Luân Hoán : Thơ Dài Như Một Gịng Sông
greenbar.gif (870 bytes)
Triều Hoa Đại
Tạp chí Văn, số 37 & 38 tháng 1 & 2 năm 2000

          Triều Hoa Đại (THĐ): Bạn hiền ơi, chúng ta đang ngồi nơi đây nói chuyện với nhau. Vậy mà, bạn có để ư bên ngoài những chiếc lá đă đổi màu rồi đấy. Một niên kỷ nữa lại sắp đến với loài người. Hăy nói về những dự tính của bạn trong tương lai xem nào ?

          Luân Hoán (LH) : Năm 1999, sắp hết. Thế kỷ 20 sắp chấm dứt. Và chiều dài hơi thở tôi h́nh như đang sửa soạn để kết thúc, nên nói thật với anh Nho (THĐ), tôi chẳng có một dự định nào cả.

          THĐ : Th́ chẳng hạn như một tập thơ nữa , rồi lại một tập thơ kế tiếp mà bạn đang 'ngấm ngầm' sửa soạn đem in chẳng hạn.

          LH: Một tập thơ ? Lâu rồi, có lẽ gần mười năm qua, tôi chưa có khi nào dự định trước để in một tập thơ cả. Những Mời Em Lên Ngựa, Cỏ Hoa Gối Đầu, rất t́nh cờ mà có mặt trong tủ sách Việt ngữ tại hải ngoại. Tôi nói t́nh cờ v́ trước đó, tôi không có khả năng tài chánh, nên không hề có dự định in ấn ǵ. Bất ngờ có những Nguyễn Dũng Tiến, Nguyễn Sao Mai vung tay ra mà thành. Hiện nay, khoe với anh, tôi cũng đang có ít ra là hai người bạn chịu chơi ,sẳn sàng đỡ đẻ. Nhưng tôi lại hao hụt cái háo hức, thành ra những bài thơ của Tà Thi vẫn c̣n tà tà, ở lung tung trên đầu giường, trong hộc tủ, cả trong túi quần, túi áo tôi đây. Chỉ cần một bữa vui tay, hú thêm mấy anh bạn vàng, rộng t́nh như Khánh Trường hoặc Đinh Cường, lo cho phần nhan sắc là xong ngay thôi.

          THĐ : Nh́n chung cho một năm qua bạn thấy thế nào, lạc quan hay bi quan cho bộ môn thơ, ở trong cũng như ở ngoài Tổ Quốc ?

          LH : Với Thơ, trong năm qua, tôi có nhiều lạc quan khi đọc những sáng tác ở trong nước cũng như tại hải ngoại. Tôi c̣n khoái thơ có vần điệu êm ái, nên tôi đọc loại 'lỗi thời' này nhiều. Tôi rất thích Thanh Nguyên ở trong nước, và Cát Nhu ở Hoa Kỳ. Hai nhà thơ trẻ này đều thuộc phái đẹp. Nghe đâu anh Hoàng Xuân Sơn cũng có thích thơ của một o khác tại hải ngoại.

          THĐ : Ở hải ngoại này tôi thấy khá đông người 'trẻ' làm thơ (nếu kể về lượng) th́ là điều đáng mừng. Nhưng trong số đông ấy có một số ít người đạt được cái 'kỷ thuật', cái 'hồn' của thơ. Số c̣n lại th́ h́nh như vẫn chưa nắm bắt được cái tinh tuư mà thơ đ̣i hỏi, bạn có đồng ư vậy không ?

          LH: Tôi có nhận xét hơi khác anh. Thứ nhất,những bạn trẻ làm thơ, không nhiều. Những người mới viết và in thơ nhiều, đa số nằm trong lứa tuổi trung niên (cũng tương tự như trên những sàn nhảy vậy). Gần đây tôi có sưu tầm một số thơ tôi thích, để giới thiệu trên internet,tôi nghiệm thấy điều này.Những bạn trẻ làm thơ rất vững, có đủ cả hai điểm cần cho thơ như anh nói. Dĩ nhiên cũng có năm ba bạn hơi vội vă nổi tiếng, hoặc muốn nổi bậc trong công việc làm mới thi ca, mà bức giai đoạn cần thiết để trưởng thành, gây ra hơi khó hoan nghênh.

