Vào Thăm Trạm Thơ Thứ 15 của Luân Hoán :

“Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ

Ḷng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài”

 

Lê Nhật Thăng

 

 

          Có độ tin cao, khi tôi trả lời một người bạn thân hỏi: “Sao hơn hai năm nay anh không làm thơ nữa ?”

          - V́ ḷng không có sự lắng đọng, dạt dào như trước năm 1988 nữa. Vă lại, đă có những Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Mạnh Trinh, Cao Đông Khánh, Nguyễn Bá Trạc, Hà Huyền Chi, Trần Vấn Lệ, Hồ công Tâm... và nhiêu cây bút cũ mới khác nhau đă hiển hiện lộng lẫy khá đều đặn... Các anh ấy đă nói hộ ḿnh rồi nên không muốn viết thêm nữa. Đọc khoái hơn. Có thể sau này...”

          Gần đây, tôi đă xác nhận, cần dành nhiều th́ giờ hiếm hoi để ấn xoáy vào các đề tài nóng bỏng trong các thể loại khác.

 

         “Làm thơ đâu phải như bửa củi”. Tản Đà “phán” như thế và sự thật như vậy. Nếu không tâm đắc, bức thiết với đề tài th́ thà đọc của mọi người hơn là khiên cưỡng trong lănh vực thơ .

          Bạn đọc yêu thích thi ca ở hải ngoại xin nhớ: không lúc nào được thỏa măn tưng bừng bằng lúc này, suốt chiều dài của lịch sử thi ca Việt Nam. Hầu như mỗi tháng lại có cả chục cuốn thơ của các thi sĩ Việt ở khắp nơi trên thế giới cho ra mắt. Tuy nhiên phẩm chất c̣n phải bàn tới và thỉnh thoảng mới có những thi phẩm vượt trội, tới được lằn mức nghệ thuật sáng tạo sau cuộc hành tŕnh gian nan vào cơi thơ.

 

          Hôm nay tôi muốn viết về một cuốn thơ xuất sắc trong “pho” thơ của Luân Hoán. Đó là thi tập: Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ/ Ḷng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài. Tác phẩm mới nhất của anh do Kinh Đô ở Houston xuất bản và phát hành năm 1991.

          Rất khó cho người đọc muốn viết nghiêm cẩn về thơ Luân Hoán. Bởi sự nghiệp thi ca của anh trải dài trên ba mươi năm, ba thập niên nhiều sóng băo lớn của lịch sử dân tộc và đă anh có những thành tựu rạng rỡ.

          Tất nhiên “viết” xin hiểu theo cái nghĩa đơn giản, hạn hẹp nhất là xin chỉ giới thiệu một cách khái quát mà thôi. Trong hoàn cảnh hiện nay, rất khó có thể đọc hết, đọc kỹ toàn bộ tác phẩm của Luân Hoán. Nếu muốn làm việc đứng đắn, cần hỏi han, trao đổi với tác giả nhiều vấn đề liên hệ đến nội dung và kỹ thuật thể hiện của từng tác phẩm, của từng giai đoạn sáng tác.

          Cũng may thơ Luân Hoán đă được nhiều người thưởng ngoạn từ năm 1964, đă được đón nhận nồng nhiệt, đă được nhiều cây bút phê b́nh có uy tín xác định tài năng trên các báo chí văn học. Do đó, nếu “luận” về thơ Luân Hoán nữa th́ có thể lại làm công việc nhắc lại những phát biểu riêng tư của nhiều người hợp thành cái thành công chung nhất của một tinh tú Luân Hoán.

