MỘT ĐỜI THƠ - LUÂN HOÁN

Trần Yên Ḥa

          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

          Luân Hoán suốt một đời chỉ làm thơ, anh chưa viết văn bao giờ. Tôi chưa đọc anh một truyện ngắn nào (h́nh như chỉ có đọc một đoạn hồi ức nhỏ của anh viết về Phan Nhự Thức, khi hai người gặp nhau ở quân trường bộ binh Thủ Đức, đăng ở Hợp Lưu hay Khởi Hành ǵ đó), c̣n đọc Luân Hoán chỉ rặt thơ và thơ. Có thể nói, suốt đời anh cặm cụi, v́ thơ, cho thơ, không mệt mỏi.

          Làm thơ từ thời c̣n rất trẻ, khoản năm 1960, lúc anh 19 tuổi, đến bây giờ, 2006, cũng đă bốn mươi lăm năm, đă là một đời rồi. Một đời làm Thơ, sống với Thơ, th́ c̣n nỗi đam mê nào hơn ngoài Thơ ra. Có thể nói một câu kết luận xanh rờn là: “thật dễ nễ”.

          Luân Hoán tên thật là Lê Ngọc Châu, các bút hiệu khác: Châu Hải Châu, Cự Hải, Lê Bảo Hoàng, Lư Phước Ninh, Trần Gia Nam. Anh  sinh cuối năm Canh Th́n, vào ngày 10 tháng 01 năm 1941 tại Hội An, Quảng Nam. Định cư và trưởng thành tại Đà Nẵng từ năm 1953. Tốt nghiệp Khóa 24 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Tham chiến trong đơn vị Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 4, Sư Đoàn 2 bộ binh. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, Luân Hoán đă bị thương, mất một bàn chân trái ở mặt trận thuộc quận Mộ Đức, Quảng Ngăi vào cuối năm 1969. Anh giải ngũ về làm Tham sự Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín tại Đà Nẵng.  Hiện định cư tại Montreal, Canada, từ tháng 2 năm 1985.

          Đó là đôi ḍng tiểu sử của Luân Hoán mà tôi trích từ cuốn sách do anh gởi tặng: Tác Giả Việt Nam, một cuốn sách dày 776 trang, ghi tất cả các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, điêu khắc gia hải ngoại và một số tác giả trong nước. Tôi thử đếm ở trang mục lục, con số văn nghệ sĩ lên đến 1446 người. Đây là một công tŕnh lớn của anh.

Anh cũng cho ra đời tác phẩm “Luân Hoán, Một Đời Thơ”, một  tập sách do nhiều thân hữu viết về Luân Hoán, khoản trên 50 thân hữu, là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê b́nh văn học, viết về anh với những cảm t́nh nồng nhiệt nhất.

          Trong quyển Luân Hoán, Một Đời Thơ, trong phần mở đầu, anh viết với tấm ḷng của anh như một dặn ḍ:

“Trân trọng cảm ơn, bạn văn, bạn đọc, bằng hữu. Xin được chia sẻ món quà này cùng tất cả những người thân yêu, lúc tôi đang ở giữa hai cơi âm dương. Luân Hoán.”

         Nói về Thơ, Luân Hoán đă cho ra đời 18 tập thơ, xin được kể ra như sau:

Về Trời (Văn Học, Sài G̣n, 1964)

Trôi Sông (Văn Học, Sài G̣n, 1966)

Chết trong ḷng người (Ngưỡng Cửa, 1967)

Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu (1969)

Hoà B́nh Ơi Hăy Đến, (cùng Lê Vĩnh Thọ, Phạm Thế Mỹ)

Nén Hương Cho Bàn Chân Trái (1970)

Thơ T́nh (cùng Khắc Minh) 1970.

Ca Dao T́nh Yêu (cùng Khắc Minh) 1970.

Lục Bát Ca, (cùng Lê Vĩnh Thọ)ï, 1970.

Rượu Hồng Đă Rót, (1974).

