Trả lời những phỏng vấn của bạn văn
greenbar.gif (870 bytes)
ghi chú: V́ có những câu hỏi tương tự nhau, nên chỉ trích đoạn, thành thật xin lỗi các bạn thực hiện. (Vuông Chiếu)

 

 

 

 

 

 

 

 

           Trả  lời Đào Huy Đán (bút hiệu khác của nhà văn Hồ Trường An)

           trên tạp chí Làng Văn số 35 tháng 7.1987

          2. Đào Huy Đán (ĐHĐ): Anh bắt đầu làm thơ từ năm nào ? Đă cộng tác với những báo ǵ khi c̣n ở quê nhà ?

 

          Luân Hoán (LH): Tôi học làm thơ vào năm 11 tuổi, qua sự chỉ dẫn của cha tôi.Những bài luận văn vần ngây ngô thời đó đă giúp tôi sớm làm quen với vần điệu. Nhưng gần đến ba năm sau, khi đọc qua nhiều báo Tuổi Xanh tôi mới thực sự yêu thích thơ. Khởi đầu thơ tôi gởi đăng ở tuần báo học sinh Tuổi Xanh, rồi đến Gió Mới, tạp chí Mai, nguyệt san Thời Nay. Những năm sau, bài được gởi đăng nhiều ở: Ngàn Khơi, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Kỷ Nguyên Mới vv…Lúc này tôi kư nhiều bút hiệu, trong đó có tên Châu Thị Ngọc Lê được dùng nhiều nhất. Về sau tôi chỉ gởi bài đến Bách Khoa và Văn Học, một vài bài ở Văn. Tôi không nghĩ ḿnh đă cộng tác với báo nào, kể từ trước đến nay, mặc dù tạp chí Văn Học  của các anh Dương Kiền, Thế Uyên, Phan Kim Thịnh có ghi tên tôi vào Ban Biên Tập. Tôi luôn luôn tự coi ḿnh là một độc giả, gởi bài đến đóng góp, bài thích hợp th́ đăng không th́ bỏ. Ngoài các tờ báo ở Sài G̣n kể trên, tôi c̣n có thơ đăng ở các tạp chí, tập san khác: Nhận Thức (Huế), Trước Mặt, Tập Họp (Quảng Ngăi) vv…

 

          3. ĐHĐ: Xin anh cho biết những tác phẩm đă xuất bản, và nếu có thể, cho biết động cơ, hoàn cảnh nào mà anh đă sáng tác từng tác phẩm ?

          LH:  Tác phẩm trước bạ với làng văn học nghệ thuật miền Nam của tôi là tập Về Trời, được phát hành năm 1964 do nhà xuất bản Văn Học đứng tên (sau hai tác phẩm Người Cân Linh Hồn, truyện dịch của bác sĩ Hoàng Văn Đức và tập kịch Sân Khấu của anh Dương Kiền, luật sư).

          Tập Về Trời, gồm khoảng 60 bài thơ về quê hương, cùng lời bạt của anh Dương Kiền, do anh Phan Kim Thịnh tŕnh bày, chăm sóc, được Tin Sách giới thiệu.

          Năm 1966, tôi thực hiện tập Trôi Sông, nội dung na ná như tập đầu, nhà thơ Tường Linh giới thiệu trong chương tŕnh Tao Đàn.

         Năm 1967, tôi in tập Chết Trong Ḷng Người tại nhà in Văn Học Sài G̣n, nhưng Ngưỡng Cửa đứng tên xuất bản. B́a của Hoàng Trọng Bân. (Ngưỡng Cửa là cơ sở xuất bản do tôi cùng các bạn Hà Nguyên Thạch, Đynh Hoàng Sa khai sinh với kế hoạch cùng nhau góp vốn in tác phẩm. Dự trù tốt đẹp, nhưng thực hiện không như ư, tuy vậy Ngưỡng Cửa đă xuất bản được:

Chết Trong Ḷng Người (thơ Luân Hoán), Chân Cầu Sóng Vỗ (thơ Hà Nguyên Thạch), Vùng Trú Ẩn Hoang Đường (thơ Đynh Hoàng Sa), Thắp T́nh (thơ Thành Tôn), Đốt Tuổi (thơ Phan Nhự Thức) và dự trù in thi phẩm Vàng Lạnh của cố thi sĩ Nguyễn Nho Sa Mạc th́ gặp biến cố 1975.

         Năm 1969, cùng với các bạn Lê Vĩnh Thọ, Lê Thành Tôn, tôi dựng lên nhà xuất bản Thơ,với dự định chuyên in thơ và những ǵ có liên quan đến thi ca. Nhà xuất bản THƠ đă in được: Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu (tập thơ viết về đời sống, t́nh cảm người lính bộ binh, 1969), Rượu Hồng Đă Rót (thơ Luân Hoán, b́a do họa sĩ Nguyễn Sông Ba thực hiện, anh cũng là người chăm sóc, in ấn ở Đà Lạt, năm 1974).

         Năm 1986, với những giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất của các anh Tưởng Năng Tiến, Thái Tú Hạp và đông đảo bạn văn nghệ khác, tôi có thêm được thi phẩm Hơi Thở Việt Nam , b́a Nghiêu Đề, Nhân Văn và Sông Thu đứng tên xuất bản,

          Ngoài sáu thi phẩm kể trên, tôi c̣n in chung với các bạn văn sáu thi phẩm dưới đây, trong khoảng thời gian 1969 đến 1971:

          Thơ T́nh: in cùng Khắc Minh, b́a Nghiêu Đề, in tại nhà in Đồi Non Quảng Ngăi, Thơ xuất bản.

          Ca Dao T́nh Yêu, Điệp Khúc Chân Mây: in cùng Khắc Minh, b́a Nghiêu Đề, in tại nhà in Hoa Sen, Quảng Ngăi, Thơ xuất bản.

          Nhịp Buồn Sáu Tám, in cùng Lê Vĩnh Thọ tại nhà in Trung Hưng Đà Nẵng.

          Lục Bát Ca, thơ Luân Hoán, Lê Vĩnh Thọ, nhạc sĩ Vĩnh Điện phổ nhạc, Thơ xuất bản

          Né Hương Cho Bàn Chân Trái, 16 bài thơ tự do của Luân Hoán và thơ của các bạn: Lê Vĩnh Thọ, Đào Đức Nhuận, Chu Tân, Phan Nhự Thức, Trần Thuật Ngữ, Châu Văn Tùng, Phổ Đức, Minh Đường, Thái Tú Hạp, Khắc Minh, Tường Linh, Phùng Kim Chú, Đynh Hoàng Sa, Hà Nguyên Thạch, Phạm Thế Mỹ…sách được in tại Quảng Ngăi, Thơ xuất bản.

         Ḥa B́nh Ơi, Hăy Đến, in cùng Lê Vĩnh Thọ, Phạm Thế Mỹ. B́a Nghiêu Đề. Phụ bản của Đinh Cường, Nghiêu Đề. In tại Sài G̣n, Thơ xuấtbản.

         (C̣n một tập khác tôi in chung với một bạn học cũ, anh Nguyễn Văn Đài mà tôi đă làm thất lạc).

         Đó với tôi, cuộc sống chúng ta, tự nó đă là những bài thơ phong phú. Có vui, có buồn, nhưng vui ít, buồn nhiều. Tôi đă thầm đọc thấy. Và với tính sợ cô đơn, chua xót, nên tôi muốn được bè bạn, mọi người cùng chia xẻ, bằng cách gắng ghi lại qua những vần điệu b́nh thường, chân chất của ḿnh. Không biết có thể gọi là thơ không ? Sự say mê của tôi phải chăng đă là những động cơ ?

 

          4. ĐHĐ: Xin anh cho biết vài mẩu chuyện vui buồn trong đời lính và trong đời sống làm nghệ thuật ?

