Thơ Luân Hoán,

t tôi, mt bn đọc

Phước Khánh

 

 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

        

 

          Nói đến  nhà thơ Luân Hoán, một  điều xác quyết khó phủ nhận. Đó là một nhà thơ có một trái tim thật nồng nàn. Trong ông  là cả một bầu trời thơ. Lúc nào cũng chỉ có thơ và thơ. Giống như thơ là hơi thở, là lẽ sống của ông vậy !  Những ḍng thơ thật giản dị, không cầu kỳ, sướt mướt, không ước lệ khuôn khổ. Nhưng chân t́nh lẫn đa t́nh. H́nh như trong hoàn cảnh nào, môi trường nào ông cũng làm thơ được. Ông viết như đang đối diện với nhân vật, chuyện tṛ, tâm sự với họ. Điều này có thể đă giúp thơ ông được nhiều người ưa thích.

          Không chọn lối triết lư xa vời, từ ngữ cao siêu cũng là một thành công của Luân Hoán. Từ đó, dù chưa có đánh giá thiết thực nào, chúng ta cũng nghĩ, ít ra Luân Hoán đă có một chỗ khiêm nhường trong ḷng người yêu thơ và đọc thơ.  

          Được biết ông sinh tại Hội An. Một thành phố cổ hiền ḥa của đất Quảng Nam. Với ḍng sông Thu Bồn mơ mộng, một băi biển sầm uất một thời, những ngôi nhà mái âm dương, và nhiều đặc thù khác, Hội An đă sinh sản khá nhiều nhân vật, tạo dựng được tên tuổi riêng qua nhiều bộ môn nghệ thuật. Những Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Thái Tú Hạp, Hoàng Quy, Hoàng Lộc, Tần Hoài Dạ Vũ, La Thoại Tân, Nguyễn Hữu Thiết... là những khuôn mặt cụ thể. Riêng với người viết, rất hănh diện v́ có được một hiền mẫu cũng từ vùng đất nổi danh này. Vùng đất đă cho tôi nhiều kỷ niệm đầy trân trọng, nên khi đọc thơ của những người Quảng Nam, nói chung, Luân Hoán nói riêng, đă sẵn có một thiện cảm chân t́nh. Có lẽ cũng từ đó đă dễ nhận ra những ưu điểm trong ḍng thơ mà ḿnh ưa thích.

 

          Có sự ưa đăi trong nhận xét của cá nhân tôi chăng ? Là một bạn đọc khiêm nhường, chưa hề viết ra nhũng ư nghĩ của ḿnh cho bất cứ ai. Tôi có thể tự hào không có sự đề cao không cần thiết ở đây. Những điều tôi viế, tôi nghĩ, những bạn khác cũng dễ nhận ra.

 

         Trong thơ, qua thơ Luân Hoán, một t́nh yêu bất tận được nh́n thấy: T́nh quê hương, bằng hữu, đấng sinh thành, anh chị em và nhất là sự chung thủy với người t́nh muôn đời, gọi thật thà là vợ hiền.

          Không phải để minh chứng, nhưng ít ra cũng nên trích dẫn phụ họa cho vài nhận xét chân t́nh, tôi đă nêu trên.

          Về t́nh yêu trai gái, hăy nghe nhà thơ thú thực:

 

          Nhớ năm hết tuổi mười ba

          cái ḷng đă muốn lân la cái t́nh

 

         Với cái lăng mạn khá sớm, Luân Hoán và diễn đạt t́nh của ḿnh bằng những tinh tế riêng: có ư tưởng, có h́nh ảnh, có màu sắc, không máy móc, không cầu kỳ, không đơn điệu. Nhanh chóng, dễ dàng nhưng không dễ dăi để cho thơ nhịp nhàng, giàu âm điệu như một ca khúc. Thử đọc:

 

         Em từ bụi chuối bước ra

         ánh trăng làm nũng chao qua ống quần

         niềm vui giấu dưới bàn chân

         vỡ theo sợi gió lâng lâng ngậm ngùi

 

          Chắc chắn mỗi người đọc sẽ dựa lời thơ để tưởng tượng ra nhiều cảnh sắc tâm trạng riêng, thanh tục đều có đủ. Sự giản dị trong thể lục bát trở nên thơ hơn nhờ vào cách dùng chữ, cụ thể: làm nũng, chao qua, giấu dưới, vỡ theo...

