EM TỪ LỤC BÁT BƯỚC RA

ANH TỪ SƯƠNG GIÓ TÉ VÔ GÓC TRỜI...

(Đọc thơ Luân Hoán)

 

Bài của PHƯƠNG TRIỀU

 

Em từ lục bát bước ra

Anh từ sương gió té vô góc trời...

Anh té ngồi. Và anh ngồi như vậy đă mấy thập niên. Không phải anh đă mất hết ư chí. Ư chí của anh chưa bao giờ mất. Thương tật của cuộc chiến đối với anh dầu cỡ nào cũng chẳng nhằm nḥ. Anh đă bước qua bao nhiêu bẫy đời. Qua bấy gian truân. Và, qua những trầm luân. Vậy mà anh đă b́nh thản đến đỗi người ta tưởng anh chẳng biết thế nào là giận hờn, oán hận.

Nhưng... thôi nghe! Không lẽ tôi cứ viết hết ḍng nầy sang ḍng khác để chỉ ngợi ca một người bạn mà tôi hằng quí mến. Tôi viết bài nầy với một xúc động tự phát từ một tâm t́nh bằng hữu. Tôi đă nh́n thấy bạn tôi té vô một góc trời hay một góc đời. Như đă nói, anh té ngồi và ngồi xuống một vuông chiếu, vuông chiếu mà ai cũng muốn ngồi cùng. Ở đó có em lục bát, có chị thất ngôn và cả anh tứ tuyệt... Anh đă ở lại và chung thủy vô cùng với em lục bát. Bởi v́ em không những từ lục bát bước ra mà chính em c̣n là lục bát... Nói vậy chắc tứ phương bằng hữu đă biết là ai rồi!

 

Đọc hết tập thơ EM TỪ LỤC BÁT BƯỚC RA, người đă biết cũng như người chưa biết sẽ biết tại sao người ta đă mến yêu Luân Hoán tới như vậy! Khiêm tốn không c̣n là một đức tính giáo dục mà là bản chất của Luân Hoán. Anh đă nổi tiếng từ hồi nẳm mà tới năm nầy anh vẫn vậy. Những ḍng thơ dí dỏm, dễ thương không chỉ dành cho nhan sắc, cho giai nhân, cho những hồng nhan tri kỷ mà c̣n dành hết cho bạn bè bằng hữu.     

Đọc thử:

 

Cám ơn mớ chữ chân t́nh nở hoa (*)

và:

 

... Dù sao tôi cũng hy vọng vạt lục bát linh tinh này có được ít người ghé qua, vỗ tay hoặc chửi thề một câu chân t́nh.

Đúng! Anh nói đúng bản sắc của hảo hớn. Hảo hớn sau hớp rượu, khè một cái, khi nghe một câu hoặc một đoạn thơ hay, đều cất tiếng chửi thề: “...  Nghe đă quá, bầu Tèo ơi!....

 

Trở lại tập thơ.

EM TỪ LỤC BÁT BƯỚC RA

Đây là tập thơ t́nh kia mà! Mắc mớ chi mà tán hươu tán vượn? Tôi không nói tôi lạc đề hay không, cũng không nói ḿnh không bỏ tật tào lao. Cũng tại ông Luân Hoán! Mỗi lần đọc thơ ông, một hai bài th́ được, nhưng đọc năm bảy bài hoặc cả tập thơ là tôi nổi khùng. Và, tôi bắt đầu nói quàng. Thơ anh có nhiều chuyện để nói. Ngồi-lê-đôi-mách cũng được! Thèo lẻo cũng được! Ṭ tí du dương cũng được! Đàng hoàng nghiêm túc cũng được! Được tuốt! Nghiêm chỉnh Nguyễn Du hay chữ nghĩa thần sầu Hồ Xuân Hương hoặc Bà Huyện Thanh Quan cũng là một câu chuyện văn học, cũng không ai cho là sảng quàng lạc điệu. Tôi đă nói là cũng tại ông Luân Hoán. Ai đời đang nói về người yêu mà ông vẫn gài vô được một Phan Ni Tấn vang danh dí dỏm:

 

nước trôi mất buổi chiều tà (**)

bỏ Phan Ni Tấn la cà suốt đêm

miếng t́nh, con bạn chưa xem

hai chân đă gác hết lên miếng ḷng (*)(**)

 

mà c̣n nói động tới ông Thái Tú Hạp nghiêm trang đạo mạo:

 

em tiền kiếp là trầm hương

qui y từ thuở hạt sương tượng h́nh

chân gầy nêu dấu xinh xinh (**)

nhà thơ Thái Tú Hạp ŕnh mang đi (*)

 

Ông nói ǵ vậy, hả ông Luân Hoán? Ông nói ai đó qui y hay nói về con nhỏ nào phất phơ bẹo h́nh bẹo dạng trước mặt ông rồi mất hút?