 

          LH: Trong 4 năm lính, tôi không có mẩu chuyện vui nào đáng kể. Chuyện buồn th́ khá nhiều. Ngoài cái không may, mất một chân của ḿnh, những cái chết thê thảm của bạn bè cũng đă gây cho tôi nhiều buồn chán. Mở đầu là sự hy sinh của anh Trần Mỹ Lộc, trong cuộc hành quân đầu tiên của đời lính chúng tôi tại Xuân Phổ Quảng Ngăi. Lộc và tôi cùng ở một trung đội trong quân trường, cùng chung một đại đội ngoài đơn vị tác chiến. Anh tử trận chưa kịp xem những tấm h́nh lễ đám cưới của chính anh, và chưa kịp biết anh đă để lại cho cuộc đời một cậu con trai: Trần Mỹ Long.

          Trong đời sống làm nghệ thuật, tôi không gặp ǵ đáng buồn. Chuyện vui đáng kể nhất là sự chịu chơi của ông cha già, cho phép bán bớt vài sào ruộng của phần tôi để in tập thơ đầu tay, tập Về Trời. v́ tuy Văn Học đứng tên xuất bản, nhưng chi phí ấn loát tôi phải góp một phần.

 

          5. ĐHĐ: Giao t́nh giữa anh và các nghệ sĩ xứ Quảng Nam và văn nghệ sĩ miền Trung ra sao (xin nói chi tiết càng nhiều càng tốt)

 

          LH: Vốn nói năng vụng về, tính t́nh bẽn lẽn, ngại giao thiệp, nên tôi không có nhiều bạn bè. Bù kại, khi đă được quen biết với ai, th́ chơi với nhau thật hết ḷng. Tôi luôn luôn qúi mến bạn bè và nhận được những t́nh cảm rất chân thật.

 

          8. ĐHĐ: C̣n về thơ, nhà thơ Việt Nam nào anh thích nhất ? Lư do. Nhà thơ ngoại quốc nào anh thích nhất ? Lư do ?

          LH: Tôi thích thơ của rất nhiều thi sĩ. Người này vài câu, người kia vài đoạn, người nọ đôi bài. Mỗi ngày một nhiều, nên không thể quả quyết ḿnh thích ai nhất. Nhưng dĩ nhiên rất khoái đợc những bài thơ ư và lời mới lạ. Và những cái mới lạ này vừa phải để không trở nên cầu kỳ, tối tăm. Trước đây tôi rất khoái đọc Bùi Giáng qua Mưa Nguồn nhưng những thi phẩm sau của ông, cái thích thú của tôi giảm hẳn đi. Ngày nay ở nước người, đọc thơ của các anh Cao Tần, ngu Yên rất thích (tôi chưa được đọc hết thi phẩm của hai thi sĩ này).

 

          10. ĐHĐ: Anh nghĩ sao về ngôn ngữ thi ca qua các thời đại ?

 

          LH:  Từ lâu nay tôi chỉ làm thơ chứ không hay nhận định.Nhưng tôi tin chắc ngôn ngữ thi ca dĩ nhiên có sự thay đổi tùy theo hoàn cảnh xă hội, hoàn cảnh đời sống, tâm t́nh của mỗi tác giả. Từ uyển chuyển, trau chuốt, mềm mại đến u uất, ră rời, hằn học… Nền thi ca của nước ta rất phong phú. Đă có một thời, một nhóm thi sĩ đă cố công làm mới h́nh thức thơ. Nhưng với cái tăm tối cầu kỳ, không khuôn khổ dẫn đến cái khuôn khổ mới, trở nên nặng nề, vượt quá xa tầm thưởng thức của đa số, sau đó đă phải trở lại với h́nh thức cũ. Ngôn ngữ thi ca là ngôn ngữ của cuộc sông. Càng gần gũi thân mật, càng trong sáng b́nh thường, càng dễ gây sự cảm thông.

 

          12. ĐHĐ: Là kẽ đă tham dự vào mọi biến chuyển của lịch sử, của thời cuộc. Anh có nghĩ đến sáng tác một thiên trường ca không?

          LH: Tôi chưa hề nghĩ viết một thiên trường ca.

          15. ĐHĐ: Anh có thích thơ được phổ nhạc không? Xin Anh cho biết tương quan giữa thơ và nhạc.

          LH: Thích lắm.Trước nhất, biết được bài thơ của ḿnh có được một người thực sự cảm thông khi anh ta chọn phổ nhạc. Thứ đến, nhờ sự tiếp viện dồi dào nhạc điệu, những tâm tư, t́nh cảm của ḿnh được gởi đến giới thưởng thức rộng răi hơn. Thơ, Nhạc thường nuôi dưỡng lẫn nhau. Thành ra trong thơ tự nó đă có nhạc, một thứ nhạc trầm trầm, đều đều buồn bă. Và những lời ca hay, tự nó đă có chất thơ.

 

          16. Xin cho biết qua dự định về công việc trước tác và xuất bản của anh ?

          LH: Tôi không có dự định ǵ to tác cả. Thơ th́ thỉnh thoảng vẫn viết. Việc in sách đối với tôi ngày như một khó dần. Nhưng nếu lại có những nhà “mạnh thường quân” th́ tôi có sẵn vài thi phẩm để in.

 

          ĐHĐ: Thay mặt độc giả Làng Văn, xin cảm ơn anh Luân Hoán.

 

         Trả  lời nhà  văn Tưởng Năng Tiến

         trên tạp chí Nhân Văn số 50 tháng 7 năm 1987

          Tưởng Năng Tiến(TNT): Như tựa của nó tập thơ vừa xuất bản của anh bàng bạt ‘hơi thở Việt Nam’, xin anh vui ḷng cho độc gỉa biết có phải phần lớn những bài thơ này đều được sáng tác khi anh c̣n ở quê nhà không ?

          Luân Hoán (LH): Bản chép tay HTVN được hoàn tất tại Đà Nẵng. Đây là tập thơ có số lượng đáng kể, nhưng v́ không thể mang theo trong chuyến di cư thuộc chương tŕnh ODP, nên lần ấn hành này chỉ vỏn vẹn 40 bài; được như vậy, cũng nhờ vào các con tôi học thuộc ḷng cho một ít. Hy vọng sẽ có cơ hội ấn hành lần thứ hai với đầy đủ ‘hơi thở’ như bản chép tay c̣n đang ‘lang thang’ ở Sài g̣n.

          TNT: Một số đọc giả của anh, nhất là những người sinh sau đẻ muộn (như kẻ đang phỏng vấn anh chẳng hạn) chưa được hân hạnh đọc hết những thi phẩm của anh xuất bản vào cuối thập niên sáu mươi ở quê nhà, như Về Trời, Trôi Sông, Chết Trong Ḷng Người...bởi thế, xin anh vui ḷng cho biết có thay đổi nào lớn lao trong lời thơ và ư thơ của anh viết trước đây hai mươi năm và bây giờ?

          LH: Chắc có vài thay đổi trong lời thơ, nhưng không lớn lao lắm. Thật sự tôi không mấy để ư đến vấn đề này. Một điều có thể ghi nhận vào những năm 1970-1975 tôi thường xử dụng thể thơ tự do. Có tập được thực hiện với hầu hết thể loại này như tập Viên đạn Cho Người Yêu Dấu, một tập thơ viết về đời sống Bộ Binh. Kể từ 1980 đến nay, tôi thích viết loại ‘năm chữ ’

          TNT: ở trang 89, đoạn cuối của bài ‘Dặn Ḍ’, trong HTVN, chúng tôi có đọc được bốn câu như sau:
          C̣n ư chí chắc c̣n mạng sống/ c̣n có ngày phất phới ngọn cờ xưa/ nếu chẳng may hồn sớm về chín suối/ Trung Nghĩa đài không thẹn gặp người xưa
so với những vần thơ mà anh làm gần đây mà chúng tôi đọc được rải rác trên các tạp chí Văn Học, Làng Văn, Phổ Thông, Nhân Văn...dường như cái ‘ư chí’ và cái ‘ước mơ’ ‘phất phới ngọn cờ xưa’ của anh có bớt đi phần mảnh liệt. Thưa anh,xin được anh bao dung nếu như nhận xét chủ quan vừa rồi của chúng tôi không được đúng; bằng không, xin anh vui ḷng cho độc giả biết cái ǵ nơi đời sống mới ở phần đất tạm dung đă làm anh cảm thấy, đôi lúc, nản ḷng ?