          THĐ: Nếu thế th́ chúng ta nên vui hay nên buồn hả bạn ?

          LH: Nh́n chung, tôi nghĩ là nên vui .

          THĐ: Chúng ta vừa nói đến những người 'trẻ' làm thơ ở hải ngoại, tôi bỗng dưng nhớ lại cái thời xa xưa lúc bạn 16, 17 tuổi ǵ đó, bạn đă làm được những bài thơ rất đạt, rất tới. Những bài thơ trong Trôi Sông, Chết Trong Ḷng Người chẳng hạn, bạn c̣n nhớ những bài thơ ấy không ?

          LH: Thơ của thời 16, 17 làm ǵ nhớ nổi anh Nho, v́ nó chẳng ' đạt 'được cái ǵ, và cũng chẳng 'tới' đâu. Thơ của Trôi Sông, Chết Trong Ḷng Người th́ đă ở vào cái thời, tôi hâm lần thứ nhất và thứ hai rồi. Ngoài Lục Bát,tôi c̣n học đ̣i theo các anh Sáng Tạo, chơi kỷ về tự do,lại non tay, nên chẳng nhớ được ǵ. Tuy vậy, tôi vẫn c̣n giữ được những ấn bản đă phát hành; đọc lại mới thấy hồi đó ḿnh làm dáng hơi nhiều.

          THĐ: C̣n các bộ môn khác như Văn, Hội Họa, Điêu Khắc...bạn có ư kiến ǵ không ? (ở hải ngoại thôi đấy nhé).

          LH: Tôi ở quá xa Sàig̣n Nhỏ,( được xem là thủ đô văn hoá của người Việt tại hải ngoại) nên không được biết đầy đủ những sinh hoạt của các bộ môn hội họa, điêu khắc...thành ra khó có một nhận xét chính xác . Những cây cọ của hội họa sĩ Trẻ trước đây như Đinh Cường, Hồ Thành Đức, Nguyên Khai, Rừng...cọng với những Khánh Trường,AnnPhong...đă có nhiều cuộc triển lăm qui mô, thường xuyên, nhưng h́nh như bộ môn nghệ thuật không bị rào cản bởi ngôn ngữ này, vẫn chưa đi rộng vào giới thưởng ngoạn của dân bản xứ. Về Âm nhạc, tôi cũng nghĩ vậy. Riêng với Văn, th́ lạc quan nhiều. Mặt sách có gía trị trên thị trường chữ nghĩa vẫn cao. Chất lượng nghệ thuật của những cây bút thành danh trước lẫn sau 75 vẫn giữ được đều tay.Với tầm vóc hoạt động tích cực cho văn học, nghệ thuật của những nhà văn Nguyễn Mộng Giác,Vơ Phiến, Nguyễn Xuân Hoàng.Đỗ qúy Toàn,Nhă Ca..;Với sự thành công rực rỡ của các nhà văn Song Thao, Trần Doăn Nho, Hồ MinhDũng, Lâm Chương...cùng những viên ngọc Tâm Thanh, Miêng, Hoàng Nga.Y Chi...khó mà không tin tưởng văn học Việt hải ngoại thật sự lớn mạnh, và tồn tại lâu bền.

          THĐ: H́nh như tôi có đọc đâu đó bạn nói đại khái rằng : ' đề tài về quê hương trong thơ tôi lúc này chỉ c̣n thấp thoáng, mờ nhạt' Ủa sao lạ vậy, bộ bạn hết c̣n yêu quê hương rồi à ?

          LH: Anh nhớ không lầm, Trong bài phỏng vấn của anh Nguyễn MạnhTrinh, tôi đă nói như thế.Đó là sự thật. Nhưng nó không có nghĩa là tôi đă phai nhạt t́nh nghĩa với đất nước. Chẳng qua chỉ là sự thay đổi chủ đề trong sáng tác. 'Quê hương nhắm mắt như sờ được' mà anh.

