Luân Hoán,

Nhà Thơ Ca Thế H Chiến Tranh

Phm Văn Nhàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luân Hoán, nhà thơ, không phải tôi gọi anh như vậy, mà nhiều người khác cũng gọi anh như vậy. Ngay cả bạn bè của anh cũng gọi anh như vậy. Có sai không khi gọi Luân Hoán là nhà thơ mà không gọi anh là “thi sĩ”. Tôi không thích gọi anh là thi sĩ. Tôi thích gọi anh là nhà thơ. V́, với Luân Hoán, nh́n lại đoạn đường dài sáng tác thơ của anh, trong bài viết của nhà thơ Thái Tú Hạp: Những tác phẩm của Luân Hoán trước 1975 (…Luân Hoán học làm thơ từ năm mười một tuổi.  Anh đă cho đọc gỉả biết điều này, qua câu hỏi của nhà văn Hồ Trường An (dưới bút hiệu Đào Huy Đán).  Người dạy anh làm thơ đầu tiên là thân phụ anh…)

 

11 tuổi, tính từ năm sinh 1941 anh đă học làm thơ. Nhưng 12 năm sau cộng thêm 11 năm trước đó “cậu bé” Lê Ngộ Châu đă trưởng thành. Và, tập thơ đầu tiên của anh đă xuất bản năm 1964

( Về Trời- Văn Học). Với bút hiệu Luân Hoán. Từ năm đó, Luân Hoán đă đi vào ḷng độc giả và bạn bè. Chẳng những thế, Luân Hoán đă có một chỗ đứng trong “văn học miền Nam” ngay tập thơ  Về Trời thời điểm ấy. Nhà thơ Thái Tú Hạp viết về tập thơ Về Trời , xin trích: “Với gần 60 bài thơ đủ loại, viết về quê hương và thân phận nhược tiểu của một dân tộc giàu chiến tranh…”

 

Và, nhà văn Dương Kiền viết lời bạt cho tập thơ Về Trời: Gia tài quê hương của chúng ta đă bị xâu xé gần hết, chúng ta chỉ c̣n lại một di sản qúi báu: t́nh tự con người. T́nh tự con người bất chấp mọi tương tranh, chia cắt, vùi dập, thủ đoạn...nó sáng ngời trong đêm tối kéo dài từ hai chục năm nay, nó là ngọn lửa sưởi ấm những tâm hồn c̣n biết hướng về nhau, những con tim c̣n biết xôn xao mơ ước. Nó làm thành một thế giới trên những thế giới của tham vọng và hận thù.

Anh Luân Hoán, Chính thơ anh đă đưa tôi vào thế giới ấy…”

 

Về Trời, phát hành năm 1964 và những năm sau, anh tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm khác trước 1975 và sau này ra Hải ngoại, trên dưới gần hai mươi tập thơ. Với số lượng thơ đă phát hành, anh đă có một chỗ đứng rất trân trọng trong Văn Học Việt Nam.

 

Cho nên, với chủ trương của tạp chí Thư Quán Bản Thảo, chuyên làm những số chủ đề về những cây bút đă thành danh trên “văn đàn” miền Nam trước đây. Anh Trần Hoài Thư gọi điện cho tôi làm chủ đề về nhà thơ Luân Hoán. Như bao lần đề nghị của anh. Luân Hoán, một nhà thơ sinh ra và lớn lên trong bối cảnh cuộc chiến Việt Nam khốc liệt nhất.

 

Viết về Luân Hoán, đă có quá nhiều người viết về anh.  Chỉ cần gơ trên bàn phiếm hai chữ Luân Hoán, nhấp chuột một cái nhẹ thôi, là ta đọc được nhiều bài viết về anh qua nhiều cây bút một thời nỗi tiếng trong nước trước năm 1975. Chỉ có một vài người mới viết sau này khi anh ra định cư ở nước ngoài. Nhưng là những bài viết rất có giá trị, nếu ai cần đọc để hiểu và để nghiên cứu viết về thơ Luân Hoán. 

