc Chiêu Vọng Mỹ Nhân này như một viên tư lệnh.  Và tôi cũng nghi ông chắc đă có cách mới “ve văn” được nhiều mỹ nhân đến vậy. Hai từ “ve văn” tôi dùng không nằm trong nghĩa lập lờ, mà ở phía thông cảm sẻ chia với những ai đang đứng ở hàng thứ nhất trong cuộc sống hiện thời. Họ bị u ám và có rất nhiều người đang “đưa tay phủi giúp vẫn lai rai buồn”. Không buồn sao được khi “cái buồn đeo dính trên da, rửa hoài không sạch, đâm ra lậm vào”.

        Riêng Luân Hoán,  người đă tạo Độc Chiêu Vọng Mỹ Nhân th́ vẫn tỉnh táo:

          “ ngó quanh thấy đủ mặt người

          dù trong đồng loại đười ươi cũng nhiều”.

         Có lẽ v́ vậy, người thơ càng thấy cần ca ngợi những nhan sắc quanh ta, ngay cả:

            “gió mưa chuyện của gió mưa,

           trái tim bầm dập vẫn thừa yêu thương,

           phất phơ góc phố lề đường,

           em đong từng bữa chán chường nuôi thân”.

          Luân Hoán là một người sống khá lâu với vần điệu. Lục Bát là một thể thơ cao quí của Việt Nam. Viết vội trong một lúc, dù cái hứng đưa đẩy người làm thơ cũng chợt thấy sợ, nên cuối cùng ông bày tỏ:

         “câu thơ lục bát của đời

          vốn mềm mại, vốn tuyệt vời biết bao

          vừa chất phác vừa thanh tao

          vừa bác học vừa hao hao quê mùa

          vào tay tôi, thành tṛ đùa

          vào tay tôi, thành nắng mưa bất thường

          xin đời lượng thứ dung, thương

          chừa cho tôi một con đường rút lui”

         Rút lui ? - có thật không ? Rút đâu chưa thấy, chỉ lộ ra cái bệnh vọng mỹ nhân, không chừa được, đành phải rủ rê bè bạn:

         “kính mời bạn tiếp sức tôi

          ngợi ca em, chuyện cả đời chúng ta

          câu thơ lục bát không già

          và em hương sắc vẫn là sắc hương”...

          Em Từ Lục Bát Bước Ra, dài 2600 câu, nhưng tôi tin Luân Hoán h́nh như vẫn c̣n muốn viết tiếp, dù nội dung chỉ có một mục đích Ngợi Ca Cái Xương Sườn của chúng ta. Sắc đẹp h́nh thể, nội tâm lẫn cách sống của những em, những chị, những mẹ, những bà của thế giới loài người đúng như người làm thơ quả quyết:

          “ngàn năm em vẫn xuân th́

            đời không lăng phí những ǵ của em

            cảm ơn em, cảm ơn t́nh

              cảm ơn mớ chữ chân t́nh trổ hoa”.

        Riêng tôi viết những ḍng này như một lời cảm ơn gởi đến tất cả các nhà thơ bị Luân Hoán trích có nêu danh một số ngôn từ. Dĩ nhiên không quên thưởng thức sự tỉa ghép rất là thơm tay của người tạo ra “độc chiêu vọng mỹ nhân”.

Saint-Louis, 08-9-2008

Mai Khắc Ứng

ghi chú : những câu thơ chữ nghiêng trong ngoặc kép của Luân Hoán. Những chữ đứng trong các câu thơ đó là của các thi sĩ Luân Hoán trích, có ghi chú tên tác giả ngay trong mỗi một chùm thơ 4 câu

 

2.Độc giả tra đọc tác giả tra thấy trẻ

Chưa chi bập vào hai câu :

nếu như hấp hối đến nơi

tôi nằm vuốt cái bụng tôi mỉm cười

                                                      (Nếu Như)

 đă thấy phải rồi.

    Tác giả vượt dốccổ lai hy” 24 ngày đă b́nh thản, tỉnh vuốt cái bụngvới sự tự tại an nhiên. Sao THIỀN vậy. Độc giả  ṭng tâm sở dụcdăm ba năm vẫnnhư chưa ”. Th́ ra người xưa nói đúng: “Một lần tra hai lần con nít”. Cái con nít trong Thanh Thi Luân Hoándễ ghét làm sao.

 “xuân này lên bảy chục / thừa thêm hâm bốn ngày

sao mà thọ quá vậy / với đời giàu đắng cay”

(Xuân Và Tuổi Thọ)

    V́ “dễ ghétnên kẻ viết những ḍng này ôm ngay Thanh Thi vào ḷng đểngâmcho lâu. Có “ngâmlâu mới thấy trẻ.

