LỬA RƠM VÀ LỬA NHIỆT T̀NH

Hà Huyền Chi

 

Từ Công Phụng được biết đến trong giới nhạc những năm đầu thập niên 60. Nỗi tiếng với những bài hát trữ t́nh, với giọng ca thiên phú nồng nàn gợi cảm. Từ Công Phụng là một trong số rất hiếm các nhạc sĩ đă bước lên thang danh vọng bằng cửa chính, và cũng bằng những bước đầu tiên.

        Phụng đến với thính giả, cũng như người nghe t́m đến anh bằng một thái độ đ́nh đạc và thanh nhă, bởi những nét nhạc Phụng không ồn ào, không thể là lối nhạc của đám đông. Và bởi cách khác tế nhị hơn: Từ Công Phụng không muốn khai thác giọng ca thiên phú của anh như một món hàng thương mại. Anh trân trọng ôm giữ cái vốn trời ban, như một người hoàng đạo ôm giữ thánh thể, như kẻ biển lận ôm giử kho tàng châu ngọc, là giọng hát ấy. Phụng chỉ cất tiếng khi nào anh thích. Như một món quà chân t́nh cần được trao đi, chân t́nh ân cần gửi đến lớp kháng giả mà anh quư mến. Thông thường anh thích hát chỉ cho bằng hữu, hoặc anh hát một ḿnh.

        Thái độ chọn lựa khó khăn đó đă không đưa đẩy ngôi vị của Từ Công Phụng thành một thứ thần tượng, một thứ hiện tượng, một thời thượng nào đó. Sự thật là hiện tượngTừ Công Phụng vẫn có đó như một loài đá quư vẫn âm thầm tỏa sáng ở cùng khắp mọi người và không gian, nhưng thời thượng th́ không, ngàn lần không! Bởi Phụng coi ca nhạc như một lẽ sống, nhưng anh lại không thực ḷng muốn kiếm sống bằng ca nhạc. Tác giả của những bài hát nồng cháy tim người, tuổi xa người ..vv.. đă từ chối lớp hào quang vay mượn của ánh đèn sân khấu, để t́m đến một miền khổ hạnh hơn cho việc soi sáng tâm thức và trí tuệ. Người ta thấy anh ở giảng đường trường Quốc Gia Hành Chánh, rồi trường Luật nhiều hơn thấy anh trên sân khấu với cây đàn.

        Gă luật sư tập sự đă ôm đàn như một lá chắn để tự vệ khi Sài G̣n đổi chủ, như một thứ thuốc an thần để giữ vững ḷng tin, trong suốt thời giang vượt biển, lêu bêu trong những trại tạm cư trong gia đoạn cặm cụi học cho xong một cái nghề trên đất tạm dung, Phụng đă có một nghề bỏ túi, một nghề không liên quan ǵ đến ca nhạc, và c̣n đôi chút tương phản là khác: nghề in. Rời xưởng máy, với bàn tay nhem nhuốc mực như một anh đạo tỳ, bỏ lại đằng sau những tiếng động ồn ào của cơ khí, những chồng giấy phải bê lên vác xuống như tập tạ, đó là những lúc Phụng thấy thương yêu cây đàn hơn bất cứ vật ǵ.

        Và bây giờ Phụng trở lại sân khấu, với ánh đèn như một cách tạ ơn đời, một nhà truyền đạo, một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Phụng muốn khơi động cái mà Cộng Sản muốn chôn vùi, hủy diệt cho mất dấu. Phụng muốn đánh thức những kỷ niệm tiếp sinh khí cho những đời t́nh đang mai một nhạt nḥa trong quên lăng bên trong những ṿng xoay bánh nghiến tàn bạo của thực tại. Thủy chung, anh vẫn dành cho nghệ thuật một ngôi vị thuần khiết, bên ngoài những chật vật của nợ áo cơm.

        Từ một môi trường khắc biệt và không là sở trường anh, Từ Công Phụng đă thực hiện một số ca khúc mới mà những khuông nhạc là kẽm gai, mỗi nốt nhạc lời ca như dao nhọn nhằm thẳng vào phía kẻ thù Cộng Sản Việt Nam.