 

Tại sao tôi viết Luân Hoán lớn lên trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt nhất. Có đúng như thế không? Nh́n năm sinh của anh 1941, lớn hơn tôi một tuổi. Thử nh́n lại lịch sử cận đại một chút, vào những năm này Nhật nhảy vào Đông Dương giải giới Pháp (chiến tranh thế giới thứ II). 1945 chấm dứt Thế chiến thứ II. Một năm sau, Pháp quay trở lại VN lần thứ hai với khí tài của Mỹ. Chín năm kháng chiến ( giữa Pháp và Việt Minh) cho đến năm 1954 hiệp định Genève kư kết, đất nước chia đôi. Trong tiểu sử của anh, năm 1946, năm tôi lên năm. Chẳng thể là một t́nh cờ, ba tôi cơng tôi đến đây. Cuộc chiến Việt Pháp là gốc rễ cho một nhánh ấu thơ tôi bén lên vuông đất rừng Tiên Phước.

 

Đất nước qua phân (1954). Quân Pháp rút về nước. Hai năm sau “tổng tuyển cử”. Người dân chờ đợi mù tăm. Những năm đầu, miền Nam có chút “ánh nắng ḥa b́nh”. Nhưng mầm mống chiến tranh bắt đầu âm ỉ từ những tiếng súng lẻ tẻ nơi thôn ổ, nhất là ở miền Trung chúng tôi. Từ những tiếng súng lẻ tẻ đó, tháng 12-1960 h́nh thành “mặt trận giải phóng miền Nam”. Và, cũng từ những tiếng súng lẻ tẻ đó, chúng  tôi bắt đầu lên đường nhập ngũ. Người đi trước kẻ đi sau. Cái không khí ảm đạm chiến tranh bao trùm. Nhà thơ Thái Tú Hạp viết trong tập thơ đầu của anh, tập Về Trời: và thân phận nhược tiểu của một dân tộc giàu chiến tranh…” Ngẫm cụm từ “ giàu chiến tranh” của nhà thơ Thái Tú Hạp viết về anh, tôi thấy hay và đúng quá. Luân Hoán lớn lên từ một mảnh đất giàu chiến tranh ; Và, cũng từ mảnh đất này, quê hương anh ngập tràn khói súng. Từ đó, trong thơ của anh, ngoài t́nh yêu ra, h́nh bóng quê hương trong thơ anh lúc nào cũng “mănh liệt” trong tâm tức của anh:

Bạn ở đâu ? đang làm ǵ ? Sao ngần ngại ?
Sự xa lạ chẳng phải là khoảng cách
nếu bạn đă hoặc đang thở hít cùng hơi đá núi
đi loanh quanh qua những gốc chà là
và gói trong ḷng những mùi hương dủ dẻ.

Xin hăy nói về quê hương ḿnh cho nhiều người biết
cho nhiều người cùng được thưởng ngoạn
để xứ sở thân yêu ấy càng khởi sắc
càng giàu thêm t́nh người.

Bởi v́, quê hương anh “giàu chiến tranh” quá. Từ khi tiếng súng của Thực dân Pháp đă nổ phát súng đầu tiên để mở màng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trên cửa biển Đà Nẳng vào năm 1858. Đà Nẳng quê anh, cho măi tới năm 1963 ( ?) lại cũng gót giầy đinh của “ngoại nhân” những toán lính TQLC/Mỹ lại một lần nữa đổ bộ vào cửa biển này ( Đà Nẳng) dưới chiêu bài bảo vệ Miền Nam Tự Do. Nhưng dưới h́nh thức nào, chiêu bài nào th́ cuộc chiến Việt Nam sau năm 1954 càng ngày càng khốc liệt, nhất là ở quê anh nói riêng, và miền Trung nói chung. Cuộc chiến mang tính chính trị ( Quốc Cộng) giữa hai miền Nam và Bắc. Và, đám thanh niên cùng một thế hệ với anh, cùng một năm sinh với anh, phải lên đường nhập ngũ. Cho nên, với một nhà thơ như anh nỗi ray rứt về quê hương, thân phận con người trong cuộc chiến, trong t́nh yêu “thơ” anh đă đánh thức ḷng người.

