Chng Ca

Luân Hoán

 

 

 

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         Chùm thơ màu ô liu này chưa đáng là một mái nhà lá, sáng chống cửa lên, tối hạ cửa xuống. Nhưng tôi xin được gắn vào nó nhiều cánh cửa, và hôm nay chính thức chống lên, mở vĩnh viễn, không hạ xuống. Mục đích cùng lời mời giản dị ai cũng hiểu. Biết vậy, tôi vẫn rườm rà thưa gởi đôi điều, không ngại cụ cố Hồng của Vũ Trọng Phụng ta thán.

 

          Thơ viết trong giai đoạn cầm súng, xin gọi nôm na là thơ lính, của tôi khá nhiều, khó có thể nêu lên số lượng chính xác. Sự ra đời của chúng, dĩ nhiên ăn khớp với hơi thở của thời nhức nhối chiến tranh. Một phần thơ đă được tŕnh diện trong những trang giấy mang tên Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu. Phần c̣n lại, có rất nhiều hao hụt, vừa được nhuận sắc sau một thời gian dài bỏ chúng ẩn núp, nám bụi ở quê nhà. Tuy chỉnh sửa sơn phết, nhưng dung mạo, hồn vía căn bản của chúng vẫn không khác xưa bao nhiêu. Những thô thiển trong ngôn từ, những vụng về, ấu trỉ trong suy tư vẫn c̣n đấy, và hy vọng qua chúng, bạn đọc c̣n có thể h́nh dung, gặp lại một thời khói lửa khá rơ nét.

 

          Có thể tôi là người bất nhất, thường bị ngoại giới chi phối mạnh mẽ. Cảm xúc của người lính trong tôi cũng từ đó khá tùy tiện. Thật dễ thấy điều này qua những phơi bày vui buồn trong sáng tác. Nếu Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu, u ám những bi quan, th́ Ngao Du Cùng Vũ Khí có phần sáng sủa lạc quan hơn.

          Giữa cao điểm chiến trận của thập niên 70, cho tŕnh diện Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu, tôi không nhiều th́ ít đă bị đánh giá là phản chiến, dù đang thường trực hành quân. Thơ lính của tôi lúc bấy giờ không được chấp nhận thở trên Chiến Sĩ Cộng Ḥa, Tiền Tuyến... Chúng chỉ xuất hiện lẻ tẻ trên Văn Học, Thái Độ... Ngao Du Cùng Vũ Khí chắc dễ chấp nhận hơn, nhưng hồi đó tôi ngại ngần nằm trong hàng ngũ “anh tiền tuyến” của các “em gái hậu phương”, nên gần như không phổ biến.

          Gần đây, tôi đă cho tŕnh làng Ngao Du Cùng Vũ Khí, qua trang web cá nhân một thời gian. Có vài bạn đọc, vài trang web khác tiếp tay phổ biến lẻ tẻ. Tôi bỗng thấy hứng thú muốn in thành sách với một số lượng tối thiểu. Một là để chính thức làm giàu thêm số lượng tác phẩm riêng của ḿnh. Hai là để tặng bạn bạn đọc, nếu có yêu cầu.

 

          Những thi sĩ, những nhà thơ, thường rất cẩn trọng trong sự chọn lựa những sáng tác của ḿnh khi cho in. Một tập thơ của họ là những tinh túy riêng, được trang trọng tŕnh bày trên giấy quí, có đủ không gian cho chữ nghĩa hít thở. Thường thường những ấn bản về thi ca như vậy có độ dày phù hợp với sự khiêm nhường nhiều mặt của tác giả. Tôi, có lẽ, chỉ là một người viết, lại chơi linh tinh nhiều thể loại, nên việc in thơ của tôi có chút ít khác. Dĩ nhiên tôi cũng thực thi chuyện chọn lọc rất khắt khe. Ngặt một điều, sau khi loại bỏ khá nhiều, số thơ đều tay, đọc được, vẫn thặng dư. Chúng thiếu chỗ trong khuôn khổ một tập thơ thường thấy, nếu muốn tập họp cùng một lúc, cùng một góc sống.  Giải pháp tôi quyết định: cắt bớt không gian cư ngụ của bài thơ trên giấy. Cho chúng xuất hiện liên tục, nối sát chân nhau. Trang thơ sẽ giống như trang văn. Chuyện này tôi đă thực hiện trong thi phẩm Ổ T́nh Lận Lưng. Tập Ngao Du Cùng Vũ Khí không quá dày nhưng cầm hy vọng không nhẹ tay lắm. Nhà văn Song Thao đă có nhận xét đại khái, tôi là người nhỏ con nhưng thích cái ǵ cũng lớn. Có phần đúng. Một người bạn khác nhắc nhở, muốn lớn cần phải có cái chi lớn tương xứng mới được. Chính xác luôn. In một cuốn sách chừng 600 trang phải có ấn phí cao hơn, đương nhiên, không bóng gió ǵ ở đây.