          THĐ: Mà cái quê hương nào chứ, quê hương Việt Nam hay 'quê hương' xứ Quảng của bạn, bởi v́ có người nhận xét bạn chỉ viết cho xứ Quảng mà thôi, cũng giống như Nguyễn Khuyến ' ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ một chiếc thuyền con bé tẻo teo' là ông ấy viết cho xứ Bắc của ông ấy chứ có phải viết cho quê hương VN đâu. Bạn nghĩ thế nào ?

          LH: Anh có chơi tôi đây không anh Nho ? Ư chừng anh cho tôi là dân Quảng Nam hay cải, để trắc nghiệm ? Không đâu anh ơi, tôi bị xem là mất gốc ngay từ thời c̣n ở Đà Nẵng. Gỉa dụ, anh thật nghiêm chỉnh. Tôi tŕnh anh rơ ràng thế này: Trong một số thơ viết về quê hương, cụ thể và nhiều nhất là tập Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ, tôi viết về những kỷ niệm lượm được trên những vùng đất tôi đă đi qua, những con người tôi đă có duyên gặp gỡ. Dĩ nhiên chỉ nằm trong phạm vi nửa nước Việt Nam. Những địa danh vốn có thật đó, vào thơ,với tôi, chỉ c̣n là những điểm tựa tiêu biểu, cần thiết để vải ra thật rộng những t́nh cảm của ḿnh, đến với sỏi đá, cây cỏ, động vật vv... quê em có vẽ không giàu lắm/ruộng thấp, ruộng cao úng nước phèn/lỏng leo vài tiếng gà cục tác/đời lún dần vào nỗi băn khoăn...// thút tha thút thít mưa hoài/lắc leo đèn úa sông dài bóng tôi/buông màn, nghe cái tôi rơi/cùng vuông chiếu ố mồ hôi em nồng...// hỡi những cành me, cành phượng vĩ/ hỡi con kiến lửa lạc bâng quơ/hỡi con chim sẻ trên vồng ngói/tôi tường tôi về đâu biết mơ...//trời sáng dần dần trong lưới mưa/ trơ bên nền cháy, gốc cây dừa/ở đây cây cỏ đều sống thật/ chỉ có riêng ta có vẽ thừa...//Em đă về đây chơi một bận/tưởng rằng tiếp tục đến mai sau/dè đâu sân gạch và cây mít/không giữ được giùm ta với nhau...// Những câu vừa trích( xin lỗi hơi quá nhiều) trên, hy vọng nó không chỉ có hơi thở của xứ ngũ phụng tề phi.

          THĐ: Chiến tranh dù rằng đă lùi khuất, thế nhưng theo tôi đó chỉ là ở bên ngoài. Bởi v́ trong tận cùng sâu thẳm, chiến tranh vẫn c̣n đó trong mỗi người VN (thế hệ chúng ta) hoang tàn và đổ nát đang được kiến thiết. Những người lính và người dân cũng đang được 'kiến tạo' lại một phần thân thể mà họ hy sinh. Bạn nghĩ ǵ về chiến tranh ?

          LH: Nếu nói chung chung. chiến tranh đúng là một tai hại lớn của nhân loại. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào ư nghĩa và mục đích của cuộc chiến để chấp thuận hay không. Bảo vệ lănh thổ, duy tŕ tự do, nhân quyền. Một cuộc chiến chống ngoại xâm như vậy đương nhiên đángtham gia và đề cao.

          THĐ: Thế trong những ngày sắp tới bạn có tính viết một cái ǵ đó để nói về những cái tàn ác của chiến tranh không ?

