Đc Rước M Đu Năm và

Trong Sân Trường Ba y

Hoàng Yên Lưu

 

1.

Rước Mẹ Đầu Năm

 

 

        Mẫu tự “m” bật ra tự nhiên từ những đôi môi hồng bập bẹ khi bé thơ gọi người ban cho chúng ta cuộc đời và nguồn hạnh phúc làm người: Mẹ !

          Mẹ hiền, hiền mẫu, từ mẫu và nhiều chữ cùng nghĩa trong các nguồn ngôn ngữ khác nhau dùng chỉ đấng sinh thành không phải t́nh cờ mà có những âm thanh gần giống nhau. Chúng thường được cấu tạo bởi một thanh bằng và một thanh trắc  hay hai thanh bằng đọc lên êm tai, trầm bổng, không mấy ai không cảm động, không mấy ai không bồi hồi nhớ lại h́nh ảnh đẹp nhất đầu tiên mà mỗi con người chúng ta may mắn giữ được trong kư ức, cũng như t́nh yêu thánh thiện đầu tiên đă nhận được như vốn liếng vào đời. Đông và Tây có thể không bao giờ gặp nhau như nhà văn Anh Rydyard Kipling từng nói, nhưng về người mẹ, về t́nh mẹ th́ Đông Tây, không những gặp nhau mà c̣n ḥa đồng làm một, chỉ diễn tả bằng ngôn ngữ khác nhau mà thôi.Chúng ta thử nghe Allan Edgar Poe trong bài To My Mother th́ thấy rơ:

         “ Beceause I feel that, in the Heavens above

         The angels, whispering to one another

         Can finf, among their burning terms of love

         None so devotional as that of Mothers”

 

          Ngày 14 tháng năm là ngày lễ Mẹ hiền hay lễ Hiền mẫu. Đây là một ngày trọng đại, tưởng niệm công đức sinh thành và cũng là dịp chúng ta cảm ơn các nhà thơ, các nhạc sĩ và họa sĩ đă thay chúng ta dùng ngôn ngữ nghệ thuật, ca tụng và tưởng vọng Người Mẹ. H́nh ảnh mẹ hiền sống măi nhờ  nhạc của Y Vân (Ḷng Mẹ), của Phạm Duy (T́nh Ca), văn thơ của Bùi Viện (Văn tế lăo mẫu), Lưu Trọng Lư (Nắng Mới), và Vũ Hoàng Chương (Khóc Mẹ)…

          Nhớ ơn dưỡng dục th́ khi cha mẹ c̣n sống tuy chẳng phải học gương thầy Tử Lộ “thờ hai thân từng bữa canh lê / từng phen đội gạo đi về/ xa khơi trăm dặm nặng nề đôi vai”…nhưng ít ra cũng cần làm vui ḷng các người và khi cha mẹ khuất bóng hăy tưởng niệm họ với tấm ḷng mà một nhà thơ đương đại đă viết trong Rước Mẹ Đầu Năm:

          Vẫn chừng đó trên mâm cơn cúng mẹ

          Dĩa rau xanh, cái bánh tráng nướng vàng

          Và đôi đũa c̣n thơm mùi tre mới

          Và nước trong, trong chén ố thời gian

 

          Con qú gối bàng hoàng không dám lạy

          Pháo bên nhà hàng xóm nổ vang vang

          Nén chua xót, ngượng ngùng con đốt nến

          đốt hương xin mẹ gắng hiểu cho cùng

 

          thân trôi nổi đă tṛn ba mươi tuổi

          chẳng c̣n ǵ để dâng mẹ hôm nay

          tấm thân thể mẹ nâng niu sinh nở

          cũng bán một phần lây lất qua ngày

 

          mẹ kính yêu cho con qú bên mẹ

          học một đời trong sạch bao dung

          dẫu đói rách không lọc lừa gian lận

          dẫu đớn đau không than oán điên khùng

 

          mẹ hẳn biết con vẫn cười vẫn nói

          vẫn cho đời sức sống tự nhiên

          qua hơi thở, qua ḍng thơ chân thật

          dẫu nhiều khi ướt sũng lệ ưu phiền

 