 

          Số lượng thơ lính của tôi lớn cũng dễ hiểu. V́ cùng sống với đồng đội, súng đạn, các thứ phụ tùng chiến tranh, tôi c̣n sống thường trực với thơ. Thời gian làm lính là giai đoạn tôi dư giả th́ giờ nhất. Những chuẩn bị, lo sợ trước và sau mỗi cuộc hành quân, khó lấp đầy khoảng trống khá rộng trong đời lính chỉ chuyên nghề hành quân. Tôi là người thường xuyên mộng du. Không điếc, biết sợ súng, nhưng mang bệnh mê thơ nên cũng rất thường quên lửng bổn mạng ḿnh. Những lần quên dễ thương này đă cho tôi những ǵ các bạn đang đọc. Nội dung b́nh thường không mới lạ.

 

          Trước nhất, thơ lính của tôi khá linh tinh, tùy hứng lẫn tùy nghi. Một lần điểm danh trung đội, thấy thành phần của binh sĩ có đủ t́nh nguyện, thi hành đúng bổn phận, bị bắt lính... là có thơ ngay. Xác thực nhưng lộ rơ ư đồ châm biếm, đọc thử, bạn sẽ thấy:

 

tôi là trung đội trưởng

một trung đội bộ binh

xuất thân từ Thủ Đức

đang ngồi trước anh em

tâm sự:

những người nào ra đi chưa đến tuổi nhập ngũ ?

5 người đưa tay

những người nào ra đi theo đúng lệnh nhập ngũ ?

2 người đưa tay

những người nào ra đi sau khi về quân trấn ?

30 người đưa tay

(37 Người trong trung đội tôi – VĐCNYD trang 18)

 

          Ngày tŕnh diện nhập ngũ, làm thơ. Xuống tóc, làm thơ. Học thuộc số quân ḿnh, làm thơ. T́nh cờ thấy thiếu nữ liếc ḿnh bên đường, làm thơ. Nghe lính hát nhạc thời trang, làm thơ. Nh́n bộ dạng du kích ở trần mặc xà lỏn đeo dây nịt đạn, làm thơ. Tắm suối, làm thơ. Đêm mưa ngủ trong chuồng trâu, làm thơ. Suưt làm ẩu với em thợ may đồng thuận, làm thơ. Thao thức may tay, làm thơ. Đeo lon, làm thơ. Ngửi vớ, làm thơ. Ngồi đại tiện giữa đồng, làm thơ. Nhận diện thượng cấp, làm thơ. Phạt thuộc hạ, làm thơ. Nghĩ về anh hùng vô danh, làm thơ... Thượng vàng hạ cám đều có thơ cả th́ làm sao những mở đường, đột kích, phục kích, tiến chiến mục tiêu, lội rừng, băng ruộng, nhảy trực thăng, tải thương, lănh súng, lục soát, tác xạ, xung phong... có thể b́nh tâm không thơ thẩn ? Từ những lẩm cẩm nhỏ trở thành một bức họa đủ lớn cho một khoảnh đời.

 

          Viết về bản thân, viết về đồng đội, viết về những người đối đầu, tuy trôi trên ḍng xúc cảm, nhưng tôi luôn cố gắng không để ḷng xa rời sự chân thật. Mỗi ḍng thơ với tôi là một tấm gương soi. Đọc chúng, tôi phải thấy lại tôi, thấy lại sự việc không hư cấu, mới rung đùi, huưt sáo, gật gù.

