T́nh không đẹp như thơ

 

 


truyện ngắn của

Nguyễn Thị Thanh Dương

 

 

Chị đến Mỹ muộn màng và yêu cũng muộn màng. Các anh chị của chị đến Mỹ từ lâu, họ làm bảo lănh cha mẹ, rồi đến chị, diện anh chị em không được ưu tiên cao, nên lá đơn bảo lănh nộp sở di trú khi chị 25 tuổi, đến 37 tuổi, chị mới được đặt chân đến Mỹ.

Mười hai năm chờ đợi ấy, chị đă phải hi sinh rất nhiều, không dám yêu ai và chẳng dám đáp lại t́nh ai. Bố mẹ chị đă răn đe “ Bất cứ giá nào cũng phải đợi đi Mỹ để đoàn tụ với gia đ́nh, con nhé! không được yêu thương thằng nào hết”. Chị vừa vâng lời cha mẹ, vừa mộng mơ, tưởng tượng: “Thôi th́ ráng hi sinh những t́nh cảm bên này, qua bên ấy, tha hồ lựa chọn một tấm chồng, cỡ bác sĩ, kỹ sư… trở lên, thà muộn mà ngon lành, c̣n hơn sớm, phải ở lại Việt Nam, t́nh yêu nào cũng sẽ lụi tàn, mà chuyện áo cơm th́ vất vả cả đời”. Và chị hớn hở chờ đợi.

Qua Mỹ, đến nay đă 3 năm, chị đă sốt cả ruột mà chưa t́m đâu ra một ông bác sĩ, hay kỹ sư. Vậy mà, ở Việt Nam, người ta cứ đồn rằng qua Mỹ lấy chồng dễ ợt, bạn bè, hàng xóm khoe con em họ lấy chồng có đủ loại bằng cấp nọ kia, dù những cô gái may phước đó chẳng đẹp hơn chị là bao ! Th́ chị cũng có quyền hi vọng như thế lắm chứ.

Bây giờ chị mới hiểu rằng, người Việt Nam ở Mỹ, học hành,thành đạt thật đấy, nhưng con gái Việt Nam ở đây không c̣n khan hiếm nữa, những thế hệ sau này đă lớn lên, đủ “cung cấp” nhu cầu tại chỗ, chưa kể “thị trường” trong nước Việt Nam th́ vô tận, các cô gái trẻ đẹp luôn khao khát, chờ mong được Việt Kiều về cưới và mang họ qua Mỹ.

Thế nên, chị lạc lỏng giữa ḍng đời, giữa xứ Mỹ và giữa cái tuổi không c̣n trẻ và chưa đủ già của chị..

Nước Mỹ, sau vụ 9-11 kinh tế khó khăn, công ăn việc làm bị hạn chế, chị không có tay nghề, kinh nghiệm.Vốn liến tiếng Anh chỉ lưu loát được 3 chữ: “ No, Yes, Thank you”,nên chị xin việc hăng nào là cầm chắc bị hăng đó từ chối. Cuối cùng, chị cũng được một chỗ làm để kiếm ra tiền, khỏi sống nhờ vào các anh chị, là làm may cho một shop của người Việt Nam, họ chỉ cần chị biết may, thế là đủ! Nên khả năng nói lưu loát 3 chữ “ No, Yes, Thank you”của chị vẫn dư thừa, để dành đó, không cần đụng tới.

Cả ngày chị cặm cụi vào cái máy may, vào những miếng vải cắt sẵn, và dăm ba câu chuyện vặt với người bạn may bên cạnh, dần dần cũng thành tẻ nhạt, người ta có chồng có con, nên cứ nói đến đề tài này là chị “né”, v́ sợ động vào nỗi đau âm thầm của chị. Chị chỉ c̣n một niềm vui duy nhất đó là cuối tuần đi chợ, nh́n đủ các gương mặt lạ, những hàng hoá, thực phẩm, để nghĩ đến những món ăn ngon sẽ nấu.Và nhất là xin được mấy tờ báo, về nhà nằm khểnh đọc chơi !