          LH: Dĩ nhiên tôi không phủ nhận những nhận xét của anh. Bởi chính tôi cũng đă từng thổ lộ:
          ... “và hăy nói giùm lửa đấu tranh/ trong ḷng tôi chừ thật mong manh...”
Tuy nhiên, đối với tôi, ước mơ “phấp ngọn cờ xưa” vẫn là niềm mơ ước tha thiết nhất trong cuộc đời c̣n lại của một người bất đắc dĩ phải ra đi. Và cái ư chí “rửa hận năm xưa chiếm lại thành”, vẫn là ư chí thao thức măi trong ḷng. Sống trên đất tạm dung quả thật có nhiều điều không như ư. Riêng về cuộc sống gia đ́nh, tôi chuẩn bị tinh thần từ quê nhà nên cũng đă và đang b́nh tĩnh đón nhận. Có điều ở một vài lănh vực rộng răi hơn, đă vượt quá tin tưởng và hy vọng của ḿnh nên nhiều khi không tránh khỏi những ngỡ ngàng dẫn đến buồn chán. Chắc anh thông cảm cho tôi đă tránh né phát biểu một cách cụ thể. Những bày tỏ chân thật thường hay bị hiểu nhầm. Hơn nữa, chúng ta, thật ra chẳng có thẩm quyền ǵ. Nếu may ra có được cái hân hạnh làm một người công dân yêu nước b́nh thường, tôi chỉ mong những người đă lợi dụng chúng ta, làm mất đi cái ư nghĩa cuộc chiến đấu với Cộng sản, sớm thức tỉnh. Và cộng đồng tỵ nạn chúng ta măi măi là một khối đoàn kết phát triển trên mọi lănh vực có ích dẫn đến chiến thắng mai sau, thật gần.

          TNT : Câu hỏi cuối cùng và cũng là câu hỏi chung cho mọi tác giả, sẽ lần lượt xuất hiện trên mục ‘Người Viết Và Tác Phẩm’ mà chúng tôi muốn thực hiện là:
Anh dự đoán ra sao về tương lai Việt ngữ trong ṿng mười, mười lăm năm tới ?

          LH : Hiện nay không ai phủ nhận sự lớn mạnh của báo chí Việt ngữ hải ngoại;  bên cạnh đó cơ sở xuất bản sôi nổi, số lượng tác phẩm ra đời dồn dập đă nói lên quyết tâm của những người Việt có ḷng nghĩ về tương lai tiếng nói dân tộc. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy như c̣n thiếu một cái ǵ. Sự đầu tư vào thế hệ con em h́nh như chưa đủ. Tôi vẫn tin, mười, mười lăm năm nữa con em chúng ta c̣n có thể nói được, nghe hiểu tiếng mẹ đẻ. Nhưng viết và đọc một cách thông thạo, có lẽ ngày một giảm dần. Tôi viết những ḍng có thể lạc đề sau đây.
Tôi c̣n nhớ 4 câu thơ của một người đă quên tên: ‘Tiếng nước ngoài viết sai nên tha thứ / moi, toi, soi, nị, ngộ...cũng cho qua/ chứ viết sai tiếng mẹ đẻ nhà ta/là tội trọng ngang hàng như phản quốc...”
Có hơi quá chăng ? Dù sao tôi vẫn mong mỗi gia đ́nh Việt tỵ nạn chúng ta là một lớp học tiếng nước nhà thiết thực, hữu hiệu nhất.

         TNT : Thay mặt độc giả, chúng tôi xin cảm ơn anh.

          Trả  lời nhà thơ Viên Linh

          trên Tạp chí Khởi Hành số 1 bộ mới tháng 11.1996

            (với ba câu hỏi chung cho một số tác gỉa)

          V.L:
          Ta là ai giữa mùa thay đổi ấy ? (Thế Lữ)

          L.H:
          là ai ? ta thật là ai ?
          cũng là người ? chẳng khác ai, ngoại trừ
          tâm hoa, trí sóng : phù hư
          phơi đời hóng bụi ngh́n thu đóng vào
          ngồi, nằm,đi, đứng : chiêm bao
          thở ra hương núi, hít vào hương sông
          cơng trên lưng ngọn gió lồng
          đạp mây đen kết hoa ṿng t́nh em

          V.L:
          Sao đến bây giờ rách tả tơi (Tản Đà)

          L.H:
          Bây giờ trời đất chênh vênh
          nhá nhem thân thể, lem nhem tên người
          phận tôi, nhận lỗi phần tôi
          soi gương rỗ mặt khóc, cười đủ đôi
          đổ thừa chi, tội ông trời
          ngàn thiên sử lịm trầm vôi xác buồn
          tả tơi hồn rách mùi hương
          sá chi linh thể giọt sương bềnh bồng

          V.L:
          Phẩm đề, xin một vài lời thêm hoa (Nguyễn Du)

          L.H:
          có không, mặc kệ, có không
          phận, quyền, sơn thạch, phù vân, cũng là...
          sầu ḷng, lót lại chiếu hoa
          mời quanh thiên hạ, mời ta uống vùi
          làm ma, làm thánh, làm người
          h́nh như cũng biết ngậm ngùi như nhau
          thế thời thế, chẳng đến đâu
          soi thời gian thấy tâm nhau, đă đời
          ḷng ṿng nước chảy mây trôi
          ta đi, ta đứng, ta ngồi trong ta
          yêu em mới thật gọi là
          sống trong cái sống đậm đà sắc hương

         Trả lời Khánh Trường và Nguyễn Xuân Hoàng

         trên Tạp Chí Hợp Lưu số 32 tháng 12.96 & 1.1997
         đặc biệt trích đăng Văn Nghệ Sĩ Việt Nam (tiểu sử-tác phẩm-Chân Dung Tự Họa LH tự họa)


          Trong cuộc sống tôi, có nhiều việc bắt đầu bằng những t́nh cờ. Nhưng việc làm thơ lại được quyết tâm học hỏi, trau dồi đàng hoàng với ông thân sinh. Thời gian khởi đâu, tôi làm thơ, thuần tuư về mê thơ, khoái làm thơ. Sau khi in ấn được vài thi phẩm, ngoài việc mê thơ và khoái làm thơ, tôi viết v́ c̣n thích ḿnh được nổi danh nữa. Đến giai đoạn gần kề với cái tuổi 60 này (c̣n 5 năm nữa), tôi trở lại với thời gian đầu. Nhưng coi bộ, cái mê, cái khoái c̣n trầm trọng hơn chút đỉnh. Thuốc trường thọ, cường dương linh nghiệm nhất của tôi vẫn là thơ.
         Xin chân thành cảm ơn nhiều bạn đọc, bạn văn đă nhận xét : "Thơ Luân Hoán nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng, đôn hậu..."; cũng xin được ghi nhận phê phán của cô bạn đời yêu qúi : "thơ anh (ấy) có một số bị ngoại cảnh của cuộc sống chi phối, do đó có nhiều ḍng thơ đọng nặng chất thời cuộc". C̣n tôi ? Soi ḿnh qua những ǵ đă viết, tôi vẫn chỉ thấy tôi là một gă mê vần điệu, h́nh ảnh và màu sắc. Đă bao lần:

