SEA Games 26,

cái “ao làng” đầy rác!

Văn Quang 

Viết từ Sài G̣n

 

Trong khoảng thời gian giữa tháng 11-2011 này, SEA Games đang là một đề tài nóng ở VN và các nước Đông Nam Á. Suốt ngày các đài truyền h́nh phát trực tiếp các môn thi đấu tại Indonesia. Tuy rằng thật sự khán giả VN không mặn mà lắm với tất cả các môn thi mà đoàn thể thao VN tham dự. Có những môn, hầu như lạ hoắc với một số lớn khán giả VN và có lẽ là cả Đông Nam Á như bridge, kempo… Môn được khán giả chú ư theo dơi nhiều nhất vẫn là bóng đá và vài môn điền kinh quen thuộc như chạy nhẩy, thể dục dụng cụ, bơi lội.

Tôi rất tiếc không có th́ giờ để tường thuật những trận đá bóng trong khu vực ĐNÁ này. Trong kỳ tới, tôi dự tính chỉ đưa ra vài nhận định để bạn đọc biết được sơ lược “những đội bóng đá vùng trũng” này ra sao, tiến bộ đến đâu. Tuy nhiên, khi xem xong trận đấu giữa VN và Lào chiều 16-11, dù đội U23 VN đă được vào bán kết gặp Indonesia. Nhưng thực sự tôi cảm thấy thất vọng với những cầu thủ VN chân nặng như ch́. V́ vậy có lẽ tôi phải “bỏ qua” phần nhận định này nếu ở hai trận bán kết và trận chung kết chẳng có ǵ đáng để bạn đọc phải bận tâm.

Cho đến khi tôi viết bài này (19-11-2011), SEA Games mới đi được già nửa đoạn đường. Để bạn đọc có một khái niêm về cuộc chơi thể thao này, xin tóm tắt rất sơ lược vài điểm chính. Năm nay là SEA Games thứ 26 được tổ chức tại Singapore. (SEA Games 25 năm 2009, được tổ chức tại Lào).

 

Vẫn chỉ là sân chơi “ao làng”

 

SEA Games 26 được tổ chức đồng thời ở hai thành phố của Indonesia là Jakarta và Palembang từ ngày 11 đến 22-11-2011. Năm nay có 11 nước tham dự là Indonesia, VN, Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, Myanmar, Lào, Campuchia, Brunei và Đông Timor (Timor Leste).

Đoàn thể thao VN có 857 người tham dự, trong đó có 593 nhà thể thao và cầu thủ (ở VN gọi chung là vận động viên), do ông Lâm Quang Thành - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể Dục Thể Thao (TDTT) làm Trưởng đoàn. Đây là kỳ SEA Games mà Việt Nam tham gia với lực lượng đông đảo nhất, với mục tiêu giành 70 Huy chương vàng (HCV), nằm trong top đầu của bảng xếp hạng. (Nằm trong top đầu chứ không phải đầu bảng, tức là có thể về hạng ba). Sân chơi này có quá nhiều điều đáng thất vọng nên nó chỉ được coi là “cái ao làng”, nước đục, tha hồ cho chủ nhà thao túng.

 

Tổ chức lộn xộn

 

Ngay từ đầu người ta đă thấy được việc tổ chức của nước chủ nhà có nhiều khiếm khuyết. Thay đổi chương tŕnh lung tung khiến nhiều đoàn phải khiếu nại. Chỉ có đêm khai mạc là tương đối thành công bởi những tiết mục khá đặc biệt. Tuy nhiên so với các quốc gia khác đă từng tổ chức SEA Games, cũng chẳng có ǵ vượt trội. Cảnh kẹt xe của thành phố Jakarta c̣n hơn cả Sài G̣n. Tại đây, nước chủ nhà không xây dựng Làng Thể Thao nên các đội tuyển tới tham dự sẽ phải trú tại khách sạn đóng ở thủ đô. T́nh trạng kẹt đường ở Jakarta rất đáng lo ngại dù phía Indonesia sẽ cử xe dẫn đoàn cho các đội tuyển khi di chuyển từ khách sạn tới địa điểm thi đấu. Sự phân tán nơi đóng quân của các đội cũng khiến việc quản lư trở nên khó khăn hơn, nhất là trong điều kiện đường sá thường xuyên kẹt cứng ở Jakarta.