Ở thành phố này, có bao nhiêu tờ báo phát hành, chị đều xăng xái xin đủ cho bằng được, thiếu một tờ là chị áy náy. Báo free mà, không mất tiền th́ cứ hưởng tối đa, không đọc được mục này th́ cũng đọc mục nọ, mà nếu không đọc ǵ hết cũng… chẳng sao, tờ báo sẽ đem ra lót bàn, đựng rác. Khi gọt trái cây, dùng để đựng vỏ, đựng hột, và túm lại dễ dàng trước khi nhét vào thùng rác.Tiện lợi mọi bề !

Thường th́ chị hay đọc mục “T́m bạn bốn phương”, thấy người ta đăng báo t́m bạn, chị cũng ham quá, nhưng vẫn thấy ngần ngại, sợ cha mẹ, anh chị biết rơ “tâm địa” chị đang muốn lấy chồng, nên chị chưa bao giờ có ư định đăng lên những lời khao khát của chính ḿnh.

Một hôm, chị ngồi buồn, chẳng biết làm ǵ, bèn gọt một trái xoài ăn chơi. Trải tờ báo ra bàn, chị vừa gọt vỏ xoài vừa lơ đăng đọc một bài thơ nằm ch́nh ́nh trên trang báo trước mặt chị. Bài thơ than thân, trách phận và oán đời, nghe mà năo nề của tác giả Phong Trần.

Bài thơ đă làm chị xúc động, cái bút hiệu Phong Trần càng làm chị xúc động hơn, chị tưởng tượng nhà thơ Phong Trần dày dạn gió sương, cũng đang là một kẻ cô đơn, ṃn mỏi như chị, chị muốn cắt bài thơ ra để dành, nhưng những vỏ xoài đă dính lên bài thơ làm ướt nhẹp. Nghĩ mà tội nghiệp cho nhà thơ, có biết đâu tác phẩm tim óc của ḿnh bị ngược đăi, ơ hờ như thế. Nếu chị không vừa gọt trái xoài vừa liếc mắt đọc bài thơ cho đỡ sốt ruột th́ có lẽ chẳng bao giờ chị biết đến nhà thơ Phong Trần cả.

Từ hôm ấy trở đi, mỗi tuần chị đều chăm chú giở từng trang, tờ báo mà chị đă “gặp” nhà thơ Phong Trần trong lúc gọt xoài, để t́m thơ anh. Chị đọc từng chữ, từng ḍng và ghiền thơ anh hồi nào không hay. Chị liền bạo gan, gọi phone tới toà soạn báo để hỏi thăm và xin số điện thoại của nhà thơ Phong Trần với tấm ḷng ái mộ. Chị không ngờ, cú phone đầu tiên chị gọi nhà thơ Phong Trần được hân hoan đón nhận đến thế, nghe chị nói rất thích thơ anh, nhà thơ Phong Trần đă kiên nhẫn chép tay cả chục bài thơ và gởi bằng bưu điện cho chị.

Từ đấy, ngành bưu điện đang hồi ế ẩm, bỗng nhiên vớ được hai khách hàng chăm chỉ viết thư cho nhau, nhờ bưu điện chuyển giùm, và cũng từ đấy, mỗi lần thơ anh đăng lên báo, đều ghi tặng tên chị phía dưới, những bài thơ anh dịu dàng hơn, t́nh tứ hơn, làm chị cảm động.

Chị mang đến shop may một trái tim vui đang yêu, chị ḍ dẫm để khoe khéo với bà thợ may bên cạnh, mà chị từng tṛ chuyện mỗi ngày:

- Nhà chị có hay đọc báo chí Việt Nam không?

- Có chứ, cả nhà cùng đọc, ở xứ Mỹ buồn thấy bà. Cuối tuần có báo “chùa” đọc cũng vui.

- Thế chị có đọc tờ báo…

kia cướp lời, nhanh nhẩu:

- Đă nói là báo nào cũng đọc hết trơn, báo cuốn, báo tờ có đủ cả. Một mặt ông xă đi lấy, một mặt tôi đi chợ xin thêm, nên không sót tờ nào. Có khi c̣n lấy dư, ê hề chật cả nhà..

