“Văn hóa không tên”

to nên linh hn ca Sài G̣n xưa

Văn Quang

Viết từ Sài G̣n

 

Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên v́ từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đă bị đập phá tan tành để… làm một cái ǵ đó, chắc cũng “vĩ đại” như ṭa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tữ Do xưa kia… của chúng tôi. Nh́n toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ c̣n là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nh́n thấy… cái gọi là “trại cải tạo”. Th́ ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn c̣n ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn nh́n lâu và cũng chẳng muốn t́m hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái ǵ. Tôi cứ nghĩ Gival đă thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra ḷ ḥa thiêu, không bao giờ gặp lại.

Ông bạn thấy tôi khựng lại, ông giải thích:

– Nó mở lại Givral hôm qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm, cà phê như xưa. Ra ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.

Nghe bùi tai, tôi đồng ư ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhờ t́nh, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy. 

 

Cái “trục văn hóa không tên”

 

 

Nói đến Gival là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đă từng sống, từng ghé qua Sài G̣n chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. C̣n một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài G̣n thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi này. Một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi việc, từ hẹn ḥ, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu phim, hoặc chỉ đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”, tức là đi “hít tủ kính” chứ không mua bán ǵ. Hơn thế, thương hiệu bánh ngọt Gival rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà đi ngang qua Lê Lợi - Tự Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng con là chuyện b́nh thường.

Gival, La Pagode, Brodard đă trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài G̣n.

Sau năm 1975, Gival vẫn c̣n sống sót cho đến khi khu này bị “giải tỏa”, nhưng khách không c̣n “chọn lọc” như thời xưa. Khách hàng đủ mọi loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài đẹp, chân dài xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng vào loại trung b́nh, không “mềm” cũng không “cắt cổ”.

 

Givral ngày ấy… bây giờ

 

 

Trong khi ông bạn tôi t́m chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nh́n qua khung kính vào nhà hàng Gival mới. Nó vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi, mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có thể nh́n ngắm hai mặt đường phố và tất nhiên khách đường phố cũng có thể chiêm ngưỡng những khách  hàng “đẳng cấp” ngồi bên trong.

Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to tướng đúng vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nh́n nơi cửa chính trước kia, làm cho không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nh́n thẳng ra nhà hát lớn, khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn Caravelle cùng cái ṿng xoay và những con đường chảy vào giữa ḷng thành phố.

Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những chiếc bàn ghế mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả đều mang dáng vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có hạng” nào ở những thành phố lớn.

Khoảng 9g sáng, khách đă chiếm hết số bàn trong tiệm. Số c̣n lại ngồi rải rác quanh chiếc comptoir h́nh móng ngựa. Những người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt, chẳng ai nh́n ai. Cái không khí ấy khiến tôi không thể quên những ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh ḿnh có những ai.

Bàn bên kia là bốn năm anh kư giả chuyên làm tin hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Ḥa đang say sưa bàn về  những “ư kiến” đă và đang chuẩn bị lên diễn đàn. Bàn giữa nhà là mấy “dân chơi” quen mặt, có lẽ ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy chính là cái linh hồn của Gival trước 1975. Bây giờ không t́m lại được nữa.

 

Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào?

Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi… cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nh́n chéo sang phải là khách sạn Carvelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard.

Ba tiệm cùng nằm trên một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như có kiểu kinh doanh giống nhau. Nhưng thật ra, nếu để ư kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”.

 

Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống ǵ” (bởi ở miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đă biết La Pagode. Hồi đó Pagode c̣n bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa th́ nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đăng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một “nhà vô đich’  về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ chơi.

 

Từ đâu có “Radio Catinat”

 

Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đ́nh Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhă Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đ́nh Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “b́nh loạn”

vài cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi những tin tức ấy là “radio catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đă là “láo toét” như nhiều người kết tội nó.

Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết lách gặp nhau, xả stress.

 

Quyền lợi hỗ tương giữa phóng viên và các ông “nghị”

 

C̣n Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này v́ nó ở ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện t́nh bà nghị ông nghị…, cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. Trong số những phóng viên VN c̣n có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền h́nh, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây.

