Tiếng Chim
bluebar.gif (870 bytes)
Hồ Đ́nh Nghiêm

Một người hiền lành, có khi phá lệ vui đùa cùng bè bạn suốt đêm bên bàn rượu quên giờ giới nghiêm, sáng hôm sau nhận được những lời hỏi thăm e dè của bằng hữu qua điện thoại: B́nh an không? Ông c̣n tỉnh táo để mở cửa vào nhà bằng cách đưa tấm lưng ra trước không? — nhà bả có thói quen dùng chỗi lông gà không? Nè, phố Tàu họ đang "xeo" dầu nóng một tá có chín đồng chín chín, mua về mà tự cứu vết thương...Rất nhiều lời lẽ quan tâm đầy chất ngẳng nghịch. Hỏi thăm bạn ḿnh mà kỳ thực tô đậm nét một bà nội trợ... “ba đảm đang” Cùng ngồi một chiếu với nhau mà vô t́nh hạ thấp ḿnh xuống, coi nhẹ cái chữ đại trượng phu quá lắm. Thành ra, trong tất cả những lời đùa trên, chỉ nhặt ra có mỗi một câu nghe nghe có vẽ gỡ gạc sĩ diện cho bọn đờn ông nhất, nghe nên thơ nhất:

- Đêm qua chắc ông nghe chim hót dữ lắm ?

- Chim hót ?

Nghe đâu nhà thơ Luân Hoán thời c̣n ở bên nhà rất thích nuôi chim. Cả trăm thứ chim trong thiên hạ đều quy về một...nhà thi sĩ. Lần đầu trong đời, tôi nghe có người cất công sắm cả chục cái mùng nhỏ để mỗi đêm buông xuống cho đàn chim yêu mến khỏi bị muỗi cắn. Thơ và Chim là hai thứ mà anh Luân Hoán mê nhất. (Sao không có bướm vào trong đó nhỉ?) Anh từng bán mấy mẫu ruộng gia đ́nh chia cắt cho để lấy tiền in thơ. Đó là những ngày huy hoàng cũ. Lang bạt qua đây anh ngụ tạm trên mấy thước đất lạnh của người ta, thế nhưng ḷng vẫn c̣n trung thành ấp giữ niềm đam mê cũ. Thơ, Chim. Chim, Thơ.

Một kệ sách chất đầy những thi tập, không sót một ai. Một vài bức ảnh quê hương phóng lớn treo trên tường do Lê Quang Xuân chụp. Một đống chậu cây có vẽ sung măn xanh, tươi bít hết một vách tường mà uy nghi nhất, độc tôn nhất, lạ lùng nhất, vua chúa nhất là cây chuối cao thấu trần nhà, có những bẹ lá lớn dường như luôn muốn chở trí nhớ ta về cơi miền cũ có ruộng vừơn khắc nghiệt Việt Nam. Và ruộng vườn đó, nhớ không lầm, cũng là nơi cất giữ một phần xương thịt của anh Luân Hoán; mà chúng ta những kẻ yêu thơ, đă có lần luân lưu chuyền thắp " Nén Hương Cho Bàn Chân Trái ". Tiếp cây chuối là mặt ghế nệm có tôi ngồi,đường đột tới phá quấy Luân Hoán gia trang, tiếp cái ghế là đật để một cái lồng chim có con hoàng yến đứng nghễnh cổ ở trong lồng rộng hót liên tục cho những lỗ tai phàm phu tục tử. Tôi không biết thưởng thức tiếng chim hót. Tôi chợt nghĩ một ư lạ vừa đúng lúc chị Luân Hoán từ nhà sau mang bia ra. Chị ngồi ké xuống bên anh thi sĩ đang than đau chân và tự nhiên trở chứng bị ù tai. "Con cá th́ ta biết nó lội, con chim th́ ta biết nó bay, nhưng thơ là ǵ th́ đó là điều mà ta không biết được" Ông Bùi Giáng (một thi sĩ cũng người Quảng Nam giống như Luân Hoán) đă nói đại để như thế. Tôi nh́n con chim trong lồng. Và tôi ṭ ṃ nói chuyện thử với "con chim uyên ương" có thật trước mặt...


- Chị đến với anh Luân Hoán là do thơ anh ấy quyến rủ dẫn dắt hay v́ một nguyên cớ nào khác?