Chị vừa trách vừa thấp thỏm vui mừng:

- Lần sau lấy báo vừa đủ coi thôi, lấy dư người khác không có đọc, tội người ta. Thế chị có đọc thơ của nhà thơ Phong Trần không?

Bà bạn may khựng lại:

- Ủa!...thằng đó là thằng nào?

- Sao chị bảo báo nào cũng đọc hết? Phong Trần là một nhà thơ…

kia lại nhanh nhẩu:

- Ôi, ai hơi đâu để ư tới mục thơ thẩn, tôi chỉ khoái coi mục tử vi hàng tuần thôi hà. Thơ của thằng Phong Trần hay của bất cứ ai cũng không nhằm nḥ ǵ với tôi hết.

Chị bực ḿnh, nghĩ thầm “ Con mẹ này trước ở Việt Nam, chuyên mua bán ve chai, lông vịt, tŕnh độ đâu mà đọc văn thơ?”.

Chị lại gói niềm riêng, đợi khi nào gặp được người “cao cấp” hơn sẽ hỏi. Một hôm, có cặp vợ chồng, bạn của người anh, đến nhà chị chơi, cả hai đều là kỹ sư điện, họ rất thân với gia đ́nh chị, chị liền lân la đến gần người vợ để chuyện tṛ:

- Chị ơi, chị có thích đọc thơ của nhà thơ Phong Trần, đăng trên báo Việt Nam ở đây không?

Bà kỹ sư điện trả lời nhanh như điện:

- Chị không có th́ giờ đọc mấy bài thơ đăng trên báo chợ đâu em ạ, thơ chẳng ra thơ, vần một nơi, ư một nẻo, có đọc chỉ thêm bực ḿnh !

Chị cố gỡ gạc, giải thích:

- Cũng tuỳ chứ chị. Em thấy thơ của nhà thơ Phong Trần có hồn lắm…

Bà kỹ sư vẫn chua ngoa:

- Ở Mỹ người ta ai cũng lo đi cày để kiếm tiền, đa số những đứa dở hơi mới rảnh để làm thơ đăng báo.

Rồi bà hùng hồn chỉ trích:

- Báo chí ở Mỹ ai làm chả được! Trước kia ở Việt nam, là một anh thợ mổ thịt heo hay đạp xe 3 bánh, sang đây cũng có thể làm chủ báo ngon lành, bài vở lên internet lấy xuống, hay dịch vớ vẩn từ báo Mỹ. Lại thêm có những đứa dở hơi như nhà thơ Phong Trần nào đó, cặm cụi, bỏ th́ giờ, sáng tác thơ văn, gởi về đóng góp cho tờ báo.

Chắc bà kỹ sư ngày xưa thất t́nh một anh nhà báo, nên mới cay cú thậm tệ giới này? Làm một tờ báo ít nhiều cũng phải có kiến thức hay năng khiếu về báo chí, văn thơ, và nhất là ḷng yêu nghề th́ tờ báo mới sống c̣n. Chị chẳng hơi đâu tranh luận vấn đề này làm ǵ !

Chị buồn quá, thế là từ thành phần lao động đến trí thức, không ai biết đến nhà thơ Phong Trần của chị cả, nói ǵ đến tên chị, đứng khiêm nhường, bé nhỏ dưới mỗi bài thơ của anh? Th́ thôi, ḿnh chị đọc thơ anh, ḿnh chị hănh diện vậy.

Mối t́nh thơ của hai người kéo dài được hơn hai chục số báo, và mấy chục lá thư qua đường bưu điện, th́ họ bắt đầu hẹn để nh́n mặt nhau cho thoả ḷng thương trộm nhớ thầm. Chị đă e ấp nh́n anh :

- Anh ơi,tại sao anh lấy bút hiệu Phong Trần, nghe lăng mạn và bụi đời thế?

Anh trả lời thản nhiên:

- Có ǵ đâu, tên anh là Trần văn Phong !

Th́ ra thế! tên anh Trần văn Phong viết ngược theo kiểu Mỹ thành Phong Trần, vô t́nh trở nên lăng mạn,rất thích hợp cho một người làm thơ như anh. Chứ anh có phải cất công suy nghĩ cho cái bút hiệu của ḿnh đâu !

