Cm Xúc Ca Mt Người Thơ

Làm Lính Chiến

Nguyn Thu Hà

 

Sinh tại Hội An vào năm 1941, ấu thơ trôi qua các vùng Đông Bàn, Trung Phước, Tiên Châu Tiên Phước, Ḥa Đa Ḥa Vang, để rồi trụ lại và trưởng thành tại Đà Nẵng, người làm thơ ghép tên cha mẹ làm bút hiệu này, hẳn khó đoạn ĺa với t́nh đất quê hương. Nơi chốn sinh ra cũng ảnh hưởng phần nào đến tính cách của con người. Với dải Trường Sơn trải dài vây quanh, sông Thu Bồn, phố cổ Hội An cùng nhiều thắng cảnh khác…tạo nên một cảnh sắc làm ta luôn lưu luyến và không nguôi nỗi nhớ thương, mỗi khi nhớ về chốn quê nhà. T́nh yêu quê hương của ông luôn bàng bạc trong hầu hết các tác phẩm thơ. Với 2 câu dưới đây, ta có thể h́nh dung về t́nh yêu đất nước của Luân Hoán, nhà thơ và Lê Ngọc Châu, người lính Quốc Gia.


      “Quê hương nhắm mắt như sờ được
      Đà Nẵng muôn đời trong trái tim…”

     (Cám ơn đất đá trổ thơ. Ḷng ta hạt bụi vu vơ bám hoài)


      Đà Nẵng, quê hương tuổi thơ của thi sĩ, với những địa danh đáng yêu và cũng đơn sơ mộc mạc như: Ḥa Khánh, Cầu Đỏ, Chùa Bà Quảng, Giếng Bộng, Chợ Mới, Ga Lớn, Bến Mía, Xóm Chuối... cùng những bóng hồng một thời nổi danh đất Quảng: Quí Phẩm, Như Thoa, Bích Quân, Phước Khánh, Thu Hà... hay những khuôn mặt bạn bè: Tường Linh, Phạm Thế Mỹ, Lê Vĩnh Thọ, Vĩnh Điện, Thái Tú Hạp v.v... Như thế hệ cùng trang lứa, khi đất nước lâm nguy, thi sĩ cũng xếp bút nghiêng lên đường làm tṛn nhiệm vụ với tổ quốc. Ông thụ huấn khóa 24 SVSQ Thủ Đức năm 1966.

        Nhà thơ Luân Hoán vốn là một nhà thơ thành danh từ trước ngày ly hương. Thơ ông từng đăng trên các tạp chí có tiếng trước 1975 như Bách khoa, Văn, Văn học, Phổ thông... Học làm thơ từ năm mới hơn mười tuổi… Theo thời gian, càng ngày hồn thơ của ông cứ thế mà trôi chảy trong huyết quản. Để rồi từ đó trên văn đàn thơ miền Nam Việt Nam có thêm một nhà thơ đích thực bên cạnh các thi hữu khác. Thơ của ông đă in thành sách từ năm1964. Cả một đời sống với thơ, cho đến khi từ giă đời binh nghiệp v́ bị trúng ḿn, gửi lại một phần thân thể tại mặt trận Quảng Ngăi 1969 và giải ngũ năm 1970. Ông trở về đời sống dân sự sau đó và phục vụ tại một ngân hàng cho tới năm 1975. Và năm 1985, ông đă đi theo diện ODP định cư tại CANADA.


      Tuy mất một phần thân thể. Nhưng không v́ vậy mà ông quay lưng lại với thơ :

      “Sáng đi như đuổi ma, chiều về như ma đuổi, người hai     

        chân bôn ba, ta cẳng rưởi giong ruỗi”


      Và vẫn ước ao được làm thơ, không muốn thay đổi:


     “ví như ta được thành ta nữa
      thơ thẩn một đời lại thẩn thơ
      bài thơ mai mốt ra sao nhỉ
      có đỡ xót xa hơn bây giờ ?”


      Với ông, tôi cảm nhận thơ như bóng với h́nh. Thơ là hơi thở, là nguồn sống. Thơ là người t́nh thủy chung nhất, trong mọi hoàn cảnh cay nghiệt của cuộc đời. Thơ vẫn luôn hiện diện khắp nơi chốn đi về của ông. Thơ thay lời muốn nói. Với thi sĩ Luân Hoán, thơ là tất cả. Và trên bước đường ly hương ông vẫn miệt mài làm thơ. Mỗi bài thơ như một sợi tơ trong chiếc kén, cho ra những sợi tơ chắc và óng ả như thơ của ông vậy. Ông như con tằm đến thác vẫn c̣n vương tơ. Bước chân ra xứ người, hồn thơ của ông càng tinh tế hơn. Thơ của ông góp mặt trên văn đàn hải ngoại với số lượng đầu sách thật đáng kể.


      Là một người vốn ham thích thơ, thật may mắn tôi đă được đọc một số tác phẩm thơ của nhà thơ Luân Hoán. Khi đọc lời bạt trong tập thơ “Về trời” (NXB Văn học năm 1964), mà tôi xin trích dẫn vài đoạn trong lời bạt của nhà thơ Dương Kiền:


    Anh Luân Hoán,

…Có nhiều lần tôi tự hỏi, trong một cuộc thế mịt mù và hỗn độn, nhiều máu và nước mắt, thi ca và tiểu thuyết có làm được ǵ?có thay đổi được ǵ? với âm thanh nào, khi mỗi ngày hàng trăm người, dù có nhăn hiệu nào gục chết trên khắp phần đất quê hương? Nhiều lần tôi cầm viết lên những danh từ to lớn mà ḷng cảm thấy hổ thẹn. Chúng ta có tự lừa dối bằng những ngôn ngữ xảo trá hay không? có những lời lẽ bi thương nào sánh được với tiếng khóc của mẹ già, trẻ dại... trong tối tăm, chết chóc.


Gia tài quê hương của chúng ta đă bị xâu xé gần hết, chúng ta chỉ c̣n lại một di sản quư báu: t́nh tự con người. T́nh tự con người bất chấp mọi tương tranh, chia cắt, vùi dập, thủ đoạn... nó sáng ngời trong đêm tối kéo dài từ hai chục năm nay, nó là ngọn lửa sưởi ấm những tâm hồn c̣n biết hướng về nhau, những con tim c̣n biết xôn xao mơ ước. Nó làm thành một thế giới trên những thế giới của tham vọng và hận thù.

....
Nhưng tôi nghĩ rằng, tôi bắt buộc phải ghi lên giấy, một ư nghĩ có thực của tôi: thơ anh là những âm thanh t́nh tự thiết tha và tất cả giá trị của anh là ở điều đó. V́ thế đôi khi anh bất chấp những xảo thuật của ngôn ngữ để làm tăng vẻ đẹp h́nh thức; anh chỉ quan tâm tới một điều: nói tiếng nói của con người, t́m thấy nhau trong nhịp điệu của sự sống đầy yêu mến thiết tha”

 (Dương Kiền)


      Từ lời bạt trên của nhà thơ Dương Kiền, tôi liên tưởng và cảm nhận nhà thơ Dương Kiền đă nhận xét chính xác về thơ, cũng như con người của nhà thơ Luân Hoán, khi đọc một quyển thơ nhạc khác của Ông.

       Tập thơ nhạc này xuất bản năm 1969 và đă ra mắt bạn yêu thơ từ rất lâu. Đó là quyển H̉A B̀NH ƠI, HĂY ĐẾN. Tập thơ này được viết chung với hai người bạn, đó là nhà thơ Lê Vĩnh Thọ và nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Cả ba tác giả đều nói lên những tâm tư t́nh cảm, những bức bối, những suy tư trăn trở về mọi mặt của ḿnh, khi quê hương Việt Nam đang oằn ḿnh trong khói lửa của chiến tranh và được viết với tư cách là người VN sống trong chiến tranh. Tôi chỉ xin mạn phép nói cảm nhận về phần thơ của nhà thơ Luân Hoán mà thôi.


      Trong phần của ḿnh, Luân Hoán viết tất cả 13 bài thơ, theo thể tự do. Nội dung xuyên suốt là tiếng nói xuất phát từ trái tim của một người Việt Nam và là một người lính, trực tiếp chiến đấu bảo vệ đất nước. Trên mọi nẻo đường hành quân, dù trong lúc đi hay ngơi nghỉ, ông đă dùng trái tim ḿnh để quan sát, nhận định về quê hương, về cuộc chiến, về t́nh đồng đội, về t́nh người, về hai mặt của chiến tranh. Tất cả những ǵ đă xảy ra, đang xảy ra, ông đều ghi nhận và nói lên những cảm nghĩ, những mong ước, những yêu cầu, thậm chí phẫn uất…Viết với tấm ḷng của con người VN, luôn yêu thương, trăn trở, khắc khoải, suy tư… trước nỗi thống khổ của toàn dân tộc về hiện t́nh của đất nước. Khi cuộc chiến đang ngày càng đưa con người đi đến chỗ diệt vong. Quê hương phủ màu đen tối và ḥa b́nh như một kẻ chơi tṛ trốn t́m, thoắt chốc ẩn hiện, cuối cùng cũng ch́m dần vào bong đêm. Xa xa hỏa châu vẫn sáng rực soi sáng một vùng tăm tối cùng âm thanh vang rền của đạn bom. Xác người vẫn cứ ngày càng chất chồng khắp nơi. Máu vẫn thấm đầy trên mọi nẻo đường của làng mạc, thôn xóm… Ôi quê hương yêu dấu: “Ḥa b́nh ơi, hăy đến”. Chúng tôi mong lắm đàn bồ câu ḥa b́nh tung cánh trên bầu trời trong xanh VN. Hăy đến nhé, mong lắm… Một hy vọng thật mong manh. Hy vọng trong tuyệt vọng.
Mời các bạn hăy lắng nghe ông lên tiếng:


      “Trên con đường t́m đến ḍng sông, trên con đường t́m đến mặt trời, trên con đường t́m đến những nụ cười anh em, chúng tôi đang bước bằng những bàn chân tha thiết, những bàn chân hân hoan xót xa, những bàn chân đă làm quen với hy vọng. Chúng tôi không cầm trong tay vật báu nào, ngoài trái tim c̣n nồng nàn máu nóng và bộ áo quần c̣n ấm áp mùi khói lửa.