Không tha, ông lôi cả Du Tử Lê vào:

 

dẫu t́nh khép ngọn khuya sau (**)

câu thơ nào lấp bóng nhau cho đành

chân con bói cá chạm cành (**)

Du Tử Lê chợt trở thành Thụy Châu (*)

 

Ư ẹ... dễ ǵ!... Mấy chục năm nay và mấy ngàn năm tới, hễ nói tới giai nhân là lập tức Du Tử Lê phong các bà các cô là Thánh nữ!...

Thánh nữ!... Nghe rơ không, ông Luân Hoán? Năm trên năm? Về mặt nầy chưa chắc Hoán hay Lê ai đă ăn ai?  

Tôi th́ thích nỗi đau âm thầm của Nguyễn Đ́nh Toàn hơn:

 

Trong tim ta có cái dằm

từ ngày em ghé tới thăm t́nh cờ

uống Nguyễn Đ́nh Toàn câu thơ

hàm răng mật vẫn nhói vào chỗ đau (*)(**)

 

Tôi đang làm cái ǵ đây, hả? Làm công việc kết duyên thơ trong t́nh thơ vạn nẻo?

Ông Luân Hoán ơi!... Cũng tại ông hết! Ông viết thơ t́nh, t́nh thơ lục bát. EM TỪ LỤC BÁT BƯỚC RA...

Vậy, t́nh thơ đâu rồi? Sao không ngớt nhắc tới bạn già? Nói về thơ t́nh, vậy mà ông vẫn không tha các bậc đàn anh!

 

hạnh phúc nằm trong cổ cao (**)

từ môi em mớm t́nh vào đời anh

tim Đỗ Quư Toàn rất lành

chiết hương chế biến em thành thi ca (*)

 

chiết hương chế biến em thành thi ca... câu nầy là một câu bất hủ! Xin tâm phục khẩu phục.

Nói về thơ t́nh th́ đâu thể quên Hoàng Lộc:

 

hừ, em xuỵt chó cắn chơi (**)

cho bỏ lảng vảng đánh hơi tỏ t́nh

mừng Hoàng Lộc, nhà thơ t́nh

vẫn chưa bị sứt khúc t́nh, gốc thơ (*)

 

bị sứt khúc t́nh, ông muốn nói cái ǵ đây? sứt ? Chơi chữ sứt ở chỗ nầy, ông quả có chút thiệt t́nh hay là một tay thần sầu chữ nghĩa?

Và, Quan Dương có lảng vảng gần đó không mà bị ông chộp được?

 

Áo quần cuốn bỏ góc phên

đợi khuya tàn bắt một tên nô tài (**)

Quan Dương chộp nhằm lỗ tai

đôi tằm mười bốn... thiện tai!... mừng thầm! (*)

 

Hỏi thiệt t́nh nghe! Tên nô tài bị Quan Dương chộp nhằm lỗ tai, nhưng ai mới đích thực cuốn bỏ áo quần ở góc phên?

Cái kiểu thơ nầy mấy ai vượt được ông? Già rồi ông ơi, xin để lại một chút đức t́nh cho con cháu nhờ về sau!

Tới đây mới chỉ thấy ông nương tay với Triều Hoa Đại:

 

thân ngồi hồn vẫn đu đưa

Triều Hoa Đại đă từng thưa em rằng

hồng nhan kim cổ không bằng

sương pha áo mỏng em trăng huệ hồng (*)(**)

 

tới Hoàng Xuân Sơn th́ ông lại chơi chữ. H́nh như tôi thấy ông đang nheo mắt:

 

em mang hương ảo đi rồi (**)

Hoàng Xuân Sơn vẫn mê chơi điệu vần

vân vê từng búp ngón chân

cho thơ Sử Mặc nhích gần cơi em (*)(**)

 

Ông ạ, hương đă là ảo, c̣n ảo ở đâu mà ảo nữa? Chơi chữ kiểu này có phải ông đă vung tay múa đũa? Cặp đũa thần khiến ông nổi tiếng lâu nay? Năy giờ tôi thấy rơ ràng ông mượn bóng h́nh của em nào đó để khỏi nhớ quá một bóng h́nh lảng vảng trong ông?