“mở ḷng định quét nước vôi
ngặt t́nh yêu vẫn đời đời mới nguyên”

          Thơ cũng như T́nh Yêu vậy, cứ mới hoài.
Thật ra, tôi ngưỡng mộ nồng nàn những người có quyết tâm làm mới thi ca qua mọi h́nh thức.  Lâu nay, tôi vẫn nghĩ: ḿnh đă có nhiều dễ dăi với chính ḿnh khi làm thơ. Nay suy lại, có lẽ không phải vậy. Làm thơ là làm công việc giải bày những tâm sự thao thức trong ḷng; đồng lúc với gợi mở, rủ rê những người khác cùng ghé vào tham dự những suy tưởng của ḿnh. Mỗi tập thơ đă xuất bản của tôi, đa số đều xoáy quanh một chủ đề nào đó. Viết về thân phận con người, có những Về Trời, Trôi Sông, Chết Trong Ḷng Người...Về cuộc chiến có Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu, Ḥa B́nh Ơi, Hăy Đến...Về cuộc sống sau 1975 có Hơi Thở Việt Nam, Ngơ Ngác Cơi Người...Về T́nh bạn có Nuôi Thơm Chùm Kỷ Niện Xanh; về t́nh lứa đôi có Rượu Hồng Đă Rót, Đưa Nhau Về Đến Đâu, Thơ T́nh, Mời Em Lên Ngựa, Ca Dao T́nh Yêu, Cỏ Hoa Gối Đầu... May mắn một điều, là tôi rất có duyên với việc in ấn, xuất bản. Ngoài tập Về Trời, đầu tay, phải bán một phần nhỏ ruộng đất được gia đ́nh chia cho phần ḿnh để in thơ. Những thi phẩm c̣n lại, hầu hết được bạn đọc, bạn văn (trong số này, có nhiều bạn đến nay, tôi vẫn chưa được gặp mặt, bắt tay một lần) in cho.
         Quá tŕnh h́nh thành cụ thể những tác phẩm của tôi có điểm đặc biệt là không có tác phẩm nào ra đời trong cùng một vùng đất mà tôi đang cư ngụ. -  Đà Nẵng, sách in ở Sài G̣n.  Canada, sách in ở Hoa Kỳ. Tóm lại, tôi chưa trực tiếp lo cho những đứa con tinh thần của ḿnh ra đời. Những người bạn bị tôi làm phiền nhiều nhất là các anh Nghiêu Đề, Đinh Cường, Nguyễn Sông Ba (chưa hề gặp), Thái Tú Hạp, Khánh Trường ... Và tôi c̣n chịu ơn nhiều bạn văn khác, để hồng hào làm một Luân Hoán hôm nay.

Tạp chí Văn Học với hai câu hỏi chung cho nhiều tác gỉa Việt Nam Hải Ngoại (số 115 tháng 11.1995)

 

          Trả lời tạp chí Văn Học số 115 tháng 11 năm1995

 

          VH: Sống trong một hoàn cảnh mà th́ giờ vốn hiếm hoi, văn chương chữ nghĩa vốn là hàng xa xỉ, điều ǵ thúc đẩy anh chị tiếp tục đi vào lănh vực văn chương?

Viết cái ǵ ? Viết như thế nào ? viết cho ai đọc ?

 

          LH:  Những năm khởi đầu đến với hương sắc chữ nghĩa, đối với tôi, thơ là một thú chơi nhiều hấp dẫn nhất. Chơi lâu đâm ghiền. Cái bệnh nan y này của tôi, có vài thời kỳ tưởng cai bỏ được, ví dụ giai đoạn 1975-1985, bầm dập tại quê nhà; 1985 đến nay (1995)l ây lất tại xứ người. Nhưng oái oăm,trong suốt hai đoạn đời dính liền nhau đó, tôi múa may được khá nhiều. Và nghiệm ra, cuộc sống ḿnh càng giàu khó khăn th́ càng phải hành hạ chữ nghĩa nhiều hơn. Lư do tôi vẫn đang tiếp tục cuộc chơi có lẽ giản dị như thế.

Viết cái ǵ ? Tôi vẫn tự hỏi tôi đấy. Và biết rơ ràng, ḿnh vẫn viết về những cái linh tinh, vụn vặt. Những bụi rác của cuộc sống đă thật sự cho tôi những xúc động, những cảm hứng và tôi viết khá dễ dàng, không lệ thuộc vào bàn viết hay cơi viết nào. Từ diện tích cái giường ngủ, đến ḷng xe, hè phố... mọi nơi...tôi đều có thể cho cảm hứng của ḿnh sinh nở. Viết vậy để cho ai đọc ? Rơ ràng thôi, gởi cho người khoái thơ, đọc chơi. Trong số bạn đọc đông đảo (chắc là đông đảo) đó, có cả tôi.

 

          Trả lời nhà thơ Nguyễn Hàng Nam

          Tạp chí Thơ,  với một câu hỏi chung cho 40 tác gỉa. Số mùa Đông 1996

 

          Nguyễn Hoàng Nam: Xin Anh/Chị cho biết quan niệm về thơ vần?

 

          L.H: Cũng như các thế hệ trước, những người được ra đời vào các thập niên 30, 40... h́nh như đa số đều được lớn lên trong điệu ca dao. Vần điệu của ngôn ngữ như những bàn tay thơm, nâng niu, d́u dắt. Riêng tôi, thời bé thơ, sau vài năm trốn giặc ở miền rừng núi Tiên Phước (Quảng Nam), tôi được về sống hơn một năm tại quê nội (Ḥa Đa, Ḥa Vang, QN). Năm lên mười một này, tôi được hướng dẫn làm thơ vần như đường luật, lục bát, song thất lục bát... Những bài viết đầu tay là những bài tập làm văn...vần. Nhưng nhờ những bài này đă mở và lót đường cho tôi đến với thơ. Vần điệu của chữ nghĩa trở thành một phần thịt da tự nhiên của những ǵ tôi viết. Theo với đà quen tay, kỷ thuật và h́nh thức (cái rọ nhốt từ ngữ) chẳng mấy khi được nghĩ đến lúc làm thơ. Tôi viết tuỳ hứng,tuỳ cảm xúc. Viết và không nghĩ thơ phải có tác dụng ǵ. Tóm lại, thể loại hoàn toàn không được đặt ra trước cho mỗi bài thơ. C̣n âm điệu, đúng như anh Hồ Minh Dũng đă trả lời anh Nguyễn Mạnh Trinh, vần, không vần chả sao, miễn là hay. Cái hay này được đẻ ra ở mỗi bài thơ; và được bắt gặp, nh́n nhận từ người thưởng ngoạn. Tôi tin,chúng ta c̣n có đông đảo người thưởng thức cái hay của thơ. Ngày nay, thơ vần đă có tuổi thọ cao, nhưng không hẳn đă cũ. Sự nhai lại những h́nh ảnh, những màu sắc chung chung quả thật đă làm cùn ṃn bởi một số người viết. (Nhà thơ, trời ơi đông!) Nhưng căn bản vẫn nằm trong sự tài hoa nhào nặn chữ nghĩa. Cùng một xúc cảm, một ư tưởng nhưng cách di-n tả khác nhau, cũng đă cho người đọc những thú vị, xin đơn cử :

 

"tôi thấy em xinh khẽ lắc đầu

bởi v́ tôi có được em đâu"

Xuân Diệu

 

"tôi lẩn trốn v́ thấy ḿnh không thể

mây của trời rồi gío sẽ mang đi"

Hoài Khanh

 

Làm mới thơ là một việc làm tốt. Nhưng làm mới từ chỗ nào, làm mới ra làm sao cá nhân tôi, tối dạ, chưa nghĩ ra, nên rất ngưỡng mộ quyết tâm và hướng đi của các anh chị trong Tạp chí Thơ. Cảm ơn.