Hơi Thở Việt Nam, Sông Thu, Hoa Kỳ, 1986.

Ngơ Ngác Cơi Người. (Nhân Văn, Hoa Kỳ),1989.

Đưa Nhau Về Đến Đâu (Sông Thu, Hoa Kỳ) 1989.

Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ, Ḷng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài, (Kinh Đô, Hoa Kỳ,1991)

Mời Em Lên Ngựa. (Sông Thu, Hoa Kỳ) 1994.

Nuôi Thơm Chùm Kỷ Niệm Xanh (Thơ, Canada) 1995.

Cỏ Hoa Gối Đầu  (Sóng Văn, Hoa Kỳ) 1997.

Sông Núi Cùng Người Thơm Ngát Thơ. (Thơ, Canada) 2002.

 

          Tôi đă đọc phần tác phẩm của các tác giả Việt Nam, tôi chưa thấy ai có một số lượng Thơ, xuất bản nhiều như Luân Hoán. Các nhà văn có viết nhiều, nhưng mà Thơ th́ chưa có ai in nhiều bằng anh. Mà đâu phải Thơ Luân Hoán nhiều mà không hay. Anh là một người làm thơ hay, xứng đáng được viết trước tên, hai chữ Nhà Thơ trân trọng.

          Dĩ nhiên Luân Hoán in thơ chỉ v́ ḷng yêu Thơ, đam mê Thơ, thế thôi. Bởi v́ tôi biết, những tập Thơ in ra đều để tặng bạn bè, thân hữu hay bạn đọc yêu thơ, chứ không có một ư nghĩ ǵ về việc thu hồi tiền in lại, chứ đừng nói đến chuyện bán thơ có lời. Đó là một sự hy sinh đáng quư.

          Qua 18 tác phẩm Thơ đă xuất bản, có thể nói tất cả là Một Đời Thơ của Luân Hoán. (mà một đời, có ai làm nổi như thế đâu). Từ thuở đi học ở Đà Nẵng, đến khi lớn lên đi Sĩ Quan Thủ Đức, rồi ra đơn vị tác chiến thuộc sư đoàn 2 bộ binh, bị thương cưa mất một bàn chân trái, giải ngũ về làm ngân hàng, bị tù cộng sản, rồi theo gia đ́nh đi định cư ở Canada. Suốt 18 tập thơ là một cuộc hành tŕnh dài, hành tŕnh T́nh Yêu Và Cuộc Sống.

Thơ T́nh Luân Hoán nhẹ nhàng, dễ thương, dí dơm như tuổi học tṛ của anh:

Lẵng Hoa Gởi Một Trường Xưa

Nhớ Trần Cao Vân nghĩa là đang nhớ

Cái trống, trụ cờ, tiếng guốc trong hiên

Con chim sẻ nâu lọt vào cửa sổ

Nhánh tóc nhung run che mặt làm duyên

 

Nhớ Trần Cao Vân nghĩa là đang nhớ

Một cậu Đà thành được chuyển trường xa

Mới nứt mắt ra đă toan mê gái

Để bị cách  ly, phạt phải xa nhà

Nhớ Trần Cao Vân nghĩa là đang nhớ

Chí quyết đ̣i về lăng học làm reo

Những mắt bồ câu quay nh́n ái ngại

Ḷng chợt chao nghiêng giữa ở hay về

          Đó là caí nét duyên dáng, hóm hỉnh, nhưng rất chân thật trong thơ Luân Hoán. T́nh Yêu trong thơ anh là khói sương, là hư ảo, thấy người đó, rồi yêu, rồi say mê, rồi đeo đuổi, nhưng rồi anh mệt lă la lên, “người tôi yêu ở tứ tung, ở đâu cũng có, nhưng chẳng có ai yêu tôi cả”:

…. Người tôi yêu ở lầu đèn

 Cây cao lá  rậm bóng trăng khó vào

Trèo tường tôi lén dán thư

Mạch t́nh dẫn những đường sao đi về

 