Vậy mà ông đổ thừa cho Song Thao:

 

thơm tay văi phiếm dài dài (**)

lâu lâu để lọt ra ngoài câu thơ

em phơi... tùy hứng, t́nh cờ (**)

mà Song Thao biết cao cờ, mấy ai? (*)

 

em phơi... cái ǵ? Ông ỡm ờ như vậy khiến người ta chồm tới, cặp mắt tṛn xoe! Dùng thơ để dụ khị mấy anh già leo núi ? Ông quả thật tài t́nh! Và, thấy được chưa có ai hiền như Nguyễn Nam An:

 

sưu tầm được những ai ‘g̣’

hỡi cô nương nhỏ thẹn tḥ năm xưa? (**)

nụ hoa kèn trắng nhớ chưa

Nguyễn Nam An vẫn như vừa theo sau (*)

 

một đời anh một đời em, cắt nghĩa thế nào với Trang Châu:

 

cắt nghĩa từ thơ Trang Châu (**)

t́nh yêu với chiều sâu đo lường

một đời anh là bốn phương (**)

một đời em cả nguồn hương ngút trời (*)

 

Trang Châu, từ hồi c̣n ở Việt Nam, là bác sĩ Quân y mà vung tay múa bút trong thơ khiến ai cũng ngưỡng mộ!

 

chỉ cần một chút vu vơ

đôi khi đời đă bất ngờ đơm bông

tóc em huyền hoặc nhánh sông (**)

Mạc Phương Đ́nh măi trên ḍng lăng du (*)

 

tóc em huyền hoặc nhánh sông

Ông ạ, ông nói về Mạc Phương Đ́nh như vậy khiến tôi ngẩn ngơ. Nhưng, ông nói về Mạc Phương Đ́nh hay nói về nàng thơ của Mạc Phương Đ́nh? Ở chỗ nầy bất giác tôi thấy ḿnh lẩm cẩm. Ông nói rất rơ ràng mà tôi c̣n hỏi. Quả thật năy giờ tôi vẫn chưa buông tập thơ của ông xuống. Hay tôi lại sảng? Tôi làm mất th́ giờ của độc giả hay làm cho độc giả vui thích?

Tôi nói trước là tôi không có ư phê b́nh hay điểm sách về tập thơ EM TỪ LỤC BÁT BƯỚC RA. Chẳng qua là chỉ muốn giúp vui bằng hữu. Để rồi nghe bè bạn càm ràm, Phương Triều chỉ quen tật tào lao!

 

lênh đênh đầu ngọn gió mù (**)

em ngồi vắt vẻo xuân thu đông hè

Nguyễn Sao Mai ngậm kinh nghe

bước chân sinh tử  em đè bao lâu (*)(**)

 

Hỏi như vậy mà ông cũng hỏi được! Và ông đă réo Trần Tuấn Kiệt. Trần Tuấn Kiệt của thập niên 60 c̣n kư là Sagiang Trần Tuấn Kiệt.

 

rồi mai nầy trăng của ai (**)

khi trăng ôm lấy vai ai trên đồi (**)

chán đời tại thiếu em thôi

Trần Tuấn Kiệt nhớ ra rồi làm thơ (*)

 

Th́ vậy, trước 1975 cho tới bây giờ Trần Tuấn Kiệt vẫn là hảo hớn! Của Sa-giang! Của miền Nam rong chơi tùy thích!

Và, từ đó đă làm ngậm ngùi Huy Trâm, làm bâng khuâng Huy Trâm!