 

Anh lớn lên trong cuộc chiến. Chúng tôi cũng lớn lên trong cuộc chiến. Thế hệ chiến tranh mà nhà văn Trần Hoài Thư thường nói với chúng tôi mỗi lần gặp nhau, không phải ngày hôm nay mà là những ngày xa xưa của 36 năm về trước ( 1975) khi chúng tôi c̣n khoắc trên người bộ quân phục . Chiến tranh, đối với những người cầm bút đă viết nhiều. Nhiều lắm, như  Y Uyên, Trần Hoài Thư, Huỳnh Hữu Vơ. Mỗi người viết thật khi nh́n cuộc chiến dưới con mắt của người cầm bút tự do. Chiến tranh Việt Nam mà Nguyễn Bắc Sơn đă viết trong bài : Chiến Tranh Việt Nam và Tôi:… “ Ta bắn trúng ngươi v́ ngươi bạc phước/V́ căn phần ngươi xui khiến đó thôi/Chiến tranh này cũng chỉ một tṛ chơi/Suy nghĩ làm ǵ lao tâm khổ trí…”. C̣n anh, nhà thơ Luân Hoán, trên quê anh là một “ chứng tích” với bao thế lực  từ bên ngoài đă ồ ạt đổ bộ  vào đây. Với anh, chiến tranh chỉ cần vỏn vẹn vài câu thơ thôi, cũng đủ để ta suy ngẫm. Xin trích:

 

“ một con gà trống đỏ
một con gà trống đen
cùng nh́n về phương đó
khát vọng và bản năng
cả hai cùng hăm hở
đá nhau không nói năng”

( Chiến tranh)

 

Quê hương của anh, của chúng ta cũng v́ hai con gà trống “đen đỏ” này đă tạo nên một cuộc chiến khốc liệt; Mà đă là chiến tranh th́ xóm làng ( đ́u hiu), con người ( tan tác, chết chốc). Trong bài thơ Tiên Phước, một nhánh ấu thơ của anh, Luân Hoán đă viết về một mảnh đất quê khi nhỏ anh chạy giặc:

Bạn hăy kể cho tôi một chút ǵ về Tiên Hội !
Bạn hăy nhắc cho tôi một vài h́nh ảnh Tiên Châu !
Những xă, những thôn của Tiên Phước một thời.
Đă bốn mươi chín năm xuống núi,
chưa một lần thăm lại
tôi nhớ
tôi thèm biết bao nhiêu.
Những đọt khói, những rẻo gió...ngào ngạt xanh một góc đời.

Bạn ở đâu ? đang làm ǵ ? Sao ngần ngại ?
Sự xa lạ chẳng phải là khoảng cách
nếu bạn đă hoặc đang thở hít cùng hơi đá núi
đi loanh quanh qua những gốc chà là
và gói trong ḷng những mùi hương dủ dẻ.

Xin hăy nói về quê hương ḿnh cho nhiều người biết
cho nhiều người cùng được thưởng ngoạn
để xứ sở thân yêu ấy càng khởi sắc
càng giàu thêm t́nh người.

Vâng, qua bài thơ này, tôi được biết vào năm 1946, năm nhà thơ lên năm, chạy giặc về vùng rừng Tiên Phước.

 

Có phải chỉ mới một năm, sau khi Thế Chiến thứ II chấm dứt. Tưởng rằng yên ổn, nào ngờ lại chạy giặc. Mà giặc nào đây. Ồ, lại là giặc Pháp, với tiếng súng nổ đầu tiên vào năm 1858 ấy. 9 năm kháng chiến sau khi Pháp trở lại lần thứ hai, anh theo gia đ́nh về Tiên Phước. C̣n tôi được mẹ bỏ vào một đầu thúng gánh chạy về một làng quê Phú Hội vào năm tôi 4 tuổi, để tránh giặc Tây. Làng quê ấy tôi c̣n nhớ trong tâm trí của tôi, nhưng tôi không thể nào làm thơ như anh được. Đọc bài thơ của anh về Tiên Phước, tôi cũng nhớ làng quê Phú Hội một thời cứu mang gia đ́nh tôi chạy giặc ( dù địa danh có khác nhau).

 

Với Luân Hoán, anh viết nhiều thể loại. Chiến tranh. Thân phận con người. T́nh yêu. Quê hương. …Nhưng trong chiến tranh, chính anh là người tham dự trực tiếp ( giai đoạn khốc liệt nhất). Nhưng, h́nh như anh cũng như tất cả những người cầm bút miền Nam trước đây, hay những người bạn của tôi chẳng mang trong ḷng chút hận thú nào. Chỉ buồn thôi cho thân phận.