        Trái tim chúng tôi sẽ bỏ lại trên mỗi bước chân đi, sẽ làm chiếu hoa trải đường hay sẽ làm những mũi tên hướng dẫn.
       Bộ áo quần chúng tôi xin được giữ lại trong suốt cuộc hành tŕnh để một ngày nào đó khi giáp mặt cùng niềm vui, chúng tôi cởi ra trân trọng đặt lên bàn thờ Tổ quốc, quỳ gối, cúi đầu thảng thốt kêu lên “thôi giă từ chiến tranh, giă từ thần chết”. Hỡi anh em, hỡi bà con toàn thể đồng bào Việt Nam có thể chúng tôi là những


       Ôi chúng tôi đă bắt đầu quá muộn hay đă quá vội vàng?
       Ôi chúng tôi phải mời những ai cùng đi trên đoạn đường chào đón tự do này? Tay chúng tôi đă nắm chặt nhau. Ḷng chúng tôi đă che chở nhau. Chúng tôi đă bắt đầu ca hát. Gió sẽ phụ họa, chim sẽ phụ họa, hát tưng bừng, hát âm thầm, hát nức nở, hát thảm thiết kêu gọi: “Ḥa b́nh ơi, hăy đến”

        Chúng tôi nguyện gào thét đến tắt hơi. Được an nghỉ trong bóng mát b́nh an là điều mơ ước độc nhất chúng tôi dám nghĩ tới. Quan tài của chúng tôi là đó.

         Chào anh em

         Chào bà con toàn thể đồng bào Việt Nam chúng ta”.
        (Lên Tiếng)


       Là một người lính, trực tiếp thấy những cái được và mất trong cuộc nội chiến và cũng như thấy rơ nỗi buồn chiến tranh, nhất là thời điểm 1965 trở đi. Chiến trận hầu như đang bước dần vào giai đoạn khốc liệt. Nước Mỹ, mang danh là đồng minh, đă ồ ạt mang quân sang nước ta. Một trận chiến từ ḷng quê hương Việt Nam. Chỉ v́ ư thức hệ, v́ tham vọng bá chủ của một vài cá nhân đại diện cho một đất nước… Để  cùng một cội nguồn dân tộc mà nỡ tiêu diệt lẫn nhau. Chia đôi đất nước. Chim vẫn dang rộng cánh bay, và mây vẫn lang thang trôi trên bầu trời cao xanh lộng gió,  sông vẫn chảy đời sông, cá vẫn tung tăng bơi lội dưới nước … Nào biết đâu là ranh giới chia cắt! Là người Việt Nam, sống trong ḷng cuộc chiến khốc liệt này, chúng ta mong và luôn ao ước chỉ hai từ: H̉A B̀NH, chao ơi, sao thật khó! Niềm mơ ước đất nước thanh b́nh với những đàn bồ câu trắng chao liệng trên nền trời trong xanh. Với những thửa ruộng chín vàng óng, tỏa hương thơm ngát và rộn ră tiếng cười nói râm ran khi mùa gặt về. Với đàn trâu nằm nhai cỏ bên gốc đa già trong buổi trưa hè. Tiếng vơng bà, mẹ đưa cháu con ngủ với những bài ca dao lục bát thân thương. Tiếng lũy tre xào xạc trong đêm trăng, nằm nghe bà kể chuyện cổ tích bên hiên nhà…


      Nhà thơ, người lính Luân Hoán đă trăn trở, băn khoăn lên tiếng với những ước mơ, nỗi ḷng của một con người trong một đất nước đang chiến tranh… Thoạt nghe, ta thấy điều mơ ước thật đơn giản, nhưng thật ra, rất khó thực hiện bởi nhiều lư do… “Ḥa b́nh ơi, hăy đến”. Chúng ta khản cổ kêu gọi, chúng ta t́m kiếm,    nhưng h́nh bóng của ḥa b́nh c̣n mơ hồ và xa vắng.

        Khi Quân Mỹ đổ người và của vào Miền nam Việt Nam chúng ta qua h́nh thức viện trợ, đồng minh… một cách vô vụ lợi (ta hăy tạm tin như vậy). Những người lính Mỹ, khi ra đi họ chưa kịp, hay chỉ mới biết sơ qua đất nước và con người VN. Qua các phương tiện truyền thông, họ cũng biết sang VN để chiến đấu, mang lại ḥa b́nh. Họ là những người lính gồm nhiều thành phần, xa quê hương, chiến đấu cho một tổ quốc xa lạ, được trang bị vũ khí tối tân… Thế nhưng có lẽ họ thiếu t́nh người, thiếu sự tôn trọng con người và văn hóa của nước sở tại…Và với bản tính hiếu thắng của kẻ mạnh đi giúp nước yếu. Và vô h́nh trung, họ đă gây nên biết bao nỗi căm phẫn, xót xa, đau khổ cho người dân ta, hăy nghe Luân Hoán:


      “Dù các bạn đă hăm hiếp người em gái quê hương của chúng tôi

      Dù các bạn đă cao hứng mở hết số xe cán chết người lao động chúng tôi
      Dù các bạn đă vô cớ đập phá những hiệu ăn, quán nước nghèo nàn chúng tôi
      Dù các bạn đă có những hành động thiếu lịch sự kém văn minh
      Những hành động không phải của con người
      Chúng tôi cũng sẵn sàng thông cảm
      Sẵn sàng tha thứ”


      Những người lính Hoa Kỳ trẻ tuổi, xung phong sang giúp chúng ta, chiến đấu để mà chiến đấu. Họ đi v́ nghĩa vụ đối với nước họ. Xa gia đ́nh để sang một nước cách gần nửa trái đất về khoảng cách địa lư. Họ đi bảo vệ tự do không vụ lợi. Thế nhưng họ chưa hiểu ǵ về con người và tâm hồn VN. Họ ngang nhiên xem thường chúng ta. Họ đâu biết rằng dân tộc VN, vốn có truyền thống uống nước nhớ nguồn. Chúng ta biết ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ của họ trên mặt trận mang lại ḥa b́nh và tự do trên quê hương. Nhưng ngược lại cũng biết đau xót, biết nhục nhă trước những ǵ đă và đang xảy ra khi bước chân của họ đặt lên mănh đất bé nhỏ này.

           Với nỗi đau xót cùng niềm tự ái dân tộc khi quân đội Hoa Kỳ sang giúp chúng ta trên mặt trận bảo vệ tự do. Những việc họ đă và đang gây ra khiến nhà thơ của chúng ta phải thốt lên:


     “Các bạn đă đến Việt Nam
      Các bạn đă uống nước của quốc gia nhỏ bé này
      Nhưng các bạn chưa hiểu được tâm hồn của dân tộc này
      Các bạn chưa nh́n thấy nỗi khát khao mong ước của dân tộc này
      Các bạn không điếc
      Các bạn không đui mù
      Tại sao các bạn vừa chiến đấu
      Vừa tập luyện thui chột phá hủy những cơ quan trời sinh đó
      Đừng tưởng các bạn đă đứng cùng chúng tôi một pḥng tuyến
      Mặt dù chúng ta đều nằm trong một mặt trận chống cộng
      Và cùng đổ mồ hôi đổ máu
      Đă cùng hy sinh
      Nhưng máu và xương thịt các bạn dành cho xứ sở tôi
      Chưa đủ để chứng tỏ các bạn thành thật chiến đấu cho tự do
      Thành thật giúp đỡ một quốc gia nhược tiểu không vụ lơi
      Ôi rất may
      Dân tộc chúng tôi không biết căm hờn
      Chỉ biết tha thứ và bao dung
      Dù khổ đau vẫn c̣n tin tưởng
      (Mặt trời sẽ mọc sau cơn mưa)


      Là một người lính luôn suy tư, day dứt trước những tan thương khi chiến tranh ùa đến. Nhà thơ Luân Hoán đă từng đặt ra những câu hỏi với các binh sĩ Hoa kỳ, những người bạn không phân biệt màu da đă từng cùng chiến đấu trên một mặt trận. Ông đă thấy rơ máu và nước mắt của họ. Không ai giết được t́nh người trong trái tim. Họ đă nhỏ nước mắt trên xác đồng đội. Lệ đă lem màu mực trên những lá thư thăm gia đ́nh được viết từ một xứ sở xa xôi và nhỏ bé. Những ḍng lệ thật hùng vĩ và cũng thật xót xa. Thế nhưng ông cũng hỏi họ tại sao vẫn chưa chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Mặc dù những người lính được trang bị khí giới tối tân… nhưng ông vẫn linh cảm họ sắp nhượng bộ, sắp bỏ cuộc, sắp thua cuộc. Thua đây v́ không phải thiếu yếu tố tàn ác, hay ḷng can đảm…Ông muốn tất cả những người cầm súng tại VN, những người đang ngồi tại ṭa Bạch ốc, hay có mặt tại bàn họp Ba Lê… Phải tự vấn lương tâm và nói với chính ḿnh là chiến đấu v́ tự do, bảo vệ an ninh, văn hồi ḥa b́nh cho một quốc gia nhược tiểu. Lại càng không phải là một cuộc mua bán, trao đổi…Và họ phải hiểu người dân VN luôn khao khát ḥa b́nh, muốn sống tự do… rất oán ghét chiến tranh… Và thi sĩ đă xác tín:


      “Quốc gia của tôi không nghèo như các bạn đă lầm tưởng
      Bao giờ chúng tôi c̣n hơi thở
      Chúng tôi c̣n đủ sức để chiến đấu
      T́m tự do và bảo vệ ḥa b́nh
      Các bạn hăy từ giă Việt Nam
      Nếu đă đuối sức
      Nếu đă biết xấu hổ
      Đă không thực tâm trước khi đến đây
      Các bạn hăy mang lời cảm ơn này của chúng tôi
      Làm một chút chiến thắng
      Về ghi trong lịch sử các bạn
      Chúng tôi cầu mong những trang sử đó không làm các bạn buồn phiền chua xót”.
       (Thư cho người Hoa Kỳ)