- Phiền quá, thơ với thẩn chi anh. Cho đến chừ tôi cũng chưa biết mê thơ, lấy đâu hồi đó ảnh dùng thơ để dụ tôi. Tôi đến với ảnh chẳng qua v́ hồi đó tôi c̣n trẻ quá mà ảnh th́ có cái mă được trai lắm. Ảnh đến nhà ba mẹ tôi thuê pḥng ở trọ, rồi kèm tôi học, ngon trớn, kèm luôn, quỉ thật.

- Chắc chị cũng rất vừa ḷng cái ngon trớn của anh ấy. Đọc thơ anh Luân Hoán, nhiều người cho rằng nhờ vịn vô chị nên anh mới tạo được những ḍng thơ đầy cảm xúc. Chị thấy đúng, hay "oan cho anh ấy quá"?

- Tôi cũng có nghe, có đọc thư nhiều người bạn của ảnh nói như thế, th́ chắc cũng phải có ít phần đúng. Cái vụ này, thiệt ra tôi không rành. Những bài thơ ảnh viết có dính dáng đến tôi, tôi đều có đọc, toàn chuyện thiệt không hà,

- Tôi cũng thấy thế và xin đại diện cho những kẻ thuộc trường phái "thọc mạch" để hỏi chị một câu. Chị thấy anh ấy làm thơ trong hoàn cảnh nào ? Mặc quần xà lỏn nằm trên giường hay áo quần từ tế ngồi nghiêm chỉnh ở bàn viết ? Anh ấy có triệu chứng ǵ không, trước, trong hoặc sau khi sáng tác thơ?

- Tôi có thể cảm biết ảnh đang làm thơ hay không, khi nh́n cái bộ tịch của ảnh. Nhưng bắt tại trận cái cảnh ảnh sáng tác th́ rất hiếm, mặc dù có gần 25 năm ở bên nhau. Chắc chắn một điều, ảnh không làm thơ trong tư thế áo quần nghiêm chỉnh, ngồi thẳng thớm trước bàn viết. Cái bàn chỉ là nơi ảnh ngồi viết thư cho bạn bè, hoặc biên chép một cái ǵ đó, hoặc dợt chữ kư vân vân. Chính cái giường ngủ của chúng tôi mới là một trong những chỗ ảnh hay làm...thơ nhất. Sao anh cười ? Thật đó. Hồi c̣n ở Việt Nam cũng như chừ, sau khi đi làm về, tắm rửa, thay thức ăn cho chim xong, ảnh thượng lên giường, đọc báo, nghe nhạc và nhiều khi làm thơ, trong lúc tôi bù đầu làm bếp một ḿnh. Nhiều lần t́nh cờ vào pḥng, liếc thấy ảnh lầm thầm trong miệng như rên là biết ảnh dang bị thơ hành. Một cây bút nguyên tử hay một cây bút ch́ nằm lăn lóc trên mặt nệm cạnh một miếng giấy không lấy chi là tươm tất, chỉ có thế. Những lúc thấy tôi vào, ảnh vẫn thản nhiên cười cười, nhờ tôi pha ly nước hoặc mang vào một chén chè; chẳng nói ǵ thêm cho đến lúc tôi mang bữa ăn tối vào tận giường cho ảnh. Tật hư này do tôi tập cho ảnh hồi c̣n ở Việt Nam, đến nay ảnh vẫn c̣n giữ. Nhiều khi vừa ăn, ảnh vừa khoe: "anh mới làm bài thơ hay lắm" rồi hứng chí đọc cho tôi nghe vài đoạn. Thường thường tôi nghe lấy lệ mà thôi. Ảnh cũng biết thế. Hồi mới qua bên này, phải lết bộ đi làm, ảnh bảo hay làm thơ ở ngoài đường, lúc đợi xe buưt hoặc ngồi trong métro. Cái tật này đă mấy lần suưt hại ảnh, sau khi sắm được cái chân để đi, quen thói lơ mơ thơ thẩn, mấy lần vượt đèn đỏ mà không hề hay ḿnh đang vi phạm luật lệ giao thông. Cũng may, không gặp cảnh sát, và chưa gây tai nạn. Bởi thế lúc gần đây, ảnh đi đâu tôi cũng tháp tùng theo, để nhắc chừng chớ không phải để giữ ảnh như các anh nói đâu.

- Có thiệt không đó? tôi biết có một vài vị viết văn, khi say sưa vật lộn với chữ nghĩa, thường có vợ hiền âm thầm đúng ở sau lưng, tay sẵn sàng cầm cục tẩy để không nề hà làm bộ trưởng bộ kiểm duyệt bất đắc dĩ. Chị th́ sao? Và chị có mát ḷng khi làm vợ "một người mộng du" tên tuổi cỡ như anh Luân Hoán ?

