Văn Chương Và Chính Trị

Trong Hơi Thở Việt Nam

 

Nguyễn Văn Sâm

 

          Làm thơ đă nhiều ở Việt Nam, Luân Hoán qua tập thơ đầu tiên ở hải ngoại, sau hơn một năm thoát khỏi thiên đường Đỏ, đă ghi lại những sự kiện, trạng huống, thảm cảnh, cái cười ra nước mắt, niềm phẩn uất, sự tạm chấp nhận chờ thời... của những người kẹt vướng trong ṿng lao lư thênh thang nơi quê nhà.

          Là chứng nhân nói lên điều mắt thấy, bằng thơ, là người tố cáo tội trạng kẻ bôi đen đời sống dân tộc, bằng ngôn ngữ. Ông, người chép những sự kiện từ hai phiá: cầm quyền tham lam ngu muội và người dân chấp nhận oằn ḿnh lại như con sâu để tự tồn. Mỗi hành vi, mỗi thái độ đều không qua khỏi mắt nhà thơ. Từ điều nhỏ nhặt xảy ra, đến điều lớn lao, biến chuyển trong tâm hồn con người. Phải có một cảm xúc mảnh liệt, phải có một cặp mắt quan sát tinh vi, Luân Hoán mới có được tập thơ, mà điều nói đến trải dài như vậy.

 

          Những chứng nhân, cáo nhân, người chép sử ở mặt nào đó không phù hợp với tính cách thơ. Chữ nghĩa làm giảm đi cường độ của tội trạng, tội trạng xóa nḥe phần nào nét đẹp của thơ. Đó là hai đối nghịch, người Việt Nam nào cũng cảm nhận. Cảm nhận nhưng không thể làm ngơ, v́ yếu tính của người thơ, là nói lên tiếng ḷng phẩn uất, hay cảm khái trước sự thật. Người làm thơ c̣n là một ca nhân, có cường độ cảm thức bén nhạy trước sự kiện. Ḍng thơ Việt hải ngoại bây giờ, đều trong những phạm trù đó, những ḍng sông lớn đó, chỉ khác cách diễn tả, cách tŕnh bày biểu tượng, và sự lựa chọn những ǵ cần diễn tả.

          Sự kiện thực tế xảy ra tùy mỗi nhà thơ, tuy sự cảm nhận, điều được đưa vào thơ khác nhau phần nào đó, điều khác nhau này là bản sắc, là con đường riêng của mỗi cá nhân thi sĩ. Ngôn ngữ thi ca dĩ nhiên cũng góp phần trong việc tạo nên nhà thơ, nhưng đó là phần khác.

 

          Ở Luân Hoán, những điều cần mô tả đă được ghi lại một cách trung trực, những bức tranh xă hội Việt Nam nghèo khó bây giờ thật đậm nét: tŕnh diện học tập, thầy giáo không được dạy học, người dân nghèo khó tang thương, chán chường tuổi trẻ mất phương hướng đi vào đường lầm lạc, con người bị bắt buộc thực hiện những điều đau ḷng... Tất cả mọi khía cạnh không chi tiết nào thoát khỏi cặp mắt chứng nhân, không hạt bụi nào lọt khỏi máy lọc cáo trạng... Những bài thơ tạo thành hơi thở hấp hối, ngất ngưởng kḥ khè, đứt đoạn của một nuớc Việt Nam bị vây hăm trong gông cùm chủ nghĩa, bị một sự đảo lộn trật tự đến khủng khiếp...

          Nguyễn Chí Thiện đă làm điều Luân Hoán làm, Nguyễn Mạnh Trinh, Lâm Hảo Dũng đă đi bước trước Hơi Thở Việt Nam trong đầu thập niên 80... Điều riêng biệt ở Luân Hoán là những bật dậy, những đột kích, những phản kháng, những cú đánh trả thật bất ngờ của con người trước hoàn cảnh. Điều đó thôi, cho tôi ư nghĩ tim thi sĩ Luân Hoán vẫn đập nhịp trong thái độ cầm bút của người tố cáo. Hai đối nghịch Văn chương, Chính trị mà ai trong chúng ta cũng có lúc trực diện suy nghĩ. Tùy theo sự lựa chọn tự do của mọi cá nhân ta có nhà-thơ-diễn-tả-những-điều-liên-quan-đến-chính-kiến hay người-làm-chính-trị-trên-cái-xác-của-thi-ca.