       Chiến tranh trong ḷng quê hương xảy ra, kéo theo cả một hệ lụy. Nhà tan, cửa nát, đồng ruộng hoang phế khô cằn. Trâu ḅ chết đói, xác người chất chồng… Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha… Thiếu nữ chưa vui với niềm hạnh phúc lứa đôi, đă trở thành quả phụ… Không khí trên quê hương đầy mùi tan thương, ai oán. Bom rơi, đạn nổ trên khắp nơi, thậm chí cả những nơi nghi có phe địch, khiến người dân thành kẻ trắng tay. Giữ được nguyên vẹn h́nh hài cũng là phúc! Giờ phải vào trại tỵ nạn… thành nạn nhân chiến tranh. Mang trong ḷng nỗi niềm oán trách, ghét nhất là VC, ghét nh́ là Mỹ. Ngẫm nghĩ cũng thật đúng. Nhà thơ Luân Hoán và cũng là người lính của chúng ta, ông cũng bức xúc, trăn trở khi nh́n thấy thực trạng của quê hương. Với tư cách người lính, ông đă mạnh dạn đặt ra những câu hỏi. Hỏi để nói lên những điều mắt thấy tai nghe, những nghi ngờ về cuộc chiến đă và đang xảy ra với người đứng đầu đất nước:



      “Có mấy ai chờ đợi thực tâm ḥa b́nh?”
      Mấy ai thực tâm hân hoan đợi ḥa b́nh
      Ngoài ông tổng thống
      Ông tổng thống nước Việt Nam Cộng Ḥa
……
      Ông đại diện cho chúng tôi
      Ông đă thắng trong một cuộc tranh cử tương đối ít gian lận
      Ông đă có chiếc ghế ngồi đủ để ăn nói
      Cám ơn ông đă đau xót, đă buồn phiền
      Đă tham khảo rất nhiều ư kiến
      Đă cân nhắc đă đánh giá
      Đă suy nghĩ mưu tính
      Thế nào để dành phần thắng cho chúng ta
      Để ông c̣n được ḷng dân kính mến
      ……….
      Tôi nói có ngọn đèn
      Tôi tin tưởng ở ông
      Chúng tôi tin tưởng nơi lương tâm ông
      Ông trong sạch hay ông bẩn thỉu
      Ông nhỏ nhặt hay ông bao dung
      Chắc ông sẵn sàng tha thứ
      …….
     Và mới dám hỏi nhỏ
     Ḥa b́nh có lợi hay có hại cho những người đang lănh đạo quốc gia
     Câu trả lời chắc c̣n lâu tôi mới nhận được
     Nhưng tôi tin
     Tôi không thể vào tù
     Hay không thể ra pháp trường
     Trước khi sống một giây vui sướng
     Bởi chúng tôi đang nói với ông
     Ông là vị tống thống
     Không phải là tên cai ngục
     Cũng không phải tử thần
     Ông đang cho tôi tự do
     Chút tự do ngôn luận
     …..
      Mong ông thật anh minh
      Mong ông thật rộng lượng
      Ông là vị tổng thống nước Việt Nam Cộng Ḥa
      Nửa phần đất của một quốc gia c̣n tự do
      Ông hăy cho tôi nói
      Ông hăy để tôi phát biểu lời của đám dân nghèo khổ
      Lời của đám binh sĩ dưới quyền ông.
      Chắc ông đồng ư
      …….
      Tôi sẵn sàng đứng bên ông
      Tôi sẵn sàng đổ máu
      Không phải cho ông đâu
      Mà cho tự do cho dân chủ
      Cho toàn thể đồng bào chúng ta
      Sống một đời an vui.”
      ……


      Với tấm ḷng yêu quê hương, con người tha thiết. Bước chân của người lính nhà thơ đă in dấu trên mọi nẻo đường quê hương. Ông đă quan sát, ghi nhận hết mọi mặt của cuộc sống thời chiến qua con tim đầy nhân bản. Chiến tranh là một thực tại đang hiện hữu. Và người dân đă và đang sống trong tâm trạng vừa lo âu, sợ hăi, đau khổ lẫn oán trách kẻ gây ra cuộc chiến. Những nơi gần chiến tuyến, sống trong nỗi lo âu v́ tên bay, đạn lạc, thiếu thốn mọi mặt. Họ đă được tập trung vào khu định cư. Chính phủ cũng có chương tŕnh hổ trợ, giúp đỡ vật chất để lợp lại mái nhà… Họ đă phải nghe giảng từng giờ về chính phủ của người nghèo,  nhưng chính phủ có biết họ hiện sống như thế nào. Chính sách thật hay, nhưng liệu tiền bạc, vật phẩm có đến tay người dân? Có những kẻ chỉ v́ mối lợi mà bỏ đi t́nh người trong cuộc chiến. Chúng lợi dụng chức tước, t́m cách moi móc những khe hở của chính sách. Trục lợi, và sẵn sàng t́m bất cứ thủ đoạn để thu lợi cho cá nhân, cho ê kíp của chúng. Càng chiến tranh, kiếm chác càng dễ. Chúng đúng là những kẻ hút máu người. Chúng nằm trong hàng ngũ tướng tá, nằm trong các bộ máy chính quyền. Lũng đoạn cả một chính thể với chiêu bài luôn v́ dân, v́ t́nh huynh đệ chi binh…Nhưng thật ra chỉ v́ tư lợi mà thôi. Ăn chặn tất cả những ǵ mà có thể biến thành tiền. Và mặc dù chính phủ cũng đă hạ vài tên tham nhũng, nhưng chỉ là muối bỏ biển. Chúng vẫn c̣n hiện diện khắp nơi, tinh vi hơn…Ai chết mặc ai, để rồi nơi những vùng chiến tuyến xa xôi, muốn xây công sự hầm hố khi khan hiếm vật dụng, đành dỡ nhà dân! Họ hưởng thành quả trên cái chết của người lính. “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”: Ta hăy nghe thi sĩ hỏi trước cảnh bất công:

 
      …..
      “Thưa ông
      Tôi chỉ là tên lính của một nước có tự do dân chủ
      Có thể tôi chưa đủ tŕnh độ
      Chưa có quyền ăn nói
      Chưa hiểu thấu đàn anh chúng tôi
      Những đàn anh cấp tá, cấp tướng.
      Những đàn anh ngồi chỉ tay

      Ngồi vẽ vời trên phóng đồ hành quân
      Uống bia ăn đồ hộp
      Họ nghĩ ǵ khi được tin chiến thắng
      Họ nghĩ ǵ khi xác anh em chúng tôi
      Mất đầu mất tay
      Ai đă biết vui và ai đă biết buồn
     

….

 


      Là người cương trực, đă từng vào sinh ra tử. V́ thế, người lính Luân Hoán đă mạnh dạn nói và viết những điều cần thiết, những điều mắt thấy tai nghe. Những điều chướng tai gai mắt, về những cấp tướng tá đă quá quen sống trong một xă hội lợi dụng, khai thác chiến tranh đến độ không c̣n lương tri. Cho người đứng đầu đất nước:

….


      Hăy nhớ là tôi vô cùng vui vẻ
      V́ c̣n tin rằng
      Chúng ta đang sống trong tự do
      Và cánh cửa ḥa b́nh đă có hy vọng mở
      Lẽ nào tôi vào tù
      Khi nói những điều cần nói
      Khi phải viết những điều cần viết
      Tôi phải được hơn Trần Dần
      Tôi phải được hơn những văn nghệ sĩ miền Bắc
      Nên không bao giờ ăn năn
      Không bao giờ lo sợ
      Khi phải đệ tŕnh lên tổng thống
       Lời quốc dân”
       ….
      
Ông mạnh dạn và cương quyết:

 


      Tôi không có tội ǵ khi được hỏi:
      “Có mấy ai thực ḷng chờ đợi ḥa b́nh
      Đến với Việt Nam chúng ta”
     (Câu hỏi của một người lính)

 


     Sau những ngày hành quân gian khổ, trực tiếp vào sinh ra tử, những người lính tác chiến thường trực đối diện với cái chết, sống trong cơi chết. Nhưng không v́ thế mà họ chai đá tâm hồn.Vẫn c̣n nhỏ được lệ và ngậm ngùi cho một người nằm xuống. Họ vẫn c̣n một trái tim thấm đẫm t́nh người. Biết xót xa và đau khổ cùng vận nước nổi trôi…Ta hăy nghe người lính Luân Hoán chia sẻ với đồng đội:


      “Hỡi anh em
      Xin ngồi thật gần nhau
      Xin giữ một giây yên lặng
      Tưởng niệm những người đă hy sinh
      Rồi sau đó anh em có quyền hút thuốc
      Có quyền ngồi tự do
      ……
      Nhưng rất cần nghe nhau nói hôm nay
      Và tôi xin được nói cùng anh em điều này
      Chúng ta là những người lính

 

      Những người lính tác chiến
      Không tiền bạc không thân thế
      Thường trực sống vào cơi chết
      Nhưng chúng ta c̣n tâm hồn
      C̣n đủ t́nh yêu thương
      Và không hổ thẹn làm con người”…


      Nhận thấy anh em đồng đội đă cùng ḿnh xông pha vào nơi có ngày đi, nhưng không biết ngày về. Chiến đấu v́ quê hương, v́ tự do ḥa b́nh cho đất nước. Thế nhưng họ được ǵ nào khi hy sinh cả một thời tuổi trẻ. Ra đi, để lại gia đ́nh, vợ con, người yêu dấu...Với tấm ḷng nhân hậu, nh́n cuộc chiến ngày càng khốc liệt, máu đổ xương rơi…một viễn ảnh không tươi sáng cho toàn dân nói riêng cùng thân phận người lính. Nhà thơ xót xa đau đáu cơi ḷng:

 


      “Hỡi anh em
      Tôi cũng là tên lính tầm thường
      Chỉ hơn anh chút cấp bậc
      Nhưng thật kém xa anh em ḷng hy sinh
      Sự khổ nhọc
      Nếu tôi có quyền nhân danh tổ quốc
      Nhân danh lịch sử
      Tôi sẽ xin được gửi đến anh em
      Một lời cám ơn
      ……
     Tôi cũng xin được ngợi ca anh em
     Ngợi ca ḷng dũng cảm
     Không phải dũng cảm giết người
     Mà dũng cảm chịu gian khổ
     Chịu xa cách gia đ́nh
     Tôi biết anh em rất buồn chán
     Trong cái tập thể ô-liu này
     Giết giặc lấy súng giặc
     C̣n dễ hơn t́m một nụ cười sung sướng.

