T́m Hiu Tác Gi

Qua Người Bn Đời

tp chí Sóng Văn, Hoa Kỳ

 

“Nhằm t́m hiểu về đời sống, tâm cảm và phương thức làm việc” của một số tác giả, tạp chí văn học Sóng Văn do nhà văn Nguyễn Sao Mai chủ trương, đă thực hiện một số phỏng vấn thật hy hữu. Những người trực tiếp trả lời, không phải là tác giả, như thường gặp. Những giải đáp được bày tỏ bởi những người đi bên cạnh tác giả, gần suốt một đời. Loạt phỏng vấn gồm một số câu hỏi đồng nhất cho nhiều người; được đi nhiều kỳ trên Sóng Văn, phát hành tại Hoa Kỳ, năm 1997. Hiện nay, tạp chí đă đ́nh bản. Vuông Chiếu xin phép được giới thiệu đến bạn đọc.

(ghi chú: những bài phổ biến này, không theo đúng thứ tự tạp chí đă xuất bản, sự giới thiệu trước sau cũng tùy theo việc đánh máy, tuy nhiên dưới mỗi bài có ghi rơ số tạp chí cũng như ngày phát hành)                              

 

Vuông Chiếu

 

 

Nhiếp nh Gia Lê Quang Xuân

quaNguyn Thanh Kiên

 

 

 

 

 

 

 

SV: Trong cơ duyên nào bà đă đến với người bạn đời của ḿnh ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui ?

 

Nguyễn Thanh Kiên (NTK): cuộc t́nh đưa đến hôn nhân của chúng tôi bắt đầu bởi một người trung gian. Người đó là ông anh họ tôi. Anh ta mê nhiếp ảnh, quen thân với anh Xuân, nên tôi được giới thiệu để làm một người mẩu. Từ người mẩu trở thành vợ của ông “phó nḥm tài tử” năm 1962. V́ cuộc sống êm đẹp, nên chúng tôi không có kỷ niệm vui, buồn nào thật đặc biệt để nói ra.

 

SV: Nhiều người thường quan niệm rằng: các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đ́nh. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông nhà th́ sao ?

 

NTK: Có lẽ khác với mọi người đàn ông nghệ sĩ khác, chồng tôi, có thể nói là một tay nội trợ giỏi, quán xuyến. Ảnh làm được những món ăn ngon, nhất là các món nhậu miền Nam. Trong chặng đời sống ở nước người, nam nữ sinh hoạt b́nh đẳng, nên việc nội trợ của chồng tôi càng thêm sắc sảo. Trừ những giao tế bên ngoài, hơi ỷ vào các con, hoặc đôi khi lười.

 

SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà c̣n thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác ?

 

NTK: Ngoài mê say ngành nhiếp ảnh, chồng tôi thích cùng bạn bè lai rai ba sợi. Các môn khác nữa là xem bóng tṛn, quần vợt. Nghe nhạc êm dịu  cũng là một sở thích của anh. Gần đây, anh khoái thực hiện những mẩu b́a sách báo của các bạn văn hoặc của vài nhà xuất bản như Đại Nam, Phù Sa, Sông Thu nhờ làm.

 

SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác?

 

NTK: Là một người mê ảnh nghệ thuật, mê mặt trời, nên chồng tôi thường có những buổi săn ảnh từ sớm mai hoặc lúc sắp hoàng hôn. Ảnh muốn nhốt ông Thái Dương vào phim ngay từ lúc ông ta mới ló ra, hoặc chuẩn bị đi ngủ. Chồng tôi thường đi săn ảnh một ḿnh trên rất nhiều vùng của đất nước. Qua xứ người, các chuyến săn ảnh giảm sút và đôi lần ảnh đi cùng với vài người bạn mê mà không chơi ảnh. Hồi ở Việt Nam, chồng tôi có một pḥng tối “dă chiến” để pha thuốc tráng phim và phóng ảnh. Ảnh làm việc trong im lặng, chú tâm tuyệt đối, quên cả giờ cơm.

 

SV: Bà đă từng có nững đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà ?

 

NTK: Nghề nhiếp ảnh, nhất là ảnh nghệ thuật có lẽ quá chuyên môn, nên tôi không có tài đóng góp ǵ cho chồng tôi.Việc khen những tấm ảnh đẹp th́ thường có. Chê th́ không.

 

SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông nhà đă được giới thiệu rộng răi trong quần chúng ?