 

Cũng như những người bạn của anh một thời. Đọc tiểu sử, nhập ngũ 1966 ( khóa 24 TĐ), ra trường cuối năm. Những câu thơ “ dí dơm, tưng tửng” nhưng rất dễ thương và rất thật khi: Một Ngày Trước Khi Tŕnh Diện:

bỏ lệnh gọi trong túi quần
tôi đi qua từng đường phố
không biết phải làm ǵ
tôi trở về rửa mặt
quyết định ngủ một ngày
thản nhiên không mơ mộng

Rồi những ngày ở Thủ Đức, anh vẫn “dí dơm, tưng tửng” qua những câu thơ đi vào ḷng những ai xuất thân từ Quân trường này: và rồi màn hít đất tập thể /bài học vỡ ḷng, dằn mặt /tôi thèm đái /nín đă lâu/nghe tức/ cuối cùng rồi cũng xong/vất ḿnh xuống ổ quân trang vừa tha về/nghĩ về em/ngủ thiếp/gía trái pháo kích rơi đúng chỗ nằm/đời đă đỡ ngang dọc.

Nhưng đến năm 1968 anh loại khỏi cuộc chơi từ chiến trường Quảng Ngăi, để lại chiến trường một bàn chân trái. Tôi nhớ cũng vào năm 1968 này, người bạn tôi, nhà văn Trần Hoài Thư, cùng khóa với anh, cũng bị thương nơi cây xăng Ông Tề trên đường Gia Long, cửa ngơ vào thành phố Quy Nhơn. Cũng may, viên đạn của “người anh em bên kia” bắn chưa chính xác, chứ  vào ngay tim th́ THT đă loại ra khỏi cuộc chơi ( chữ của Nguyễn Bắc Sơn) có thể đă đi về “Trung Nghĩa Đài” nơi mà chúng tôi đă một lần quỳ xuống nơi quân trường ấy.

 

Luân Hoán, đại diện cho những anh em chúng tôi, cũng như Trần Hoài Thư ở vào cái tuổi không sao tránh khỏi cuộc chiến này, nếu không có hai con gà  “ đen và đỏ” tranh dành một miếng mồi nhỏ bé trên quê hương chúng tôi, th́ anh đâu có để lại chiến trường một phần xác thịt của Cha Mẹ anh tạo nên h́nh hài một Luân Hoán, phải không? Nếu không có những thế lực “xanh đỏ” ấy, th́ chắc chắn chúng tôi lớn lên trong cái không khí thanh b́nh ở một vùng quê nào đó. Như: buổi sáng đi vào núi / gặp được một con chim / lặng lẽ nh́n chim hót / ḷng vô cùng b́nh yên

 

Nhưng đâu phải vậy. Anh đang tham dự vào cuộc chơi th́ anh phải nh́n thấy cái thực trong cuộc chơi đó, do hai thế lực “ con gà trống đỏ, con gà trống đen” gây nên.

 

Và, hơn ai hết, anh lại là người cầm bút, với cái nh́n thực như bao người trẻ tuổi khác trực tiếp tham dự vào cuộc chiến ( không chạy chọt để về một nơi an toàn) th́ chắc chắn những câu thơ hay những câu văn của người lính cầm bút viết lên sự thật không có nghĩa là “phản chiến”. H́nh như cũng có người cho anh là thế, cũng như có người cho Trần Hoài Thư là thế. Với tôi, cũng tham dự vào cuộc chiến này 10 năm th́ lại cho là “không”. Với cuộc chiến mà chúng tôi trực tiếp tham dự vào. Mù tâm. Trong bài: Trái Tim Hành Quân. Đọc để thấy tuổi trẻ của chúng tôi ngoài chiến trường. Xin trích:

….