Chị không đẹp lắm, độc thân và trinh nguyên nhưng hơi cứng tuổi, c̣n anh, hơn chị đúng 10 tuổi, đă một đời vợ, li dị, hai con theo mẹ, cho nên mấy năm nay anh trở thành người đàn ông độc thân, đi về một bóng, anh mong có một người đàn bà cho căn nhà ấm lên, cho ḷng anh đỡ trống trải.

Thế là họ không có ǵ để chê nhau cả, mối t́nh thơ đă đi đến đoạn kết mong muốn: Họ cưới nhau.

Chị lấy anh v́ sau 3 năm sống ở Mỹ, chị biết rằng khó có thể kiếm một tấm chồng bằng cấp Bác sĩ, kỹ sư, khi tuổi chị đă xế chiều và nhan sắc chẳng có ǵ đáng nhớ. Như món hàng ế ẩm, muốn bán được, cần phải hạ giá đến đại hạ giá. Chị đă “on sale” cuộc đời chị, lấy một người chồng chẳng những đă không bằng cấp mà c̣n có một quá khứ ḷng tḥng vợ con, dù anh hết t́nh hết nghĩa với người vợ, nhưng hai đứa con, chắc vẫn đậu lại trong ḷng anh nỗi thương nhớ xót xa? Trái tim anh có yêu chị cách mấy, đôi khi cũng tạm ngừng nghỉ để quay về với hai con. Chị cũng đành thôi, ở đời có ǵ tuyệt đối đâu?

Khi đọc một bài thơ, không nh́n thấy tác giả, bài thơ hay sẽ làm rung cảm ḷng người, nhưng khi nh́n thấy tác giả th́ những rung cảm ấy sẽ giảm đi một ít, và nếu sống cùng một nhà với tác giả, th́ bài thơ bỗng trần trụi như đời thường của người đă sáng tác ra nó.

Những ngày, những tháng trôi qua, chị không c̣n thấy thơ anh hay nữa, dù mỗi khi đăng báo, anh vẫn đề tặng tên chị, và chị đă ngạc nhiên, không hiểu sao chị lại thay đổi nhanh chóng thế?

Nhà thơ Phong Trần mà chị ngưỡng mộ và yêu mến ngày nào, bây giờ là một thằng đàn ông suốt ngày cởi trần trùng trục vào mùa Hè, anh mặc duy nhất cái quần đùi, đôi vai anh gầy, nhô lên, tưởng gío cũng có thể lung lay, vậy mà trước kia anh đă làm bài thơ với câu: “Đôi vai anh sẽ là nơi em tựa”. Thơ chỉ là bịa đặt, chẳng thực tế với người.

Anh thường ngồi ở ghế, hai chân thô lỗ gác lên bàn, vừa nhâm nhi ly trà nóng vừa sáng tác thơ, trong khi ngoài bếp, chị đang nấu nướng, dao thớt khua lên, chảo mỡ kêu ́ xèo. Và trong pḥng th́ thằng cu Tí bé bỏng của hai người đang nằm o oe chơi một ḿnh, nhưng khi nó khóc ré lên, chính anh là người phải vội vàng hạ chân xuống bàn, cắt đứt ḍng tư tưởng đang tuôn ra, để chạy lại tủ lạnh.lấy b́nh sữa, nhét vô miệng thằng con, hoặc tệ hại hơn, anh phải thay diaper cho nó, mất nhiều thời gian hơn, xong việc th́ ư thơ cũng bay xa.Tác phẩm bằng xương bằng thịt, đă hại tác phẩm tinh thần của anh.

Có lần, anh ngồi ĺ để viết cho xong một ư thơ, không chạy ra đáp ứng ngay tiếng khóc của thằng Cu Tí, th́ vợ anh đă lớn tiếng:

- Không ra mà lo cho nó đi! Thơ với thẩn, để thằng nhỏ… chết đói bây giờ.

