Gii thiu

“Thơ thơm t gc r t́nh”

ca Luân Hoán

Trn Th Nguyt Mai

 

Khi đọc thơ đôi lúc tôi có thắc mắc. Khi th́ không biết tên tác giả bài thơ, khi th́ không biết câu thơ như vậy có đúng với ư tác giả không v́ lỗi typo… Và, dù chưa hề quen biết với anh Luân Hoán, nhưng khi email hỏi, anh đều giúp câu trả lời. Lần này cũng vậy. Tôi đă thắc mắc một chữ trong câu thơ của thi sĩ Thương Nguyệt hồi xa xưa, thời ông chưa là họa sĩ Trịnh Cung, chẳng biết hỏi ai, nên lại email hỏi anh. Và đó là khởi nguồn của bài viết hôm nay.

Anh cho biết sẽ in một tập thơ mới, nếu tôi có hứng thú th́ góp vài trang cảm nhận cho vui. Thật là một vinh hạnh quá lớn lao, làm sao tôi có thể từ chối được?  Bởi anh là một nhà thơ đă thành danh từ rất lâu. Bắt đầu làm thơ từ năm 11 tuổi, tính đến nay anh đă sống với thi ca 61 năm.  Có thơ đăng báo từ rất sớm (khoảng 14-15 tuổi) trên Tuổi Xanh, Gió Mới và các báo văn học Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Ngàn Khơi, Kỷ Nguyên Mới, Mai, Bách Khoa, Văn Học... Là một trong những anh em miền Trung chủ trương tạp chí Trước Mặt - một tạp chí văn hóa xă hội - năm 1968 và cũng là người có thơ, sách xuất bản rất nhiều…

 

“Thơ thơm từ gốc rễ t́nh” là tập thơ mới nhất của anh, gồm có 5 tiểu tập:

1. t́nh vay sông núi quê nhà

2. mừng em linh hiển ăn nằm với thơ

3. nụ hồng cho bạn trăm năm

4. thường ngày hít thở linh tinh

5. cảm nhận từ nữ lưu

 

Phần 5 đặc biệt dành cho tiếng nói của nữ lưu, v́ có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê b́nh nam giới đă viết về thơ của anh, như Đỗ Quư Toàn, Thái Tú Hạp, Du Tử Lê, Song Thao, Hồ Trường An, Nguyễn Mạnh Trinh, v.v… với những nhận xét chính xác mà tôi rất đồng t́nh. Như của nhà văn Hồ Trường An: “Ngôn ngữ thơ anh cực kỳ đơn giản mà tinh khôi tân kỳ. Tài xử dụng ngôn ngữ cùa anh lạ lắm: anh làm thơ khơi khơi như nói chuyện, đôi lúc như hí lộng. Chúng ta không bắt gặp sự gọt dũa, trau chuốt trong thơ anh. Y vậy, mà ngôn ngữ anh đẹp lạ lùng, nó chứa cả nguồn sinh lực vô biên, hồn nhiên tuyệt vời. Qua ngôn ngữ thơ đó, chúng ta bắt gặp một sự nhạy cảm rất thơ, một tâm hồn phóng khoáng kỳ diệu.”

Hay nhà thơ Thái Tú Hạp:

Bút pháp của Luân Hoán vững vàng, nhuần nhuyễn. Thong dong, xuôi suốt ở thế 7, 8 chữ. Mềm mại, nhẹ nhàng ở thể lục bát. Cô đọng, tự nhiên ở 5 chữ. Thơ của anh dồi dào h́nh ảnh, màu sắc với giọng giản dị đôn hậu, hay đưa tục ngữ vào thơ, đánh thức được xúc cảm của người đọc. Kêu gọi sự tham dự của người thưởng thức đến từng ḍng, từng chữ... Tóm lại Luân Hoán là nhà thơ của cảm xúc. Và anh đă thành công trên đường đi của anh”.

 

Phải nói ngay rằng Luân Hoán làm thơ rất dễ dàng, bất cứ chỗ nào, thời khắc nào, không cần phải ngồi vào bàn viết, có bút mực hẳn hoi. Anh có thể làm thơ ngay trên giường ngủ, khi chờ vợ đi chợ, hoặc khi đang lái xe trên xa lộ… Vậy đó, nhưng h́nh ảnh, lời thơ rất đẹp tuy anh không cố ư gọt dũa hay trau chuốt. Chẳng hạn như:

 

không có áo vàng không hoa cúc

h́nh như đă có chút ǵ thu

cành xanh đă úa vài ba lá

như là đang nhuốm bệnh tương tư

 

ngày bước chậm chân theo sợi nắng

mây c̣n ngái ngủ ẩm sương mai

không chim không bướm không nguồn tóc

gió khẽ rùng ḿnh lệch cánh vai

(Hơi Thu)