 

         Trả  lời  nhà  thơ  Nguyễn Manh Trinh

          trênTạp Chí Hợp Lưu số 38, xuân Mậu Dần 1998
         (với vài câu hỏi chung cho một số tác gỉa).


          NMT: Hoạt động văn học của anh (chị) trong năm vừa qua? cùng dự kiến tương lai?

          LH: Thưa anh, cái có thể gọi là sáng tác của tôi, chỉ lẩn quẩn trong việc làm thơ. Nhưng cái việc này, h́nh như vài năm nay, đă nhiễm phải cái bệnh lười biếng có sẵn trong cơ thể làm suy yếu trầm trọng. Năm ngoái: lai rai. Năm nay: thất thường. Năm đến: không chừng nghỉ chơi luôn. Do đó, tôi không có dự định ǵ cho ngày mai.

          NMT: Trong năm vừa qua, t́nh h́nh văn học hải ngoại, có ǵ đáng lưu ư? có hiện tượng nào nổi bật? Cũng như phân tích mặt tiêu cực lẫn tích cực?

          LH: Tôi vội nghĩ đại khái:

  1. Thơ Việt Hải ngoại hiện nay đang được sản xuất quá nhiều, căn cứ vào sự kiện kêu than của các tạp chí văn học trong mục thư ṭa soạn.
  2. Thơ Việt hải ngoại đang được quí anh chị ở hai tạp chí Thơ , Hợp Lưu có nổ lực làm mới. Họ vừa sáng tác cái mới; vừa châm biếm, đả phá cái cũ. Nhưng dường như công tác thứ hai có phần tích cực hơn. Cái mới trong sáng tác được thực hiện ở cà hai mặt: h́nh thức lẫn nội dung. Về h́nh thức : chối bỏ vần điệu, sáng chế cách ngắt câu, và nghiêng nhiều về trang trí. Về nội dung: bí hiểm hóa suy tư và cảm xúc, đồng thời dùng một số chữ, vốn được nh́n là thô, sượn, Đội ngủ các anh chị làm mới thi ca tại hải ngoại chưa đông đảo, và h́nh như c̣n quá ít những người có thực tài.

          Trả  lời nhà thơ Thái Tú Hạp

          trên Saigon Times ngày 26-9-1997

          Thái Tú Hạp: Trong đám bạn của bọn ḿnh, có vài tên nói đùa: sau khi ?Mời Em Lên Ngựa? chắc nhà thơ an nghỉ trên đỉnh hạnh phúc tuyệt vời, nên quên cả lối về, tiếp tục con đường sáng tạo thi ca ? Điều đó thực hư ra sao, bạn có thể vui ḷng cho biết ?

          LH: Thắc mắc này h́nh như cũng có đúng đôi phần. Làm thơ, với riêng ḿnh, ở vài thập niên gần đây mất đi nhiều hào hứng; không hiểu sao nó bị đồng hoá như một động tác, giống như đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, ngủ...nó đến với ḿnh nhịp nhàng, đều đặn và b́nh thường quá chừng, thành ra, nếu nói nó Suy đi (chữ của bạn Đinh Cường) th́ không đúng.  Bởi ḿnh vẫn có làm thơ . Nhưng việc gởi thơ để đóng góp cùng các tạp chí văn học quả nhiên sa sút hơn trước rất nhiều. Điều này có lư do chính đáng. Chắc bạn cũng biết có tạp chí văn học nào mà không than sự ứ đọng thơ ở toà soạn ? Trước t́nh trạng ngập lụt như vậy, ḿnh đâm ra lười gởi bài, dù rất thèm. Đó là chưa kể , lúc này xuất hiện nhiều thơ mới toanh và hay ho hơn bọn ḿnh . Tuy vậy, thỉnh thoảng ḿnh cũng có gởi đôi bài đến các tạp chí ḿnh kính mến. Ngoài việc để được giới thiệu, c̣n tỏ được tấm ḷng biết ơn của ḿnh với các tạp chí đă ưu ái đều đều cho báo đọc. Nhân đây, bạn cho phép ḿnh có cơ hội cảm ơn các anh chị ở Văn Học, Hợp Lưu, Thơ, Sóng Văn...dĩ nhiên cả những Sàig̣n Times, Hồn Việt...

          TTH: Chắc bạn đôi khi cũng nghĩ đến việc in thêm một thi phẩm ?

          LH: Làm sao nghĩ ? Không có nghĩ, nhưng có in, đang in, sắp xong

          TTH: Thế nghĩa là sao ?

          LH: Sao à ? Từ trước đến nay, như ḿnh đă có trả lời đâu đó, nhiều lần, việc in thơ của ḿnh toàn là những cơ hội t́nh cờ. Lần này cũng vậy, đại khái khai cho bạn rơ : sau khi anh bạn hoạ sĩ Nguyên Khai giới thiệu qua điện thoại, ḿnh biết anh Nguyễn Sao Mai, người đang chủ trương tạp chí Sóng Văn ở Miami Florida, ḿnh góp tay với Sao Mai cùng cô em gái của anh ta, Hoàng Thị Bích Ti, chút chút.  Bên cạnh ḿnh c̣n có các bạn văn Triều Hoa Đại, Kinh Dương Vương, Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nguyễn Thị Thanh B́nh...Trong một lần, cũng qua đường giây viễn liên, Sao Mai thắc mắc : Sao LH không cho in một tập thơ nữa ? Ḿnh có than với Sao Mai: có anh bạn dự định in cho một tập (giống như chị Ái Cầm và các anh Tưởng Năng Tiến, Nguyễn Khánh Hồng, Trương Văn Nghĩa, Nguyễn Dũng Tiến đă làm) đùng một cái, tạm gác lại, chừ Sao Mai nghe vậy, đề nghị để Sóng Văn in. Khoái hết sức, nhưng cũng ngại quá chừng. Nhưng dĩ nhiên cái khoái mạnh gấp ba bốn lần cái ngai, nên không bỏ lỡ cơ hội may mắn t́nh cờ, ḿnh OK. và mọi việc diễn tiến hết sức thần tốc. Anh bạn nhà văn Song Thao biếu computer cũ để gơ. Sao Mai layout.  họa sĩ Khánh Trường sốt sắng gởi cho hai mẫu b́a lộng lẫy, mặc dù anh chàng đang nằm trong những ngày ốm đau, và ông chủ nhà in được tiếng chịu chơi, Kim, chăm in.  Ngoài ra, cô con gái Thạch Bích và cậu con rễ Nguyễn Minh Dũng của ḿnh cũng góp tay trong quá tŕnh để tác phẩm sớm thành h́nh. Khoe với bạn, Cỏ Hoa Gối Đầu sắp tŕnh diện bà con bạn văn rồi đó.Dĩ nhiên sẽ biếu bạn, biếu khắp đó đây, quen hoặc chưa quen, nếu có thư yêu cầu. Chữ Biếu đúng nghĩa của nó, ngoại trừ con tem bưu điện Canada.

          TTH:Có ǵ lạ trong Cỏ Hoa Gối Đầu của bạn ?

          L.H: Lạ cái ǵ ? Thơ lạ à ? Ḿnh không dám đánh giá, việc đó không phải của ḿnh.  Điều có thể nói là ḿnh không có tham vọng hay đúng hơn không có tài năng để gọi là làm mới thi ca. Ḿnh đứng lại trong sự đơn giản của vần điệu thường có, nhưng lần này có thấp thoáng đôi chút ?đang giỡn?, không cố ư. Thơ như vậy, với nhiều người khác nó sẽ thừa đi, nhưng với ḿnh, nó vẫn thiếu. Thôi gác chuyện này đi. Lại khoe với bạn, trong Cỏ Hoa Gối đầu, ḿnh có được mấy cái phụ bản độc đáo lắm. Đó là những nét vẽ mặt mũi một Luân Hoán qua thơ của ba bạn chưa mấy khi làm thơ, nhưng đẹp lắm, chờ xem.