 

         Qua trả lời trên đài Voa, Luân Hoán công nhận ḿnh nhút nhát. Những người ít gan dạ trong t́nh yêu thường rất nghèo những cuộc t́nh. Tôi vốn nghĩ vậy. Và v́ vậy khá bất ngờ khi đọc thơ t́nh yêu nam nữ của ông. Lăng mạn dẫn đến si mê, si mê mở ra tha thiết, nồng nàn. Dĩ nhiên sẽ không thiếu những rạo rực, ước muốn, nói chung là đam mê. Thật khó tin Luân Hoán nhút nhát khi đọc:

 

          Theo bóng hồng qua mấy phố vui

          mắt em háy nhẹ, đẹp như cười

          thơ ta, ta lót đường em dạo

          trời ngát hương da thịt tiểu thư

 

hay:

          yêu em, yêu quá nên không dám

          viết bậy ḷng ra năm bảy câu

          dẫu chẳng cần khai em cũng biết

          hồn vía ta chừ đang ở đâu         

        

  hay:

          bao nhiêu mộng ước để dành

          bao nhiêu t́nh cảm ngọn ngành lâu nay

          dâng người với cả hai tay

          lễ quà gồm cả gió mây ḷng thành

          người nghiêng má, mắt long lanh

          dưới chân nhan sắc tôi đành nín hơi

 

:

         lạ quá khi không mà tương tư

         đêm nay lại thức nữa, h́nh như

         ai đỗ rượu vào ngôn ngữ

        tôi nói ra toàn thơ với thơ

 

cũng như:

          tôi tưởng tượng ra những chiếc răng

          ngọc ngà óng ánh những giọt trăng

          ước chi người cắn tôi nhè nhẹ

          để ngắm t́nh yêu giữa kẻ răng

 

Thật dúng như chính anh tự thú:

 

          tiếc rằng chỉ một trái tim

          viết hoài không hết cái ghiền yêu em.

 

          Một cái ghiền mà nhà thơ Đỗ Qúy Toàn khi viết về ông, đă có những lời ngợi ca thật thú vị.

          Chúng ta thấy Luân Hoán rơ ràng là một người rất si t́nh. Nhưng thật ra, chính xác hơn, ông chỉ lăng mạn, mê đắm trong thi ca mà thôi. Sự thương yêu, chung t́nh với người vợ, dù ǵ, cũng là một biện minh cho nhận xét này. Ông có một đời sống lứa đôi hạnh phúc. Phần đông bạn ông, những người sinh hoạt văn học nghệ thuật đều có chung sự nhận xét trên, không cường điệu.

          Viết về người đầu ấp tay gối có lẽ người làm thơ nào cũng ĺ x́, nịnh vợ một đôi bài, Riêng Luân Hoán có thể nói ông đă viết “hơi bị nhiều”. Tuy vậy đọc cũng không quá nhàm. Mời đọc thử:  

    

          Em vẫn là người t́nh

          dẫu đă thành chồng vợ

 

          chiều hôm nay ngồi vơ vẩn trông mưa

          em ngoài hiên lại vọc nước như xưa

          ta bỗng thấy em vẫn c̣n con gái

          em có biết em vẫn c̣n trẻ măi

          bởi v́ ta c̣n măi măi yêu em

           

          yêu em ta làm thơ

          yêu ta, em rộng lượng

          thơ th́ thường vu vơ

          nhiều khi toàn tưởng tượng

 

Và hạnh phúc biết bao cho người vợ:

 

          đóng cây đinh treo ảnh em lên vách

          nh́n mắt em cười trong ảnh muốn hôn

          xinh đẹp như ri sao mà lận đận

          theo ta làm ǵ hỡi ả mèo con         

  

          Nói về thơ Luân Hoán thật vô cùng. Ở đây, tôi xin lặp lại và nhấn mạnh ưu điểm của thơ ông. Cuồng nhiệt,chí t́nh, chân thật.Với một kỹ thuật nhẹ nhàng, vững vàng, Luân Hoán giúp người đọc gặp chính họ trong cảm xúc, tư duy. Là một người không chuyên. Tôi viết về nhà thơ này như một sự chia sẻ. Và thú thật, tôi cũng từng là một trong nhiều nhân vật trong thơ ông. Thích thơ ông cũng là một thường t́nh.

          Cuối cùng xin chúc ông có sức khỏe, để tiếp tục làm thơ t́nh.

 

 

 

 

 

 

Phước Khánh

(từ tạp chí Thư Quán Bản Thảo số 47, tháng 6-2011)