NÉT VẼ MỚI TRONG LÀNG HỌA:
CÁT ĐƠN SA

Bài viết Trần Lê Nguyễn

Cát Đơn Sa là tên hiệu của một họa sĩ mới, rất xa lạ trong giới hội họa, chưa từng được ai biết đến hay nh́n thấy tranh bao giờ, kể cả những người thân trong gia đ́nh...
Cat Đơn Sa sinh sống tại hải ngoại từ năm 1975, hiện đang cư ngụ tại California.
Bắt đầu cầm cọ vẽ tấm tranh thứ nhất vào giữa tháng Tư, ngày 15 năm 2004 . Trong một buổi chiều, CDS đă vẽ xong hai tấm tranh đầu tiên . Đó là bức tranh mang tên ‘Bé Quê’ và bức kế tiếp là ‘Ngóng Quê Nhà’, với kích thước 12” x 16”.
Cho đến nay, tuần lễ đầu tháng năm, tức là mới gần ba tuần, CDS đă có hơn ba mươi bức đủ loại, đủ size từ lớn nhất là 24” x 36”, và bức nhỏ nhất được vẽ một cô bé đầu quấn khăn đuôi gà, đang thổi kèn xinh sắn , size 11” x 14”
Bé Quê, bức tranh đầu tay, nếu ai c̣n ôm ấp trong ḷng nỗi nhớ nhà, xa xứ, th́ nh́n thấy cũng sẽ cho là tấm tranh dễ thương, tác giả diễn tả thằng bé chăn trâu chống tay ngồi ngủ giấc ngon lành, bên cạnh con trâu và bụi chuối trong làng.
Ngày ba mươi tháng tư, CDS nhớ đến các em xin ăn ở Việt Nam, đă vẽ xong bức tranh lớn có h́nh hai em bé bụi đời lang thang trong mưa, nhưng dù trong cảnh nghèo khổ, chị em vẫn có t́nh thương cho nhau... Bức tranh nầy có tên là ‘Kiếp Cầm Ca’
Điều ngạc nhiên đáng nói, trong bức Bé Quê, đây là bức tranh đầu tiên, không học trường vẽ, không thầy chỉ dạy, không ước mơ hội họa mà có được... chính Cát Đơn Sa cũng ngạc nhiên về điều nầy, không hiểu tại sao! Từ đó, có hứng mới vẽ qua những bức khác. Mỗi ngày mỗi khá hơn. ‘Trời đă giúp cho tôi tài năng nầy’, CDS nói như vậy.
Nguyên do nào thúc đẩy C Đơn Sa vẽ tranh? Nếu gọi là một lối giải trí, th́ đây không phải thú vui ai cũng có thể làm được, nói cách khác, những người yêu thích vẽ cũng chưa chắc vẽ được bức tranh đúng ư ḿnh muốn, huống chi là đối với người không để ư ǵ về vẽ.
Lui lại quá khứ một chút, cuộc đời của C Đơn Sa là những ngày luôn phải xa cha mẹ, và những người thân thương. Bởi v́ gia đ́nh quá đông anh em, từ thuở tấm bé, lúc lên năm lên ba, và luôn cả thời niên thiếu phải ở nội trú trong các trường đạo. Niềm mơ ước của CDS là mai sau khi lớn lên, có người thương yêu, bảo bọc và chở che ḿnh. Chung qui cũng chỉ là hai chữ t́nh thương.
Là một phụ nữ b́nh thường như biết bao người khác, không nắm được điều ḿnh ước mơ, gặp nhiều gian truân, đau khổ trong đời sống... Cát Đơn Sa đă cố gắng động viên tinh thần ḿnh, đứng vững thể xác bằng những việc làm cho quên thời gian.
Và thời gian trôi qua...
Một ngày tháng Tư , gặp được một họa sĩ cho vài tấm vải bố nhỏ không dùng tới, bảo muốn quẹt ǵ th́ quẹt cho vui, cộng thêm vài tuưp màu với hai cây cọ v́ ông đang ‘clean up’ pḥng tranh của ông. CDS cầm lấy mấy tấm bố, không biết sẽ làm cái ǵ với mấy thứ nầy? hay lại cho vào thùng rác nhà ḿnh?
Nhưng rồi một ư tưởng dấy lên: ‘Sẵn có đồ đây, vọc một chút cho vui cũng được...’
Như vậy là bắt đầu sự vẽ tranh của Cát Đơn Sa. Một h́nh thành văn nghệ không định trước. Nói ra có lẽ khó tin, nhưng đó là sự thật!
Chưa từng một lần ước mơ làm họa sĩ nói chi là học vẽ, và CDS cũng không hề biết vẽ, cầm cọ bao giờ, trừ những ngày niên thiếu c̣n đi học ở mái trường trung học. Bộ môn nghệ thuật nầy được Cát Đơn Sa đón nhận rất thờ ơ, không để ư cho lắm.
Dĩ nhiên với những bức tranh tŕnh làng, Cát Đơn Sa mong mỏi đón nhận những ư kiến của khách thưởng lăm.
Chưa đến một tháng, hiện nay, Cát Đơn Sa rất đam mê ngành hội họa, vẽ ngày vẽ đêm... nhưng CDS không thích ai biết đến ḿnh, cho đến sau nầy... Điều mong mỏi và thực tế, là ước mong là khách xem tranh hài ḷng, ưng ư.
Cát Đơn Sa cho biết rất thích vẽ về loại cảnh gia đ́nh và t́nh người giữa xă hội...
Đó có phải là do tâm tư, lối suy nghĩ, niềm ưu tư của người họa sĩ đă vương vấn và ước ao cho cuộc đời ḿnh hay không?

 

Cung Thuong

 Duoi Phat Dai

Vong Tay Me

 

  Khuc Cello

 Dung Nhan

 Em Ai