C̣n ở Palembang, Làng Thể Thao được xây dựng với quy mô quá nhỏ, so với số lượng người của các đội tuyển. Với đoàn Việt Nam, chỗ ở tại làng này chỉ đáp ứng được 12/17 đội tuyển. Những đội c̣n lại phải ra ngoài tự lo nơi ăn chốn ở. Quy mô nhỏ nhưng cơ sở vật chất và điều kiện sinh hoạt của Làng Thể Thao tại Palembang cũng rất thiếu thốn. Một pḥng ở gồm hai căn pḥng nhỏ được kê tổng cộng 6 chiếc giường cùng một nhà vệ sinh rất nhỏ. Đây chính là sự lo ngại lớn nhất v́ nó có thể ảnh hưởng tới thể lực và kết quả thi đấu của các đấu thủ.

Nh́n chung, có thể thấy SEA Games 26 vẫn chỉ là tổ chức của một nước chậm tiến và người ta không ngần ngại cho rằng đó chỉ là sân chơi của “ao làng”, chưa đủ sức vươn ra tầm mức quốc tế so với những châu lục khác.

 

Những biểu hiện “chậm tiến” của nước chủ nhà

 

Mới chỉ khai mạc được vài hôm, các đoàn thể thao đă nháo nhào v́ thông tin tiêu chảy từ các đội tuyển bóng chuyền, bắn súng đă trở thành vấn đề đau đầu cho các đội tuyển. Những ca tiêu chảy đều xảy ra ở Palembang, địa điểm tổ chức thi đấu chính của SEA Games 26. Ở đội tuyển bóng chuyền nữ VN có 6 tuyển thủ bị tiêu chảy sau khi ăn tối hôm 11/11 tại nhà hàng của khách sạn Jayakarta ở Palembang, nơi ở của đội tuyển.

Tương tự, đội tuyển bắn súng cũng có 5 người bị tiêu chảy sau khi ăn bữa tối ngày khai mạc SEA Games. 5 xạ thủ đội bắn súng Malaysia và 2 vơ sĩ Lào bị ngộ độc thức ăn tại làng SEA Games. Thật ra, đây không phải là vấn đề mới xuất hiện ở SEA Games 26. Trước ngày khai mạc SEA Games, tờ The Strait Times đăng tải thông tin một số các cầu thủ bóng đá của Singapore cùng nhóm đấu thủ Malaysia bị ngộ độc thức ăn. Rất nhiều đấu thủ tham dự SEA Games 26 than phiền rằng lượng thực phẩm được cung cấp tại nhà ăn ở làng thể thao là quá ít và họ phải thi đấu trong t́nh trạng “dạ dày rỗng”. Tóm lại ngay cả vấn đề vệ sinh ăn uống bị phát sinh nhiều và liên tiếp th́ mới thấy SEA Games 26 đă được tổ chức lỏng lẻo, nếu không muốn nói là bầy hầy như thế nào. Ngay cả ánh sáng trên sân, đôi khi cũng không đủ cho một cuộc thi.

Tuy nhiên, tất cả những “chuyện nhỏ” đó chưa đáng kể so với tính công bằng và luật chơi Fair Play trong tất cả các môn thể thao trên thế giới.