 

          “Cảm Ơn...” được quảng cáo trên nhiều báo và gây được chú ư qua cái tên dài thọng kỳ lạ. Tôi thầm nghĩ anh chàng Luân Hoán này làm điệu, làm dáng khiến hụt hơi người đọc. Song khi đọc xong tác phẩm mới thấy thấp thoáng  tâm ư của tác giả: Chúng ta nên hiểu đất đá ở đây là vùng đất Quảng, quê hương nghèo khó của tác giả. Nghèo nàn nhưng là địa linh nhân kiệt. Chính v́ ḷng thương yêu dằn vặt về quê hương nghèo khó nên tấm ḷng tác giả chưa thể nguôi quên được. Trạng từ vu vơ khiến ta nhớ lại hai câu thơ của Xuân Diệu: “không biết vu vơ có nghĩa ǵ” (gặp gỡ) và “cửa vu vơ nghe măi tiếng kêu thầm” trong bài Cảm Xúc.

          Luân Hoán khiêm tốn ví ḿnh như hạt bụi trần gian thường bâng khuâng thương nhớ. Nếu hiểu rộng hơn, hạt bụi lại c̣n mang một ư nghĩa triết lư nào đó cũng nên. Tác giả cảm ơn miền đất sinh thành vẫn tồn tại lẫm liệt trong tâm hồn một trời thơ tưởng nhớ cũng như miền cỏ dại hoang vu vẫn bừng nở những cánh hoa vàng mong manh đẹp. Hạt bụi của Luân Hoán hẳn giống hạt bụi của Thanh Tâm trong Tống Biệt Hành.

 

          Nh́n chung tác phẩm Cảm Ơn... là một dung chứa tấm ḷng thiết tha về vùng đất và bạn bè quê hương của Luân Hoán. Trí nhớ kinh khủng của anh đă dựng lại nhiều kỷ niệm với bạn và đất của dĩ văng đầy sôi nổi hiểm nguy.

          Tác phẩm lên ngôi do 53 bông hoa kết thành vương miện. Mỗi bài phần nhiều được đặt tên bằng hai câu thơ lục bát. Qua đó, độc giả nắm bắt được tâm sự ngổn ngang của anh muốn gởi trao bằng thể thơ mềm mại và ngọt ngào này.

          Không như các tác giả khác, thường lấy tên một bài thơ trong thi tập để đặt tên cho tác phẩm. Luân Hoán đặt tên gọi cho cuốn thơ bằng hai câu thơ riêng được coi như một tổng quan của ư hướng thơ Luân Hoán.

 

          Các bạn hăy nghe anh vận dụng ca dao nhuẫn nhị trong câu:

 

          “... khúc khích em cười ‘khéo gió bay’

 

          Và những từ dùng bạo, nhiều h́nh tượng đằm thắm:

 

          “... lúc thúc quanh chân cụm Ngũ Hành...

          “... tóc sau gáy đùa lên má...

          “... nghe gót chân xưa dạt dào...

          “... giàu măi trong ḷng những vết thương...

          “... trốn bao thương nhớ tôi ra phố...   

 

          Các bạn thấy đó, chỉ là bài đầu tiên với nhan đề “Quê hương nhắm mắt như sờ được/ Đà Nẵng muôn đời trong trái tim” mà tôi đă gom góp một số hạt ngọc long lanh tân kỳ. Riêng câu “ bùi ngùi thoảng tiếng Tường Linh thở” đă gợi tôi nhớ bài thơ của Tường Linh viết về người thương binh đă mất năm ngón tay chan chứa niềm xót xa, tự hào về sự hy sinh của ḿnh cho Tổ Quốc. 

 

          V́ không thể trích dẫn cả chục bài thơ mà bài nào cũng có những hoá thân của chữ nghĩa, cũng có những đoạn thành tựu của thi ca, tôi xin phép trích dẫn hai bài nữa. Một bài giữa tập số thứ tự 27 và bài cuối tập. Qua điểm này, các bạn thấy tôi là người rất vô tư chứ không phải chỉ muốn biểu diễn những đứa con tinh thần sớm trở thành những mỹ nhân được viễn vọng từ thiên nhất phương.

