Nhạc Ðiệu Trong Thơ Luân Hoán
bluebar.gif (870 bytes)
Phan ni Tấn

1.
Mấy năm nay, vì công việc làm ăn, tôi vẫn thường thức dậy sớm. Nhớ lại những ngày đầu, cơn buồn ngủ cứ làm tôi ngầy ngật, khó chiụ luôn, nhưng dần dà rồi cũng quen. Tháng 5, năm giờ sáng, ngoài trời còn tinh khiết đầu ngày, và lắng nghe chim hót. Mùa xuân , sau vườn nhà tôi, sáng sớm nào bầy sáo cũng líu lo trên cành phong rậm lá. Nghe chim hót tôi có cảm tưởng như sự thù hằn, nỗi đau khổ trầm luân trong cuộc đời này thảy đếu tan biến đi,

Một buổi sáng trên đường tới sở, khi ngang qua một hồ nước, tôi thích thú bắt gặp đôi thiên nga đang lượn lờ trên mặt hồ. Nhìn vẽ nhởn nhơ, thong thả, nhẹ nhàng của loài thú tôi lại thương thân mình, biết là vội vàng hấp tấp song khó mà cưởng lại được dòng cuồn lũ của đời sống cuốn đi,

Từ đó, mỗi lần lái xe ngang hồ nước, tôi đều dõi mắt tìm kiếm đôi uyên ương xinh xắn nhàn nhã kia. Có hôm trở trời, mặt hồ khói sương dật dờ ảm đạm, dưới đáy sủi lên một lớp bùn non vàng ệch.Những hôm đó chim trời vắng bóng,  lòng buồn vu vơ tôi thường ê a bài thơ Mắt Chiều của anh Luân Hoán gời cho tôi cách đây 5 năm, cùng với một loạt thơ khác của anh:


        anh theo chim vịt kêu chiều
        lên vùng thương nhớ đổ xiêu tiếng buồn
        vàng trời tình thiết tha buông
        màn sương lệ kết thành nguồn chở em
        luyến lưu mùa động tay mềm
        mây qua cửa sổ lênh đênh vào lòng
        thôi rồi anh trót chờ mong
        mắt chiều em đỏ lên hong nụ cười

Tôi rất thích cái nhạc điệu trong thơ LH. Không riêng gì vần lục bát mà các thể loại khác anh cũng chứng tỏ cái khả năng tượng hình phong phú không những về vật thể mà còn về âm thanh. Sự giàu âm trong ngôn ngữ thơ và dấu giọng đã là yếu tố chứa đựng âm nhạc rồi.

Ðây là một trong loạt thơ lục bát của Luân Hoán đã được nhạc sĩ Vĩnh Ðiện phổ nhạc trước 1975, ở bên nhà (cùng lúc phổ thơ của Lê Vĩnh Thọ). Vĩnh Ðiện là một nhạc sĩ giỏi về cung cách phổ thơ lục bát. Tôi thấy anh nắm được hồn nhạc trong thơ bạn, nên mỗi khi phổ nhạc mỗi bài một   vẽ, không thấy có sự trùng hợp trong âm hưởng. Theo tôi, lục bát là một thể thơ rất dễ phổ nhạc mà cũng khó đạt thành công . Niêm luật xưa nay của vần lục bát vẫn BBTTBB...lên bỗng xuống trầm như uốn như lượn, nếu không khéo vận dụng khối óc và con tim sáng tạo, nhạc sĩ dễ bị rơi vào sự quen thuộc, nhàm chán của giai điệu

2.
Hai mươi năm trước, trên báo chí quê nhà tôi đọc thấy quảng cáo một tập thơ: Hoà Bình ơi, Hãy Ðến của nhà thơ Luân Hoán viết chung với Lê Vĩnh Thọ và Phạm thế Mỹ. Ðó là lần đầu tiên tôi nghe danh Luân Hoán, Ròi cùng năm lại được tin anh in thêm Nén Hương Cho Bàn Chân Trái, sau khi mất một chân tại mặt trận Quảng Ngãi năm 1969. Thi tập này có thêm sự đóng gópđông đảo bạn bè anh như Lê Vĩnh Thọ, Phạm thế Mỹ, Ðynh hoàng Sa, Tường Linh, Phổ Ðức vv...Tiếc rằng cả hai tập này tôi chỉ biết qua báo chí và qua bạn bè, còn nội dung ra sao, tới nay tôi vẫn chưa được  đọc. — Pleiku mùa hè đỏ lửa 72, qua tiếng hát Miên Ðức Thắng, tôi lại nghe Luân Hoán trong ca khúc Lời Nguyện Pháp Trường của Phạm thế Mỹ phổ thơ anh. Sự trầm bổng luyến láy cùng với nhịp độ nhanh chậm của nhạc điệu luồn lách bám sát vào sự diển đạt của lời ca gây cho người nghe một cảm xúc bàng hoàng. Lời Nguyện pháp trường là một ca khúc nhận diện cái chết. Một cái chết chắc chắn đau thương, tức tưởi, nghẹn ngào, cái chết thèm được sống, được mở mắt ra nhìn lại trời xanh, thấy lại quê hương buồn Và lời ca thì lạy trời xin đừng biết mình chết dưới tay kẻ giềt mình. Khi  nghe nhạc tôi không cảm thấy sự giận dữ, căm hờn, hay bị bóp méo qua lời ca. Tôi chỉ cảm nhận cái chết, cuối cùng không hề mất đi tấm lòng  nguyên vẹn biết khoan dung và chan chứa tình người. Ðó chính là một đặc điểm trong tinh thần nội dung của tác phẩm Luân Hoán. Ca khúc này tôi chỉ nghe được vài lần rồi thôi. Từ đó, có lẽ vì chiến cuộc , vì ở nơi heo hút tôi không còn dịp được nghe , đủoịc đọc Luân Hoán thêm lần nào nữa.   Ðường đời chông gai trắc trở, đời lính nay đây mai đó, lâu ngày đoạn tháng thời gian xóa nhòa tên Luân Hoán trong trí tôi, cho tới ngày tôi thoát ra hài ngoại.