 

NTK: Tuy không rành về nhiếp ảnh, nhưng qua những thành công mà chồng tôi thu về bằng các bằng khen, huy chương, tôi nghĩ rằng những tấm ảnh nghệ thuật do chồng tôi thực hiện là những tác phẩm có giá trị. Gần đây, cơ sở văn hóa Nắng Mới có thực hiện cho chồng tôi một tập ảnh trang trọng với nhiều nhà văn, nhà thơ cảm tác, điều đó nói lên giá trị nghệ thuật của các tác phẩm chồng tôi ghi lại bằng ống kính.

 

SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông nhà, bà có những nhận định ǵ về t́nh h́nh sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại ?

 

NTK: Tôi không có ư kiến về câu này.

 

SV: Cá nhân bà đă và đang sinh hoạt trong lănh vực nào ? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hổ tương trong việc sáng tác của ông nhà ?

 

NTK:  Là một người “nâng khăn sửa túi” ở Việt Nam, qua đây, ngoài việc tiếp tục chức năng này, tôi c̣n phải đóng góp tài chánh cho cuộc sống gia đ́nh nên phải lao vào nghề kim hoàn. Nghề này không trở ngại và cũng chẳng hỗ trợ ǵ cho việc chơi ảnh hơi tốn tiền của chồng tôi.

 

SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi ḍng tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi ḍng về cá nhân bà, đại khái quê quán, hoài bảo...

 

NTK: Chồng tôi tên là Lê Quang Xuân, sinh năm 1939 tại Bến Tre. vào làng ảnh Nghệ thuật Việt Nam từ năm 1964. Hiện nay là hội viên của các hội ảnh quốc tế như: Hội Ảnh Hoàng Gia Anh Quốc, Hội Ảnh Quốc Gia Canada, Ủy viên ban chấp hành hội ảnh Hoàng gia vùng đông và trung Canada...tác phẩm đă triển lăm nhiều lần, nhiều nơi trong nước, nhiều quốc gia. Các huy chương đă được gần đây nhất: Huy chương vàng và bạc toàn quốc Canada 1995. Giải Chân Dung và Trừu Tượng năm 1996.

Sách đă xuất bản: Việt Nam Quê Hương Tôi, gồm 70 tác phẩm màu cở 8. ½ x 11, đúng tiêu chuẩn quốc tế, phát hành năm 1994.

          Phần tôi, con gái xứ B́nh Dương, tên thật Nguyễn Thanh Kiên. Hiện sống tại Canada với chồng và hai con. Không có hoài bảo chi nhiều ngoài một cuộc sống b́nh thường hạnh phúc. Cảm ơn tạp chí Sóng Văn, các bạn đọc khắp nơi.

 

 

(trích Sóng Văn, số 8 & 9,  tháng 5 – 8 /1997)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thu mun

ảnh Lê Quang Xuân

thơ CUNG VŨ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đêm sương giá thành băng

Ngày nối ngày đi mất

Đường xa trăm dặm khuất

Lệ tuyết động hai hàng...

 

Em ơi, em ơi, em...

Th́ thầm gió gọi tên

Nghe như lời giun dế

Cuồng điệu hắt qua thềm

 

Đă mấy mùa thu, xa

Đă thấy t́nh xuân, qua

Nắng hanh vàng trên lá

In h́nh dấu tim pha

Ôm đàn, không muốn hát

Thăm thẳm một phương người

Se se buồn hiu hắt

Lá úa c̣n có đôi

 

Cung Vũ

 

Dáng hoa

ảnh Lê Quang Xuân

thơ Luân Hoán

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tựa vai vào gốc cau già

Em vu mộng hay là nhớ ai

Nắng hôn trũng ngực áo dài

Ta nghe ḿnh chợt thiệt tḥi cái chi

 

Lúa xanh hí hửng nghĩ ǵ

Thong dong vươn ngọn xuân th́ trổ bông

Trời mây ửng vạt nước trong

Ánh lên chóp nón ṿng ṿng thương yêu

 

Ḷng em rộng được bao nhiêu

Mà đôi mắt gởi trăm chiều không gian

Meo thân cau cũng bàng hoàng

Huống chi ḷng dạ anh chàng làm thơ

 

Áo em đỏ quá không ngờ

Nụ hoa dao chợt nhập vào dáng hoa

 

Luân Hoán

(từ sách ảnh Việt Nam Quê Hươmg Tôi

của Lê Quang Xuân)