Đi T́m Bóng Dáng

Nhà Thơ Luân Hoán qua

tp thơ Thanh Thi

NGUYN TH HI HÀ

 

 

 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

        

 

          Theo b́a sau của tập thơ Thanh Thi do Thư Ấn Quán xuất bản năm 2011, nhà thơ Luân Hoán tên thật là Lê Ngọc Châu sinh ngày 10 tháng 1 năm 1941 tại Hội An, nhập cư Đà Nẵng cuối 1952. Ông hiện đang định cư ở Canada từ tháng 2 năm 1985. Ngoài bút hiệu Luân Hoán ông c̣n dùng các bút hiệu khác như Lư Phước Ninh, Cự Hải, Châu Hải Châu, Lê Bảo Hoàng, Trần Gia Nam, Hà Khánh Quân.

Trang mạng:

http://www.luanhoan.net

email: lebao_hoang@yahoo.com

luanhoan@hotmail.com

 

          Tác giả đoán trước độc giả sẽ thắc mắc Thanh Thi là ǵ nên giải thích bằng hai câu thơ lục bát trên b́a sau của quyển sách. Câu lục ông viết: Thanh thi không phải thánh thi.” C̣n câu bát th́ xin bạn hăy email ông mà hỏi, tác giả sẽ rất vui mà chuyện tṛ với bạn đọc.

          Tôi thú thật là tôi rất dốt thơ, không biết làm thơ, do đó tôi không dám b́nh thơ. Hôm nay ở vai tṛ độc giả, tôi cố vẽ chân dung nhà thơ Luân Hoán bằng những bài trong tập thơ này.

          Luân Hoán là một người si t́nh, v́ si t́nh nên ông trở thành thi sĩ để ca ngợi t́nh yêu và người yêu. Tác giả là người mẫu mực ngay cả trong sự si t́nh. Yêu người ông yêu có qui luật hẳn hoi. Bài thơ đầu tiên, Nội Qui, có mười qui luật cho người trong cuộc t́nh. Từ một đến mười gồm có:

biết mơ màng, đừng quá chàng ràng kề bên, giả bộ lem nhem vần vè làm dáng, phỉnh em đúng lúc làm thinh đúng giờ, biết vào biết ra, sành điệu đào hoa, hài hước nghiêm trang đi đôi ăn khớp, hiền trước dữ sau, nuôi dưỡng cặp chim, chân thật đàng hoàng.

          Luân Hoán yêu suốt đời, trong bài thơ Nếu Như ông viết:

 

nếu như c̣n sống một ngày

tôi quyết dành cả suốt ngày hôn em

nếu như c̣n sống một đêm

tôi sẽ nằm ấp lên em cầm chừng

 

          Người mẫu mực nên ông không say sưa la cà. Ông làm thơ Say nhưng không say rượu, mà say người đẹp:

 

hóa ra là tại v́ em

váy cao sải bước chênh vênh phố chiều.

quả nhiên em là rượu đào

loại rượu chẳng uống ào ào được đâu

phải ngậm cho môi ngấm lâu

cho mạch hạnh phúc len sâu tế bào

rượu em, say chẳng dật dờ

say chẳng cần phải làm thơ làm ǵ

 

Ông có nhiều bạn bè nhưng ông không thích uống rượu:

 

anh hùng hào kiệt đều mê rượu

ta không hảo tửu, làm tiểu nhân

so vai đứng ngó đời ngang dọc

đái trong quần chuyện tiến thân

văn nhân thi sĩ đều hảo tửu

ta không mạnh rượu, làm thường nhân

(Vô Duyên Cùng Mỹ Tửu)

 

ông uống nhâm nhi để ch́u bạn nhưng không thích không khí ồn ào của tiệc rượu:

 

một phút ngồi nghe nói

sốt ruột hết một ngày

một giờ nghe rượu hót

một năm c̣n như say

(Nhậu)

 

Luân Hoán bảo là ngày xưa ông nhát gái, nhưng ông chỉ toàn thinh thích những em xinh. Theo đuổi tán tỉnh nàng măi rồi cuối bài thơ th́ chàng si t́nh lại lém lỉnh chối phăng tôi bảo chưa yêu em có tin?

          Đă rơ ông là người si t́nh bây giờ tôi thử xem diện mạo ông ra sao. Đây rồi trong bài Nh́n, ông bảo ta chừ đích thực đă già, cho dù ta vẫn là ta thuở nào, có cái sống mũi hơi hơi lồi, có mấy sợi râu dưới cằm, ông nh́n chăm chú ḿnh rồi bảo già đâu mà già, tào lao, đầu gối mắt cá bảnh bao vô cùng.