 

Những câu thơ thật đẹp và cũng quá đỗi ngậm ngùi khi anh viết về quê hương, tôi cứ thích đọc hoài:

vẫn gặp b́nh minh trên ngọn tóc

mỗi lần tay chải ngọn bâng khuâng

gió từ bờ ruộng qua bụi chuối

mang tiếng ch́a vôi, thoảng hương bần

Hay:

gió lặng Sơn Trà tâm vẫn băo

không mưa mà lệ ngấm đêm sương

(Sông Hàn)

 

Và:

chết rồi, hồn phách, trái tim,

con chim cũng muốn đi t́m cố hương

 

gắng cho ta chỗ kê giường

trên mây trải bóng lên phường ấp xưa

(mất chỗ kê giường)

Tôi đọc mà rưng rưng nước mắt. Không cần những chữ nghĩa “đao to búa lớn”, những lời thơ của anh nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng lại làm con tim xao động khi nhớ lại những ngày ấu thơ:

 

đêm đêm tức tưởi xốn xang lạ lùng

hàng tre gốc mít cành sung

đụn rơm bụi chuối... nhớ nhung xót ḷng

cái đ́a, con lạch, ḍng sông

từ trong trí nhớ nối ḍng chảy ra

nâng tay đè, xốn nặng thêm

vết t́nh đất nước chợt rên thành lời

(thả lỏng nỗi buồn)

 

Bất cứ nơi nào cũng làm anh gợi nhớ đến một quê hương đă ngh́n trùng xa cách:

Cayo Coco

nhớ Thanh B́nh Đà Nẵng

thấy trên sóng nhấp nhô

một thằng bé vọc sóng

(Ngồi Một Nơi Nhớ Một Nơi)

 

Hay khi nghe tiếng chim cu cũng vậy:

lần theo những tiếng cu gù

tôi đi t́m lại cái tôi thuở nào

vấp chân vào chùm ca dao

người xưa bỏ rớt bên rào tre thưa

 

lượm lên, ướm thử có vừa

cái ḷng đang trống gió lùa bốn bên

bảy mươi năm tưởng đă quên

ai dè vẫn nhớ hương đêm trăng vàng

(T́m Lại)

 

H́nh ảnh đẹp quá phải không? Hương đêm trăng vàng. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ đưa ta về một vùng trời ấu thơ mà nhớ quắt quay cái thuở c̣n để chỏm, đă từng tắm hương đêm dưới ánh trăng vàng, ngây thơ cứ ngỡ trăng đang dạo chơi cùng ḿnh…

Nhưng nhắc đến Luân Hoán là phải nhắc đến ḍng thơ t́nh của anh. Tôi chưa được hân hạnh gặp anh ở ngoài đời, nhưng theo những ḍng “tự họa” của anh, th́ anh là một người:

tầm tầm một thước sáu

trọng lượng đủ đi lính

vừa hoang vừa lăng mạn

tính t́nh hơi nhút nhát

(Tâm Dung tự họa)

 

Nhưng với nàng thơ th́ anh bạo gan lắm, anh “tán” ra tṛ, hỏi người đẹp nào lại không “đổ”:

riêng ta xin được thật thà

và yêu vốn bao la dạt dào

thôn quê thành thị rừng cao

biển sông đều chở em vào thênh thang

(ngợi ca mỹ nhân)

 

Nào là xin được làm “Chúa Chổm”:

nợ em cái háy nhẹ nhàng

cái nguưt t́nh tứ mở màn mộng xuân

nợ em cái véo đỏ lừng

ửng hồng da thịt thấm nhuần mạch tim

em không đ̣i, ta trở thành

chúa Chổm từ thuở xuân xanh đến giờ

(Hẹn Nợ)

 

Rồi c̣n hăm he:

ta mà cưa đổ được em

ngày đêm thường trực hành mềm em ra

ta xưa tim rộng mấy ṭa

chừ thu hẹp đủ mái nhà nhốt em

(Hăm)

Chỉ cần người đẹp đi ngang qua:

dáng xuân như vệt nắng

hồn vương hương đôi tà

thơ ngây chợt bẽn lẽn

rùng ḿnh chạm mắt ta

 

là tâm hồn nhà thơ đă thấy xôn xao:

gắng ngồi trong bủn rủn

á khẩu trước nguồn hương

bước em kéo dài măi

sợi thơ t́nh nhớ thương

(Dáng Xuân)

 

Anh đă biết yêu rất sớm, từ những năm học đệ lục, đệ ngũ (lớp 7, lớp 8 bây giờ), dù chỉ là một buổi hẹn đi xem phim hay chạm vào tay nhau mà đă thấy rung động:

lần đầu tiên rủ em xem chiếu bóng

cứ như là chuyện trọng đại thế gian

đă tập trung tinh thần non nửa tháng

đến lúc ra đi tim vẫn rộn ràng

(T́nh Năm Đệ Lục)