- Ảnh viết chi kệ ảnh. Tôi không mấy khi đứng sau lưng và tuyệt đối chưa hề cầm cục tẩy như anh nói. Làm chi cho mệt. Thơ thôi mà. Có lẽ "chỉ" toàn là tưởng tượng thật. Nhưng có gần sự thật chút đỉnh cũng không sao. Dĩ nhiên có mát ḷng chớ anh.

- Ngoài cái ghiền dễ thương là, ghiền làm thơ, nhất là thơ t́nh, như anh Đỗ Quư Toàn nhận xét, anh Luân Hoán c̣n món ghiền nào khác không chị ?

- Dĩ nhiên ảnh ghiền đủ thứ, loạn xà bần như các anh. Nhưng độc đáo nhất, ảnh c̣n cái món ghiền than thở nữa. Cái bệnh ghiền này, tôi có lần nghe Nghiêm nói, rất giống họa sĩ Đinh Cường, anh rể của anh. Không biết anh Đinh Cường than thở ra răng chớ cái ông nhà tôi, th́ mở miệng ra, không nhức chân quá, th́ đau đầu quá; không buồn quá, th́ cũng chán quá...cứ thế gặp ai cũng than thở, làm như than thở th́ hết buồn hết chán. Đặc biệt đầu mùa đông, ảnh thường phán một câu : "chắc không qua khỏi mùa đông năm nay". Lần đầu, tôi nghe thấy hoảng hốt, lo sợ phật phồng, nhưng năm này qua năm khác, câu đó vẫn lặp lại và may là ảnh cũng c̣n là ảnh, nên tôi thấy đă quen.

- Hy vọng mùa đông sắp đến chị không phải nghe cái điệp khúc ấy, v́ lúc này anh Luân Hoán có vẽ yêu đời dữ lắm. Sống với nhau đă nhiều năm, con cái đầy đàn (gồm hai loại con); với một người thở ra thơ như anh, chị c̣n giữ được một kỷ niệm vui buồn nào đáng nói không?

- Cảm ơn Trời Phật, cuộc t́nh của chúng tôi gần như không có chuyện buồn. Cái trở ngại lớn nhất là lúc khởi đầu. Tôi nhỏ hơn ảnh gần trọn một con giáp. Nói xấu hổ, phải tăng thêm hai tuổi trong khai sinh, để được về nhà chồng, hư thật.V́ không có chuyện buồn, nên chúng tôi có quá nhiều chuyện vui. Vui lúc lận đận, vui lúc thong dong. Chuyện vui nào cũng đáng nói, thành ra, chừ không có chuyện vui nào đáng kể cho anh nghe hết. Nhưng nghe để làm chi đây? Để cười người ta chắc ?

- Ai mà dám cười chị đây. Chị có nghĩ tới, một ngày nào đó, chính chị cũng sẽ góp mặt một cách đường hoàng cụ thể trong tập thơ sẽ xuất bản mai hậu của anh Luân Hoán? Tôi muốn nói gỉa dụ như chị cao hứng sẽ vén tay áo làm một cái phụ bản thật đặc biệt nào đó?

- Không dám đâu anh. Có vén tay áo cũng chỉ để nhổ tóc sâu của ảnh mà thôi.

-
Anh Luân Hoán quả thật là người có phước và đă được mang tiếng thơm là một người rất mực đàng hoàng. Xin hỏi thật chị điều này, đừng trả lời là oan cho tôi quá, chị có hay "chim hót" cho anh nghe suốt đêm không? Tiếng hót át tiếng bom...ấy mà

- Tưởng ảnh đàng hoàng là lầm đấy nhé. Nhiều cái ba trợn lắm. Nhưng may là tôi không hề biết hót. Nhiều khi lại c̣n bị nghe hót nữa mới khổ, nhất là những đêm ảnh đi chơi về khuya, không mang theo ch́a khóa cửa, bấm chuông, tôi không nghe v́ đă "mê ngủ" thế là được nghe hót năm ba phút...

Biết chừng đâu nhờ thế, chị măi măi được là người t́nh của thi sĩ. Cảm ơm món tôm rang trông như chả gị, mà chị làm rất ngon, rất khéo. Cảm ơn những lon bia. Và nhất là cảm ơn chị đă vui ḷng kể cho nghe rất nhiều điều về anh. Chân dung một người thơ rất bí mật. Xin chị măi măi yêu những cái ba trợn của anh và chúc căn nhà này rộn ràng...tiếng chim

Hồ Đ́nh Nghiêm