          TTH :Đă nhiều tác phẩm trang trọng giới thiệu khắp nơi, nhưng chưa bao giờ bạn tạo điều kiện anh em đến góp vui trong cái không khí thân mật được gọi là Ra Mắt Sách... Lần này, sách in xong, bạn có dự định ra mắt ở Montréal hay vài nơi khác ?

          LH: Ao ước và cũng thèm được Ra Mắt Sách, nhưng cũng tự lượng được sức ḿnh, chưa dám. Ḿnh chắc c̣n được vài ba t́nh cơ nữa trong tương lai, nên xin hẹn ở các tác phẩm sau.

          TTH: Cảm ơn Luân Hoán. Ngay từ bây giờ, qúi vị yêu thơ Cỏ Hoa Gối Đầu có thể liên lạc về Bà Trần Thị Lư, 5 - 5110 Barclay Montréal quebec H3W 1E2 Canada

Thái Tú Hạp
Sài G̣n Times (Friday, September 26,1997)

          Trả Lời nhà thơ Song Vinh

          trên nguyệt san điện toán Hồn Quê

 

          Song Vinh (SV):  Chào Anh, trước hết, mong anh tŕnh làng một đôi nét về Luân Hoán.

          Luân Hoán, (LH):  Tôi tên Lê Ngọc Châu, sinh ngày 10 tháng 01 năm 1941 (cuối năm Canh Th́n) tại Hội An, nhưng sống tại Đà Nẵng.  Quê nội: làng Liêm Lạc, Ḥa Đa, Ḥa Vang, Quảng Nam.  Quê ngoại: Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam.  Qua cư trú tại Montréal Canada từ tháng 02 năm 1985 Đă cùng với cô ba Lư Phước Ninh, họ Trần, sinh 2 trai, 2 gái.  Cháu nội Nina (8 tuổi), cháu ngoại Lyna (2 tháng rưởi), và sẽ có một cháu ngoại trai con của Ḥa B́nh và Đắc Chính vào đầu năm 2002.  Hiện tại, dành trọn thời gian thực hiện những thú chơi linh tinh, bắt chợt, không mục đích. Luôn tiện cũng khai luôn với các anh chị, vài chi tiết cá nhân lẩm cẩm, nhưng cũng có thể cần thiết: Bản tính lè phè. Xă giao kém. Nói ít. Lười viết thư.

Thích:

- thời gian đi đường, chiêm ngưỡng các vẽ đẹp của người, cảnh, chim, cá...

- thể thao, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh, xem vũ

- sưu tập mọi thứ

- các món ăn có chất ngọt

Không thích:

- tham dự tiệc tùng, hội họp.

- ăn các loại cá

Thói quen:

- khi ăn: nhanh, gọn, thường ăn tại bàn viết hoặc ghế ngồi ở pḥng ngủ.

- khi ngủ: nằm nghiêng hoặc nằm úp

- khi đọc sách: khởi đầu đọc: một truyện, vài ba trang, hoặc vài ba bài thơ ở cuối tập sau đó có thể đọc lại từ đầu hoặc không (đối với những tác giả chưa được đọc qua)

- khi viết: có thể nh́n, nghe loanh quanh, gơ thẳng lên bàn chữ, sửa hoặc thay đổi ngay từng đoạn ngắn vừa viết.

          SV: Để tránh cho anh trả lời lặp lại, nhiều điểm anh đă trả lời với nhiều bạn văn, Hồn Quê, sẽ dựa vào một đôi điều anh vừa nói trên, để bạn đọc cùng hiểu rơ hơn. Trước nhất về những thói quen khi làm thơ của anh?

          LH: Với tôi, có hai trường hợp để tôi có cơ hội làm thơ.

a/ Viết ngay khi bắt gặp một đề tài bắt nguồn từ một cảm xúc, một h́nh ảnh nào đó

b/ Viết ra những xúc cảm, suy nghĩ, đă giữ một thời gian trong trí nhớ.

đối với trường hợp a, thường viết dễ dàng và nhanh chóng, nhưng hoàn tất bài viết một cách ưng ư, đa số không bằng trường hợp b.

Thói quen tôi vẫn giữ: trang viết của tôi, thường phải sạch, ít gạch xóa.điều này hẳn nhiên dành cho thơ nhiều hơn, bởi mỗi bài thơ, số lượng chữ không nhiều. Nếu trang viết bị xóa, thay nhiều chữ, tôi thường chép sạch lại những ǵ ưng ư sau đó viết tiếp, điểm này thích hợp khi làm thơ thẳng ở mặt màn ảnh computer. Trong thời gian viết sạch lại như vậy, tôi vẫn nghĩ tiếp những câu thơ sẽ viết ở trong đầu, v́ thế mạch thơ không đứt đoạn, hơn nữa thơ thường có xảy ra những bất ngờ, những t́nh cờ trong lúc viết, do đó rất thường viết được những bài thơ ḿnh ưng ư, hơn cả dự định.

Tứ thơ thường đến với tôi trong những lúc đầu óc thật thảnh thơi, những thời điểm này thường là, những thức giấc bất ngờ không ngủ tiếp lại được, hoặc những lúc thong dong chờ đợi một cái ǵ đó, ví dụ như chờ một chuyến xe, chờ sẽ về tới nhà khi xe đang chạy, và nhất là khi lái xe chạy chơi khơi khơi. Tôi luôn luôn có sẵn một xấp giấy có kẻ ḍng cùng một cây bút dưới gối nằm, một ngọn đèn 15 Watts, có khóa tắt, mở bắt sát dưới chân đầu giường ngủ, khi cần viết, tôi mở đèn, bỏ giấy xuống sàn nhà, nằm nghiêng trên giường tḥng tay xuống viết, điều này giúp tôi đỡ phải ngồi dậy, đến bàn. Và ánh sáng cũng không đủ phá giấc ngủ của bà xă bên cạnh, có thể thói quen này, đẻ ra thói quen tôi ngủ thường nằm nghiêng hoặc nằm úp v́ vậy, thuần khiết, dù khi ngủ rất ưa gác chân.

Làm thơ khi lái xe một ḿnh, thường viết ngầm trong đầu, để khỏi quên, sau vài đoạn, thường lợi dụng đèn đỏ, chép tắt rất vội, những bản viết này sau đó tôi phải chép lại liền, để lâu chính ḿnh đọc cũng không ra, có lẽ có vài thói quen lẩm cẩm khác nhưng xin nói qua thói quen khi viết văn xuôi. Ở những bài viết này, tôi ngồi tại 'bàn viết' một cách nghiêm chỉnh. Tôi hoàn toàn chú tâm khi viết văn xuôi. Trang chữ vẫn phải sạch, ngày nay viết trên màn ảnh computer thật là thú. Xóa, thay chữ thật tiện lợi, đă vậy, có thể giữ lại những đoạn c̣n lưỡng lự, cân nhắc nên thay đổi hay không, chỉ cần thay một một cái tên, save lại để đó, rồi quyết định sau. Sự sạch sẽ của trang chữ, hiện tươm tất trên mặt ảnh luôn luôn là những hấp dẫn đối với tôi. V́ ngồi nhiều trước màn ảnh, ngày nay tôi cảm thấy thú vị ngay khi đọc truyện, thơ, tin tức trên màn ảnh hơn hon những ấn bản.

          SV: Tiện nói về việc sáng tác, xin lặp lại một câu hỏi, có lẽ không nên thiếu : Anh khởi viết năm nào? đă có bao nhiêu tác phẩm được phổ biến? Và những ǵ sẽ in?