 

          Là một người làm thơ cầm súng, đứng cạnh thần chết thường trực, tôi cũng sớm biết quân b́nh sinh hoạt hằng ngày. Hạn chế rất nhiều những vớ vẩn lăng mạn. Mỗi lần tham chiến, đương nhiên phải nghiêm chỉnh khi họp hành quân, để hiểu đại khái về mục tiêu, khoanh chúng lên bản đồ. Nghe t́nh h́nh khả năng của địch. Nắm rơ những đơn vị bạn tham chiến, yểm trợ. Trước giờ xuất phát, kiểm soát quân số, lương thực, cấp số đạn, hệ thống truyền tin. Có lo sợ ǵ không lúc này ? Thật t́nh, sau vài trận đụng độ đầu, không thấy ǵ đáng lo sợ nữa. Cái ǵ đến sẽ đến. Cái ǵ ở đây là: rách-áo (bị thương), đi-phép-dài-hạn (tử trận), đơn giản chỉ có thế. Thời gian di chuyển, dù ngồi GMC hay lội bộ, đều có thể làm thơ, dĩ nhiên không dùng viết. Trong mọi cuộc điều động quân, gần như đều có một khoảng trống thời gian nhỏ dừng lại, đủ để chép vội những ǵ đang đựng trong đầu. Mươi phút trước và trong giờ xung trận, thơ tuyệt nhiên không đến phá đám những suy tính, đo lường, tiên đoán, quyết định lẫn phản xạ. Thơ rất dễ trở lại khi mặt trận hoàn toàn yên tĩnh, giữa những đám khói vô .    

          Mặt trận ở đâu ? Đó là tổng thể địa bàn có trách nhiệm lục soát, b́nh định, chiếm đóng, Một con đường làng, một xóm mồ côi, một bờ lạch, một mé sông, một sườn núi... không nhất thiết chỗ nào. Vùng xôi đậu của Quảng Ngăi khá rộng. Hơi thở của lính chính qui Bắc Việt có ở đây. Bám đất, nhảy núi đồng nghĩa với du kích. Những người anh em này, tuy có phần ốm yếu, một số thiếu tuổi đời để cầm súng, nhưng không đến nỗi mấy người bu một nhành đu đủ không găy. Và cũng chẳng có mấy ai có hàm răng không biết xếp hàng trật tự. Không thiếu người đẹp trai, đẹp gái, chỉ tội hơi lam và đặc biệt ai cũng thích choàng một vuông vải dù vằn vện. Đây là nét đặc trưng của bộ đội cụ Hồ.

          Trong mọi mặt trận, lội núi là điểm đến, tôi thích nhất. Vóc dáng, không gian rừng núi, vốn có ấn tượng tốt đẹp với thời ấu thơ, nên tôi không ngần ngại vay mượn chữ nghĩa để trải ḷng khá nhiều, nào là Trèo Núi Ngang, Trấn Núi Phú Sơn, Qua Đèo B́nh Đê, Chạm Súng Ở Rừng Lăng, Dừng Quân Sườn Núi Tṛn, Đứng Trước Núi, Đêm 30 Trên Đồi Lâm Lộc, Lên Rừng, Chiều Trên Sườn Đồi, Thơ Trên Vách Núi Phú Sơn, Lên Núi Nghĩ Linh Tinh... C̣n, c̣n nhiều nữa. Tất cả đều ấm áp h́nh ảnh, nồng nàn t́nh cảm. Có chủ quan chăng ? Nhận xét giúp:

...

tôi dừng lại vài giây chờ nũng nịu

của mặt đất rừng lưu luyến thả ra

tḥng cả hai tay nhẹ đỡ một cành hoa

không c̣n nhớ tên ǵ, đang chúm chím

từ bao la cánh rừng già tắt lịm

những âm thanh huyền bí ngấm ngầm vang

khắp không gian đang ch́m đắm mơ màng

tiếng gọi tên tôi ngân rất rơ

giọng âu yếm đă nghe từ thuở nhỏ

lớn dần dần đến cực đại thanh âm

tôi véo nhẹ tôi để biết chẳng nghe lầm

trời đất núi đang mừng tôi trở lại

...