          Bài trên là một bài thơ t́nh, thứ t́nh yêu nam nữ của chàng trai xứ Quảng gặp cô gái Huế chân đi không rời, nghiêng ḿnh chào các o Huế học sinh, sinh viên bằng tất cả rạo rực, bàng hoàng của một người làm thơ hơi vung phí t́nh cảm. Ôi những câu thơ mới mẻ, tươi tắn làm sao, xin các bạn đọc:

 

          “... mi xanh má đỏ chân dài

          đánh tôi một chưởng rớt đài như không

          mặc dù tôi đúng mănh long

          vừa qua sông đă mất ḷng, mất tim...

 

          “... bây chừ đau vẫn c̣n đau

          gặp em ‘trọ trẹ’ cúi đầu chào thua...

 

          “... cho tôi làm ngọn gió lồng

          mang hương trong áo quần nồng nàn bay

          không chia cho cỏ cho cây

          không chia cho nắng cho mây giang hồ...

 

          “... cho tôi thế kính gọng vàng em đeo

          để nh́n suốt đáy trong  veo

          bóng tôi lộn ngược đang treo đàng hoàng...

 

          “... đường dài nhớ đạp thảnh thơi

          cho tôi uống trọn hương đời thơm tho

          xin thề không dám làm thơ

          chỉ thiêm thiếp mộng bên bờ tồn sinh...

                  (bài: ngàn năm người đẹp Hương Giang/ vẫn c̣n đi đứng đàng hoàng trong tôi)

 

          Những bậc tiền bối về thơ t́nh như Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương... đọc thơ t́nh Luân Hoán chắc cũng phải tấm tắc khen ngợi v́ anh không đi vào con đường ṃn cũ của họ.

 

          Bài Nhạt nḥa bóng gánh ve chai/ nắng B́nh Dương úa hai vai đổi đời, trái lại là một bài thơ mang tính chất thời sự, xă hội rất hiện thực. Nói cách khác, đây cũng là một thứ t́nh yêu vượt thoát từ nỗi riêng đến niềm chung của Luân Hoán. Bài thơ trên chỉ cho vài đối tượng, c̣n bài thơ sau lại viết về đám đông đậm đà ḷng trắc ẩn, phảng phất hy vọng:

 

          “... một đoạn tre non làm đ̣n gánh

          tám quai gióng đứt mất một quai

          hai đầu thúng rách mươi chai vở

          vừa đi vừa rống: ớ ve chai !

          đường về chợ Búng c̣n xa lắc

          đất đỏ cuồng theo cơn lốc khô

          lưng c̣ng áo rách phơi xương sống

          mê nón bung vành bay phất phơ

          ...

          ta sẽ cười vui với trẻ con

          da nhăn bụng ỏng ngẩn ngơ buồn

          cho em bao thuốc làm giấy vụn

          phân lượng nào cân được mến thương ?

 

          Phải, t́nh cảm con người, tấm ḷng nhân đạo có bao giờ cân đo được cụ thể ? Giữa thơ Luân Hoán với thế nhân là ḷng yêu thương mông mênh, vô hạn cảm.

          Hà Huyền Chi đă đánh giá thơ Luân Hoán trong đêm sinh hoạt văn học 22 tháng 6 năm 1991 tại Orlando rằng: “ thơ của Luân Hoán bốc lắm, hắn có nhiều cái bốc rất tới”. Trần Vấn Lệ và nhiều người được tôi phỏng vấn tốc hành cũng đều kết luận thơ Luân Hoán có thể đứng vững được với thời gian lâu dài.

          Cái “bốc” tức là cái hứng của thơ Luân Hoán tuy lên cao song anh cũng cân phân, điều tiết để cho từ ngữ không đi ra ngoài tâm điểm bài thơ, vẫn giữ được nhạc điệu, nhịp cắt, bố cục cần thiết.