        Tôi may mắn được anh cho nghe một số những bài hát đó. Hỏi, sao chưa cho phổ biến th́ Phụng cười.

        Tôi chưa thật hài ḷng với những sáng tác mới này. Cần phải mài nhọn thêm nữa. Đánh Cộng Sản bằng văn hóa, bằng nghệ thuật, ta cần nhiều chất lửa hơn là khẩu hiệu.

        Tôi hiểu được đều Phụng đắn đo, bởi thận trọng vốn là một đặc tính nơi anh. Hơn nữa chúng ta thử một lần nh́n thẳng vào thực tại, tự vấn lương tâm xem sao? Chúng ta đă làm những ǵ để chào đón, khích lệ những sáng tác chống Cộng bằng lửa hờn và dao nhọn đó? Những bài ngục ca của Phạm Duy phổ từ thơ Nguyễn Chí Thiện, Em Nhớ Mầu Cờ của Nguyệt Ánh chỉ ồn ào lên một dạo, bừng lên chút lửa rơm rồi tắt lịm ch́m sâu vào quên lăng. Những sáng tác đồng loại: Tủi Nhục Ca của Hà Thúc Sinh, như những Lời Ca Thép của Châu Đ́nh An, Tắm Mát Ngọn Sông Đào, sáng tác chuyển ra từ quốc nội và gần đây nhất là Thân Phận Biệt Xứ của Trần Quan Long cũng đều chịu đựng một số phận. Số phận hẩm hiu bởi những đón tiếp lạnh nhạt và hờ hững của đám đông thưởng ngoạn.

        Câu hỏi được nêu ra như những lời bào chửa gượng gạo và thiếu lương thiện: Phải chân những sáng tác ấy có quá hời hợt, chưa hội đủ kích thước, tiêu chuẩn nghệ thuật để được chào đón đúng mức và để tồn tại? Câu trả lời bao biện khéo léo cách nào cũng chỉ làm chúng ta buồn ḷng thêm, bởi dù muốn chúng ta cũng không thể phủ nhận được cái giá trị nghệ thuật, lửa nhiệt t́nh, và cung cách phi thường mại của những người sáng tạo và sản xuất Ngục Ca,Tủi Nhục Ca và Thân Phận Biệt Xứ. Thử hỏi chúng ta đă có mấy người nghe đủ một lần những bài ca chứa đựng tim óc, dao nhọn và thuốc súng dầy rẫy trong suốt những cuốn băng nhạc ấy? Quả thực là chúng ta đă quá bất công, và tội ác nữa, khi lớn tiếng đ̣i hỏi nơi những nghệ sĩ sáng tạo phải làm cái công việc chống Cộng bằng văn hóa, mà chúng ta lại quá thờ ơ trước những công tŕnh sáng tác ấy của họ.

        Xin trở lại với Từ Công Phụng, với những t́nh khúc bất tử của anh. Hơn hai mươi năm ca hát với gần năm mươi bài ca đa số được yêu thích của những người sành điệu. Phần lớn những tác phẩm thành danh đă được tác giả cho in trong các tuyển tập như t́nh khúc Từ Công Phụng 1966, Trên Ngọn T́nh Sầu 1970, Giữ Đời Cho Nhau 1983.

        Qua những nhạc phẩm ấy, chúng ta đă nh́n thấy một Từ Công Phụng thoải mái bay múa trong thể loại t́nh ca, anh đă tự tạo cho ḿnh một thế đứng vững chắc, một sắc thái riêng biệt chỉ có ở nơi nhạc Từ Công Phụng. Và tôi thành thực ao ước rằng, Từ Công phụng sẽ c̣n giữ được cho anh cái phong thái tài hoa chuyên biệt đó cho những sáng tác mới của anh trong suốt những ngày tháng c̣n lại. Hăy để những nụ hồng, những hướng dương c̣n măi là hoa cho đời sống thơm hương.                                                                                  

 

Olympia – 1984

Hà Huyền Chi