cách xa lâu nhưng núi rừng không lạ

tôi bước đi quên lững đang hành quân

colt 45 vẫn lận thắt lưng quần

thân nhẹ nhơm như không mang áo giáp

trên bản đồ mục tiêu như nốt nhạc

đồng đội cùng tôi đă tiến vào sâu

...

gió từng phút tưởng chừng thêm lồng lộng

ḷng của tôi cũng rục rịch liên miên

bên kia Lào, gịng mây trắng nghiêng nghiêng

núi tiếp núi hồn dính liền một khối

ứa nước mắt ngỡ ḿnh đang phạm tội

tôi làm ǵ sai sót hỡi rừng xanh ?

bỗng trớ trêu muốn cảm tạ chiến tranh

cho tôi đến nơi này như du ngoạn

.....

cảm ơn bạn những kẻ thù thức ngủ

nơi đây không khai hỏa phát nào

ḱa nh́n xem bên góc núi đất Lào

ngọn khói trắng đang bay thong dong quá

 

Lẩm cẩm, lạc quan hơn:

 

lên rừng, phủi tảng đá ngồi

nh́n cây thấy củi lượm hồi tản cư

nhớ lời chị dặn: từ từ

cẩn thận kẻo đạp mù u lộn nhào

lên rừng, ngồi dựa ba lô

lim dim mắt nhắm tỉnh bơ ngủ ngồi

thấy ai rất giống tôi

hai tay bịt mạch máu tươi đang trào

...

lên rừng, cột lại dây giày

nghe mùi vớ bốc ngây ngây rùng ḿnh

chợt thương chân cẳng bộ binh

đi không cần biết trái ḿn đặt đâu

lên rừng, mũ giở khỏi đầu

đưa tay vuốt tóc bụi gàu bay ra

một tuần chưa tắm qua loa

c̣n nguyên hương vị cỏ hoa dọc đường

 

          Ruộng vườn nông thôn cũng thơm t́nh na ná như vậy. Không tiếng chó sủa, chẳng giọng gà gáy. Nhưng mọi góc cạnh, h́nh ảnh của thôn quê vốn đă cư ngụ muôn đời trong máu thịt. Bước đến b́a làng, ngồi trên g̣ mả là thấy ra, nhận ra rơ từng nét một.

          Với tôi, mỗi cuộc hành quân, ngoài việc thanh toán xong mục tiêu theo nhiệm vụ chung, c̣n mở ra cho riêng ḿnh những điểm thưởng ngoạn mới, đầy hấp dẫn. Không có những chuyến ngao du sinh tử này, tôi hoàn toàn không có cơ hội để biết những Ba Gia, Ba Tơ, Trà Bồng, Núi Tṛn, Núi Ngang, Núi Dẹp, Phước Sơn, Núi Vàng, Rừng Ná, Eo Gió, Suối Nun, suối Cà Đú, Sông Re, Sông Ring...  

           Tôi luôn tự nhắc ḿnh hành quân cũng chỉ là một chuyến đi, một cuộc ngao du sơn thủy. Đi không với mục đích tự chọn cho ḿnh “xanh cỏ hay đỏ ngực”, Và đi cũng chưa hẳn sẽ học được một sàng khôn như tiền nhân khuyến khích, nhưng đi chắc chắn được nh́n, biết thêm những cảnh sắc đẹp có, xấu có của quê hương. Quảng Ngăi là địa bàn của đại gia đ́nh bộ binh mang tên Sư Đoàn 2 b́nh định, trấn giữ. Quảng Ngăi có nhiều cảnh sắc thành danh: Thiên Ấn niên hà, Long đầu hư thủy, Thiên Bút phê vân, Cổ Lũy cô thôn, Liên Tŕ dục nguyệt, Hà Nhai văn độ, Thạch Bích tà dương, An Hải sa bàn, Thạch cơ điếu tẩu, La Hà thạch trận, Vân Phong túc vũ, Vu Sơn lộc trường... Những nơi này ít nhiều tôi cũng đă từng lội qua, dừng lại. Có hoặc không những xúc cảm, tôi đều kư gởi chút ít trong luống chữ. Thơ tôi, trong tập NDCVK, phải nói là đầy nhóc những địa danh. Những tên gọi này ngày nay h́nh như đa số đă thay đổi. Vách đá núi phía đông nam Sơn Hà, giáp giới huyện Minh Long, nằm trong trí nhớ tôi lâu nhất. Về sau, tôi đă mượn tên Thạch Bích để gọi con gái thứ.