          Ở một bài thơ khác, Chân Dung Một Người, ông nhận xét về ông:

tôi hôm xưa, tôi bây giờ, và trăm năm vẫn gă khờ vô duyên.

Thật ra ông không mẫu mực lắm đâu. Ông thú nhận là đă

Ngoại T́nh với nàng Thơ.

 

Làm thơ là đă ngoại t́nh

nhớ vu vơ loại ngoại t́nh dữ hơn

. . .

nhưng ngoại t́nh . . . rất đau đầu

phập phồng ngó trước nh́n sau tối ngày

thú vị nằm ở điểm này

lấm la lén lút mặt mày trầm tư

 

Ông để lại một phần thân thể ở núi Vàng

 

Núi Vàng, Nghĩa Địa Một Bàn Chân (1)

gởi bác sĩ Kenyon Kugler và bé Phúc xa xưa

. . .

thế rồi tôi lên núi Vàng

bằng trực thăng giữa chiều loang cánh đồng

nằm im mà thấy bềnh bồng

nghe như mây đảo ṿng ṿng trong tim

tỉnh ra sửng sốt giật ḿnh

một đoạn chân đă tuyệt t́nh bỏ đi

bỗng thành cậu bé tức th́

thút tha thút thít như khi bị đ̣n

 

Tôi đă thấy ông là người si t́nh, nh́n thấy dung mạo của ông, và tôi cũng biết ông là người thích triết lư Phật Giáo, phân vân giữa cái c̣n và mất, hữu h́nh và vô h́nh. Mời bạn đọc một đoạn trong bài Nhớ Tiểu Thư Đại Lộc trang 26:

ta đă làm thơ chép tặng em

nhiều bài ngớ ngẩn chẳng đáng xem

nên ta đ̣i lại và ta mất. . .

chưa bao giờ ta có em

 

cũng cái phân vân giữa cái c̣n và mất, ảo và thật, ta lại thấy trong bài Thơ Dành Riêng trang 82

 

ta thiếu em lúc nào?

nhưng chưa hề đánh mất

vẫn c̣n em sờ sờ

trong ḷng ta chất ngất

 

Luân Hoán làm thơ thật dễ dàng. Ông có thể đưa tên của tất cả các bạn, thi sĩ và văn sĩ, vào thơ. Không ngủ được, rón rén thức dậy tránh không đánh thức người nằm bên cạnh, ông làm thơ. Viết bài thơ xong ông lại ngả lưng lên khép nép một bên t́nh, hơi thở ấm hâm trái tim trẻ lại (Sớm Mai Làm Thơ). Nằm bệnh viện được người đi thăm, ông làm thơ (Một Lần Ghé Thăm) những câu thật nồng nàn yêu không nói yêu một lần nào cả, môi khóa môi nhốt nhịp tim đầy. Về thăm lại Đà Nẵng sau 18 năm xa cách ông làm thơ. Trong 125 trang với 56 bài thơ, hơn sáu mươi phần trăm của 56 bài này là thơ t́nh.

Điểm độc đáo nhất của thơ Luân Hoán là độc giả sẽ không t́m thấy những câu thơ diễm lệ trau chuốt, không có cách thôi xao của Giả Đảo, không có cách trau chuốt đánh bóng chữ của Lê Đạt, không hận đời như thơ Nguyễn Tất Nhiên; bước vào cơi thơ của Luân Hoán tôi thấy một tâm hồn dung dị chấp nhận cuộc đời với những thăng trầm của kiếp người. Bất cứ cái ǵ trong cuộc sống cũng có thể là nguồn cảm hứng của ông, các cô nữ sinh ở trường Hồng Đức, cú điện thoại của người quen, bức ảnh, chạy xe trên bến Bạch Đằng Tây, sinh nhật năm 67 tuổi. Khó mà tưởng tượng được một câu nói thường nghe trong cuộc sống hằng ngày vào tay ông lại biến thành một câu lục bát đậm đà. Không phải lúc nào cũng mẫu mực tuân theo luật lục bát, ông có những câu thơ lục bát trúc trắc, duyên dáng phá nhịp điệu như một chiếc răng khểnh nghịch ngợm của một cô gái xinh đẹp. Thơ của ông như tôm chua càng ăn càng nghiện,

như rượu nếp than bà ngoại ủ trong bếp. Uống vào không biết là uống rượu, say mà không biết ḿnh say, v́ cái say rất đằm.

          Tôi nói nhiều làm bạn đọc chán, xin mời thưởng thức thơ ông.

 

Nguyễn thị Hải Hà