     Điều chia sẻ đầu tiên nuối tiếc những đă qua. Càng nuối tiếc, càng trẻ trung.

ta xưa vốn chưa biết

yêu nhau làm những ǵ

nắm tay c̣n chưa dám

nói ǵ những chuyện chi

(Cố Tật)

Cái “Cố Tậtlàm nên nuối tiếc tưởng lỗ hóa ra lời. Nếu đă những chuyện chi” th́ làm sao viết nên đượcCố Tật”. Trẻ khi tra từ chỗ đó. Từ chỗ đó, để quá khứ trẻ trung ùa vào thơ tra Luân Hoán những ḍng chia sẻ với mọi độc giả tra đă từng

 sóng là của biển vô cùng tận

 chưa tiến thêm lên đă quay ḿnh

 (Yêu Và Thất T́nh)

Sóng biển, sóng ḷng, sóng của tuổi thanh tân sao cùng nhịp vậy. chưa tiến thêm lên đă quay ḿnh”. Sóng biển vượt khỏi sự b́nh thườngtiến thêm lên sóng thần. Tai họa khôn lường. Sóng ḷng tiến thêm lên. Chuyện sẻ xẩy ra. Khó nói trước. Và, nếu đă xẩy ra về già trẻ sao đặng. Được vậy mớiChợt Thấy Nụ T́nh Xưa”, mới viết nênChân Dung Một Người”, mới Nhành Hoa Súng Ái Nghĩa”, mớiNhớ Tiểu Thư Đại Lộc”...

 “sóng h́nh như không gọi cát...

như là dấu chấm tṛn vo”

(Một Thoáng Thơ Lê Quyên Châu)

Trẻ gọi trẻ để trẻ bao quát hầu như toàn bộ Thanh Thi làm nên xanh giữa tuổi tra, càng đọc càng thấy ḿnh trẻ lại. Thơ xanh hồn nhiên giữa cuộc đời đi, ở của một kiếp người không c̣n tra thêm nữa. Người xưa nói rồi. Thân như điện ảnh hữu hoàn .

Ngoài sự trẻ bao la giữa t́nh người, Luân Hoán c̣n để lại một phần thân thể thời trai trẻ giữa cuộc chiến ông lựa chọn.

 “Mây trời đang dẫm dưới chân

Vẫn quằn quại muốn phân trần điều chi”

 (Núi Vàng, Nghĩa Địa Một Bàn Chân)

Day dứt của một tâm hồn trong sáng khẳng định đường ḿnh đi chưa tới đích đă đánh rơi mất một bàn chân trai trẻ trên chóp núi Vàng. Giá toàn vẹn. Giá đạt đích th́ đâu đến nỗi xót xa khi đi giữa quê nhàbuổi xế chiều với đất đá hồn. Máu trẻ trong tác giả tra lại mưng lên những ước mong bàn dân đang muốn

 “xin ḷng làm được lớp da

bọc lên đất đá hương hoa t́nh người”

 (Chạy Xe Trên Bạch Đằng Tây)

Ḷng của lớp da trẻ, tâm hồn trẻ, nhân t́nh trẻ làm nên sức trẻ của Thanh Thi rồi đọng lại cho ta ngẫm dài dài.

“nhớ nhung lúc cạn lúc sâu

ḷng trăm năm vẫn thắm mầu t́nh yêu

trong b́nh thường có cao siêu

người trong cuộc hiểu, bấy nhiêu đủ rồi”

(Hương Chỗ Em Nằm)

Không chỉ người trong cuộc hiểu người ngoài cuộc cũng hiểu bấy nhiêu đủ rồi”. Mỗi chúng ta, độc giả tra hay trẻ, đều đă được Luân Hoán đánh thức như một tay lâm cao cường bấm đúng huyệt. Mai Lan Cúc Trúc nhĩ nếu không phải tứ quư, không phải non sông, không phải quê nhà. Trẻ măi trong mọi lớp độc giả đều sẻ chia với niềm tâm sự này.

cả quá khứ đời chúng tôi đọng đó

trên bốn tấm tranh thuộc loại xưa rồi

Trúc có thấy, Lan có nh́n rơ nét

nhưng linh hồn vẫn chỉ khoản đời tôi”

trên bốn tấm tranh, trên bốn mùa hay trên bốn ngh́n năm! Một cơi linh hồn.

Saint Laurent, tháng 5 năm 2011

 Mai Khắc Ứng

 

 

                                      

 

 

 

nhà sử học, tên thật Mai Khắc Ứng, bút danh Tân Lĩnh, sinh ngày 05-01-1935 tại Can Lộc Hà Tĩnh. Hiện định cư tại Montréal Canada.

·                     Đă xuất bản 12 tác phẩm biên khảo về lịch sử . và 1 thi phẩm Bồng Bềnh Tháng Năm