         Bị và được đổ máu vài ba lần cho con đất xứ đường phổi, tôi được bồi hoàn một số thơ lụn vụn, chưa đạt tŕnh độ thơ con cóc, nhưng thơ con rệp th́ chắc với tới. Và chỉ chừng đó cũng đă là một phần thưởng lớn. Ngoài một số huy chương đổi máu để sờ mó, với tôi, Viên Đạn Cho Người Yêu Dấu, Ngao Du Cùng Vũ Khí là những (không phải là hai) tấm huy chương tôi quí nhất. Những tấm huy chương này, do sông núi ủy thác cho tôi h́nh thành, để truy tặng chính ḿnh và đồng đội. Những quân nhân thuộc mọi binh chủng có thể dự phần, nếu không kỳ thị.

 

          Thơ lính của tôi gần như một loại nhật kư bằng văn vần. Có điệu có vần không hẳn đă là thơ. Chất nghệ thuật may ra được một nửa. Xin cứ tạm gọi là thơ. Đời lính Bộ Binh theo tôi, không có nhiều cực khổ, chỉ có vất vả, nên tôi rất ít khi cố t́nh than thở. Tôi chăm chú vẽ lại cảnh sắc, hoạt cảnh ḿnh mục kích. Những h́nh ảnh này hiện diện ngay trong đơn vị, hoặc nằm ngoài quần chúng, được bắt gặp khi hành quân. Cảnh đáng thương v́ chiến tranh vô số kể. Phải thú thật, nhiều cảnh xốn ḷng nhất, như nh́n các em bé nghèo khổ đứng lặng trước ngôi nhà của ḿnh bị cháy, như các bàn thờ thật giả ảm đạm trong hầu hết những túp lá cư ngụ, cảnh thây phơi bên mâm cơm, xác treo trên rào dây kẽm gai... tôi đă viết không tới, nếu không muốn xác nhận là tệ. Tôi nghiệm ra, với riêng ḿnh, khi buồn quá làm thơ khó hay. Có buốt xót lắm cũng đại loại:

 

hai vai em đỡ hai tay chị

đứng nín thinh nh́n lửa khói bay

em lên năm chị vừa lên bảy ?

bốn mắt buồn chết dưới lông mày

 

hai em đă mấy lần chứng kiến

mái rạ này bị cháy mấy phen

chịu đựng măi các em có biết

những nguyên nhân nhà bị san bằng ?

 

cạnh mái cháy c̣n đầy lu nước

nước có làm tắt lửa được không

trời chẳng động ḷng cho cơn mưa đổ

ta xuôi tay cam đứng tần ngần

 

căn nhà nghèo tội ǵ bị đốt

bàn tay ai lạc mất tâm hồn

ta đến trễ chừng ba bốn phút

mờ mắt không làm đủ nước sông

 

ngậm ngùi nhẹ xoa đầu, lục túi

cho hai em một chút tấm ḷng

bốn tay nắm mắt không rời lửa

tuổi thơ rơi theo ngọn than hồng

 

ta quay gót hận ḿnh bất lực

chiến tranh ơi máu mủ tương tàn

đâu ranh giới của hai chiến tuyến

ai chọn giùm ai một chỗ dung thân ?