“anh bây giờ là tên lính mù
chỉ huy một trung đội điếc
với chiếc c̣i trên môi
và hàng trăm câu chửi tục
anh ném vào lính của anh
niềm âu lo thương mến
biết chúng đă nghe được ǵ
ôi một trung đội điếc
lựu đạn nổ chẳng bằng tiếng gà gáy
lựu đạn nổ chẳng bằng dạ dày cháy lời thèm khát
chúng tiến
chúng tiến đến mục tiêu
anh dũng
chẳng phải một người bỏ mạng
cả bọn anh rồi sẽ hy sinh
ôi mục tiêu
mày là cái ǵ hỡi ?
có phải là miếng ăn
có phải là lá cờ tự do nào treo đó ?
anh đă biết nó là ǵ
em hỡi em, làm sao anh nói
anh chỉ là tên lính mù
chỉ huy một trung đội điếc
dù c̣n đủ tâm hồn
anh cũng sẽ đốt nhà
cũng sẽ bắn trâu ḅ, bắn gà vịt
không hổ ngươi
như lính của anh
phải sống
phải ăn
phải tàn bạo nữa
đó là điều cần trong cuộc hành quân”

….

Hay:

bôi mặt vẽ mày mời các người xem
tôi văng tục luôn như thằng mất dạy
đă thế th́ đừng cố gắng ngạc nhiên
khi mày không hơn ǵ tao mấy tí
lính tráng bây giờ như chiếc đinh đen
đóng chặt đời vào động cơ và nổ
bắn giết b́nh thường như bài tiết như ăn
vậy hỏi làm chi lương tâm bổn phận
bôi mặt vẽ mày đi đứng vô tri
đó chính là tôi
tôi là người lính trận

( Giới Thiệu)

Không hẳn chỉ có anh không đâu. C̣n nhà thơ Huỳnh Hữu Vơ , người lính trực tiếp ngoài chiến trường, đă viết: tôi vào quê hương mang theo quà tặng/ carbin, Thompson, garand, tiểu liên/dành phát cho nhau mỗi thằng mỗi đứa/ dành phát cho nhau mỗi đứa một thằng. Và Huỳnh Hữu Vơ c̣n viết Dưới Chân Đồi Xích Thố những ḍng thơ: Anh phải ngủ thật nhiều ban ngày/để đêm từng đêm ngồi ôm súng gác/anh phải cười nơi đây thật to/để khỏi nghe tiếng súng/anh phải văng tục nơi đây cho đă/v́ thiếu bóng đàn bà suốt tháng/anh phải thủ dâm.

Đấy, những người lính vừa cầm bút ở vào cái tuổi “ Thế Hệ Chiến Tranh” nghĩ ǵ khi chiến tranh càng ngày càng khốc liệt trên quê hương ḿnh. Người nuôi chiến tranh th́ cho là phản chiến. C̣n chúng tôi, những người trực tiếp ngoài mặt trận, th́:  ḥa b́nh ơi, sao lâu quá vậy!

Qua ngần ấy năm, từ năm 1964 ( tập thơ đầu tay được phát hành) cho măi đến tận hôm nay 2011. Với Luân Hoán, tôi vẫn nghĩ anh là một nhà thơ “đích thực” nặng t́nh với quê hương đất nước. Không phải trên mảnh đất miền Trung đầy bom đạn mà anh “ khắc khoải” nhớ quê. Ngoài ra, những nơi khác anh đă một lần đến đều là những “ray rức” trong anh qua những bài thơ anh đă làm với những con chữ rất “giản dị” không mang tính “phủ thủy chữ nghĩa” trong thơ ( chữ của Trần Hoài thư ). Gây cho người đọc một cảm nhận thích thú qua thơ của Luân Hoán.

Viết về Luân Hoán, như đă nói có nhiều người viết . Nhưng với anh, ( một người cùng thế hệ chiến tranh với tôi)  viết và nghĩ về anh, một người dù chưa lần gặp mặt. Dù anh đă gởi tặng tôi vài tập thơ anh đă xuất bản.

Viết về anh, với vài đoạn thơ ngắn được trích ra từ trang nhà của anh, chưa hẳn là đủ với một chiều dài làm thơ của anh. Nhưng, ít ra, tôi nghĩ, phải viết một cái ǵ đó về anh trên một tập chí văn học, chứ không phải trên mạng, như lời đề nghị của Trần Hoài Thư.

Vâng, Luân Hoán, đă gần nửa thế kỷ qua,  thơ anh đă hiện diện

Phạm Văn Nhàn
(Thư Quán Bản Thảo, số 47, tháng6-2011)