Anh tức giận nh́n “nàng thơ”của anh, người đă từng dịu dàng, âu yếm đi vào những bài thơ của anh, bây giờ hiện nguyên h́nh là một con mẹ khô cằn sỏi đá, đầu óc lúc nào cũng toan tính đến chuyện thực tế, đói no, bạc tiền. Trước chị ngưỡng mộ anh, coi thơ anh là hương hoa trong cuộc sống, bây giờ những hương hoa ấy đă bay đi, đă trở thành những món phụ tùng không cần thiết.

Một buổi sáng thức dậy, trời chuyển gió lạnh, ḷng anh bỗng vu cảm xúc yêu thương khi nh́n ra ngoài trời những chùm lá cây đẩy đưa trong gió. Anh thèm được rủ chị cùng anh đi sóng đôi trong cái không gian lạnh lẽo ấy để t́m hơi ấm của ḷng nhau. Anh phấn khởi hỏi chị:

- Em ơi, ngoài kia đang gió lạnh. Em có biết anh đang mơ ước ǵ không?

Chị đáp sỗ sàng:

- Mơ ước có một tô phở nóng hổi với đầy đủ tương ớt, ng̣ gai, húng quế ngay trước mặt để ăn cho ấm người chứ ǵ? Hôm nay tôi không có rảnh mà hầm xương nấu phở cho anh đâu !

Trời ơi! Khi không mà anh thấy lạnh cả ḷng, lạnh hơn cả những chùm lá trên cây đang run lên v́ gió lạnh ngoài kia.

Nhưng cũng chưa lạnh, chưa đau bằng những bài thơ anh đang viết dở dang, những ư thơ chợt đến, anh đă ghi vội trên tờ giấy để trên bàn đă bị chị “clean up” vứt vô thùng rác thẳng tay, không một thắc mắc. Anh tiếc đứt ruột, trách chị, th́ chị nghênh mặt lên, đe doạ:

- Quư hoá ǵ? Thơ với thẩn viết lung tung rác cả nhà. Lần sau anh c̣n để bừa bộn tôi giục thùng rác nữa đó.

Anh đành ngậm ngùi ra… moi thùng rác t́m lại mảnh giấy thơ lẫn lộn với những tă dơ của Cu Tí, và những thứ rác rưới khác. Chị đâu biết rằng một cảm xúc nào đó đă qua rồi đâu dễ ǵ t́m lại được nếu không ghi vội trên những mảnh giấy kia.

Thỉnh thoảng anh gọi phone thăm hai đứa con của đời vợ trước, một đứa đă lớn, một đứa c̣n đang học high school, thương con,anh muốn gởi cho nó một hai trăm làm quà, “Nàng thơ” của anh đă trề môi mai mỉa:

- Lương công nhân có là bao, mà hứa hẹn cho nó tiền? Hăy làm bài thơ tặng nó cho có t́nh nghĩa… Thế mới là vô giá.

Anh đau xót và tủi quá, chẳng lẽ lại căi nhau, lại li dị? Cuộc đời đâu có đủ dài cho con người, để họ thử thách lấy nhau, bỏ nhau, như tṛ chơi trẻ con, thích đó, rồi lại chán chê, muốn bỏ?

Anh vẫn đi làm công nhân và vợ anh đi làm ở shop may, thằng Cu Tí đem gởi bà ngoại chiều tối mới mang về.Vợ anh đang chạy đua với thời gian, chị sang Mỹ muộn, lấy chồng muộn, và có con muộn, nên muốn làm gấp rút, kiếm nhiều tiền để mua nhà như người ta, ở nhà thuê, trả tiền tháng nào là mất luôn tháng đó. Ước mơ b́nh thường thế mà trời cũng không để yên. Anh bị lay off, anh không có tội ǵ cả, hăng không có việc nên phải giảm bớt nhân viên. Vậy mà chị đổ tội cho anh:

- Sao bao nhiêu người, hăng không lay off mà lại là anh? Chắc tại anh mải nghĩ thơ nghĩ thẩn, làm không được việc, nên họ đuổi cho bơ ghét chứ ǵ?