 

                                                              (Lửa cháy tuổi thơ)

 

thật dối ra sao không biết chắc

ḷng nghe nhoi nhói nỗi buồn thương

một vuông ván treo sát phên nứa

bài vị núp sau một bát hương

 

mẹ ngó lên dụi đôi mắt

bàn tay không ẩm giọt lệ nào

nước mắt đă khô hay giả bộ

ḷng tôi sao lạ chợt nao nao

 

trong t́nh cảnh nào đều cũng tội

tre khóc măng hay giả làm ma

hắt hiu một bóng mẹ cam chịu

trụ đất ông cha giữ nếp nhà

 

sống đâu rào đó hay lư tưởng

dân nghèo bé miệng thoát đi đâu

giữa hai lằn đạn không hề dễ

biết bám về đâu trốn khổ đau

 

tôi xót xa buồn từ khuôn mặt

mẹ già phúc hậu của Việt Nam

nếp nhăn năm tháng hằn tủi nhục

làm khuất mờ đi màu da vàng

 

muốn gởi không gian một chút khói

không đèn hương chỉ có nhện giăng

thổi bay mờ bụi thời gian đóng

lẳng lặng quay chân ḷng băn khoăn

 

                                                                             (Bi cảnh)

 

          Hơi thơ buồn như hai bài vừa dẫn trên không nhiều. Dù đa số nội dung không vui, tôi vẫn gắng cho chữ nghĩa sự hóm hỉnh khi thích hợp:

...

bất ngờ nó vụt đổi ngôi

nh́n theo không kịp bồi hồi buồn xo

bỗng dưng cảm thấy lo lo

đêm nay có thể... giả đ̣ như quên

 

nhắm mắt không muốn ngó lên

ḿnh không mệnh yểu, qua đêm được mà

sè sẹ hé mắt ngó ra

băi biển Đức Hải gần xa tối hù

 

lần tay thăm lại con cu

đụng ngay khẩu súng lù lù nằm yên

trở ḿnh giữ thế nằm nghiêng

đếm từng tiếng sóng luân phiên ŕ rào

...

                                                   (Đếm sao trên biển Đức Hải)

 

 

          Với một người giàu tài năng, viết về một chủ đề ǵ, h́nh như không cần phải lệ thuộc quá nhiều về vật liệu cụ thể. Biết ḿnh thiếu sức, tôi nhờ tiếp viện tối đa những h́nh ảnh gợi nghĩ về chiến tranh. Mọi tên gọi quân trang quân dụng, vũ khí đạn dược các loại đều có. Tôi không bỏ sót những tiếng thường dùng, những tiếng lóng trong quân ngũ.  Những cụm từ như “ôm đầu máu”, “lănh gáo dừa”... chắc hẳn đă xa lạ, nhưng tôi tin sự hồi sinh tạm thời, chớp nhoáng của chúng, dễ giúp đồng đội tôi mỉm cười sống lại một thời.

          Cũng như nhiều đề tài khác, cái tôi của tôi trong thơ lính bao trùm khắp nơi. Nhân dạng, tâm t́nh có đủ:

...

cả đời chưa trói con gà

đá đít con chó vậy mà cầm quân

...

bộ đồ trận không ủi hồ

ống quần gom nối giày saut lùi xùi

vành mủ lưỡi trai xuôi xuôi

sát hông khúc sắt ló đuôi lè phè

...

rỗi, về phố dạng binh nh́

hẳn nhiều người tưởng lính ch́ ba gai

thật ra v́ khá xấu trai

khó t́m em út đâm coi nhẹ đời

...

“trời kêu ai nấy dạ”

riêng ta chắc chỉ ừ

nên chắc ông trời ngán

không thèm gọi thằng hư

...

thôi th́ thay mũ sắt

bằng nón vải nghiêng nghiêng

nhẹ đầu tóc không xẹp

lại ra vẻ thẩm quyền

...

ta ngồi kéo lon bia

điếu pall mall cố hữu

cằm nhẵn không râu ria

chẳng ra thằng lính bụi

...

không kịp són đái trong quần

giật ḿnh liền với ngập ngừng thoáng qua

không lường trước chuyện xảy ra

phản xạ thích ứng rất là tự nhiên

...

ta vui được là cù lần

bảo toàn súng đạn cục gân sống đời

...

c̣n chưa dạn miệng chửi thề

là chưa dẫn lính hành nghề được đâu

ta học văng tục được rồi

thành công một nửa cuộc đời chỉ huy

...