     Tôi không dám chỉ trích
     Cũng nào dám trách móc
     Bởi chỉ trích anh em là chỉ trích tôi
     Trách móc anh em là trách móc tôi
     Chúng ta đều là một
     Ôi xă hội
     Ôi hoàn cảnh đáng thương của một
     Quốc gia nhược tiểu
     Biết bao cảnh đau ḷng
     ……
     Ngậm ngùi uất ức
     Nhiều khi muốn thét lên như người mất trí
     Trời ở đâu
     Sao trời chẳng sụp giết cho hết chúng tôi?”

 


     Trên con đường hành quân qua các thôn xóm, làng mạc nơi vùng quê xa xôi, hẻo lánh cùng các đồng đội. Tâm tư t́nh cảm của nhau, nhà thơ đều cảm nhận trong trái tim nhân hậu của ḿnh. Từ đó ông đă bày tỏ những điều thao thức, cũng như những suy tư, khao khát… của ḿnh, ta hăy nghe:

 


      “Hỡi anh em
      Tôi đă đọc những gịng chữ khắc trên tay
      Trên ngực và trên vai anh em
      Tôi cũng đă đọc những gịng chữ trên bờ tường
      Trên vách nhà bỏ hoang
      Anh em đă vội ghi trong những cuộc hành quân
      Nhờ đó tôi rất hiểu anh em
      Như đă hiểu chính tôi
      Khi phải nói phải viết những gịng chữ này
      …..
      Ôi cuộc đời
      Ôi tuổi trẻ Việt Nam quá đau buồn
      Muốn cười không đủ giọng
      Muốn hát không ra lời
      Con đường muốn đi qua
      Hầm chông rào kẽm
      Ngôi nhà muốn vào thăm
      Lựu đạn băi ḿn
      Tuổi trẻ 20 năm sầu tủi
      Tuổi trẻ Việt Nam hằn triệu vết thương.”

 


      Với cái nh́n đầy bi quan về chiến tranh trên quê hương. Với tâm hồn luôn đau xót trước những ǵ đang bị cướp đi một cách thật bất ngờ. Ông luôn mong các đồng đội ḿnh hăy giữ chắc tay sung, cẩn thận đề pḥng địch v́ họ không biết chúng ta chỉ v́ tự vệ. Thực tâm chúng ta đâu muốn máu đổ thây rơi. Chúng ta vẫn c̣n t́nh người. Và ông khuyên hăy giữ ǵn ḿnh. Người lính không chỉ sống cho ḿnh mà hăy nhớ sống v́ sự chờ đợi của cha mẹ già bên bếp lửa chiều. V́ những lời lẽ thắm t́nh thủy chung đầy nước mắt của người vợ trẻ trong lá thư sẽ gửi, cùng nụ hôn, tiếng cười thơ ngây của con trẻ…mong cha trở về, mà có lẽ chúng cũng chưa từng thấy mặt bố. Thời chiến nên việc về phép chỉ là may rủi. Tùy vào thời điểm thích hợp….

….


      “Gắng mà giữ ḿnh
      Đạn tránh người hay người tránh đạn
      Ḥa b́nh đă sắp đến nơi
      Nghe nói người ta đă lăm le đóng dấu kư tên
      Đă đe dọa tuyên bố
      Hỡi anh em
      Thôi tôi dừng nơi đây
      Chúc anh em ngủ ngon bên hố chiến đấu
      Bên cô vợ không trái tim ĺ lợm của anh em”
      (Tŕnh bày cùng tâm hồn mũ sắt )


      Xuyên suốt hành tŕnh thành lập một đất nước, một quốc gia. Loài người chúng ta phải trải qua biết bao cuộc chiến đấu. Xương máu của bao đời đă thấm ướt mảnh đất. Mục đích để giành lấy ḥa b́nh và thành lập nên một quốc gia. Và chúng ta gọi quá tŕnh phát triển đă qua này của một dân tộc là lịch sử. Nhưng với nhà thơ, người lính Luân Hoán. Lịch sử đối với ông chỉ là tên chúa tể sát nhân, tên vua bạo ngược gian ác. Đă quyến rũ, dụ dỗ, lường gạt nhân loại qua nhiều thời đại. Là kho chứa máu và nước mắt. Và để h́nh thành nên một nước Việt Nam, biết bao sự hy sinh về người và của của hai phía. Máu và nước mắt đă thấm đẫm trên quê hương. Máu của bạn hay thù đều là gịng máu đỏ, cùng một cội nguồn mà thôi. Ông không thể nào yên tâm khi nh́n lại lịch sử của dân tộc. Với ông tất cả lời kêu gọi đấu tranh, chiến đấu v́ một nền tự do, v́ ḥa b́nh cho đất nước chỉ là một sự dối trá, phỉnh nịnh. Là mưu đồ thống trị của kẻ muốn làm bá chủ… Ta hăy nghe:


       …..
      “Hỡi lịch sử nhân loại
      Tôi không dám nh́n đâu xa
      Không dám ba hoa vẽ vời
      Tôi chỉ xin được nh́n Việt Nam
      …….
      Tôi biết toàn thể bạn bè tôi anh em tôi đồng bào tôi
      Và cả tôi nữa
      Đang nối gót theo sát tổ tiên đàn anh
      Trong chuyến viễn du tạo lịch sử
      Tất cả sẽ lần lượt gửi tặng những giọt mồ hôi
      Những giọt máu
      Ôi những giọt máu lịch sử đă cuồng nhiệt đón nhận
      Đă hớn hở thu hút
      Không giọt máu nào thừa thải
      Không giọt máu nào nhơ bẩn
      Kể cả máu kẻ thù
      Và mọi người bắt buộc phải đồng ư
      Tất cả máu đều đỏ thắm
      Đều thơm ngát đều nồng nàn đều trong sạch

      Cám ơn lịch sử
      Đă nhận máu không phân biệt không chia rẽ”


      Dưới mắt ông, kẻ thù cũng cùng mục đích như ta. Cũng chiến đấu tiêu diệt lẫn nhau, không t́m hiểu nguyên nhân cuộc chiến… Hăy nghe:


      “Hỡi người bạn đang hăm hở lùng kiếm tôi
      Như tôi đang khao khát t́m gặp bạn
      Bạn có biết chúng ta cần phải cám ơn nhau
      Bởi chúng ta đang giúp đỡ nhau
      Hăng hái cho lịch sử một giọt máu
      Có thể chúng ta đều ngây thơ lăng mạn
      Nhưng không thể dừng, không thể tránh được
      Cái cử chỉ hào hiệp xót xa đó”


     
Và nhà thơ tự an ủi ḿnh:

 


      “Ôi rất may
      Trời đă sinh tôi với hai bàn tay
      Chỉ viết được thơ ca ngợi mặt trời t́nh yêu cuộc đời
      Giá phải viết lịch sử
      C̣n khổ đến thế nào”


      Trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, ta phải kể đến công ơn của người mẹ. Thương người mẹ Việt Nam đă góp phần máu xương cho cuộc sống c̣n của một dân tộc, một đất nước. Ông đă ngậm ngùi và cũng tự hào về người Mẹ Việt Nam:


      “Mẹ thân yêu
      Mẹ đă hoảng hốt đă lẫn trốn đă đào tẩu
      Cuối cùng mẹ cũng chết
      Xin đừng buộc tội cho bệnh tật cho nghèo đói
      Mẹ đă chết v́ chiến tranh
      Mẹ đă cho lịch sử một giọt máu
      Cũng như rất nhiều người khác
      Hăy tự hào và thổn thức gọi to
      Giọt máu của tôi
      Ôi giọt máu Việt Nam cao quư”


      Tự hào về con người Việt Nam, không phân biệt bạn thù. Ông mong ước lẫn khẳng định:


      “Tôi là người đa t́nh
      Tôi cũng thừa mơ mộng
      Tôi muốn dùng máu ḿnh thay mực sơn
      Nắn nót viết truyền đơn biểu ngữ
      Thông báo cho tất cả đồng bào
      Cho toàn thể anh em thế giới
      Biết chúng ta là người Việt Nam
      Biết chúng tôi là người Việt Nam
      Người Việt Nam không mưu toan thủ đoạn
      Không mơ dập đá vá trời
      Cũng không bao giờ biết làm nô lệ
      Và một điều nếu có thể ghi thêm
      Là không mơ có lịch sử
      Một lịch sử đầy máu người

      Mỗi người Việt Nam phải là một Thích ca
      Mỗi người Việt Nam phải là một Jésus
      Phải là một bài thơ sáng sủa hơn bài tôi đang viết.
      (Tặng máu cho lịch sử )

 


      Nhà thơ Luân Hoán đă trưởng thành trên quê hương đang chiến tranh. Với nhận xét tinh tế, với tâm hồn của người con Việt sống trong chiến tranh. Bước chân người lính Luân Hoán đă đi, đă thấy, đă đau đớn, đă xót xa cũng như ngậm ngùi khi nh́n thấy thực trạng của quê hương thời chiến. Một thực tại tàn nhẫn đầy máu và nước mắt. Bom rơi, đạn nổ giết chết không chừa một ai. Và trên mảnh đất quê hương, từ  nơi thành thị hay vùng quê nghèo khó, nơi núi rừng xa xôi… biết bao máu xương của người dân vô tội, của người lính đă ḥa tan, thấm vào ḷng đất quê hương… Và trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây cỏ, hoa lá đâm chồi kết nụ. Nói cụ thể hơn là họ đă được hóa kiếp, đầu thai thành nụ hoa. Những nụ hoa có tâm hồn. Những nụ hoa được kết tinh bởi xương máu của những con người đă ngă xuống cho quê hương, v́ quê hương. Một quê hương thống khổ. Chúng ta lặng ḷng khi thi sĩ bày tỏ tấm ḷng ḿnh:


…..
      “Một ngày nào biết bao nhiêu đạn nổ
      Biết bao vạt đất khu vườn hoang vu cằn cỗi
      Biết bao nóc nhà ra tro
      Chim có cánh chim bay cao
      Sao chim chẳng thấy gịng sông mất cầu
      Sân ga mất con tàu
      Con đường mất bóng người qua lại
      Tôi chắc chim sẽ không vui
      Và chim cũng biết buồn
      Thôi chim đừng kiếm t́m người nữa
      Họ đă trở thành những nụ hoa
      Những nụ hoa đang bắt đầu tưởng niệm
      Đang nắm chặt tay nhau
      Buồn bă theo xe tang vào nghĩa địa
      Ôi nắm đất này
      Ôi trái tim này
      Thôi vĩnh biệt quê hương”
      Thương tiếc ngậm ngùi trong tim:
      “Có tiếng khóc nào trong gió
      Có tiếng khóc nào trong tim tôi
      Hỡi quê hương
      Xin quỳ chân cúi mặt
      Cho anh em bạn hữu tôi
      Cho những người đă ra đi làm nụ hương tươi sáng
      Được làm ṿng hoa
      Thiết tha choàng cho quê hương t́nh yêu thương đó
      Ôi ṿng hoa bằng trái tim”.