          mẹ kính yêu, cho con qùi bên mẹ

          chiều cuối năm trời gió lạnh vô cùng

          con sẽ gắng viết thêm bài thơ mới

          thay cỗ bàn, dâng lên mẹ bao dung

 

          mẹ kính yêu, con đă qú bên mẹ

          qú trang nghiêm trong cơi trống không

          gối không đụng mặt đất người đi đứng

          nhưng ḷng như đang bên mẹ phiêu bồng

         Tác giả bài thơ trên là Luân Hoán. Luân Hoán là nhà thơ có sức sáng tạo phong phú vào bậc nhất trong mấy chục năm gần đây. Ông cũng là một nhà thơ t́nh cảm đặc sắc trong Văn Học Việt Nam hậu bán thế kỷ 20 bước sang tiền bán thế kỷ 21. Thơ của ông xoay quanh đề tài t́nh yêu, bè bạn, chiến hữu và đặc biệt là những vần thơ nói về Mẹ.

          Bài Rước Mẹ Đầu Năm, trích trong tập Rượu Hồng Đă Rót xuất bản năm 1974 tại Sài G̣n, là một bài ông sáng tác vào tuổi ba mươi, nghĩa là trong các năm 1970 hay 1971 như ông đă cho biết: “thân trôi nổi đă tṛn ba mươi tuổi”

          Bài thơ trên ra đời vào dịp đón năm mới. Ngày Tết con cái thắp đèn hương quỳ lạy trước bàn thờ cha mẹ là h́nh ảnh thường thấy nhưng cảnh ngộ và tâm trạng nhà thơ đă tạo cho bức tranh những nét đặc biệt không thể lẫn với bất cứ h́nh ảnh nào trong cùng dịp.

          Trước hết là những nét khắc họa về người mẹ của tác giả. Bà mẹ quê hiền thục, đảm đang và giản dị, cả đời chỉ biết tận tụy v́ chồng con như bà Tú trong thơ Trần Tế Xương. Chính từ sự giản dị này h́nh tượng người mẹ trở nên trong sáng hơn, vĩ đại hơn và thấm sâu hơn vào ḷng người đọc:

          Vẫn chừng đó trên mâm cơn cúng mẹ

          Dĩa rau xanh, cái bánh tráng nướng vàng

          Và đôi đữa c̣n thơm mùi tre mới

          Và nước trong, trong chén ố thời gian

          Chân dung tinh thần, ảnh người mẹ, được vẽ một cách gián tiếp. Bữa cơm cúng chỉ có: “đĩa rau xanh”, “bánh tráng nướng vàng”. Và “chén nước trong”, xem ra th́ đạm bạc nhưng qua sự đạm bạc này là chân t́nh nồng hậu và h́nh ảnh hy sinh vô bờ vô bến. Chỉ bốn câu thơ mà nói lên được sự thành kính (chén nước trong, đũa thơm mùi tre mới…), ḷng trung hậu của người con dù trải qua bao thử thách nghiệt ngă của cuộc đời. Màu xanh, màu vàng, nước trong và mùi tre mới, bằng ấy thứ và tấm ḷng thành, có lẽ qua bao nhiêu thăng trầm trong cuộc sống của tác giả, đă không hề thay đổi trong dịp giỗ tết cho dù thời gian đă làm cho ố màu chén nước

          Con qú gối bàng hoàng không dám lạy

          Pháo bên nhà hàng xóm nổ vang vang

          Nén chua xót, ngượng ngùng con đốt nến

          đốt hương xin mẹ gắng hiểu cho cùng

        Từ h́nh ảnh người mẹ thân thương, nhà thơ nói về ḿnh. Hoàn cảnh của ông cũng có nhiều nỗi khảm kha bất b́nh mà ông ám chỉ bằng hai chữ “chua xót”. Luân Hoán từng là một chiến binh và trong một cuộc hành quân ở Quảng Ngăi vào đầu năm Kỹ Dậu (1969) đă mất đi một bàn chân trái. H́nh ảnh “con qú gối bàng hoàng không dám lạy” đă là bi kịch ghê gớm của một chàng trai lúc đó chưa đầy ba chục cho dù tác giả chỉ dùng chữ “Chua xót” để mô tả. “Không dám lạy” v́ một phần cơ thể giữ cho sự thăng bằng của thi nhân không c̣n nữa.”Ngượng ngùng đốt nến…đốt hương” gợi h́nh ảnh vụng về, lúng túng của thân xác và cả cảm giác không yên  ḷng v́ không làm tṛn nghi lễ, không được dâng mẹ cơm lành canh ngọt như ḷng mong ước vào dịp bên ngoài pháo đón xuân của hàng xóm tưng bừng nổ.