          LH : Thời gian khởi viết có lẽ không quan trọng, tập thơ tôi được nhà xuất bản Văn Học ở Sàig̣n in đầu tiên năm 1964, Đó là tập Về Trời. 16 tập theo chân Về Trời sau đó, Và tôi sẽ cho in ít ra vài tập nữa. Nhưng trong gian đoạn này, tôi đang thực hiện lại những tập đă xuất bản, v́ những tập này c̣n lưu lạc rất ít trong đọc giả. Tôi muốn hiện diện đầy đủ những đứa con tinh thần của tôi một cách nghiêm chỉnh, ít ra là trong tủ sách gia đ́nh của tôi. Ít tuần nữa sẽ có Trôi Sông và Rượu Hồng Đă Rót gởi đến các bạn.  Sang năm sẽ tiếp tục những Thơ T́nh, Lục Bát Ca, vân vân...

          SV: Anh thích tập thơ nào nhất trong các thi phẩm của anh?

          LH: Với tôi, bài thơ, tập thơ nào của tôi cũng đều được tôi trân qúi như nhau. H́nh thức đàng hoàng hoặc lem luốt cũng vậy thôi. Chính điều này, tôi không muốn chọn in một tuyển tập như anh bạn Họa sĩ Hồ Thành Đức đă từng nhắc nhở. Hay , dở của đều là của ḿnh, cũng đều đă có những phút giây tuyệt vời với nó, bỏ sao đành. Thơ cũng như người yêu vậy, đi qua rồi, nhưng vẫn c̣n thở trong ḷng đó mà ...

          SV: Xin nhảy qua một bộ môn khác.  Như trên, anh cho biết thích âm nhạc, vậy anh có viết nhạc không? biết nghe ca hát từ lúc nào? Anh thuộc loại hát hay hay hay hát? anh có xử dụng được loại nhạc cụ ǵ không? Và c̣n nữa... anh yêu thích những nhạc sĩ, ca khúc và ca sĩ nào nhất?

          LH: Tôi đă có viết qua một hai nhạc bản cùng năm với tập Về Trời ra đời. Năm đó tôi chơi khá nhuyễn mandoline, và xử dụng được guitar qua d́u dắt của hai anh Phạm Bá Vui và Nguyễn Văn Đài. Kiểu sáng tác của tôi có tính cách thủ công, dựa theo một chút nhạc lư học từ thầy Hoàng Bích Sơn. Cảm biết ḿnh không thành công, như từng viết kịch, tôi bỏ cuộc.

Ca khúc tôi biết nghe chính thức là bài Nụ Cười Sơn Cước của Tô Hải, tiếp theo sau đó là bài Xuân Và Tuổi Trẻ của La Hối và Thế Lữ, cả hai bài đến với tôi qua giọng hát cùng hơi huưt sáo của người yêu một chị tôi, lâu lắm rồi, thời tôi c̣n sống với rừng núi Tiên Phước, nơi gia đ́nh ba mẹ tôi tản cư chọn. Tôi thích rất nhiều ca khác thể hiện nhiều loại nội dung khác nhau, từ tiết tấu êm dịu đến hùng mạnh. Tôi cũng thích rất nhiều nhạc sĩ, ở mỗi người đều có nhiều bài, tôi chia xẻ được những xúc cảm của họ, ngay những nhạc phẩm được gọi tên là nhạc thời trang. Ca sĩ cũng vậy, tôi nghe miền nở tất cả những giọng nam nữ ca sĩ Việt Nam với nhiều thế hệ khác nhau. Không phải là tôi ba phải, trái lại , tôi rất chọn...nhưng chịu nghe đủ mọi người và nghiệm ra mỗi ca sĩ đều có một chất giọng truyền càm riêng, xốn xang riêng. Tôi ví dụ cụ thể, thành thật xin lỗi các đương sự bởi những lượng định chủ quan riêng. Ca sĩ Thái Thanh tuyệt vời nhưng không đứng vững với danh hiệu 'Tiếng Hát Vượt Thời Gian' đă được truy tặng, sự tiến bộ của ḥa âm ngày nay một phần nào đă làm hư hao âm giọng cũ của chị được lưu giữ. Nữ hoàng chân đất Khánh Ly, giọng nồng ấm chan ḥa rất khéo những suy tư t́nh cảm của nhạc sĩ đến giới thưởng ngoạn, nhưng cuối mỗi câu chị h́nh như không thu vén được hơi thở cho tṛn đầy. Sự hụt hẩng này có là một cố ư ? Giọng Quỳnh Giao sang cả nhưng h́nh như quá nghiêm chỉnh làm phai đi một phần nào nét bay bướm vuốt ve của âm giọng.. .Ba hoa một chút vậy, chứ tŕnh độ thưởng ngoạn âm nhạc của tôi ở cấp thấp nhất. Có lẽ nhờ vậy tôi thoải mái với nhiều giọng ca. Mà không chừng đa số đều vậy.  Những Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ, Trường Vũ....đều có nét riêng phương phi. Những Anh Ngọc, Duy Trác, Sĩ Phú, Anh Khoa, Vũ Khanh, Tuấn Ngọc, Don Hồ, Trịnh Nam Sơn đều có những nét lộng lẫy riêng. Ư Lan, Khánh Hà, Ngọc Lan, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Hoang Oanh, Lệ Thanh, Giao Linh...Và Anh Tuyết ở Việt Nam hiện nay... tôi đều nghe thích thú mỗi tuần. Nh́n chung không có giọng ca nào quấy rầy ḿnh. Tôi c̣n thích cả những giọng sôi động hát cùng với da thịt nữa, những Linda Trang Đài, những Lylyam chẳng hạn ....

          SV: C̣n về hội hoạ, anh cở nào ? ra sao ?

          LH: Nếu so sánh sự yêu thích của tôi về những 'cái ' tôi ngưỡng mộ th́ khó trả lời, bởi với tôi tầm cở không có ở đây, hoặc nếu có th́ đều đề huề như nhau. V́ thích vẽ đẹp nên tôi tâm đắc với hội họa và nhiếp ảnh. Tôi cũng may mắn biết được nhiều họa sĩ. Tôi nghiệm thấy mỗi họa sĩ bạn tôi, đời của riêng họ đều đă là một họa phẩm rất tuyệt vời, Có lẽ họa sĩ là mẫu người giàu có chất nghệ sĩ hơn cả, vượt hẳn trên thi văn nhạc... C̣n nữa họa sĩ là giới dễ thương nhất. Họ gần như không biết giận hờn, họ ḥa đồng và đến với giới thưởng ngoạn một cách b́nh đẳng. Hầu hết họ đều có hai cuộc sống một cách rơ ràng: trầm tư trong sáng tạo, náo nức, vui nhộn trong cuộc sống b́nh thường. Tôi thích hội họa dù không dám vẽ vời ǵ từ những cảm biết này.

Năm anh Trịnh Cung gặp tôi ở Montréal, anh ấy bảo: “Hoán mua sơn cọ về vẽ đi. Bên này có điều kiện... Ngồi trước gía vẽ một hồi rồi sẽ quen, ḿnh biết Hoán vẽ được” ...

Gần 30 năm trước, Nghiêu Đề, bảo tôi, khi thúc anh ấy hoàn tất vài mẫu b́a:...  “ông tự vẽ đi, tôi biết ông vẽ được mà... ngay giữa khuya tăm tối ông c̣n vẽ...bản đồ được nữa là”...

Có lẽ tôi vẽ được thật nhưng ở vào kiếp sau. Tôi thích hội họa c̣n v́ những người bạn tuyệt vời như Đinh Cường, Khánh Trường, Hoàng Trọng Bân, Hồ Thành Đức..., xin gởi ké lời cảm ơn các bạn ở đây.

          SV: Với những bạn văn khác, các anh chơi với nhau ra sao? Hiện tại anh giữ liên lạc thân thiết với những ai?