          LH: Cảm ơn câu hỏi của anh, v́ có thể đây là một lời nhắc. Viết thêm về cuộc chiến ḿnh đă tham dự trong sự b́nh thảng giữa tâm hồn và ngoại giới cũng rất nên. Nhưng chắc chắn một điều tôi sẽ không phơi bày trắng trợn sự tàn ác của cuộc chiến, bởi đó là tính chất đương nhiên của chiến tranh mọi người đều đă biết. Có lẽ sẽ na ná như : Vào giờ G ta ra mặt trận/ngồi trước cabin ngủ gật ngủ gà/một chút nhớ em, một chút nhớ/cái thằng nào đó giống y ta...// Hai mươi tháng chạp đi lùng giặc/ Mộ Đức, Nghĩa Hành lội nhỡn nhơ/súng lận lưng quần cho có chuyện/mắt đầy cỏ lá, hồn đầy thơ...// Chắc sẽ thơ hơn chút đỉnh. Anh chờ đọc.

          THĐ: Những năm gần đây bạn cho ra đời thi phẩm 'Đưa Nhau Về Đến Đâu' có phải chăng bạn vẫn c̣n hoài nghi, ngờ vực ǵ đó ở nơi chốn tạm dung này ?

         LH: Anh không rơ một điều : Đưa Nhau Về Đến Đâu tuy được in vào năm 1989 tại Mỹ, nhưng tôi đă hoàn thành từ những năm c̣n ở quê nhà. Đây là một tập thơ t́nh đúng nghĩa của nó: vu vơ và lẫn thẩn : tiếc rằng chỉ một trái tim/ Viết hoài không hết cái ghiền yêu em...Đi xa nhất trong tập này vẫn chỉ là : đổi đời ta đạp xích lô/ chở em đôi bận đâm vơ vẩn buồn...// Do đó không phải v́ nghi ngờ, hoá nghi ǵ trong cuộc sống trên đất tạm dung. Những bài viết về cuộc sống mới này đều nằm trong tập Ngơ Ngác Cơi Người được nhà xuất bản Nhân Văn, cùng Anh Lư Khánh Hồng in cũng vào năm 1989.

          THĐ: Theo dơi ḍng thơ, những người yêu mến thơ bảo rằng : Luân Hoán làm thơ mạch lạc lắm.Bởi v́ tuổi trẻ th́ làm thơ cho t́nh yêu thủy chung, cho t́nh bạn gắn bó những Chết Trong Ḷng Người, Về Trời, Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu đă nói lên điều ấy. Vào đời bạn thắp 'Nén Hương Cho Bàn Chân Trái'; sau đó kêu gọi khản cổ và hy vọng 'Ḥa B́nh Ơi ! Hăy Đến !', giờ đây nơi chốn tạm dung th́ bạn có Hơi Thở Việt Nam, Ngơ Ngác Cơi Người... đến khi 'ngộ' ra được chốn sẽ phải đi bạn viết Mời Em Lên Ngựa, Cỏ Hoa Gối Đầu. Bạn thấy nhận xét ấy thế nào ?

          LH: Mặc dù nhận xét mà anh vừa kể trên không được chính xác nhưng cũng ăn khớp một đôi điều. Mỗi tập thơ của tôi, thường xoay quanh một chủ đề, Và nội dung này luôn luôn vịn vào cuộc sống của tôi và bối cảnh chung quanh mà thành h́nh.

          THĐ: Tôi muốn hỏi bạn chuyện làm thơ, trong lúc sáng tác bạn có cần một không khí yên lặng như bà Wislawa Szymborska không, nghĩa là phải hoàn toàn yên lặng, bởi v́ thơ không thể phát sinh ra từ tiếng ồn ào...'

          LH: Tôi không triệt để tán đồng cái ư kiến của bà thi sĩ anh nêu. Có thể thơ của bà ấy thuộc loại siêu sao nên cần sự trang nghiêm, tĩnh lặng tối đa. Cái của tôi viết trần tục hơn Đó là chưa kể nó c̣n ở ngay trong tiếng động nữa kia.Tôi nghĩ, không riêng ǵ tôi, các chiến hữu của chúng ta ,đang trong trại tập trung tẩy năo, đă làm được thơ ngay ngoài những rẫy, băi lao động ồn ào một cách hiển hách như Dương Kiền, Cung Trầm Tưởng Hà Thúc Sinh chẳng hạn. Dĩ nhiên nếu được viết trong một không gian im lặng th́ tốt trăm lần hơn.