      Cùng sự xúc cảm tràn ngập tâm tư khi nh́n thấy anh em đồng đội đă ngă xuống  trên mảnh đất quê hương. Ông muốn bù đắp chút ít cho sự mất mát này của đồng đội, ông đă:
      “Tôi xin được yêu cầu
      Anh bạn nhạc sĩ hát một bài truy niệm
      Để thay những chiếc huy chương, những cành dương liễu
      Tôi cũng dám được đề nghị
      Những đồng lương cuối cùng gọi là tiền tử tuất
      Được đóng lại thành sách
      Để viết tiểu sử người đă chết
      Thay v́ mua quan tài
      Mua vải may quốc kỳ đưa tiễn
      Dù chẳng là thi sĩ
      Tôi cũng sẽ làm thơ để lót huyệt”


      Xót xa:


      “Quê hương ơi hăy quỳ gối cúi đầu
      Đón nhận những nụ hoa đang choàng vai cho quê hương đó
      Thôi một đời con trai
      Trân trọng:
      Tôi mang giày đội mũ
      Cầm súng choàng hoa”
      (Choàng hoa cho quê hương )

 


      Trong hành trang của người lính, ngoài quân phục, giày botte de sault,..c̣n có tấm poncho. Sau những ngày hành quân cực khổ, thoát chết trong đường tơ, kẻ tóc… Với người lính, có một giấc ngủ yên, không bị ŕnh rập, không bị ám ảnh bởi bom đạn sẽ rơi xuống bất ngờ… thật hạnh phúc! Một hạnh phúc không thật dễ dàng trên bước đường hành quân. Và khi được ngă lưng trên tấm poncho, người lính t́m kiếm một giấc ngủ b́nh an. Trong giấc ngủ, những suy tư, những nỗi niềm, những mong muốn, những trăn trở, những tâm tư t́nh cảm… về cuộc chiến nghiệt ngă đang xẩy ra. Luôn nằm trong trái tim người lính, sẽ hiện ra trong giấc mơ như những thước phim đang quay. Nhà thơ mơ ḿnh đang nói chuyện với ḍng sông. Ḍng sông tươi mát mới phiêu lưu về. Và ông mường tượng như một người t́nh. Nằm gối tay lên ḿnh, thủ thỉ về những điều mắt thấy tai nghe, và những điều này như những mảng màu đầy màu sắc. Nhưng nổi bật nhất là đen xám do trộn biết bao máu, xác người lính, dân vô tội, ngọn cỏ, hoa lá thấm máu, nước mắt của người thân, vỏ đạn, mảnh bom, ruộng đồng xơ xác… mà một người lính như ông chỉ với nét vẽ nguệch ngoạc vẽ lên với cây cọ là con tim. Và bức tranh này đă được đóng khung, tặng lại cho lịch sử với mong muốn thế hệ mai sau biết về thời đại của cha ông…

         Một thực tế thật đau xót khi việc mơ ước ḥa b́nh. Sớm chấm dứt chiến tranh trên quê hương VN. Lại do những kẻ có sức mạnh của vũ khí, của đồng đôla  quyết định. Ngồi bàn về ḥa b́nh bên chai sâm banh… Chúng đúng là bọn người không tim, là con buôn chiến tranh. Một nỗi ngâm ngùi, chua  chát:

 



      “Ôi rượu nào không say, tên buôn nào không ham lợi, tội cho cô nhân t́nh VN tội cho cô bé ḥa b́nh người ta muốn cô làm tiền, làm nàng Kiều của Nguyễn Du lưu lạc để những Từ Hải phải hy sinh một cách vô lư.

Ḍng sông ḍng sông hiền từ ơi, anh đă chờ đợi.Anh c̣n phải chờ đợi nữa, em biết một ngày Việt Nam và giá trị của thời gian ngắn ngũi đó. Phút trước chúng ta cười, phút sau chúng ta nhắm mắt. Đoạn đường viên đạn đi có bao giờ dừng lại và ngón tay trên c̣ súng khó có lần ngủ quên, nên những người đợi chờ phải ra đi những người mong ước phải đào ngũ với chút hy vọng ngây thơ là tránh khỏi làm vật hy sinh cho viên đạn cuối cùng của một chiến tranh bẩn thỉu.”

……
       Măi th́ thầm gửi gấm những suy tư, bức xúc, tiếc thương, oán ghét…về những điều đă thấy, nghe với ḍng sông- người t́nh. Chợt tỉnh thức với sự hoảng hốt:


     “Hỡi ḍng sông ḍng sông đâu rồi.
      Hỡi anh em anh em đâu rồi, trên poncho trên mặt trời chỉ c̣n một bóng tối, sao không ai cho tôi mượn cây súng, không ai cho tôi vay chút sầu tôi hăy c̣n vui quá trước nỗi chờ đợi hư vô.”
      (Ḍng sông giấc mơ và trái tim)

 

 

      Ḥa b́nh và quê hương. Có lẽ người dân Việt Nam chúng ta dù cho có bị chiến tranh chà đạp, gieo rắc nỗi tan thương, thống khổ, nhưng chúng ta vẫn c̣n một niềm tin vào ḥa b́nh. C̣n sống sẽ c̣n quê hương. Ư chí bám vào sự sống này làm con người tin tưởng hơn là tin vào mọi mưu đồ chính trị nào khác. Nhưng để sống c̣n, chúng ta phải chiến đấu bảo vệ non sông tổ quốc. Một cuộc nội chiến tương tàn, đă và đang xảy ra. Là một người lính, nhà thơ cũng trải qua vô vàn hiểm nguy trên mặt trận.  Thời điểm từ 1967 đến 1969, t́nh h́nh chiến sự tại miền Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt. Bộ binh là chủ lực quân của QĐ/VNCH. Nhưng vũ khí trang bị vẫn c̣n quá thô sơ so với địch cũng như các lực lượng trừ bị khác, nhưng không v́ thế mà tinh thần quyết chiến sa sút, mà trái lại dũng cảm hơn. Mười trận cũng thắng được tám. Ông thuộc hàng ngũ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 4 Sư đoàn 2 Bộ binh. Dấu chân của ông đă dọc ngang từ Sơn Tịnh, Sơn Mỹ, Nghĩa Hành, Nghĩa Hưng…cùng nhiều nơi khác. Máu của đồng đội cũng như máu của địch cũng đă thắm xuống những địa danh đă đi qua…. Bom đạn không chừa một ai. Thoát chết tan xác sau lần hành quân v́ đạp phải một quả ḿnh “ba râu”. Quả ḿn được chôn sát ḍng sông. Nước lớn, nước ṛng lâu ngày làm ẩm ng̣i nổ. Và rồi trong mặt trận Quảng Ngăi năm 1969, sau sáu ngày chạm súng liên tục. Nhà thơ Luân Hoán đă dẫm phải quả ḿn. Và quả ḿn thứ hai trong bước chân hành quân không mỉm cười với ông. Ông đă mất đi bàn chân trái tại Thi Phổ ngày 11/2/ 1969.  Nhưng may c̣n giữ lại mạng. Trong những ngày nằm điều trị lại rơi vào thời điểm Tết nguyên đán. Nhận quà từ những người bạn đồng minh trong nước mắt. Buồn bă nghĩ về cha, xót xa nhói buốt về vợ và đứa con đầu ḷng sắp ra đời… Tất cả nỗi buồn đă phủ kín hồn ông…

 


       Nhà thơ Luân Hoán vốn có cái nh́n rất thật về chiến tranh trong đời binh nghiệp của ḿnh. Từng va chạm cũng như đối diện với cái chết trong gang tấc. Ông luôn nh́n mọi việc tận cùng của chúng. Những cái chết của đồng đội, của người dân, những cái chết thật t́nh cờ… khiến ông có cái nh́n bi quan.Và nhất là sau khi một phần thân thể gửi vào cuộc chiến. Ông đă chua chát thốt lên tiếng nói của ḿnh về mọi mặt về cuộc chiến của quê hương:


      “Bây giờ tôi là tài nguyên thải của quốc gia
      Tôi là tên què
      Tôi là thằng cụt chân
      Nhưng chắc tôi c̣n là một công dân
      Máu tôi vẫn đỏ
      Da tôi vẫn vàng
      Trái tim tôi vẫn đầy t́nh yêu dấu
      Và hai tay đă từng cầm súng
      Bây giờ được thảnh thơi
      Tôi sẽ làm ǵ nếu không cầm bút
      Cầm bút viết ǵ nếu không viết những điều mắt thấy tai nghe.”