                             

Nước chủ nhà gian lận đă thành tiền lệ của tất cả các kỳ SEA Games

 

Thật ra, trong rất nhiều kỳ SEA Games gần đây, nhiều nước chủ nhà tổ chức SEA Games đều không nhiều th́ ít đă thành cái thói quen xấu là chơi tṛ gian lận. Đây không phải lần đầu tiên nước chủ nhà dựa vào cái “thế đăng cai” – tức là nước được tổ chức–  của ḿnh mà cái lệ làng xưa nay ở Đông Nam Á cờ đến tay ai (chủ nhà) là người ấy phất.

Trước hết là họ tính toán những môn thể thao nào có thể “cướp” được nhiều HCV, HCB th́ cho thêm vào chương tŕnh thi đấu, loại bớt những môn thi đấu kém thế hơn. Lần này cũng vậy, nước chủ nhà Indonesia không ngần ngại tính toán rất kỹ để họ có thể giành được nhiều HC nhất. Đấy mới chỉ là “thủ thuật” thứ nhất. Thủ đoạn” thứ hai là mua chuộc trọng tài các môn thi đấu dễ dàng ăn gian nhất, sẵn sàng xử ép các vơ sĩ nước khác.

SEA Games 26 đă trôi qua hơn nửa đường và thể thao Indonesia vẫn luôn dẫn đầu một cách chắc chắn nhất trên bảng vàng, bỏ xa các đối thủ bám đuổi. Chủ nhà đoạt HCV dễ như lấy đồ trong túi và rất nhiều nước là nạn nhân vẫn ngậm bồ ḥn làm ngọt!!!

Tôi đă từng theo dơi vài trận đấu được truyền h́nh trực tiếp, một số vơ sĩ khóc nức nở ngay khi trận đấu vừa khép lại. Họ kể rơ từng chi tiết đă bị xử oan ức như thế nào.

 

Chấp nhận gian lận như một “sự tự nhiên”

                                                              

Trưởng đoàn Thể Thao VN rất thản nhiên trả lời báo chí về vấn đề này: “Việc các môn thi đấu chấm điểm theo cảm tính như ở nhiều môn vơ, việc trọng tài có thiên vị cho chủ nhà là… đương nhiên, đội nào cũng phải cắn răng chấp nhận thôi. Vào sân chơi Đông Nam Á phải chấp nhận điều ấy!”. Các ông trưởng đoàn thể thao các nước khác tất nhiên cũng phải chấp nhận sự gian lận như “một sự tự nhiên” thôi. Như thế chẳng khác nào biết rằng nhảy vào một canh bạc bịp mà vẫn phải cắn răng chịu đ̣n. Đúng là một sự chấp nhận đáng thương! Thể thao vốn là cuộc chơi của sự cao thượng, của tinh thần “vơ sĩ đạo” mà chơi gian, chơi lận th́ không c̣n là thể thao nữa. Chỉ có điều lạ là việc đó đă từng xảy ra nhiều kỳ SEA Games mà không một nước Đông Nam Á đứng ra phản đối nó, tẩy chay nó hoặc có một thứ luật pháp quốc tế nào giám sát như FIFA của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới. Dường như họ chấp nhận để chờ tới phiên nước ḿnh được quyền tổ chức lại giở cái chiêu bài gian lận này ra cho “huề cả làng”?!

 

Việc lập lại kỷ cương, ṣng phẳng của SEA Games là điều quá cần thiết trong lúc này. Những tấm huy chương phải mang giá trị đích thực của nó. Nếu không, nó chỉ là thứ văn bằng giả. Dù nước chủ nhà có hàng ngàn tấm huy chương vàng cũng thế thôi. Đó không phải là một vinh dự mà ngược lại là bằng chứng của sự mỉa mai. Mê thành tích là một thứ bệnh nan y, nó sẽ ảnh hưởng tới tinh thần trong sáng của các thế hệ thanh thiếu niên toàn cơi Đông Nam Á. Họ chỉ c̣n nghĩ đến làm mọi cách để đoạt huy chương, kể cả xảo trá đạt được mục đích. Như thế th́ SEA Games mang lại cho thế hệ thanh niên hiện nay điều ǵ? Nó dạy thanh niên hăy gạt bỏ tinh thần vơ sĩ đạo để lấy thành tích, bất chấp đạo đức, bất chấp văn hoá???