Người tôi yêu ở Thanh Khê

Quanh năm cát nóng mây che hải triều

Buộc thơ tôi thả theo diều

Diều tung gió đứt tôi buồn về không

 

Người tôi yêu ở bên sông

Những hôm trở gió đ̣ không sang bờ

Chờ em tôi thả thơ trôi

Thơ theo sóng nước bập bềnh lô nhô

-----

Người tôi yêu ở tứ tung

Nhưng sao chẳng thấy một người yêu tôi

(Cơi Bén T́nh Thơ)

          Rồi anh đi lính, cũng hồn nhiên trong Thơ anh, cái hồn nhiên chấp nhận của một người trai trong lúc đất nước loạn ly, v́ sự xâm lăng của quân cộng sản phương bắc.

“Sinh viên sĩ quan

Lê Ngọc Châu

Số quân

61/203.905

Tŕnh diện

Sinh Viên Sĩ Quan

Lê Ngọc Châu

Số quân

61/203.905

Tŕnh diện

Giản dị chỉ có thế

Ngắn, Gọn. Đẹp

Như bài thơ.

Sao không?

Một bài thơ đồng phục”

          Anh vào lính, sĩ quan bộ binh, đi hành quân ở Mộ Đức Quảng Ngăi, bị ḿn đứt một bàn chân trái. Anh măi nhớ đến cái ngày hôm ấy và nơi chốn ấy, làng quê ấy, tên gọi ấy, là Thi Phổ:

“Bây giờ đôi mắt đen sau cửa

C̣n hốt hoảng nh́n như hỏi thăm

Chẳng biết ai chôn ḿn dưới đó

Tiếng nổ c̣n vang măi trong ḷng

 

Bây giờ Thi Phổ ơi, Thi Phổ

Vườn dừa đầu cụt gốc bật chưa

Máu khinh binh Thị gài lựu đạn

Lở sút tay, xanh cỏ mấy mùa ?

 

Bây giờ Thi Phổ, ơi Thi Phổ

Mắc vơng đong đưa đuổi nắng hồng

Suưt phá đời em du kích nhỏ

Giữa gian đại tự Phạm Văn Đồng

 

Bây giờ Thi Phổ, ơi Thi Phổ

Ta đă ngă rồi, ngă quá lâu

Trước khi xuất cảnh t́m đất sống

Nh́n cảnh hận xưa, thương lẫn đau”.

 

          Rồi anh xuất cảnh qua Canada, anh ra tập thơ Ngơ Ngác Cơi Người. Cơi Người đây không biết là cơi người ta hay cơi của Người (chứ không phải cơi của ḿnh).

Theo nhà phê b́nh Nguyễn Vy Khanh th́: “Ngay trong tuyển tập thơ đầu sáng tác tại hải ngoại. Luân Hoán đă nói nhiều đến nỗi nhớ quê nhà. Nỗi nhớ chiếm một phần (từ trang 119-150) của tập Ngơ Ngác Cơi Người. Ở đây, nỗi nhớ có tên trong những khuôn mặt bạn bè thân yêu cùng một lúc với nỗi nhớ nhà, nhớ nước:

“Người ơi người ơi người ơi

Ta c̣n hay mất bên trời lưu vong”

 

hay:

“ Hởi những cành me, cành phượng vỹ

Hởi con kiến lửa lạc bâng quơ

Hởi con chim sẻ trên vồng ngói

Tôi tưởng tôi về, đâu biết mơ!

Trông ra cửa kính trời mưa tuyết

Ngó lại đời ḿnh ngồi bó tay

Quê hương nhắm mắt như sờ được

Sao vẫn buồn xo đến thế này…”

           Đó là Luân Hoán đă Ngơ Ngác Cơi Người lúc ban đầu. Bây giờ th́ anh đă tỉnh táo và viết hăng say. Anh có Vuông Chiếu Luân Hoán, đó là một Web Site rất đồ sộ, trong đó đă giới thiệu mọi chủ đề, quê hương, tác giả, văn, thơ, nhạc, họa. Một Website rất bổ ích cho nhiều người ham thích văn chương và khảo cứu.