      Ông mạnh dạn nói lên những suy nghĩ cùng những câu hỏi rất thật của ḿnh:
      …..
      “Vậy mà tôi phải nói
      Hăy nghe tôi ai là người Việt Nam”

      “Ôi mũi chúng ta thấp
      Da chúng ta vàng
      Tóc chúng ta đen
      Thân h́nh chúng ta nhỏ bé
      Nhưng chúng ta có thua ai
      Chúng ta có 4 000 năm văn hiến
      Chúng ta có lịch sử oai hùng
      Sao bây giờ mỗi ngày một lụn bại
      Sao bây giờ mỗi ngày một tang tóc
      Có ai cai trị chúng ta đâu
      Có nước nào giữ chủ quyền quốc gia chúng ta đâu
      Chúng ta có tổng thống
      Chúng ta có quốc hội dân cử
      Chúng ta có biết bao nhiêu cơ quan khác
      Từ dân sự đến quân đội
      Lực lượng nào chúng ta không mạnh
      Lực lượng nào chúng ta không vô địch
      Sao chúng ta không chiến thắng
      Sao chúng ta c̣n gian nan”

 


      Với ông, điều day dứt khi nghĩ về chiến tranh là tại sao chúng ta chưa chiến thắng. Khi mà mỗi ngày chúng ta nhận bao nhiêu viện trợ. Địch bắn một viên đạn, ta bắn ngàn viên. Ta có chính nghĩa, không phải kẻ xâm lăng, và có đồng minh, giàu phương tiện…

       Luôn trăn trở, nghĩ ngợi về đất nước, ông cảm nhận những người thừa hành bộ máy chính quyền đă không sâu sát, quan tâm, nắm vững về t́nh h́nh chiến cuộc. Ông luôn tự hỏi tại sao và tại sao:

 

….
      “Chúng có bao nhiêu làng mạc
      Kiểm soát được bao nhiêu dân
      Tại sao có nhiều nơi chỉ một viên đạn giặc
      Đă vội xem là chỗ mất an ninh
      Là vùng xôi đậu
      Tại sao có những chỗ oanh kích tự do
      Đất đai quê hương có chỗ nào không đẹp
      Có chỗ nào cần hủy bỏ đi
      Tôi vẫn nghĩ chúng ta có nhiều biện pháp
      Có nhiều khả năng giữ ǵn chiếm lại
      Tại sao chúng ta chưa chiến thắng
      Tại sao chúng ta c̣n gian nan”

 


      Nhà thơ Luân Hoán với tấm ḷng luôn nghĩ về quốc gia, về tiền đồ của một dân tộc. Là người lính, trực tiếp xông pha vào chiến tuyến. Ông đă từng vào sinh ra tử, suưt chết…và rồi, giờ đây khi giă từ vũ khí, ông luôn trăn trở, nghĩ chúng ta có Tổng thống, có bộ trưởng, có nghị sĩ, dân biểu. Có các trung tâm đào tạo cán bộ có tốt nghiệp có bằng cấp. Binh sĩ chưa đói rách, có tinh thần chiến đấu. Mặt khác quốc gia chúng ta c̣n có nhiều kế hoạch chính trị, có dự án xây dựng nông thôn mới, có bộ này bộ nọ… Thế mà không hạ nổi giặc thù. Trong khi giặc đang xuống dốc. Như vậy, đơn giản chưa lấy được ḷng dân mà thôi. Dân đồng ḷng, mọi việc đều xong. Theo ông c̣n rất nhiều vấn đề cần phải thay đổi. Nhất là t́nh người đối với nhau. Ta hăy lắng nghe ông nói lên sự thật:

 


      “Tôi nào phải tên bi quan quá đáng
      Dù đă bị thương nhưng tôi vẫn ước mơ
      Ước mơ những điều nhỏ mọn
      Như thay đổi không khí trong bệnh viện này
      Tôi muốn những bàn tay tiêm thuốc phải được dịu dàng
      Tôi muốn những đôi mắt đến thăm bệnh có nụ cười cảm thông chia sẻ.
      Tôi đă thấy một trung úy không chết v́ vết thương
      Mà v́ lộn thuốc
      Tôi cũng đă thấy một chuẩn úy mới ra trường mới dự trận đầu tiên
      Đă chết sau hai giờ đau đớn chờ bác sĩ
      (Bác sĩ c̣n ở pḥng mạch tư, y tá c̣n bận chích thuốc dạo)
      Ôi những cái chết vội vàng đớn đau như vậy
      Vẫn thường xảy ra trước những nụ cười dững dưng
      Thôi nói làm chi
      ….
      Chiến tranh chính trị ở đâu
      Sao không đến cùng viên thuốc
      Sao không đến cùng vải băng
      Địch ở ngay bên ta mà chưa đánh
      Địch ở ngay bên ta mà bỏ qua
      Dội bom giết người bắn phá
      Ở đâu: ở đâu mà chưa đánh ngă giặc thù?”


      Là người luôn ưu tư, trăn trở về quê hương và với những điều đă xảy ra trước mắt. Tuy đă không c̣n là người lính, thế nhưng với bản chất trung trực, xông pha của người lính, nhà thơ đă khẳng khái lên tiếng:


      “Hỡi da vàng mũi tẹt Việt Nam
      Tôi bây giờ có hai tay một chân và một chân giả
      Nhưng tôi vẫn đi vẫn làm việc b́nh thường
      Và nếu cần sẽ cầm lại cây súng
      Để hy sinh cho tổ quốc c̣n chủ quyền
      Có ḥa b́nh có tự do
      Cũng có thể tôi tự sát.”

      (Tiếng nói của một thương phế binh)


      Xuân về, chúng ta ai cũng đều hân hoan đón chào. Mừng một năm mới đến với bao mơ ước và mong muốn được như ư nguyện của ḷng. Xuân về cảnh sắc rực rỡ với hoa lá muôn màu muôn vẻ. Không gian như sáng bừng lên, chim chóc hót líu lo… t́nh người chan ḥa rộng mở.

        Nhưng trong hoàn cảnh đất nước đang chiến tranh, mùa xuân có về đi nữa, chúng ta chỉ mong tiếng súng im bặt, và mơ ḥa b́nh. Một ḥa b́nh trên khắp quê hương. Để không c̣n cảnh cứ phải thấp thỏm lo bom rơi, đạn lạc, máu đổ thây rơi, tiếng tiếng đạn tuởng chừng như tiếng pháo nổ … Đó đây ai nấy đều vui vẻ, chào hỏi nhau. Con trẻ vui mừng bên những phong bao ĺ x́…

         Nhà thơ Luân Hoán đă nh́n, đă nghe, đă chua chát khi nghĩ về cuộc chiến từ ḷng quê hương. Ông thấy con đường đi đến ḥa b́nh thật diệu vợi. Bởi lẽ chưa có một ḥa b́nh thực sự. Ḥa b́nh của ta lại do phán quyết từ những kẻ mang danh đồng minh, từ bên kia bờ đại dương. Những kẻ chẳng có chút liên hệ máu mủ, hiểu biết ǵ về văn hóa của dân tộc ta. Họ chi phối bộ máy chính quyền, chia rẽ, phân hóa con người qua sức mạnh của đồng đô la. Làm lũng đoạn cả bộ máy chính quyền… Thế nhưng với tấm ḷng nhân bản, ông vẫn luôn lạc quan, tin tưởng rồi ḥa b́nh sẽ về, mùa xuân sẽ về. Mùa xuân là ḥa b́nh, ông vui mừng mơ ḿnh sẽ là:

 


      “Hăy lên đây bà con
      Hăy lên tất cả bà con
      Lên vội vàng
      Lên hớn hở
      Lên kiêu hănh chiếc xe Renault
      4 máy 12 mă lực này
      Hăy ngồi thật gần nhau
      Thật sát vai nhau
      …………..
      Ngồi thật đông ngồi cười thật tự do
      Không c̣n ai kiểm soát chúng ta
      Ḍ xét hăm dọa chúng ta
      Nhưng nhớ đừng giấu dao
      Đừng giấu lựu đạn
      Cũng đừng quảy gánh mang thùng
      Chúng ta đi tay không đi thảnh thơi
      Xin đừng sợ đói
      Xin đừng sợ khát
      Chúng ta có nụ cười có cả tiếng ca.”


      Trong niềm vui lẫn nước mắt khi thấy thấp thoáng bóng dáng của ḥa b́nh trên con đường khi đi qua:


      Bà con ơi
      Đừng quên tôi là tài xế
      Nhưng tôi sẽ không thu tiền lộ phí
      Tôi không thu thẻ kiểm tra lập danh sách
      Tôi chỉ điều khiển chiếc xe
      Ôi chiếc xe ngoan ngoăn
      Chiếc xe anh dũng
      Chiếc xe biết cười biết sầu muộn
      Chiếc xe đă chở tôi qua ổ ḿn
      Đă lắc say đời  tôi trong nước mắt
      Bây giờ tôi mới thấy được chiếc cầu
      Mới được thấy con đường xanh bóng cây
      Bà con ơi
      …..
      Nhưng tôi chẳng chạy nhanh
      Để bà con c̣n nh́n được
      Cánh đồng có bóng người
      Thôn xóm có khói thổi cơm ấm áp
      …..

 


      Khi trên quê hương c̣n bóng dáng của chiến tranh. Cuộc sống của người dân vẫn c̣n bị ảnh hưởng về mọi mặt, nhất là về tinh thần, luôn sống trong lo âu sợ hăi. Thấp thỏm khi nghe tiếng đạn bom vang lên đâu đó.Vội vă chui xuống hầm trú ẩn. Thường xuyên nghe và thấy nói đến nơi này người chết v́ bị pháo kích, nơi kia người chết v́ dẫm phải ḿn… H́nh ảnh người dân ĺa bỏ nơi chốn đang ở để lánh nạn… tất cả đă làm xáo trộn cuộc sống của người dân. Người Việt hiện tại là người Việt sống trong chiến tranh. C̣n đâu cảnh thanh b́nh với khói chiều lan tỏa bên bếp lửa. Tiếng ḥ đối đáp của trai gái khi tát nước bên ruộng dưới ánh trăng thanh. Thương người và thương ḿnh, nhà thơ hoài niệm về thời đă qua, nhưng cũng không quên hy vọng cho hiện tại:


….
      Tôi sẽ đưa bà con về căn nhà và bếp lửa
      Nấu bữa b́nh an
      Ăn suốt cảđêm không núp hầm
      Không tản cư lo sợ
      ….
      Với tôi
      Chiếc xe là cuộc đời
      Hy vọng là cơi sống
      Tôi lăn tṛn luôn luôn
      Lẽ nào không bắt gặp
      Một bóng cây ḥa b́nh
      Và với ḷng tin đó
      Tôi đăi bà con một chuyếnđi
      Hăy cười cho tôi vui
      Ôi vợ tôi ở nhà
      Sắp sửa sinh con trai
      (Chuyến xe mùa xuân)

 


      Trong cuộc chiến, sự sống và cái chết luôn đe dọa mọi người. Là người lính xông pha giới tuyến, ḷng luôn cầm chắc cái chết trong tay. Cố can đảm trong sợ hăi để vượt qua hiểm nguy mà chiến đấu giành tự do cho đất nước. Để bầu trời đất Việt luôn trong xanh và đàn chim ḥa b́nh dang cánh rộng bay cao… Dân tộc nào cũng yêu chuộng ḥa b́nh và căm ghét chiến tranh. Đau khổ nhất là chiến tranh từ ḷng quê hương: nội chiến Nam Bắc. Mà chúng ta đă và đang phải đối đầu trực tiếp. Tâm hồn của người lính nhà thơ Luân Hoán luôn tự hỏi ḿnh đă là kẻ sát nhân chưa? Rất may, ông chưa hề cầm súng bắn một ai. Tuy nhiên cũng có thể lắm v́ những lần gọi pháo binh dọn chỗ sẽ đến, hay làm ấm một chỗ để nằm đă chắc ǵ không một ai tổn thương, bỏ mạng.