ơn đời nợ trả núi sông

tử sinh một cọng lông hồng phất phơ

mai sau chắc chẳng bao giờ

ghét Cao Bá Quát, nghi ngờ Nguyễn Du

bề ngoài không giống thầy tu

bên trong mê kích chiến khu, vẫn hiền

không thành Phật, chẳng thành tiên

thành một thằng lính có duyên, ăn tiền !

 

 

          Ba gai không ra ba gai, hiền lành không ra hiền lành. Cái tôi thời bây giờ là vậy. Điều quan trọng tôi có biết nịnh đầm, ve gái khi hành quân không ? Tất nhiên là có, dồi dào nữa là khác, dành cho cả với phe ta lẫn phe địch:

 

gặp em nào cũng liếc ngang

không nh́n phía trước th́ ḍm phía sau

ngó chăm bẳm thật là lâu

hoặc nh́n chớp nhoáng từ đầu tới chân

 

lẩn thẩn nghĩ xa nghĩ gần

đôi khi thắc mắc bâng khuâng dật dờ

tóc đen mượt như nguồn tơ

ánh nh́n t́nh tứ ngấm vào thấu da

 

góc hông yểu điệu lụa là

bàn tay mềm mại như thoa nước dừa

vài nơi chơi ác ghê chưa

nh́n thoáng đă thấy khó ưa chính ḿnh

 

ta ḍng hào kiệt thông minh

mà sao tưởng ảnh tượng h́nh chi đâu

biết chắc đồng dạng như nhau

khác chăng chút đỉnh mà thôi kia mà

 

vẫn như mới rợi cỏ hoa

cả đời chưa thấy mặt qua bao giờ

bỗng dưng ta mắc bệnh khờ

máu B như đă bất ngờ thành D

 

đi hành quân măi u mê

hay kho đạn trữ ê hề thành hư

 

thưa em thánh thiện hiền từ

cho ta xin lỗi chợt ngu bất ngờ

cứu mạng may c̣n câu thơ

viết ra xấu hổ nhưng lờ chẳng xong

 

rắc rối thay cái chuyện ḷng

em đâu hiểu được lính mong ước ǵ

lên lon th́ nói làm chi

lên chức ǵ mới đáng qú phải không

 

                                                                    (bệnh hư)

 

....

em không mập cũng không gầy

thân h́nh vừa phải mặt mày dễ trông

lỗ tai không tằm không bông

chỉ có lát chiếu khéo lồng xuyên qua

 

em mặc áo cánh bà ba

quần đen vải ú phôi pha tháng ngày

hương nắng c̣n đọng chưa bay

mùi mưa ngấm măi vải dày thành thưa

 

nh́n qua chưa kịp thấy ưa

nh́n lại, lạ thật như vừa nhớ nhung

nếu mà không bận hành quân

tôi đây quyết rủ em cùng ngồi chơi

 

kể em nghe chuyện trên trời

dạy em biết chuyện hai người với nhau

vườn nhà em có sẵn cau

tôi nhờ chú lính mua trầu về ngay

 

rồi đêm sẽ liền với ngày

rồi da thịt chúng ta đây sẽ liền

tay em che miệng cười duyên

tay tôi không thể để yên chỗ nào

 

má em hồng như trái đào

hương mưa hương nắng trộn vào hương môi

hương em cộng với hương tôi

thành hương trời đất hương người biết yêu

 

                                                                          (Thôn nữ Mộ Đức)

 

...

rượu và thơ có dung ḥa nhau được ?

biết đâu ta thiếu cốt cách chân tài

em cho phép trộn em vào luôn nhé

biết chừng đâu đời có cái lai rai

 

chưa là t́nh nhân có được chăng tri kỷ

vượt cả Thúy Kiều, Từ Hải khá xa

nếu đọc được ḷng ta qua luống chữ

ta không tin em cho là ba hoa

 

                                                   (xem như người yêu)

 

...