 

          Về thơ lục bát của Luân Hoán, nhà thơ Đức Phổ có một nhận xét:

“Đọc thơ Luân Hoán, nhất là lục bát của anh, người đọc có thể h́nh dung được ngay tác giả phải là một tay chơi” ‘chữ nghĩa’ thứ thiệt. Thơ mộng mà lịch lăm, hiền lành mà nóng bỏng, đa t́nh mà thủy chung, mới xuất chiêu và dụng chiêu tài t́nh như thế.”

 

           Theo tôi th́ thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay, không biết xử dụng từ nó sẽ trở thành ḥ, vè kiểu “khoan khoan ngồi đó chớ ra, nàng là phận gái ta là phận trai.” Nhưng đọc một số thơ lục bát của Luân Hoán tôi thấy anh dùng chữ rất dễ dàng, nhưng tài t́nh và độc đáo, đọc lên thấy mới, không ước lệ như kiểu lỡ bước sang ngang.

Sau đây là một ví dụ:

“ Xăn quần, em thả gót hồng

Nghịch cho nước chảy ḷng ṿng quanh chân

Ḷng tôi trong nước lăng quăng

Mon men t́m lỗ chân lông bám vào”

 

          Theo Đức Phổ, đó là h́nh ảnh ẩn dụ được anh lồng vào trong thơ lục bát, ‘sex’ lắm, nhưng không trần truồng, dung tục “Dung nhan người nữ trong thơ Luân Hoán thường được anh vẽ nên bằng những nét gợi t́nh: Gót hồng, em năm phơi, lỗ chân lông, búp da trắng, búp thịt đào, búp đùi thánh thiện, cồn hoa, chân sen duổi, em ngủ ở truồng, hai bàn chân khép” Cuối cùng anh cũng đành kết luận: “cái tâm bằng phẳng là không phải người”

          Sách “Luân Hoán-Một Đời Thơ”, các bạn văn viết về Luân Hoán thật dày, khoảng trên 600 trang, làm sao trong mấy trang Tạp Ghi này tôi có thể viết hết, nói hết về thơ anh được. Tôi có thể nói một điều, anh đam mê thơ hơn hết thảy mọi chuyện, cuộc đời anh là một cuộc đời Thơ, anh đă dành cho Thơ trọn vẹn.

          Sau đây tôi ghi lại một mẫu điện thoại giữa hai bạn văn, Song Thao và Luân Hoán, cùng ở Canada, về sinh hoạt đầu ngày của anh:

 

- LH: Này, ngủ dậy chưa vậy?

- ST: Chưa dậy cũng phải dậy chứ. Có chuyện ǵ vui mà gọi sớm vậy?

- LH: Sáng dậy làm được vài bài thơ. Nhiều câu dễ thương lắm.

- ST: Dậy từ mấy giờ vậy?

- LH: Cũng như mọi khi. Hai giờ!

- ST: Sớm dữ vậy?

- LH: Ngủ không được.

- ST: Có uống thuôc ngủ không?

- LH: Uống riết rồi cũng không ăn thua ǵ?

- ST: Ngày nào cũng ít ngủ như vậy mệt chết.

- LH: Mệt ǵ! Cả ngày tôi chẳng ngă lưng chút nào cả. Quen đi.

- ST: Đọc cho nghe mấy bài thơ mới đi.

- LH: Để tôi mail qua cho anh.

- ST: Ờ, cũng được. Mà hứng ở đâu mà thơ ra tưng bừng vậy? Từ ngoài vào hay từ trên giường ra?

- LH: (Cười) Khó nói!

TRẦN YÊN H̉A

 

 

 

 

 

 

(Saigon Nho The Little Saigon News, Orange & Los Angeles, 30-6-2006)