Và việc ǵ đến cũng phải đến. Ông đă đạp phải quả ḿn địch cài .Mở mắt ông thấy ḿnh nằm trong bệnh viện và đă mất bàn chân trái. Cha mẹ cho ḿnh thân thể lành lặn, giờ đây lại mất một chân. Cảm xúc đau khổ, xót xa, hối hận…cứ thế day dứt tâm hồn ông. Và cảm xúc nhất khi nghĩ về người vợ đang mang thai đứa con đầu ḷng. Không nghĩ về hiện tại t́nh trạng của ḿnh. Giờ đây ḷng ông thật hạnh phúc. Một nụ hoa cho cái thai ḥa b́nh mà ông vẫn luôn chờ đợi, mơ ước đang tương h́nh:


      “ Sáng nay má con vừa cho ba biết
      Con đă cựa ḿnh
      Trong cái bụng tṛn trịa ấy
      Ôi con ôi con
      Ba tầm thường ba ngu dốt
      Ba chỉ biết vui mừng
      Ba không thể tưởng tượng được
      Con bây giờ như thế nào
      Ôi trong cái bụng tṛn trịa ấy
      Con hiền lành con ngoan ngoăn
      Con lớn lên theo từng giờ từng ngày
      Trong hơi thở má con dịu dàng âu yếm
      Ba hân hoan hôn con
      …..
      Chắc con biết
      Từng ngón tay từng mũi len từng giọt hơi
      Má con đan t́nh thương
      Chắc con biết
      Từng bước đi từng nụ cười từng giọt mồ hôi từng giọt máu
      Ba nhỏ ra sẵn sàng mớm cho con khôn lớn
      Ôi trông cái bụng tṛn trịa xinh đẹp ấy
      Con rực rỡ hơn mặt trời
      Con tinh khiết hơn sương mai
      Ba má trải đời làm tả lót
      Đợi chờ con kiều diễm nở ra”


      Trong nỗi vui mừng chờ đợi đứa con đầu ḷng, kết tinh của t́nh yêu đôi lứa, một nỗi sống nhiệm mầu. Ḷng cảm xúc, ông muốn truyền lại cho mầm sống sắp sửa ra đời tất cả những ǵ mà ông đă thấy, đă cảm nhận. Bằng một bài thơ để kỷ niệm. Bài thơ đầu cho con về t́nh thương. Với bao hy vọng chờ đón:



      “Bài thơ đầu cho con là t́nh thương
      Con gắng nằm ngoan trong bụng má con
      Và hăy lớn, lớn trong hồi hộp mến yêu chờ đợi
      Một ngày Việt Nam
      Một ngày ba từ giă giây tử thần
      ….
      Ôi một ngày
      Đang được nâng cốc bắt tay bàn căi
      Dù sao ba cũng có quyền đợi chờ hy vọng
      Và xin được hănh diện đặt tên con
      Ôi Lê - Ngọc - Ḥa - B́nh
      Con hăy gắng lớn, chóng lớn
      Chóng đến cùng ba má
      Cũng như ḥa b́nh chóng đến cùng Việt Nam.
      (Nụ hoa cho cái thai ḥa b́nh)

 


      Quốc lộ số 1 là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nối liền Nam Bắc. Trong chiến tranh, nơi đây xảy ra rất nhiều cuộc giao tranh giữa hai bên.Với người lính, t́m được một chút th́ giờ nghỉ ngơi trong lúc hành quân thật là hiếm. V́ thế, khi có chút rỗi rảnh vội vàng viết vài ḍng gửi cho người thân. Có thể là mẹ già, người yêu, hay người vợ…Bởi lẽ họ không thể biết sau cuộc hành quân này, ḿnh có c̣n tồn tại hay gửi thân nơi giới tuyến. Và người lính Luân Hoán của chúng ta, cũng không ngoại lệ, ông đă viết:


      “Em yêu
      Bây giờ anh mới có thể bắt đầu
      Viết cho em lá thư trong tuần lễ này
      Sợ em đợi chờ phiền muộn
      Sinh nghi ngờ hờn giận nhau
      Vả lại lúc này không viết
      Th́ lát nữa dây chắc ǵ nhàn rỗi
      Phải không bé cưng của anh.
      Và trước hết anh muốn được hôn em
      Muốn được thở vào mắt em lời sầu nhớ
      Ôi đôi mắt đẹp vô cùng”
      ….


      Lần hành quân này, ông đóng quân tại quốc lộ 1, nơi cống Ông Liếu, thuộc Thi Phổ, Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngăi. Ngồi trong lán trại, ngoài trời mưa… viết cho vợ trong hoàn cảnh trời đất một màu buồn bă, khiến long ngậm ngùi thương nhớ. Nỗi nhớ điểm mặt người thân yêu:


      “Em biết không?
      Anh đang ngồi trên quốc lộ số 1
      Tại một nơi được gọi là cống ông liếu
      Thuộc Thi Phổ, Mộ Đức, Quảng Ngăi
      Anh đang nghĩ về em
      Về những người thương mến
      Và không dằn được nhớ nhung
      ……
      Chiều mưa mù buồn thảm
      Có những bong đen chập chờn
      Có chăng là kẻ địch
      Cây súng nặng trên đùi
      Giấc mơ không lùi bước
      Giá bây giờ được ḥa b́nh
      Trên con đường anh đang ngồi
      Sẽ có một người chạy bộ
      Mang trái tim và nước mắt
      Về hôn em.”

 


      Mỗi ngày trên quê hương c̣n tiếng súng, th́ ḷng người c̣n đau đáu trong ḷng về cuộc chiến. Và luôn mong mỏi ḥa b́nh. “Ḥa b́nh ơi, hăy đến” với dân tộc tôi. V́ đâu nên nỗi huỵnh đệ tương tàn? Biết bao nhiêu giải pháp, bao cuộc hội họp, đàm phán… cũng mong đem lại cho đất nước VN một nền ḥa b́nh. Thế nhưng ḥa b́nh vẫn chỉ là giấc mơ. Vẫn c̣n nằm trên bàn của các bên họp. Đôi khi chúng ta tự hỏi họ thực tâm có muốn đất nước ḥa b́nh không? Hay chỉ bàn rồi để đó. Và chiến tranh Việt Nam là miếng bánh béo bở, để bọn họ chia nhau tranh giành, chia chác lợi nhuận trên xác và máu của cả hai phía. Và là người trong cuộc, chúng ta ai cũng đều mơ, ta hay lắng nghe và hy vọng một nền ḥa b́nh đích thực sẽ trở về, lúc đó, nhà thơ chúng ta sẽ:


      “ Em yêu
      Chắc thế nào cũng có ngày
      Anh làm kẻ điên cuồng sung sướng chạy bộ đó
      Ôi quốc lộ số 1
      Ôi con đường đau đớn Việt Nam
      Những ổ gà những vũng bùn đen những vết đập phá
      Ta sẽ lấy t́nh ta đắp lại
      Ta sẽ lấy ḷng ta trang điểm lại
      Cho chiếc xe đầu tiên
      Chạy từ Nam ra Bắc
      Chở đầy những trái tim sung sướng.
      Những nụ cười bao dung thân thiện
      Chắc em đồng ư với anh
      Và sẵn ḷng giúp anh
      Viết bài thơ ngợi ca ḥa b́nh
      Ngay bây giờ trên mặt đường nhựa
      Và rồi thực tế đă trở về:
      Em yêu
      Anh vội vă dừng nơi đây
      Và hôn em thật nhiều như ngày anh về phép
      (Viết thư t́nh trên quốc lộ số 1)

 


      Niềm mơ ước quê hương thanh b́nh. Không c̣n cảnh khói súng mịt mù. Quan tài phủ cờ. Cùng tiếng khóc của người vợ, người mẹ, người con, anh chị em… khi người lính nằm xuống. Cảnh người người bỏ quê cha đất tổ t́m nơi lánh nạn… t́nh người tan ră, niềm tin bị mất… Ai trong chúng ta cũng đều mong ḥa b́nh. Rồi ḥa b́nh sẽ đến và sẽ làm biến đi những bóng đêm, như cái bóng đêm dày dặc đă phủ lên quê hương ḿnh suốt một phần tư thế kỷ của cuộc nội chiến. Cuộc sống dù có tồi tệ thế nào chăng nữa, th́ c̣n sống chúng ta vẫn luôn hy vọng. Hy vọng để vươn lên.