Anh làm ngơ, chấp chi con đàn bà nông cạn! Anh lo đi làm giấy tờ xin hưởng tiền thất nghiệp, rồi thủng thỉnh xin việc làm sau, nhân lúc rảnh rỗi bất đắc dĩ này, anh nghỉ ngơi và làm thơ. Cuộc đời là thế, ngay cả khi hoạn nạn, cay đắng cũng có thể thành thơ. Nhưng con vợ, không để anh yên, chị đi ra, đi vào, lườm nguưt, thấy anh vẫn cầm bút, vùi đầu vào trang giấy, chị chịu không nổi, ghé mắt vào sinh sự:

- Anh đang làm ǵ đó?

Anh cười dù thật ḷng chẳng muốn cười:

- Làm thơ !

Chị kêu lên, như chưa từng thấy anh làm thơ bao giờ:

- Trời ơi, không lo viết đơn xin việc mà c̣n ngồi làm thơ? Thơ có ăn được không? Có đổi ra tiền để đi chợ hay trả bill được không?

Anh kiên nhẫn:

- Tất nhiên là không! Nhưng nó cho anh một niềm vui…

“ Nàng thơ” ngày nào của anh lồng lộn lên:

- Anh sống không có… lập trường như thế à?, phải đối diện với thực tế, phải đi t́m việc làm chứ.

Rồi chị nghẹn ngào như một người vợ đau khổ khi bị chồng phụ rẫy:

- Bây giờ tôi mới hiểu lời của chị kỹ sư, bạn của anh tôi, chị ấy nói “Mấy đứa làm thơ toàn là mấy đứa dở hơi, sống trên mây…”

- Em cứ làm như nếu anh không đi làm th́ vợ con chết đói ngay ấy. Ở Mỹ, chuyện lay off thất nghiệp, đến với tất cả mọi người, bất cứ lúc nào, việc ǵ em phải đau khổ thế? rồi anh cũng sẽ xin được việc làm khác thôi, nhưng trong lúc rảnh rỗi, anh vẫn có quyền mơ mộng, làm thơ. Thơ đến với anh những lúc hạnh phúc và cả khi thất vọng, khổ đau…

Nh́n vẻ mặt nghiêm trang của anh, nh́n đôi mắt anh ngời sáng long lanh đang nh́n thẳng vào mắt chị với sự phản kháng âm thầm, chị bỗng thấy… khớp không dám làm ầm ĩ thêm nữa. Chị chợt nhớ đă mấy lần mẹ chị khuyên chị rằng: “ Mày có thằng chồng hiền lành, thương vợ thương con là tốt phước rồi, đừng hiếp đáp nó, con chó bị dồn đến nước cùng cũng quay đầu lại cắn chủ. Nó mà tức giận quá, mất khôn, nó li dị, th́ mày chỉ có nước ôm con nuôi tới già. C̣n nó, nếu ham vui như người ta, về Việt Nam lấy vợ trẻ, vợ đẹp thiếu ǵ”.

Cho nên chị không dám quát tháo thêm nữa, chị đành bỏ đi làm việc khác sau khi đă quẳng lại cho nhà thơ một cái nguưt mắt đầy đanh đá.

Một ḿnh anh ngồi lại, giận vợ nhưng cũng thương vợ, đàn bà thường thực tế và nông cạn như thế. Anh hiểu, cái t́nh yêu thơ mộng mới ngày nào, đă thay thế bằng những lo âu, toan tính trong cuộc sống, chị quá lo cho gia đ́nh, cho tương lai của con, chị sợ tuổi đời của cả hai người không đủ dài để làm nên cơ nghiệp như chị mong muốn.

Trên tờ báo hàng tuần vẫn tiếp tục đăng thơ anh, thơ anh vẫn t́nh tứ, vẫn ướt át, nhưng nếu người ta để ư, th́ dưới mỗi bài thơ, anh không c̣n ghi lời tặng cho chị nữa.

Mục tiêu của đời chị là có tiền để mua nhà, để dành lo cho tương lai thằng Cu Tí, làm đến cả đời chưa chắc xong. Nên chị cần quái ǵ điều đó, cái tên chị có dính trên báo cũng chả làm túi tiền chị tăng thêm một xu nào!

Những bài thơ của anh đă trở thành vô nghĩa, và mối t́nh thơ của chị đă chết tự lúc nào.

 

Nguyễn thị Thanh Dương