 

ḷng chưa mở nhưng t́nh đă lộ

tay chạm tay rúng động mất hồn

mắt gặp mắt lập lờ bối rối

cả thân h́nh như đă bị chôn

(Người T́nh Năm Đệ Ngũ)

 

T́nh yêu thuở ấy thật trong sáng, chỉ là những nhớ nhung vẩn, chưa có những đắm say nhục dục:

yêu chẳng biết làm ǵ hơn ngoài nhớ

nhớ lạ kỳ, nhớ tưởng phát cuồng điên

mới chia tay, vừa đến nhà đă viết

trao gởi cho nhau liên tiếp nỗi niềm

(Nụ Trăng Đầu Đời)

 

Tuy bông đùa ba hoa với nàng thơ thật nhiều nhưng anh là người rất yêu thương vợ. Tôi đă đọc những câu thơ anh làm cho chị Lư thật cảm động: 

em muôn kiếp vẫn cành đào

nụ hồng nhánh quưt ngọt ngào mỏng manh

giọt mồ hôi mật long lanh

bón cho ta nở đầy cành hoa thơ

nhau từ những kiếp nào

ngh́n triệu kiếp nữa vẫn vào đời nhau

(Hứa Chắc)

 

Hay là:

năm mươi năm vẫn như c̣n

cái hồi môi ngậm môi nằm làm thơ

(Tiễn Em Đến Sở)

 

Chị thật hạnh phúc được anh trao trọn trái tim yêu thương:

món quà dành tặng cho em

vẫn là chất liệu trái tim h́nh thành

lượm thương yêu từng để dành

nhồi qua nắn lại hồng xanh đỏ vàng

(Quà Valentine)

 

Để rồi khi chị đi xa thăm con gái hai tuần, ở nhà một ḿnh, anh nhớ chị da diết:

đêm nằm giường nệm rộng rinh

thấm thía nhớ nửa của ḿnh thiết tha

gọi phôn nghe giọng ḍ la

dặn chừng như thể mát-xa dịu dàng

 

vợ chồng mà vẫn mơ màng

tuyệt hơn cả thuở mới chàng ràng nhau

thời gian ai bảo qua mau

sáng ḅ đến tối quá lâu thở dài

(Khi Em Vắng Nhà)

 

Những bài thơ viết về Mẹ của anh cũng thật tuyệt vời:

Mẹ tôi chưa chết được

v́ tôi sống mỗi ngày

bằng tâm lành của Mẹ

với thương nhớ vơi đầy

(Mẹ)

 

Nhớ ngày c̣n nhỏ, bị mẹ đánh đ̣n, rồi mẹ lại thương, ban đêm sờ đầu con, để con măi nhớ:

bàn tay mẹ ngấm đến già

nỗi thương nhớ viết thật không ra hồn

câu thơ nào đủ hương thơm

đủ cho mẹ biết ḷng con bây giờ

(Lằn Roi)

 

Hay khi vợ luộc khoai lại gợi nhớ ngày c̣n nhỏ mẹ dặn đừng đào những củ khoai mụt mà phải trồng trả lại chỗ cũ:

đêm chùng xuống những giọt mưa

không ứa mà rớt lệ thừa hay sao

bàn tay mở nắm chiêm bao

nhớ khoai nhớ mẹ nao nao nỗi buồn

(củ khoai mụt)

 

C̣n nhiều bài thơ hay lắm mà tôi không thể trích ra hết ở đây được. Xin mời các bạn t́m đọc  “Thơ thơm từ gốc rễ t́nh” của nhà thơ Luân Hoán, để cùng nhau t́m về khung trời hoa bướm ngày cũ, để thấy lại h́nh ảnh của chính ḿnh cùng với cha mẹ, bạn bè, anh chị em, người yêu và người t́nh của một thuở xa xưa. Để khi gấp sách lại, bạn sẽ c̣n thổn thức cùng với nỗi niềm của tác giả:

ta đă nhiều năm xa tổ quốc

nhưng nào tổ quốc có xa ta

sờ tay lên ngực nghe c̣n ấm

hơi thở cỏ cây ở quê nhà

(góc nhà)

 

Trần Thị Nguyệt Mai

 

 

 

 

sinh năm 1954 tại Sài G̣n, bắt đầu viết

năm 1970 trên bán nguyệt san Tuổi Hoa

Hiện cộng tác cùng Thư Quán Bản Thảo

do Trần Hoài Thư và vài bạn văn chủ trương.

(TTNM qua phác họa của Đinh Cường)