          Từ nỗi ngượng ngùng, nhà thơ xót cho thân phận ḿnh, “tấm thân trôi nổi”, sống “lây lất qua ngày” của kẻ tài tử đa cùng:

          thân trôi nổi đă tṛn ba mươi tuổi

          chẳng c̣n ǵ để dâng mẹ hôm nay

          tấm thân thể mẹ nâng niu sinh nở

          cũng bán một phần lây lất qua ngày

         Nhưng nghĩ tới công dưỡng dục của mẹ hiền, nguồn vui và không ít tự hào của mẹ khi sinh ra thi nhân, nhà thơ tâm niệm lời mẹ dặn và theo gương đạo đức của bà (chẳng khác tâm sự của Phùng Quán khi xưa)

          mẹ kính yêu cho con qú bên mẹ

          học một đời trong sạch bao dung

          dẫu đói rách không lọc lừa gian lận

          dẫu đớn đau không than oán điên khùng

        Khi khấn mẹ, nhà thơ đă nói lên những xúc động chân thực nhất của ḿnh trong phút linh thiêng đốt nén hương ḷng. Ở đây bi kịch trong ḷng tác giả nổi dậy. Nhà thơ gượng làm vui với con người và v́ đời làm tṛn thiên chức của kiếp tằm nhả tơ , nhưng toát ra những từ ư, những vần, có thể t́m thấy sự gượng vui, nỗi khổ tâm của một kẻ tài hoa v́ đời mà lụy. “Ướt sũng lệ ưu phiền” đă khắc sâu nỗi đau trong ḷng kẻ đa cảm và trung hậu. Lệ không ứa ra từ khóe mắt mà từ tâm tư và nước mắt không phải chỉ thấm mà làm ướt sũng tất cả. Chữ “sũng” dùng rất đắt v́ cực tả được tâm trạng bi đát của nhà thơ

          mẹ hẳn biết con vẫn cười vẫn nói

          vẫn cho đời sức sống tự nhiên

          qua hơi thở, qua ḍng thơ chân thật

          dẫu nhiều khi ướt sũng lệ ưu phiền

        Nhà thơ nghèo hơn thiên hạ nhưng lại giàu ḷng, giàu cảm xúc và người mẹ của tác giả đă thấu hiểu con ḿnh hơn thế gian v́ chính bà đă truyền cho thi nhân hồn thơ từ khi ông c̣n là một cậu bé bị đ̣n v́ nghịch ngợm như ông từng tâm sự:

          Mẹ nằm đọc Lục Vân Tiên

          Trăng thu vào chật mái hiên nghe cùng

          Hương từ vần điệu nghĩa trung

          Hương từ giọng mẹ thơm lừng đên khuya…

         Và chắc hẳn bà sẽ mỉm cười nơi suối vàng v́ yên tâm con ḿnh “bất oán thiên. bất vưu nhân” sẽ vui vẻ và trung thành trên con đường nghệ thuật và dùng sản phẩm của trái tim v́ đời để dâng ḿnh mỗi dịp cúng giỗ,

          mẹ kính yêu, cho con qùi bên mẹ

          chiều cuối năm trời gió lạnh vô cùng

          con sẽ gắng viết thêm bài thơ mới

          thay cỗ bàn, dâng lên mẹ bao dung

         Bốn câu kết là chân của kiến trúc toàn bài. Chúng nặng về cảm xúc và chắc chắn, khéo léo về kỹ thuật. Tác giả đă qú bên mẹ, nhưng “trong cơi trống không” và “gối không đụng mặt đất người đi đứng” mà qú với cả ḷng chung thủy, vĩnh viễn vượt cả không gian và thời gian. Cảm xúc do giác quan đưa lại tỏa ra và lan rộng, cuối cùng kết tinh lại và dâng lên cao kết tụ thành một rung động vô h́nh mảnh liệt nhất:

          mẹ kính yêu, con đă qú bên mẹ

          qú trang nghiêm trong cơi trống không

          gối không đụng mặt đất người đi đứng

          nhưng ḷng như đang bên mẹ phiêu bồng

         Luân Hoán  tên thực Lê Ngọc châu sinh năm 1941, và như người thân của ông tiết lộ, nhà thơ là một trong song thai khi cất tiếng chào đời và “èo uột khó nuôi” nên ân nghĩa “mang nặng đẻ đau” của bà mẹ đối với thi nhân càng nặng.Bà lại không phải là chính thất của thân sinh nhà thơ nên dù sao  bà cũng thiệt tḥi nhiều về mặt hạnh phúc. Người phụ nữ đức hạnh, giàu ḷng hy sinh này đă mang bao nhiêu t́nh thương và tâm huyết gửi vào đàn con nhỏ và nuôi dạy họ nên người. Trong một bài thơ khác, bài Mẹ, nhà thơ đă kể lại  những kỷ niệm ấu thơ: công lao dưỡng dục của mẹ dành cho thi nhân và nỗi thương nhớ mẹ ấp ủ măi măi trong ḷng ḿnh. Ây cũng là lư do giải thích được tại sao ông lấy bút hiệu là Luân Hoán, một bút hiệu lạ và hay, do tên mẹ ghép với tên cha mà thành, và đă phản ánh được tấm ḷng của người con hiếu với cha mẹ.

 Hoàng Yên Lưu

(Thời Báo s ố 1280 Thứ bảy, ngày 06-5-2006)

 

2.

Trong Sân Trường Bữa Ấy

 

          T́nh đầu có rất nhiều điều đáng nói và t́nh ở tuổi trẻ lại càng thêm sôi nổi nhờ màu sắc và hương vị đậm đà. Mới đây, đầu tháng 7-05, trên màn bạc có chiếu một cuốn phim khá đặc sắc về “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Cuốn phim mang tựa đề là My Summer of Love của đạo diễn Pawel Pawlikowski dựa trên cuốn truyện cùng tên của Helen Cross với các tài tử Nathakie Press và Emily Blunt, tuy nhân vật thời đại táo bạo và nghịch ngợm nhưng nét thơ nây, hồn nhiên vẫn rơ rệt trong hành động và trên nét mặt, làn môi.

          Tuy nhiên, t́nh yêu trong phim chỉ nói lên được chất đam mê của tuổi trẻ trong yêu đương, đồng thời cũng là những ǵ rồ đại và nghịch lư nhất, khá quen thuộc trong văn nghệ, điện ảnh Tây phương nhưng không nói lên được những nét đẹp, nét buồn, chất lăng mạn trong t́nh yêu của tuổi trẻ Đông phương mà ngưởi thưởng thức dễ t́m trong thơ Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương và Nguyễn Bính trước 1945 và sau 1954 là trong thơ Luân Hoán, như trong bài Trong Sân Trường Bữa Ấy.

       Trong Sân Trường Bữa Ấy là một thiên t́nh sử trường thiên gồm bốn phần, có khai-thừa-chuyển-hợp. Nh́n chung mở đầu rất đẹp và kết thúc khá buồn.

          Các nhà thơ thường đa t́nh, đa cảm và giàu mộng tưởng. Chàng trai đứng trên lầu cao nơi hành lang lớp học nh́n xuống dưới sân trường, nh́n trộm người ḿnh muốn nh́n và làm cơi ḷng vương vấn. Cái tuổi mười lăm thường chỉ có cảm giác nhớ thương ai đó chứ chưa hẳn đă biết yêu.

          Khởi đầu một câu chuyện có thực và rất thực, nhà thơ hồi ức dĩ văng, trí tưởng tượng của một tâm hồn dễ bén nhạy đă vẽ lại cái cảnh trong sân trường bữa ấy, về người ấy và tâm trạng lúc ấy hết sức linh động và vô cùng đẹp.