Nhà thơ hàng đầu VN thường hẹn ḥ ở Givral

 

Có một nhà thơ hàng đầu VN thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, b́nh thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da, ông c̣n giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lăm của “công tử Hà Nội” những năm 50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây. Tôi để ư thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù ŕ với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đă ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn c̣n rất trẻ. Những lúc nh́n ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của ḿnh. Có lẽ v́ vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này.

Hôm nay ngồi ở Givral, h́nh bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài “Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là đă mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đă về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đă hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi!

 

Brodard với những “dân chơi”

 

C̣n nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nh́n sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của  những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê - Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc.

Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài G̣n, khó phai mờ trong kư ức của những người Sài G̣n.

C̣n một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh Thế, nơi này là chỗ gặp nhau của những kư giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Vơ và một số những nhà báo miền Nam.

 

Tai nạn nghề nghiệp tại Givral, chuyện bây giờ và chuyện ngày xưa

 

Nhắc đến Givral và gần đây có câu chuyện về tin “siêu hot” trên nhiều tờ báo ở VN, tôi chợt nhớ đến câu chuyện cũng gần giống như thế xảy ra giữa mấy anh phóng viên với nhau ngay tại nhà hàng Givral hồi xưa. Xin ghi lại chuyện vừa xảy ra trước.

Hẳn bạn đọc c̣n nhớ câu chuyện “tin không nổi” mới xảy ra vài tuần trước. Ngày 18-9, VOV online, một trang thông tin trên mạng của VN, đă đăng tải thông tin với nội dung rất kỳ cục về “quan hệ” bố chồng nàng dâu. Sau khi VOV online đăng thông tin này, rất nhiều báo, trang thông tin điện tử ở VN đă trích nguồn tin này, có báo c̣n vẽ rắn thêm chân cho t́nh tiết thêm phần “thật” và tăng độ “gay cấn” lên cao. Xin nhắc lại câu chuyện có thể kể là chuyện ly kỳ quái đả nhất thế kỷ tại VN. Trang mạng này đưa tin nguyên văn như sau:

 

“Bố chồng “yêu” con dâu, cùng phải đi cấp cứu

 

Ông A (58 tuổi) có quan hệ t́nh dục với cô con dâu (36 tuổi). Trong khi thực hiện hành vi vô đạo đức này, người con dâu bị chứng co thắt âm đạo làm cho bố chồng không tách rời ra được

Chiều 18.9, Phó Giáo sư, tiến sĩ Tạ Văn Trầm - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang xác nhận, vừa quyết định chuyển 2 bệnh nhân (cư ngụ ở xă Tân Trung, thị xă G̣ Công) lên tuyến trên điều trị trong t́nh trạng “dính” nhau. Điều đáng nói là 2 bệnh nhân này là bố chồng và con dâu.

Trước đó, trong lúc người con trai đi làm ở TP.Hồ Chí Minh, ông A (58 tuổi) có quan hệ t́nh dục với cô con dâu (36 tuổi).

Trong khi thực hiện hành vi vô đạo đức này, người con dâu bị chứng co thắt âm đạo làm cho bố chồng không tách rời ra được, được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh”.

Thật ra đây chỉ là nguồi tin do BS Tạ Văn Trầm - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang nói vui với bạn bè thôi. Hoàn toàn không có thật. Sau đó vài ngày, sáng 22-9 trang báoVOVonline đă phải xin lỗi:

“Ngày 18-9, VOV online đă đăng tải thông tin với nội dung về quan hệ bố chồng nàng dâu. Tuy nhiên qua xác minh, phóng viên viết tin này đă có sai sót khi chỉ dựa trên một nguồn tin  không chính xác, thiếu thẩm định lại, dẫn đến tin đưa không đúng sự thật. VOV online chân thành cáo lỗi cùng bạn đọc”.

 

Chuyện ở Givral thời xưa

 

Thưa bạn, chuyện này làm tôi nhớ đến câu chuyện có thật ở Givral hồi xưa, do anh Hồng Dương kể lại. Khi đó anh là phóng viên của Đài Phát Thanh Quân Đội phụ trách tin tức nghị trường. Hầu như ngày nào anh cũng ngồi với cánh phóng viên ở Givral. Trong số những phóng viên đi săn tin có một ông, lớn hơn vài tuổi. Ông này thích “mần văn nghệ đủ thứ”, làm thơ, viết văn, nghiên cứu, lư luận, phê b́nh văn học kiêm luôn nghề săn tin. Ông lại thích tỏ ra hiểu biết hơn người, coi ḿnh là cái rốn của vũ trụ nên anh em không ưa. Ông nói và viết nhiều hơn những ǵ ông biết. Ông chỉ đọc chừng 10 cuốn sách nhưng phê b́nh đến cả trăm văn nghệ sĩ. Chứng tỏ ông chỉ nghe lỏm chứ không biết đâu là đúng đâu là sai.