          Nói chung, loại thứ nhất ta thường thấy ở người Việt hải ngoại hay các nhà văn nhà thơ Miền Nam và loại thứ hai là các Văn nô Cộng, thân Cộng hay những tên chóp-bu-thơ kiểu Hồ Chí Minh., Sóng Hồng, Tố Hữu...

          Tại sao tính chất thơ có nhiều ở Luân Hoán mặc dù đề tài của ông hầu hết đều là những bật dậy, những đột kích tràn đầy ư thơ trong hầu hết các bài trong tập.

          Một sự đột kích rằng ta có t́nh nguời:

 

          “Chúng tôi là súc vật

          hôm nay học làm người

          xin chân thành ‘đăng kư’

          CHÚNG TÔI THỪA TRÁI TIM”

 

          Chúng ta những người tôn trọng sự thật dầu gặp cảnh ngộ nào cũng không bẻ cong ng̣i bút, viết không được cách này , chúng ta viềt bằng cách khác (bằng trí nhớ chẳng hạn):

          “Xin cảm ơn cách mạng

          tôi nguyện cầm bút hoài”

 

          Chúng ta không bỏ cuộc khi đă chọn nghiệp:

 

          “Phổi chưa rách vẫn c̣n quyền quẫy lật

          chữ Thánh Hiền không lẽ cũng mang gông”

 

          Coi thường mọi thứ khi tự do đă mất:

 

          “ngủ ngồi trên gác tối

          tự do như đêm dài

          chết cần ǵ hấp hối

          sống cần ǵ tương lai”

 

          Thương bằng tất cả tấm ḷng một thế hệ  đă đánh mất ḿnh v́ sự xảo trá của chế độ:

 

          “ xin tặng em buổi sáng

          mưa bụi mù hôm nay

          xin tặng em nước mắt

          tôi khóc bằng bàn tay”

 

          Chúng ta thua thiệt và chật vật bên ngoài, chúng ta mất mát những ḷng tin, t́nh yêu, t́nh gia tộc; nếp sống văn hoá ta c̣n trong tim, chúng nó không thể nào hủy diệt được:

 

          “ mẹ kính yêu, mẹ bao dung mầu nhiệm

          hăy vui ḷng về đậu giữa tim con

          nấm mộ đó bạo quyền không san được

          và nén hương con thắp cả tâm hồn”

 

          Những cú đánh trả thật bất ngờ như vậy ở trong hầu hết các bài thơ. Tính chất Thơ ở đó và tính chất dấn Thân cũng ở đó. Thơ Luân Hoán đáng hoan nghinh ở chỗ ḥa điệu giữa hai đối nghịch này, mặc dù theo tôi sự ḥa điệu đó chưa được cân xứng. Lắm khi vai tṛ chứng nhân quá nặng nề làm lệch đi tiếng thơ của thi sĩ. Nhưng biết sao ? Văn học hải ngoại cần nung sôi nhiệt huyết trong tâm hồn mọi người chúng ta mà cuộc sống ở đây với những hệ lụy của nó dễ dàng làm cho nguội lạnh đi.

 

Nguyễn Văn Sâm

tháng 11 năm 1986

 

(Nguyễn Văn Sâm, sinh năm 1940 tại Sài G̣n, giáo sư triết tại trung học Pétrus-Kư, và các đại học Văn Khoa Sài G̣n, Ḥa Hảo, Cao Đài, Vạn Hạnh...hiện ở Hoa Kỳ. Đă xuất bản: Văn Chương Đấu Tranh Miền Nam (1969), Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp (1972), Văn Học Nan Hà (1973), Miền Thượng Uyển Xưa (truyện cùng Đặng Phùng Quân, 1981), Câu Ḥ Lục Vân Tiên (1985), Ngày Tháng Bồng Bềnh (truyện, 1987)...)