          Nói theo từ ngữ quân sự th́ thơ Luân Hoán là lối xung kích, táo bạo, khẩn trương... hay nói theo từ ngữ miền Nam (VNCH) là thơ dấn thân, chuyển hoá, linh hoạt. Hoặc có người nói thơ Luân Hoán được cất từ những ngôn ngữ đă lên men hay được đào lên từ những tửu phần. Tôi nghĩ thơ Luân Hoán được viết từ b́nh máu thực sự của cuộc đời anh, kiến tạo nên những hàng chữ lửa thiêng liêng v́ chính anh đă hiến dâng một phần thân thể cho cuộc đấu tranh tương tàn vừa qua.

         Nếu chúng ta biết bút hiệu của anh đă h́nh thành bởi tên song thân anh, càng làm chúmg ta cảm động và kính trọng anh thêm.

 

         “Cảm Ơn Đất Đá Trổ Thơ/ Ḷng Ta Hạt Bụi Vu Vơ Bám Hoài” là trạm thơ thứ 15 của anh. Hai thi phẩm “ Thơm Ngát Muôn Đời Sau” và “ Trái Tim Người Biết Yêu” sẽ lần lượt ra mắt người yêu thơ không lâu lắm đâu. Thú thực với bạn đọc, không hiểu sao khi đọc thơ Luân Hoán, tôi cứ tưởng tượng khi anh đương viết th́ tay phải cầm bút, c̣n tay trái anh phải cầm một vật ǵ đó như vũ khí, như hồ rượu hay như một chiếc quạt trầm hương chẳng hạn. Hồi tưởng lại thập nhiên 60, mỗi khi tạm rời vùng hành quân trở về thủ đô Sài G̣n, trong vội vă, ngỡ ngàng tôi có dành th́ giờ để mua sách báo, giỡ những tờ Bách Khoa, Văn Học... ra đọc sơ, bao giờ tôi cũng t́m đọc thơ Luân Hoán v́ tiếng thơ anh đă để lại trong tim tôi nhiều vang bóng và sinh động.

          Viết lá thư đầu cho anh Nguyễn Tăng Chương của báo Sóng ở Canada, Luân Hoán là người đầu tiên và duy nhất tôi hỏi thăm về tiến tŕnh sáng tác của anh.

          Quá tŕnh làm thơ của Luân Hoán khởi đi bằng tác phẩm Về Trời năm 1964. Chỉ một năm sau Trôi Sông ra mắt, tiếp đến là Chết Trong Ḷng Người, Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu, Lục Bát Ca. Chỉ trong năm 1970 anh đẻ ra 4 đứa con tinh thần là Thơ Tinh, Ca Dao T́nh Yêu (chung với Khắc Minh), Ḥa B́nh Ơi Hăy Đến (cùng với Lê Vĩnh Thọ, Phạm Thế Mỹ) và Nén Hương Cho Bàn Chân Trái (cùng một số văn hữu). Trước năm mất nước, anh mời chúng ta nhắp Rượu Hồng Đă Rót. Sau tháng tư đen lại phải bước thẳng vào thế giới thi ca với Hơi Thở Việt Nam (1986), Đưa Nhau Về Đến Đâu, Ngơ Ngác Cơi Người (1989) và cuốn thơ này (CƠĐĐTT/LTHBVVBH) đang giăng những sợi giao cảm tuyệt với.

 

          Ngước nh́n lên chùm thơ-sao Luân Hoán , chúng ta thấy anh c̣n sung sức, c̣n hăm hở lên đường tới những trạm thơ huy hoàng khác của nền văn học. Hỡi Lê Ngọc Châu xin hăy tiếp tục con đường bát ngát mà anh đă lựa chọn dầu phải chống nạng di hành v́ hàng vạn bạn đọc đứng đón chào anh, sẵn sàng giúp đỡ anh, người thơ muôn thuở.

 

Lê Nhật Thăng

1990

 

(Lê Nhật Thăng tên thật Nguyễn Ngọc Châu, sinh năm 1943 tại Phúc Yên, Bắc Việt, các bút hiệu khác: Hà Trung Yên, Viễn Chi, Thiên Thiên...

Đă xuất bản: Những Khối Vuông Tâm T́nh (thơ), Niềm Xanh (thơ), Hương Xa (thơ) )