Một lần anh em đang ngồi tán dóc, thấy ông (xin giấu tên, tạm gọi là ông X.Y) đi tới. Mọi người đều im bặt. Ông X.Y đoán chắc có tin ǵ hay, tụi nó giấu ḿnh. Ông hỏi, nhưng anh em không ai nói câu nào, ông càng nghi. Sau cùng ông lựa một anh có vẻ “thật thà” nhất gặng hỏi cho được cái tin “bí mật” kia. Anh phóng viên “thật thà” bèn bịa ngay ra một “t́nh sử” tiết lộ cho đàn anh X.Y. Tôi không nhớ rơ là chuyện ǵ, nhưng đại khái là thứ tin tức động trời như kiểu tin “bố chồng dính lẹo với nàng dâu”.

Ông X.Y tức khắc viết bản tin đăng trên báo hàng ngày. Ông chủ nhiệm bị thiên hạ gọi đến ṭa soạn hỏi tới tấp và có nhiều phản ứng rất gay gắt. Ông chủ nhiệm báo này cũng giống như ông chủ nhiệm VOV phải đi xác minh. Cánh phóng viên nói hoàn toàn không có tin này. Chủ nhiệm đành đăng lời “cáo lỗi cùng bạn đọc” và chỉ c̣n cách cho anh phóng viên nằm nhà làm việc vặt.

Cái bẫy của mấy ông bác sĩ

Trở lại chuyện ngày nay trên VOV, tôi thấy có dư luận chê trách BS Tạ Văn Trầm - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang nói bậy. Nhưng suy luận cho cùng, tôi nghĩ đây cũng chỉ là chuyện ông BS Trầm thấy anh PV kia hay nghe lóm, viết văng mạng nên ông ta cùng bạn bè ghét mặt, bèn dăng cái bẫy, bịa chuyện “bố chồng nàng dâu”, cho anh ta nghe lỏm, cũng giống như cái bẫy của mấy anh bạn phóng viên ngồi ở Givral hồi xưa thôi. Chẳng có lư do ǵ một BS phó giám đốc BV lại nói một chuyện không hề có như vậy. Thiếu ǵ chuyện để mấy ông tu bíp nói dỡn với nhau, sao lại nhè lúc anh phóng viên có mặt mà “khui” ra chuyện kỳ quái kia, phải không bạn? Bài học này quả là đắt giá cho những người cầm bút chuyện nghiệp và không chuyên nghiệp. 

Tôi kể lại chuyện cũ, chuyện mới để bạn đọc dễ dàng so sánh hai chuyện có cùng một nguyên nhân không.

Không thể t́m lại dĩ văng

Tóm lại, trong  bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa xưa” vừa được khơi gợi lại giữa TP Sài G̣n. Nhưng với tôi, nó chỉ c̣n cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước, giá cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên VN. Nó sẽ chỉ c̣n thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua TP này.

Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng ḷng với những hoài niệm cũ, với Sài G̣n xưa, một cái ǵ đă mất đi không thể t́m lại được.

Văn Quang

Sài G̣n 19-10-2012

 

H́nh ảnh:

01: Givral ngày xưa trên góc đường Tự Do – Lê Lợi

02- Givral ngày nay vẫn ở nơi chôn cũ, góc đường Tự Đo đă được đổi tên là Đồng Khởi– Lê Lợi

03- Bây giờ, từ trong nhà hàng nh́n sang nhà hát lớn thành phố, trước kia là trụ sở Hạ Nghị Viện VNCH, ở một khung kính nhỏ hẹp hơn.

04- Khách hàng ngồi trong Givral cũng như trong những tiệm café có “đẳng cấp” khác.

05- Ngồi ở Givral nh́n sang, nhớ khách sạn Continental và những chiếc taxi cũ trên con đường mang tên Tự Do.

07- Nhà hàng Brodard xưa, bây giờ là hăng Sony.