          LH: Xă giao tôi thuộc hạng kém. Do đó bạn bè không nhiều.  Một số bạn chỉ liên lạc qua thư từ hoặc điện thoại, email ... Tuy vậy đă biết nhau là đă anh em. Tôi qúi trọng tất cả các bạn tôi, chân t́nh nữa, nên hầu như được đáp lễ tương xứng. Trong thời gian này tôi giữ liên lạc thường với Châu văn Tùng, Lê Vĩnh Thọ, Hoàng Trọng Bân, Hà Nguyên Dũng...ở Việt Nam. Đinh Cường, Thái Tú Hạp, Thành Tôn, Nguyễn Sao Mai, Song Vinh, Phan Xuân Sinh, Lâm Chương, Trần Hoài Thư..ở Hoa Kỳ, Phan Ni Tấn ở Toronto Canada Riêng tại Montréal, nơi tôi đang sống, tôi liên lạc thường với các anh Song Thao, Lưu Nguyễn, Vơ Kỳ Điền, Hồ đ́nh Nghiêm, Hoàng Xuân Sơn...Chỉ vậy thôi.Không có chị, em hoặc cháu gái văn nghệ nào.

          SV: Anh có dám tiết lộ thêm một cái thích của anh nữa, về xem vũ đó.

          LH: Vụ này, có lẽ nên gác qua, nhưng có dịp, tôi nhất định đưa anh thăm quan những 888, soli gold vv của Montréal chúng tôi

          SV: Xin cảm ơn anh trước. Cuộc chuyện văn đại khái của chúng ta chắc đă tạm đủ. Xin cảm ơn anh.

          LH: Tôi cũng xin cảm on anh cùng qúi bạn điều hành Hồn Quê. Cho gởi lời cảm ơn những bạn đọc

Song Vinh thực hiện

phụ trang

ĐẾN VỚI GIỚI SÁNG TÁC VIỆT NAM HẢI NGOẠI QUA NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐỜI

Tạp chí Sóng Văn, do nhà văn Nguyễn Sao Mai chủ trương, đă t́m hiểu đời sống những cây bút Việt Nam hiện ở hải ngoại, qua những cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho những người phối ngẫu đương sự.  Dưới đây là những câu trả lời của phu nhân Luân Hoán, đăng trong số 8 và 9 tháng 5 năm 1997 cùng lúc với những câu trả lời của quí bà Lê Quang Xuân (nhiếp ảnh gia), Nguyễn Tấn Hưng (nhà văn), Nguyễn Văn Sâm (nhà văn). Những câu hỏi của Sóng Văn dành chung cho nhiều người, cụ thể như sau:

 

          1/ Sóng Văn (SV): Trong cơ duyên nào bà (ông) đă đến với người bạn đời của ḿnh ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà (ông) có thể giới thiệu một vài kỷ niệm buồn hoặc vui ?

 

          Trần Thị Lư (TTL): Thưa qúy báo, chuyện vợ chồng chúng tôi, bắt đầu đúng ba chữ: “lửa gần rơm”. Ông khách trọ vui tính trở thành ông thầy dạy kèm, rồi biến ra luôn nhân t́nh của cô bé mười lăm con chủ nhà, đúng như nhà tôi đă khai: “…một buổi sáng, trời mưa buồn chi lạ / bâng khuâng nh́n em vọc nước ngoài hiên / gió mùa thu đùa trong tóc nghiêng nghiêng / bay lên má…nhận ra em đă lớn…”  Như thế, những giọt mưa thu, đích thực là ông mai của chúng tôi. Chuyện ngộ, thường nhớ nhất là tôi phải sửa khai sinh, tăng thêm hai tuổi, để hội đủ điều kiện lập hôn thú.

 

          2/ SV: Nhiều người thường quan niệm rằng các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là với công việc gia đ́nh, theo bà (ông), nhận xét này đúng bao nhiêu phần trăm ?

 

          TTL: 100% đúng cho việc đứng bếp

           50% cho những việc linh tinh khác

 

          3/ SV: Ngoài bộ môn sở trường, ông (bà) nhà c̣n thích sinh hoạt, giải trí với những bộ môn nào khác ?

 

          TTL: Làm thơ, có lẽ là thói quen mà nhà tôi ghiền. Về giải trí, ảnh mê: bóng tṛn, bóng chuyền, hockey, nuôi chim, nghe nhạc, lái xe đi lang thang một ḿnh và vài thứ khác không tiện nói.

 

          4/ SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông (bà) nhà trong lúc sáng tác ?

 

          TTL : Không mấy để ư, nên tôi không rơ những thói quen khi làm thơ của chồng tôi. Tuy vậy, khi bắt gặp vẻ mặt lừ đừ, băn khoăn là biết ảnh đang viết cái ǵ đó trong đầu. Và khi nói cười có vẻ thảnh thơi th́ ăn chắc ảnh đă viết xong một cái ǵ đó, ṭ ṃ có thể bắt gặp, đôi khi chỉ là một lá thư cho một người bạn.

 

          5/ SV: Bà (Ông) đă từng có những đóng góp vào việc sáng tác của ông nhà ?

 

          TTL: Nên hiểu chữ “đóng góp” của quư báo như thế nào ? Nếu là đề nghị sửa đổi, dù một chữ cũng tuyệt đối không. Nếu là bị làm một đối tượng, một h́nh ảnh th́ hẳn có. Đâu cấm được, và cũng mong được vậy.

 

          6/ Bà (Ông) có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông (bà) nhà đă được giới thiệu rộng răi trong quần chúng ?

 

          TTL: Chồng viết vợkhen hay, sự thường. Nên dù tôi có khách quan đưa ra vài nhận xét riêng, hẳn cũng bị hiểu như thế. Hơn nữa,  chồng tôi đă ở trong ḷng tôi, th́ thơ của ảnh cũng không rớt ra ngoài.

 

          7/SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông (bà) nhà, bà có những nhận định ǵ về t́nh h́nh sinh hoạt văn học nghệ thuật hiện nay ở hải ngoại ?

 

          TTL:  Khi mới qua xứ người vào năm 1985,tôi có nhiều lạc quan khi đọc sách báo Việt ngữ. Niềm vui này giảm dần kể từ năm 1990. Và từ năm 1995 đến nay đang có sự đi trở lên. Tôi chỉ có thể nói cụ thể như thế. Mong lượng thứ.

 

          8/ SV: Cá nhân bà (ông) đă và đang sinh hoạt ở lănh vực nào ? Những sinh hoạt của bà (ông) bây giờ có gây trở ngại hoặc hổ tương trong việc sáng tác của ông (bà) nhà ?

 

          TTL: Chồng tôi đă có giới thiệu tôi như sau: “…em đang chạy đua dành từng nhịp thở/ tối mặt tối mày, chân đạp không ngưng…”Một công việc như vậy, có hổ tương được điểm nào cho người sáng tác không ? Và đă viết ra như thế, hẳn chồng tôi không thẹn mặt với bạn bè, nên chắc không có ǵ trở ngại.

 

          9/ Nếu có thể, xin bà (ông) cho biết tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi ḍng về cánhân bà (ông), đặi khái như quê quán, hoài bảo.

 

          TTL: Chồng tôi tên Lê Ngọc Châu, sinh năm 1941 dân Đà Nẵng Quảng Nam, như tôi. Kể từ năm 1964 đến naycó 16 thi phẩm được xuất bản (11 riêng, 5 chung). C̣n tôi, vừa là bà chủ, vừa là con sen của chồng. Có với ảnh 4 “tác phẩm”, ví von như anh Nguyễn Đông Ngạc: vừa thơ (con gái), vừa văn (con trai). Hy vọng chúng tôi có nhiều nhiều ngày mai như hôm nay: an lành, để chồng tôi có thể “…viết hoài không hết cái ghiền yêu tôi”. Cảm ơn Sóng Văn, thân chào quư bạn đọc.