 

Những vụ gian lận bị lật tẩy

 

Để chứng minh cho những vụ gian lận, tôi xin nêu ra vài bằng chứng rơ ràng nhất mà nước chủ nhà đă ăn gian và đă bị lật tẩy, dù đến nay SEA Games 26 vẫn c̣n đang tiếp tục. Chắc chắn sẽ c̣n nhiều vụ chướng tai gai mắt trước bạn bè thế giới như thế nữa.

- Huấn luyện viên (HLV) Hồ Anh Tuấn ở cuộc đấu đối kháng bán kết taekwondo hạng 74kg của Dương Thành Tâm gặp vơ sĩ chủ nhà Yulius. Đang dẫn một điểm cuối hiệp một đến khi trận đấu chỉ c̣n 3 giây, Yulius đá gị lái... hụt nhưng các trọng tài đồng loạt cho ba điểm. Quá uất ức, HLV Hồ Anh Tuấn đă nhanh tay rút thẻ ưu tiên của ḿnh khiếu nại về trường hợp ấy. Theo luật, nếu ông Tuấn kiện sai sẽ bị thu hồi thẻ suốt giải và không cho phản ứng nữa. Ngược lại, nếu ông Tuấn đúng th́ có quyền khiếu nại đến hết giải

Trước sự cứng rắn của HLV trưởng taekwondo Việt Nam, ông trưởng ban trọng tài châu Á phải ngồi lại, cho mở băng “nóng” để xác định lại trường hợp gây tranh căi này. Kết quả là cú đá của Yulius không trúng đích, đồng nghĩa vơ sĩ chủ nhà bị tước ba điểm và Thành Tâm vào chung kết. Nhờ thoát khỏi áp lực ở trận bán kết ấy, tân binh Thành Tâm lần đầu tiên dự SEA Games đă đoạt HCV sau trận thắng vơ sĩ Thái Lan.

 

Đoàn cầu mây Malaysia rút lui v́ quả cầu bị đánh tráo

 

Đoàn thể thao Malaysia là ứng cử viên nặng kư nhất lọt vào tốp ba về cầu mây (sau Indonesia và Thái Lan), nhưng ông trưởng đoàn Zainal Ahmad đă nh́n thấy sự “đổi trắng thay đen” của qủa cầu mây nên ông chỉ nhă nhặn tiết lộ và an ủi  cầu thủ rằng tham gia vui là chính. Động tác của ông Zainal như một cách phản ứng ban tổ chức chủ nhà Indonesia đă thay quả cầu mây truyền thống bằng cao su, khiến cầu mây Malaysia giận dữ xin rút lui.

 

- Môn Karate ở Sea Games 26 đă bị sắp đặt từ trước

HLV đội tuyển Karatedo Malaysia P. Arivalagan cho rằng môn Karate ở Sea Games 26 đă bị sắp đặt từ trước sau khi nước chủ nhà Indonesia giành tới 10 trên tổng số 16 HCV của môn vơ này. Ông Arivalagan giận dữ nói trên tờ New Straits Time của Malaysia: “Tôi rất thất vọng với các trọng tài. Họ không muốn trao chiếc HCV cho chúng tôi. Tất cả đă bị sắp đặt từ trước. Họ được sắp đặt để làm việc này. Vẫn là một trọng tài người Đài Loan đă xử ép Shakkila như họ đă làm với Jamalliah tại ASIAD năm ngoái. Rơ ràng anh ta (trọng tài) đang làm việc cho một ai đó và tôi biết đó là ai”.