          Nhà thơ thú nhận “ta nương náu bên em bằng mộng tưởng, bởi quá yêu nên ta giàu tưởng tượng” Tưởng tượng nơi thi nhân phong phú vô cùng nên ở đây thực và mộng trộn lẫn, quan sát và hồi ức quấn vào nhau. Nhờ thế chất lăng mạn bàng bạc từng vần.

          Phải là một “cây bút muôn màu” say mê ghi lại cái đẹp và cũng phải là “cây đàn muôn điệu” dễ rung động trước cái t́nh, Luân Hoán mới viết được những vần thơ chẳng khác bức họa giai nhân và cũng tương tư khúc nhạc ḷng chưa dứt. Có mấy ai không mê hoặc trước h́nh ảnh cô gái và lời tâm sự của tác giả:

         Tà áo trắng x̣e như đôi cánh lượn

          trải dịu dàng trên cỏ mượt màu xanh

          nét thơ ngây đầy khuôn mặt tinh anh

          đôi mắt biếc kiếm t́m và lẫn trốn

          ngực dồn đập gịng máu thời mười bốn

          vai no đầy nguyên liệu tuổi thèm yêu

          tay đài trang lăng mạn trải trong chiều

          từng ngón nhỏ như sẵn sàng mời mọc

          ta đứng tựa trên hành lang lớp học

          trên lầu cao nh́n xuống mộng bâng khuâng

          ḷng cúi theo từng ngọn tóc phân vân

          hôn rất nhẹ trên tóc thề đen nhánh

          môi em đỏ sao h́nh như quá lạnh

          răng trắng thơm níu giữ lấy hồn ta

          lưỡi rót hương t́nh rót mật đậm đà

          ta nương náu bên em bằng mộng tưởng

        Người ấy làm nảy sinh t́nh này, nhà thơ nói về ḿnh và bằng những lời mà những kẻ ṇi t́nh nghe là động ḷng. T́nh yêu ở tuổi trẻ   đam mê và điên cuồng. Các nhà tâm lư đều xác nhận t́nh đầu là biến cố tâm lư hết sức nguy hiểm trong giai đoạn thứ nhất trong đời mỗi người. Nó ào ào tới như cơn lốc cuốn theo mọi sinh hoạt của ta vào cuộc t́nh, vào người t́nh, t́nh yêu trở thành ám ảnh khôn nguôi, yêu đương biến thành điên dại. Các nghiên cứu gần đây về tâm lư đă chứng tỏ có các khuynh hướng nghịch lư, hành động điên dại ở mối t́nh đầu do khối óc của tuổi trẻ chưa phát triển trọng vẹn. Điều này giải thích tại sao t́nh đầu có thể đẩy người ta vào chỗ tự hủy hay hủy người, nói chung là dễ đưa người chung t́nh sa vào hố diệt vong.

         Phần thứ hai của bài cũng vẫn là hồi ưc, gồm những kỷ niệm ngây thơ và đậm nét “ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”. Ở đây chúng ta được biết, nhà thơ lúc đó ở tuổi 15 và cô bé chàng yêu mới vừa 13. Yêu trong lứa tuổi này Vũ Hoàng Chương đă viết bài U T́nh, Nguyễn Xuân Huy viết bài Giận Nhau và gần chúng ta hơn, Nguyên Sa viết bài Tuổi 13. T́nh tuổi nhỏ thơ ngây và có nhiều điều đáng nói. Một triết gia, Jean Lacroix, đă cho rằng có ba đức tính trong t́nh yêu. Khởi đầu của cuộc t́nh là can đảm, tiếp tục cuộc t́nh là hy sinh và kết thúc cuộc t́nh là chung thủy. Tuổi trẻ dại khờ, chẳng có phương tiện nào khác chinh phục người yêu bằng chân thật dù thể hiện một cách vụng về. Chàng trai đă nắn nót chép những bài ca dao trữ t́nh để bóng gió ngỏ ḷng ḿnh, nào là “trèo lên cây bưởi hái hoa”, nào là “đêm qua ra đứng bờ ao”…H́nh như ngỏ ḷng bằng ca dao là một cách mà tuổi trẻ hay dùng để bày tỏ tấm ḷng, v́ giản dị, trong sáng, đầy chất thơ mà lại kín đáo nhất, khác hẳn ngày nay người ta tặng nhau bó hoa hay một món quà quí giá. Sang th́ sang thực nhưng thơ mộng không nhiều. Ca dao có tác dụng không nhỏ v́ chúng trữ t́nh. Có người kể lại một chàng trai viết cho cô gái một câu: “Trên trời có đám mây xanh” Đây là cách tỏ t́nh đầy thông minh v́ nếu cô gái cũng ṇi t́nh th́ biết rằng đó là câu mở đầu của một bài ca dao có câu cuối nói rơ tâm sự:

          “Trên trời có đám mây xanh / Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng / Ước ǵ anh lấy được nàng!”(Ca dao)

          Chép ca dao rồi, nhưng c̣n cần can đảm đưa cho người ḿnh yêu. Luân Hoán là bậc thầy mô tả diễn biến tâm lư và chỉ có kẻ đă yêu khi c̣n tay trắng mộng đầy mới nhận ra nhà thơ đă kể giùm ta những điều mà trí nhớ ta quá nghèo, tưởng tượng của ta quá cạn không ghi lại hết và ngôn ngữ ta quá vụng về nên có nhớ cũng chẳng nói nên lời.

          chọn cách nào cho thật tự nhiên

          bạn bè em ranh mănh xỏ xiên

          chưa có lửa chừng như đà có khói

          thu can đảm đi ngang em, khẻ nói:

          Hồng cầm về nhà đọc cho vui

          em ngạc nhiên,rồi lưỡng lự mỉm cười

          nắm nhè nhẹ sợ lây phong lăng mạn

          chân vội vă đă theo tay chúng bạn

          khúc khích cười nghe kiêu hănh làm sao

          ta nhận ta ch́m giữa giấc chiêm bao

          giữa buổi học, giữa giờ sử địa

          mấy tuần qua, em không hề đếm xỉa

          gặp ở trường em lạnh nhạt như không

          tập ca dao ta chép những chuyện ḷng

          em có hiểu ta cố t́nh gởi gắm

          em không nói, không cười, ta buồn lắm

          thà trề môi, háy ngúyt c̣n hơn

          ngậm chua cay nuôi dưỡng chút giận hờn

         Đọc Luân Hoán tới chỗ này lại nhớ tới Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư. Th́ ra hai nhà thơ có thể nói như Chu Mạnh Trinh viết về Nguyễn Du:”Ta cũng ṇi t́nh thương người đồng điệu”. Họ là ‘t́nh chủng”, họ có nhiều chỗ đồng điệu.

          Phần ba cuả bài thơ khiến người ta nhớ tới Tạ Kư. Ta Kư cũng nhà thơ đất Quảng gần kề Luân Hoán, đă mượn câu:’T́nh đi mau sầu ở lại lâu dài” của Huy Cận để đặt tên thi phẩm, cả hai đều nói tới cái mong manh, ngắn ngủi của t́nh yêu đối lập với dư ba sầu muộn dằng đặc do t́nh ái mang tới.

          Can đảm là bước đầu là nhịp cầu nối hai tâm hồn. T́nh yêu làm người ta xôn xao mâu thuẫn, ngạc nhiên và đôi khi lo lắng, nhưng nh́n chung nó làm kẻ được yêu tràn đầy hạnh phúc và thêm tự hào. Luân Hoán với ng̣i bút tâm lư sâu sắc vẽ rơ ḷng ḿnh và cũng họa giùm tâm trạng những kẻ được yêu:

          rất t́nh cờ hai đứa chợt gặp nhau

          em mở cặp vội vàng trao quyển sách

          sợ bạn thấy ta kẹp vào dưới nách

          đi một hơi không kịp cảm ơn em

         trốn vào cầu hối hả giở ra xem

          mảnh giấy nhỏ nét mực nghiêng nghiêng tím:

          -   anh đừng giận, H, mến anh nhiều lắm...

          chỉ thế thôi nhưng quá đổi hẹn ḥ

          ḷng mở cờ ta muốn hét thật to

          ta vĩ đại bởi có người yêu mến

          Ai đă từng yêu đều dễ dàng chưa sẻ cảm nghĩ với tác giả bài thơ. H́nh như khi người ta yêu và được yêu th́ ngoại cảnh như phụ họa vào niềm vui của ta. Như đă nói trên, yêu của tuổi trẻ là đam mê. Thế mà đam mê luôn luôn có một số đặc tính. Một là nó là khuynh hướng mănh liệt có khả năng bào ṃn nhân cách, hay nói như Kant, “đam mê chẳng khác ḍng nước chảy, mỗi ngày một đào sâu ḷng thác”. Hai là, đam mê  là một thứ tinh cảm độc tôn và chuyên nhất. Khi yêu và được yêu người ta chỉ nh́n thấy màu hồng, màu biếc. C̣n khi mối t́nh tan vỡ th́ sao ? Kẻ đam mê sẽ chịu bi kịch có khi kéo dài một đời chẳng khác Vũ Hoàng Chương bị ám ảnh bởi ngày “12 Tháng Sáu” cho tới tuổi già.

        Qua những giây phút hồi ức rất mực đoạn trường, tâm hồn nhà thơ b́nh thản lại phần nào, khác hẳn khi xưa Lamartine trở lại bên hồ Bourget t́m lại h́nh ảnh người yêu ngày cũ, Julie Charles,và ch́m vào hồi ức.

          Như trên đă nói, phẩm tính cuối cùng của t́nh yêu là chung thủy. Nhớ lại t́nh xưa, nhớ lại người cũ, điều ǵ đă khiến nhà thơ thấy dĩ văng  ở ngay trước mắt hay dĩ văng ḥa lẫn với hiện tại ? Đó chính là nhờ ḷng chung thủy và lượng bao dung. Chất nhân đạo và bản chất phóng khoáng là chất nổi trong thơ Luân Hoán dù trong thơ chiến tranh của ông người đọc cũng dễ dàng t́m thấy:

          ḿnh ta về nh́n lại gốc phượng xưa

          con ve than trên cành nhớ đong đưa

          hoa vẫn đỏ trong nắng vàng lộng lẫy

          ta chợt thấy h́nh như em ngồi đấy

          mới hôm qua mới một phút trước đây

          tay vẫn hồng má vẫn đỏ hây hây

          dẫn ta bước qua trăm đường dĩ văng

          em yêu dấu, hỡi con chim trúng đạn

          rơi về đâu trong cơi sống mênh mông

          ta vẫn c̣n đây mái tóc bềnh bồng

          sương gío ươm đôi ḍng bụi trắng

          đời ch́m nổi những ba cay bảy đắng

          ḷng vẫn xanh như cỏ dại thong dong

          trái tim ta vẫn rộng răi thư pḥng

          em ngủ muôm đời trên vần điệu

          ta mai mốt dù tài danh mệnh yểu

          đă nhờ em tồn tại với thời gian

         Chuyện t́nh Luân Hoán làm say ḷng người một phần v́ xuất phát từ rung cảm thực nên dù là một câu chuyện t́nh cổ điển có bố cục quen thuộc “ái t́nh sớm nở chiều phai rụng” nhưng nhà thơ khéo kể, kể có duyên nên cái b́nh thường thành cái đặc sắc, cái riêng của ông thành cái chung của chúng ta. Hơn nữa, Luân Hoán có bút pháp độc đáo, nói ra thơ, nói ra nhạc chứ không phải gọt giũa từng chữ, từng câu mới thành thơ, thành nhạc. Tất cả đă tạo thành giá trị cho Trong Sân Trường Bữa Ấy và ghi được ấn tượng sâu sắc măi măi trong ḷng người đọc.

Hoàng Yến Lưu

(Thời Báo, số 1198, thứ bảy 23-07-2005)

 

 

Cựu giáo sư trung học, cây bút điểm sách phê b́nh thường

trực của tuần báo Thời Báo Toronto Canada