em là cô bé mắt đen

môi thơm ôm những chiếc răng ngọc ngà

cho em mặc sức cắn ta

càng sước nhiều vết thiết tha càng nồng

 

em là cô bé má hồng

có hai cái lúm chờ trồng thi ca

ta mơ màng được lân la

tỉa lén từng nụ t́nh ca bốn mùa

 

em là cô bé thích mưa

mùi hương mít ướt sáng trưa thơm lừng

không cần dây buộc vào chân

ta bước không khỏi chéo sân quê t́nh

 

em là cô bé thông minh

cánh tay áp sát thân h́nh lưng ong

ta đi không biết mấy ṿng

để rồi quị gối vào ḷng bao dung

 

cầm thư, mơ ước tứ tung

đọc chưa hết chữ “anh... hùng kính yêu”

đă nghe ḷng dạ phiêu phiêu

ngỡ ḿnh quả thật đáng yêu vô cùng

 

thư em từng chữ bọc nhung

từng câu bọc lụa khiêm cung thật thà

ta là “lính trận miền xa”

nhưng hồn đang quẩn hiên nhà của em

 

chỉ nh́n không dám đọc tên

đă vang từng tiếng nhịp tim nồng nàn

đêm nay chắc được mơ màng

ngay trong phiên gác rừng hoang sao trời

 

tên em thật, giả cũng vui

t́nh em giả, thật cũng bùi ngùi thương

tạ t́nh em gái hậu phương

cho ta vài phút chợt thương chính ḿnh

 

                                                  (thư xuân em gái hậu phương)

...

cam phận cả hai luôn cúi mặt

vụng về bẽn lẽn dáng mày hoa

tinh hoa nhi nữ c̣n nguyên vẹn

ta giấu vô t́nh tiếng thở ra

 

đă quấy vài lần, thêm lần nữa

ngại chi ưu ái với đàn bà

lệnh chuyển quân ta bảo nhỏ:

gắng về chăm đàn vịt đàn gà

 

bốn mắt ngỡ ngàng cùng ngước ngó

căm thù chi đó chợt trôi qua ?

ta quay gót bước chừng như thấy

giọt lệ ngạc nhiên ứa nhạt nḥa

 

                                                    (giọt lệ sau lưng)

 

 

          H́nh dạng, bản chất tôi không thể tiêu biểu cho người lính Bộ Binh. Bởi đồng đội tôi rất hiền ḥa nhân hậu, thực tế hơn. Bộ Binh vốn được gọi là Nữ Hoàng Chiến Trường. Đồng đội tôi khi tham chiến th́ gan dạ, tận t́nh, tích cực, nhưng ngay khi mặt trận ngưng tiếng súng, họ cư xử với những người thua trận rất nhân ái. Không có chuyện xẻo tai, lấy mật... như thường bị địch quân xuyên tạc. Sự tức giận, bực ḿnh đương nhiên không tránh khỏi. Tôi từng thấy Trung Úy Thiện, Đại Đội Trưởng Đại Đội 3, xáng một bạt tai làm một cán binh ngă chúi nhủi. Liền sau đó ông bỏ đi chỗ khác một lát. Sự xê dịch của ông chỉ nhằm làm lắng xuống cơn giận có thể gây ra án mạng, trước một tù binh khinh khỉnh thật ngoan cố, hỏi ǵ cũng ngậm câm. Binh   Bộ Binh, đơn vị chúng tôi, cũng không cưỡng hiếp, dù quan hệ t́nh dục cùng dân nữ ở vùng xôi đậu đôi khi xảy ra. Nhưng những tế nhị bên lề này vốn luôn được đồng thuận, tự nguyện. Những đăi ngộ bất ngờ này hoàn toàn có thật, nên có vùng đă lưu truyền những câu ca thật dí dỏm. ( tế nhị, xin không lặp lại những câu ca ở đây).

 

          Tôi không làm thơ để rửa mặt chúng tôi. Mời các bạn cùng ngao du, không với thứ vũ khí chúng tôi đă cầm, mà bằng sự thưởng ngoạn tích cực, tự nhiên.

 

Luân Hoán