Trọng tài bắt quá láo”

- Trong buổi thi đấu sáng 13-11-2011, các vơ sĩ Karatedo Việt Nam đă thi đấu không tệ, lọt vào chung kết 3 trong 4 nội dung. Đáng tiếc, đă không có tấm huy chương vàng thứ 3 cho đội Karatedo Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính khiến Karatedo Việt Nam liên tục mất HCV là do đội ngũ trọng tài đă bắt không công tâm. Sau khi buổi thi đấu sáng kết thúc, HLV Lê Công đă phải cay đắng thốt lên: “Trọng tài đă bắt quá láo”.

Tính ra, trong buổi sáng 13-11, Indonesia lọt vào 3 trận chung kết và giành cả 3 tấm HCV Nội dung duy nhất mà sáng qua Karatedo Việt Nam không phải đụng chủ nhà trong trận chung kết là kumite dưới 75 kg của nam, tuy nhiên, đây lại chính là trận đấu mà thầy tṛ HLV Lê Công bị ép trắng trợn nhất. Dù chơi rất tốt nhưng vơ sĩ Minh Phụng đă không thể vượt qua đối thủ đến từ Malaysia – Shaharudin. HLV Lê Công kể lại: “Tôi tiếc nhất là trường hợp của Minh Phụng, em ấy đă đấu rất tốt. Các trọng tài đă bắt rất láo, vơ sĩ Malaysia chưa ra đ̣n đă cho điểm. Sau đó, nhiều lần Minh Phụng đánh trúng đối phương nhưng các trọng tài vẫn kiên quyết không cho chúng ta được điểm. Malaysia chưa có HCV nào nên đă được cứu. Trước khi trận đấu diễn ra, nh́n đội ngũ trọng tài được bố trí bắt trận đấu này tôi đă biết chúng ta sẽ bị ép”.

 

Một cuộc chơi vô bổ và c̣n là tấm gương xấu cho thanh niên Đông Nam Á

 

-                    Ngày 16-11, chung kết hạng cân 63kg nữ, Lương Thị Quyên của đoàn VN phải đối đầu với Ridha (Indonesia), nên dù thi đấu có phần trên cơ, thậm chí ở hiệp 2, Quyên đă có một đ̣n đè để thắng tuyệt đối, nhưng các trọng tài đă “mắt nhắm tai ngơ”, chưa kể sau đó c̣n trừ điểm ngược với vơ sĩ của Việt Nam, khiến tiếng la ó phản ứng vang lên khắp các khán đài. Điều này khiến Lê Thị Quyên rất ức chế, để rồi gục xuống nức nở khi bị xử thua 1-2 ở ván đấu thứ ba. Cô vơ sĩ tội nghiệp bày tỏ nỗi ḷng trong tiếng nấc nghẹn ngào: “Chẳng hiểu sao mà các trọng tài lại có thể xử ép em trắng trợn như thế. Cả năm trời tập luyện của em rốt cuộc đă thành công cốc v́ quyết định thiếu công bằng của một số người, thế th́ c̣n ai dám tập luyện và thi đấu nữa hả anh? Đây lại là lần thứ hai tại SEA Games người ta xử ép em như thế. Em nản quá!”. Rất nhiều đoàn thể thao thường bảo nhau SEA Games luôn có những chuyện thiếu minh bạch từ hậu trường, nên hầu như tất cả đều đă chuẩn tinh thần và chấp nhận… rủi ro!

 

Đủ chuyện nước chủ nhà chơi xấu như thế th́ SEA Games 26 chỉ c̣n là cái ao làng đầy cỏ rác mà thôi. Tiếc rằng Đoàn TTVN đă tốn bao nhiêu mồ hôi công sức, bao nhiêu tỉ đồng để tham gia một giải thể thao khu vực đáng buồn như thế này. Bao nhiêu huy chương của nước chủ nhà c̣n có nghĩa ǵ không? Một cuộc chơi không những vô bổ mà c̣n làm gương xấu cho hầu hết thanh niên Đông Nam Á.

 

Văn Quang

18-11-2011