 

em qua chưa hết tuổi thơ

đôi mắt trong vắt, chưa ngờ, ngại ai

lời em man mác hoa lài (**)

hương môi làm khổ dài dài Huy Trâm (*)

 

Ông tạt qua Phan Xuân Sinh:

 

xét cho cùng vẫn có lời

bài thơ và cả một thời yêu thương

em vừa bát phố, b́nh thường (**)

Vâng, Phan Xuân Sinh đă có buồn ít năm (*)

 

Ông hay Trần Hoài Thư đă nghe được:

 

loay hoay trời sụp tối rồi

Trần Hoài Thư bắc ghế ngồi nghe đêm

thèm vô cùng một tiếng em! (**)

tiếng giường cọt kẹt vách phên gió lùa (*)

 

Ông cũng không quên Phan Bá Thụy Dương:

 

vay ông Phan Bá Thụy Dương

chút buồn làm vốn lên đường t́m em

thảo trang đường trúc trăng lên (**)

em ngồi đâu hỡi trái tim hồng đào (*)

 

và, khều Ngọc Hoài Phương! Ê, ghé vô đây chơi một lát bồ tèo!. Ai chớ, Ngọc Hoài Phương, bạn già rủ một tiếng là nhào vô liền! Mặt mày đạo mạo, nghiêm trang nhưng thật sự là ṇi t́nh! Mấy chục năm nay ai mà chẳng biết Ngọc Hoài Phương mê bạn c̣n hơn mê bất kể thứ ǵ trên cơi đời nầy.

 

con đường mây trắng phân vân (**)

em vào chùa tụng mấy lần chân kinh

chờ lâu sắp sửa bực ḿnh

Ngọc Hoài Phương mở thơ t́nh đọc chơi (*)

 

Dịp nầy tôi cũng muốn ghé vô anh bạn Vô T́nh một lát. Vô T́nh mà chẳng vô t́nh!

 

mần răng mắt biết thôi miên

ôi chao con nhỏ có duyên chưa tề (**)

nghễ hoài nhỏ chắc phải mê (**)

Vô T́nh như đĩa theo về tới nơi (*)

 

Ông nói vậy là phụ ḷng bạn tôi. Để tới Cao Mỵ Nhân th́ ông có chút nghiêm chỉnh:

 

chỉnh tề quần áo nhà binh

súng colt giày botte đứng nghinh đất trời

rộn ràng nhạc khúc yêu đời (**)

em cùng Cao Mỵ Nhân ngồi vào thơ (*)

 

Ông nói th́ chỉ là nói cho có chừng, chớ ông thừa biết với giai nhân th́ cần chi súng đạn! Một cái liếc mắt cười nụ th́ súng đạn đă nổ rầm trời!

 

Lẽ ra tôi không chưng cái tôi vào đây, nếu ông không cố t́nh ỡm ờ làm bạn đọc có thể hiểu sái chút đỉnh về thơ tôi. Người viết dầu thật t́nh có tinh nghịch hay không tội cũng nhẹ hơn anh cố t́nh lặp lại, bạn đọc nghĩ có đúng không?

 

hổng chừng có chút bất thường

dẫu t́nh cờ gặp nguồn hương diệu kỳ

ông Phương Triều van thầm th́:

em ơi, khép lại chỗ ǵ... giúp qua (*) (**)

 

Với hai ngàn sáu trăm câu lục bát, ông điều động tăng viện cho ông một nguồn nhân lực thật hùng hậu: 228 chàng và 66 nàng thi sĩ. Thêm vào đó, 25 người chuyên trao chuốt âm thanh, chưa kể họa sĩ, nhân sĩ... Thật t́nh, ông có phần tham lam. Tôi khó có thể kể hết một lúc với bạn đọc.

Đây mới chỉ là bài thứ nhứt. Tôi c̣n trở lại và c̣n rất nhiều điều để viết về tập thơ độc đáo nầy!   

Ông Luân Hoán ơi, viết xong tưởng nhẹ ḷng, vậy mà tới giờ nầy tôi vẫn c̣n thao thức! Trời đă gần sáng vậy mà cánh nhạn vẫn lạc loài sương gió!...

 

Austin, Texas 9-2008

PHƯƠNG TRIỀU

(Kỷ niệm Văn nghệ sĩ, Kư giả và Thân hữu)

 

_____

(*) chữ in nghiêng thơ Luân Hoán

(**) những chữ in nghiêng có gạch dưới là chữ dùng của tác giả có tên trong đoạn thơ.