Nếu không kể bài LNPT mà tôi đã từng nghe băng nhạc ờ quê nhà, thì bài thơ Qủa mít vườn mẹ cùa Luân Hoán đăng trong tạp chí Nhân Văn bên Hoa Kỳ năm 1985 là bài thơ thứ nhất trong đời tôi được đoc kể từ ngày tôi nghe tên tuổi anh....

Tôi đã từng phổ nhạc từ thơ cùa nhiểu tác giả trong nước trước 75,  củng như ngoài nước sau này. nhưng riêng trường hợp LH tôi phải đợi tới 14 năm sau mới có dịp phổ biến nhạc của tôi qua những dòng thơ   chuyển hướng của anh. và đương nhiên , bản nhạc đầu tiên tôi phổ thơ  LH là bản Qủa mít vườn mẹ, cùng tên với bài thơ. Nguyên bài thơ gồm 20 câu, khi phổ nhạc tôi chia hai phần dựa theo hơi thơ, giọng kể và tiết điệu của bài thơ. Dĩ nhiên tôi phải thận trọng trong việc sáng tác sao cho   sự trầm bỗng của ca khúc được sự hài hòa và cân phương cần thiết. Mặc dù ngày nay phần lớn những ca khúc tân thời đã phá luật cân phương cổ điển này, Bàn nhạc thơ này đã mang lãi sự giao tình cởi mở giữa bạn thơ Luân Hoán và tôi; basn đầu qua lại bằng thư từ, điện thoại, cuối cùng là đi gặp gỡ nhau. Nhớ lần đầu tiên từ Toronto đi Montreal, tôi đã toíi thẳng nhà LH sau khi đã hẹn với anh.Tới nay tôi vẫn còn hình dung được buồi sơ ngộ này.

Từ trong phòng ngủ chậm rãi bước ra là một dáng người gầy nhom, quả đúng như anh từng tự vẽ :


        ốm nhom như con cò ma
        phất phơ giữa cõi thi ca tố ngày


Tuy anh không mang vóc dáng như tôi mừơn tượng, song dung nhan không đến nổi: râu lởm chởm, tóc rễ tre lộn xộn Một con người khắc khổ khô héo đã mang tên tuổi mình đi vào thế giới thi ca bằng một di sản thơ khá đồ sộ, Vậy mà anh vẫn tỏ ra khiêm tốn, nói năng điềm đạm. Sau này quen lâu mới biết rõ tính tình LH. Tôi tin rằng những kẽ ác tâm khó mà nghĩ ra những câu thơ thật hiền lành như chính con người anh. Sau lần gặp gỡ đó, thỉnh thiảng có dịp về Montreal, chúng tôi lại gặp nhau hàn huyên bên tách trà, ly rượu, ngâm thơ , hò hát với bạn bè thân quen.

3.
Sau biến cố tháng tư 75, sự đổi đời ảnh hưởng sâu đậm đến thế giới thơ của LH . ....
Nhìn chung trong LH có hai con người. Một con người vọng động nổ lực diễn đạt thơ mình bằng những lời lẽ đơn sơ, phóng túng, hào sãng, nhiều khi gần với khẩu ngữ. Và hồn nhiên trong sáng đối với tình yêu lứa đôi, tình học trò. Một con người khác lặng lẽ hơn thâm trầm hơn làm thơ về nỗ chia lìa
quê hương nhắm mắt như sờ được....

Trong lịch sử thi ca Việtnam, ít có người viết về tình chị em một cách hiền hòa tha thiết và đầy ưu ái như LH. Tôi vẫn nghĩ rằng , sau những lần rong chơi, nghịch ngợm, phá phách trong thơ, thì cũng trong thơ hình ành người thân như một căn nhà vững chắc nhất, bình yên nhất, thân yêu nhất vẫn là nơi trú ẩn cuối cùng để người thơ tìm về. Và Luân Hoán đã trú ẩn trong từng hoài niệm. Lâu rồi.

Viết về chị, riêng cho chị, LH có hasi bài thơ hoài niệm cảm động.  Cả hai đều hay về bút pháp, về cách cấu trúc, hình tượng, nhất là về tình người. Bài Xin Gởi Cho Em Vài Hạt Mủa trong đó có 4 câu tôi nhớ hoài:


        chị buồn còn hơn những hạt mưa
        sầu hơn vọng cổ tự ngàn xưa
        nhớ thương em trốn vào thi khúc
        sao chút lòng em vẫn cứ thừa

Nhưng sự cô đọng của bài Khiêng nước vẫn có sức gợi cảm gợi nhớ hơn. Khi đọc, tôi nghe toát ra từ bài thơ một nỗi gì lâng lâng, man mác và thiết tha vô tả, đặt biệt về khía cạnh nhạc điệu lúc trầm bổng luyến láy và ngân hoài trong suốt 28 dòng thơ ngủ ngôn tuyệt cú. Mời bạn đọc phần trích dẫn cả thơ và nhạc đính kèm.
Sau Qủa Mít Vườn Mẹ, Khiêng Nước là bản nhạc thứ hai tôi phổ thơ LH đăng trong tạp chí Văn Học cách đây 5 năm, đánh dấu ngày tôi quen biết với nhà thơ Luân Hoán


Phan Ni Tấn