          THĐ: Nếu vậy cách tốt nhất cho những người viết văn, làm thơ là phải viết vào giờ giấc nào, hay tuỳ theo cái hứng mà sáng tác ?

          LH : Chuyện này anh có thừa kinh nghiệm mà. Tôi không viết văn nhiều, nhưng thấy rơ điểm này : viết văn xuôi, không nên đợi hứng. Nên tập thành một thói quen. Trước nhất phải tập ngồi vào bàn với một thời gian lâu. Sau đó là việc của mỗi tác gỉa, t́m đề tài, t́m cốt truyện, bố cục, xây dựng nhân vật...vv tất cả đều phải có ba phần tư trong đầu. Điều này các bạn chuyên viết văn đừng cười nếu tôi nói sai.Về làm thơ th́ gỉan dị hơn. Với riêng tôi có lẽ sự giản dị đến mức tối đa, v́ tôi đă quen qua mấy thập niên đụng đâu viết đó rồi.Hiện nay tôi thường có thói quen làm thơ trên giường ngủ vào khoảng ba, bốn giờ sáng, là cái ǵơ tôi chỉ hoàn toàn nằm lim dim chơi thôi. Dĩ nhiên cũng có những ngoại lệ từ những cái thích thú bất ngờ.

          THĐ: mải nói chuyện thơ văn lẩn thẩn năy đến giờ, tôi suưt chút nữa quên hỏi vế tạp chí Thơ. Bạn biết mà có một số anh em quết tâm muốn làm mới thi ca, liệu rồi những người bạn ấy có đủ tài năng và nghị lực để đưa người đọc tới chặng đường chót như mong ước hay không ?

          LH: Có chặng đường chót cho thơ mới hả anh Nho ? Tôi nghĩ thơ mới mà các anh chủ trương phải mỗi ngày mỗi mới, mới miết không ngừng chứ. Ngừng lại th́ e sẽ trở thành cũ ngay. Và đồng phục với nhau một đám th́ càng mau cũ nữa.Dù sao tôi cũng tin, phục tài năng của các bạn chủ trương tạp chí Thơ.

          THĐ: Ở đời ai cũng ham muốn, những mộng ước, chẳng hạn như người làm chính trị th́ mang bắt được chiếc ghế lănh tụ, hoạc mèng hơn cũng tổng bộ trưởng. C̣n người đi buôn mong mua một bán mười dể mau chóng giàu sụ. Tôi biết bạn trên ba bốn thập niên mần thơ, đến nay trắng tay vẫn hoàn tay trắng . Ở phút nói thật như thế này, tôi muốn bạn cho biết bạn đang ao ước, ước ao cái ǵ ?

          LH: Tôi ít nói hoặc ít biết nói, không chừng, Nên không có dịp nói dối nhiều, Cái phút nói thật của anh dành cho, tôi nói dối một chút nghe : Tôi ao ước đạp chân vào năm 2000, bắt tay thế kỷ 21 một cái. Tiện đà trèo qua năm 2001 để mừng sinh nhật 60 của tôi vào ngày 10 tháng 01; sau đó nếu chịu chơi nữa ,th́ chơi luôn đến năm 2002 để xem thêm một giải túc cấu thế giới nữa. Moị ao ước khác, tôi không nghĩ tới. Ngay đến Việt về Việt Nam thăm một lần cũng không c̣n là một ao ước, bởi điều này, coi vậy mà dễ thực hiện lúc này phải không anh ?

          THĐ Vậy tôi cầu chúc bạn đạt được sự mong ước ấy

          LH: Xin cảm ơn Anh THĐ và cảm ơn qúi báo cùng các bạn đọc thân mến, Kính.

          THĐ :Làm phiền và mất nhiều th́ giờ của anh chị quá nhiều, xin tha thứ cho tôi nhé. Cảm ơn chị LH đă cho uống chén trà thơm ngon.

 

 

 

 

 

 

(In lại trong LÊN RỪNG ĐẾM LÁ)