      Người lính Luân Hoán của chúng ta, tuy đă cầm súng và bước chân đă in dấu trên khắp mặt trận tác chiến. Đă chứng kiến máu của đồng đội, của địch cùng thân xác nằm xuống. Từng nh́n thấy khung cảnh tiêu điều xơ xác của làng mạc sau cuộc chiến… Tất cả những cảnh tượng đă xảy ra trong cuộc chiến. Đều đă lưu dấu trong tâm hồn nhà thơ. Với cái nh́n cùng cảm nhận tinh tế. Thấy được nỗi đau của quê hương trong chiến tranh. Ông đă nghĩ và mơ sẽ thực hiện thời dụng biểu, nếu :


      “Nếu bây giờ chiến tranh chấm dứt
      Tôi sẽ tu bổ nhà cửa
      Sắm sửa cho vợ con
      Áo quần giày dép mới
      Và tôi sẽ đi thăm
      Những hầm hố
      Những băi ḿn
      Tôi sẽ vào những mục tiêu
      Tôi đă chạy
      Tôi đă ḅ lết
      Tôi đă chết giấc
      Tôi sẽ thăm những nấm mồ
      Những giao thông hào
      Những địa đạo chôn xác người
      …..
      Tôi sẽ không nói cho ai hay hết
      Chỗ này giọt mồ hôi tôi đă đổ
      Chỗ này giọt máu tôi đă thấm
      ….
      Em biết không
      Giá bây giờ chiến tranh chấm dứt.
      Anh sẽ là người đầu tiên
      Hát nghêu ngao như trẻ thơ vui mừng”


      Chiến tranh chấm dứt, ḥa b́nh sẽ đến, tất nhiên. Người lính Luân Hoán nói với vợ những điều ông thường mơ ước thật giản dị trong tầm tay, đó là hăy để mọi việc thuận theo tự nhiên, đừng bó buộc, làm mất tự do:


      “Nếu bây giờ ḥa b́nh đến cùng chúng ta
      Em hăy ở nhà
      Nuôi con
      Nuôi gà
      Và nuôi chó
      Em hăy dạy cho con ca dao
      Em hăy cho gà ăn thóc của ruộng ta
      Em hăy để tự do cho chó sủa
      Tưởng cũng cần trồng một chậu hoa
      Nên trồng một bụi ớt
      Buổi chiều con chim sâu sẽ về
      Chiếc tổ nó lắt lay đàn con và giọng hát
      Em đừng tập con cầm ná
      Em đừng giữ con trong pḥng học
      Hăy để nó quanh vườn
      Hăy để nó ra ngoài lũy tre làng xanh tốt
      Cho nó làm bạn với lá
      Cho nó làm bạn với cây khế cây xoài
      Cho nó làm bạn với con trâu con ngỗng
      Cho nó tự do


      Khi chiến tranh đă không c̣n hiện hữu. Nhà thơ muốn trở về với những điều ḿnh muốn làm, muốn thực hiện đúng với bản chất thực của ḿnh:


      “Nếu bây giờ chiến tranh chấm dứt
      Tôi sẽ làm thơ t́nh yêu
      Tôi sẽ vẽ tranh mùa xuân

      Tôi sẽ cầm gạch
      Tôi sẽ cầm bay
      Tôi sẽ đi đốn tre
      Tôi sẽ đi lợp nhà
      Tôi sẽ quét nước vôi
      Tôi sẽ quét sân trường học
      Tôi sẽ vào nhà thương
      Sang máu tôi cho những người chưa kịp mạnh
      Tôi sẽ vào nhà tù
      Rước từng tội nhân của chiến tranh về làm bè bạn


 
Và ông c̣n mong muốn:


      Giá bây giờ ḥa b́nh văn hồi trên quê hương
      Tôi sẽ cho phép tôi khóc như đứa trẻ
      Thật hân hoan”
      (Thời dụng biểu cho ngày dứt chiến tranh)


      Mỗi khi một đồng đội ngă xuống v́ màu cờ sắc áo cho quê hương. Người lính của chúng ta ai không khỏi ngậm ngùi đưa tiễn và đọc điếu văn truy niệm. Và cái chết của người chiến sĩ không ai giống ai. Có người chết v́ đạp phải ḿn trên đường hành quân. Có người chết tại mặt trận. Có người bị chết khi ngồi trên xe, ngang qua cây cầu bị giựt sập. Có người chết trong rừng khi lùng quân địch. Có người chết v́ bị bắn tỉa. Có người c̣n h́nh hài nguyên vẹn, nhưng cũng có người chết tan nát thịt xương… Ôi chiến tranh! Thật đau đớn cho kiếp người trên quê hương c̣n đầy rẫy bom đạn và ḷng thù hận. Người lính Luân Hoán cũng đă biết bao lần viết lời chia buồn, viết bài truy niệm cho bạn bè đồng đội khi họ vừa nằm xuống. Gửi h́nh hài, xác thân vào mănh đất quê hương. Trong một phút chạnh ḷng nghĩ về bài truy niệm đă viết cho bạn. Ông nghĩ khi ḿnh chết th́ thế nào? Ta hăy nghe ông bộc bạch nỗi ḷng:


      “Trong phút cuối cùng đó
      Chắc ta ngất xỉu
      Trong phút tuyệt vọng đó
      Chắc ta không c̣n nhớ ta
      Chắc ta không gặp được người thân yêu
      Chắc ta không nhận được bạn hữu
      Ta đă nghĩ điều đó
      Ôi có người chiến sĩ nào không chết ngoài mặt trận?
      Chết kiêu hănh
      Chết vinh quang”

      …..
      Đă từ lâu ta viết cho bạn bè ta những bài truy niệm
      Ta viết cho bạn bè ta những lời chia buồn
      Tự xem đó là ngọn đèn là quê hương
      Là chiếc quan tài đưa bạn hữu
      Sao ta chưa viết cho ta một lời an ủi
      Ta không tin dị đoan
      Và ta biết ta c̣n phải sống


      Tự nhận thấy ḿnh không thể nào chết được, bỡi lẽ ông cần phải sống để nh́n thấy ḥa b́nh trở về. Một niềm xác tín trong tâm ông:


…..
      “Để hy vọng
      Ngày ḥa b́nh sẽ trở về
      Nhất định sẽ trở về
      Lư do nào ta chết
      Viên đạn nào bắn nỗi ta
      Chế độ nào quật nỗi ta
      Ta phải sống để pha t́nh yêu thay cà phê
      Để pha t́nh thương thay khói thuốc


      Ôi mỗi buồng phổi người Việt Nam
      Ôi mỗi trái tim người Việt Nam
      Nếu nh́n kỹ
      Sẽ nhận ra bóng dáng ta
      Máu mủ ta trong đó
      Ta sống thật khiêm nhường
      Nhưng thật cao cả
      Vậy th́ ta phải sống”


      Để tồn tại trong hoàn cảnh chiến tranh, chúng ta chỉ có thể sống trong niềm hy vọng ḥa b́nh sẽ trở về. Chính niềm hy vọng sẽ vực dậy t́nh yêu nước của chúng ta. Hăy nghe người lính Luân Hoán lư giải tại sao không viết bài truy niệm cho chính ḿnh:


      “Hỡi ta
      Hỡi Luân Hoán
      Mày không phải là nhân chứng
      Mày không phải là nạn nhân
      Mày không phải là chiến sĩ
      Mày chỉ là niềm hy vọng
      Của xứ sở đau thương
      Và niềm hy vọng không thể chết
      Không bạo lực nào giết được
      Ôi ta làm sao viết nổi cho ta một bài truy niệm”.

      (Bài truy niệm tôi)

 

      Là con người, chúng ta không thể sống mà không mơ ước. Dù mơ ước thế nào đi nữa, nó vẫn vạch cho ta một hướng đi vào cuộc đời. Và sống trong đời là phải đi về một hướng nào đó. Nhà thơ người lính Luân Hoán đă vạch cho ḿnh một hướng đi. Hướng đi về côi nguồn qua những vần thơ đầy tự t́nh dân tộc. Ngay từ thuởbé,ông đă học tập và rèn luyện thơ. Tài năng luôn đi đôi với khổ luyện quả thật không sai. Tâm hồn ông càng ngày càng thăng hoa cảm xúc. Trước khi là người lính. Ông đă là một nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn miền Nam từ năm 1964. Đă có những tập thơ đầy t́nh yêu quê hương với những chủ đề khác nhau. Nhưng ta vẫn thấy có tiếng nói chung là t́nh quê hương.

Và sau này, khi ông bước chân vào quân ngũ. Là người lính, sĩ quan của QL/VNCH, ông càng có những cảm nhận tinh tế hơn về mọi mặt và ḷng yêu nước của ông càng bộc rơ hơn trong tất cả những tập thơ. Ông làm rất nhiều thể loại, 5, 7 chữ cũng như lục bát…Thể nào cũng thật hay. Thế nhưng ở đây tôi muốn nói về cảm xúc của ông khi viết “Ḥa b́nh ơi, hăy đến”. Trong tập thơ này ông viết theo lối thơ tự do. Và thể thơ này càng dễ cho ta tŕnh bày những điều cần bộc lộ. Bước chân ông đi đến đâu, cảm xúc của ông vỡ ̣a đến đó thành những bài thơ. Có những bài thơ chúng ta nghe ngậm ngùi như “Choàng hoa cho quê hương”, “Tiếng nói của một thương phế binh”, “Tŕnh bày cùng tâm hồn mũ sắt”. “Gịng sông giấc mơ và trái tim”. Căm phẫn như “Câu hỏi của một người lính”. Thẳng thắng như “Lên tiếng”, Thư cho người Hoa Kỳ”, “Tặng máu cho lịch sử”, “Bài Truy niệm tôi”.  Mong chờ ḥa b́nh như “Chuyến xe mùa xuân”, “Nụ hoa cho cái thai Ḥa B́nh”, “Viết thư t́nh trên quốc lộ số 1”…

 

      Khi chúng ta đọc hết phần thơ của ông. Ḷng chúng ta ngậm ngùi, thương cho dân tộc Việt Nam, luôn bị chiến tranh đe dọa. Thế nhưng mặc dầu bị chiến tranh, mặc dầu bị tàn phá, nhưng niềm tin về một ngày ḥa b́nh vẫn luôn được ấp ủ trong trái tim của người Việt Nam. Bỡi lẽ sự sống của quê hương, dân tộc mà chúng ta thừa hưởng của tiền nhân, cần phải truyền lại cho con cháu qua mỗi thế hệ, phải phong phú và nhân bản hơn. Và với tôi, nhà thơ, người lính Luân Hoán đúng là một người đầy cảm xúc. Và cái hay của ông, đó là ông đă truyền được ngọn lửa cảm xúc cho người đọc. Nghe và đọc “Ḥa b́nh ơi, hăy đến”, tôi càng thấm thía hơn về t́nh quê hương và càng thương quê hương Việt Nam.


      Cám ơn nhà thơ Luân Hoán đă cho người đọc những món ăn tinh thần thật tuyệt vời.

 

NGUYỄN THU HÀ

                                                                                                               

Sài G̣n,12.9.201             

 

 

 

Giáo chức, thích viết văn làm thơ, hiện ở Việt Nam, Từng phối hợi viết lời cho 2 trường ca Quê Hương Bên Trời (2012), trọng Thủy Mỵ Châu (2013) của Vĩnh Điện